Hôm nay,  

Người Vô Gia Cư

20/06/201900:00:00(Xem: 13402)
Tác giả: Dong Trinh
Bài số: 5717-20-31524-vb5062019

Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.

***

Năm 1987, tôi qua Mỹ được hai năm. Nhân đứa em trai lấy hè một tuần, chị em chúng tôi đưa má tôi đi San Diego, California để thăm gia đình đứa cháu đã ở đó từ năm 1978.

Khi đến phi trường Tulsa, Oklahoma , chúng tôi phải lên thang cuốn để tới cỗng ra máy bay.  Tôi đang ẩm Bình nên không dắt má tôi được, một chị bạn đi đưa chúng tôi đến đó dắt giùm. Chị sơ ý, không nhớ là những nấc thang cứ cuốn lên liên tục. Chị kêu má tôi bước lên mà không vịn, xui quá, má tôi té nhào, tôi đang ẩm Bình sau lưng vội chụp má tôi lại. Thế là mẹ con, bà cháu nhào lăn hết.  Sau khi chuyện xãy ra, má tôi bị trặc chưn, người ta phải đưa xe lăn tới để đẩy má tôi tới cỗng máy bay.

Do rủi ro xãy ra, khi đến nhà Bích Vân, tôi phải ở nhà để lo cho má, trong khi đó, mỗi ngày, mấy anh chị em tôi khi thì đi San Diego Zoo, khi thì Seaworld..

Một buổi chiều, Vợ chồng Bích Vân đề nghị chở hết chúng tôi, nghĩa là có tôi và má đi vòng vòng thành phố biển cho biết.  Thật tình mà nói, hồi đó tôi như Tư Ếch đi Sài Gòn, ra đường nhìn thấy đâu đâu cũng đẹp, lạ và sang trọng quá.  Lát sau, vòng về, ngang một toà nhà lầu thiệt lớn, tôi thấy nhiều người đứng ôm mền, gối, túi xách đứng sắp hàng dài sọc.  Bích Vân chỉ và nói với tôi:

-Đây là nhà cho mấy người homeless (vô gia cư).  Mỗi tối, họ đến sắp hàng chờ đúng bảy giờ sẽ được cho vô ngủ và sáng phải đi ra, đem theo hết đồ dùng cá nhân  luôn chứ không được để gì lại hết.

Nghe Bích Vân nói, tôi hoang mang và suy nghĩ:

-Hoa Kỳ là nước văn minh, giàu có hàng đầu trên thế giới.  Họ đã cho biết bao nhiêu là người tỵ nạn đến, giúp đỡ tiền bạc trong buổi đầu, cấp nhà cho người già và những gia đình đông con, lợi tức thấp.  Vậy sao vẫn có cảnh chính công dân của họ phải sống lang thang, không cửa không nhà?

Tôi tự hỏi và không có câu trả lời, tuy nhiên, hình ảnh cả đoàn người ôm mền, gối sắp hàng dài sọc vẫn in đậm trong trí tôi mấy chục năm nay.

Sau một tuần lễ ở California, vì má tôi bị đau chưn , di chuyển khó khăn, tôi ở nhà thủ trại nên không biết gì khác hơn là được đi một vòng cho biết San Diego với người ta.

Trở lại nơi gia đình chúng tôi đang cư ngụ, đó là một thành phố nhỏ, hiền hoà.  Ra đường đầy dẫy nhà thờ.  Nhiều tiểu bang lân cận có casino, bán vé số...riêng tiểu bang Arkansas tôi vẫn không được vì giáo dân nơi đây không bỏ phiếu thuận trong mỗi lần bầu cử.  Mãi cho đến khoảng bảy tám năm nay mới bắt đầu được phép bán vé số.

Tôi nói dong dài như vậy để muốn nói rằng Fort Smith, một thành phố của Arkansas rất nhỏ, rất êm đềm, hầu như không có tội ác, không có người sống ngoài đường như ở các thành phố lớn.

Cách nay cũng cớ mười lăm năm, một hôm tôi đang lái xe đi học, trời mùa đông lạnh cống, bỗng tôi thấy bên lề đường gần cửa trường có một người đàn bà lối chừng năm mươi, tướng người cao lớn, mập mạp.  Bà ngồi dưới đất, bên cạnh lủ khủ giỏ xách, mền, gối...Đây là một chuyện lạ ở FortSmith! Tự nhiên, tôi liên tưởng đến hàng người đứng sắp hàng trước toà nhà dành cho người vô gia cư bên San Diego năm xưa.  Phải chăng bà cũng là người không cửa không nhà, không thân bằng quyến thuộc nên dù mùa đông giá buốt, bà vẫn phải sống kiếp lang thang?

Mỗi ngày đi học, tôi vẫn thấy người đàn bà Mỹ đó ngồi co ro, nét mặt buồn bã, ngó mông lung ra đường như mong ngóng, đợi chờ một hình bóng thân yêu nào của bà sẽ thình lình xuất hiện.

Mùa đông lạnh lẽo, dài lê thê rồi cũng chậm chạp đi qua, cây cỏ đã bắt đầu đâm chồi, bông hoa đủ màu, đủ loại thi nhau đua nở. Người đàn bà bất hạnh vẫn không có chỗ nào khác hơn là cái lề đường cạnh trường học.  Tôi không biết ngày ngày, bà kiếm đâu ra thức ăn, nước uống để sinh tồn cho cuộc sống thầm lặng, khổ đau của bà. Và cứ như vậy, trong suốt một năm trời ròng rã, bà không thay đỗi vị trí.

Thỉnh thoảng, tôi thấy bà trãi mền ra nằm ngủ ngon lành, mặc trời nóng bức, hoặc giá băng. Tôi có đem thắc mắc về bà ra hỏi cô giáo, cô nói đã nhiều lần cảnh sát và nhân viên xã hội có đưa bà tới shelter (nhà tạm ngụ cho người vô gia cư) nhưng rồi bà vẫn bỏ đi và trở lại ngồi ngay chỗ cũ. Cô cũng có cùng ý nghĩ như tôi, có thể bà bị lạc mất một người thân nơi đó nên giờ tâm trí bất bình thường, bà cứ ở đó chờ đợi chăng?

Độ một thời gian ngắn sau, tôi nghỉ học vì má tôi đau nặng, không có dịp đến trường nữa nên tôi không biết bà có còn ở đó không, bà còn khỏe mạnh không hay chuyện gì đã xây ra cho bà?

Mấy bữa nay, tôi tới appartment nơi con trai tôi ở, tại  Kansas City.  Mỗi sáng tôi thường thích dẫn hai con chó ra ngoài coi như đi tập thể dục luôn. Gần nhà có một chỗ cho chó đi vệ sinh. Trước khi tới dog park, tôi đi ngang qua thư viện của thành phố. Tôi ngạc nhiên khi thấy rất đông, phần nhiều là đàn ông, khá lớn tuổi. Họ đứng ngồi, tụm năm, tụm ba nói chuyện nhưng tuyệt đối không ồn ào. Thỉnh thoảng có vài người ngồi yên ở một góc, nhắm mắt ngủ. Bên cạnh mỗi người cũng ngổn ngang túi xách, ba lô...

Khi tôi dẫn chó ngang qua, vài người hỏi tôi rất lịch sự:


-Tôi có thể rờ nó một chút không?

Tôi mỉm cười đồng ý.

Tức thì ông ta ngồi xuống đất, đưa tay ra trước mặt con chó nói nhỏ nhẹ với nó, thân thiện để làm quen, rồi ông từ từ đặt tay lên đầu, lên mình vuốt ve coi thiệt là thương lắm. Xong ông đứng lên cảm ơn tôi và vẫy tay chào Dash ( tên con chó). Cứ một khoảng ngắn thì có một ông tới xin tôi làm quen, nựng nịu Dash, Bolt.  Nhìn những cử chỉ, nghe những lời họ nói chuyện với mấy con chó, làm tôi cảm động vô cùng.

Khi tới dog park, tôi ngồi trên băng đá chờ cho mấy đứa này tiêu tiểu, có một ông đến ngồi ghế kế bên. Ông tự giới thiệu tên và hỏi tên tôi. Sau đó ông hỏi về mấy con chó. Tôi nhận thấy, dù họ ăn mặc không được sạch sẽ nhưng rất gọn gàng, nói năng lịch sự lắm. Trong lòng tôi vẫn không biết nhóm người này là ai và họ tụ tập ở đó làm gì?

Tối nay, chuẩn bị viết bài, tôi bèn hỏi Khương, con trai tôi về những người đó thì Khương cho biết đó là những người homeless!

Nghĩ đến mình, đôi khi tôi hay buồn vì đã gần bảy mươi mà tôi vẫn ở chung nhà của chị tôi. Các con thì đã lớn, có riêng tư, thỉnh thoảng đến thăm vài ngày thì được chứ tôi không muốn xen vô đời sống của tụi nó, và cũng thật tình mà nói là tôi nhát gan lắm. Chỗ tôi ở không náo nhiệt, đầy dẫy xe cộ như các nơi khác nên tôi lái xe dễ dàng. Còn nơi đây đường rộng thênh thang, chợ búa xa lắc xa lơ, tôi lại có tánh lơ đảng, không nhớ đường xá,nên cũng không dám đi xe bus một mình.

Với lại chị em tôi đều độc thân nên cũng tiện và nhứt là tôi đã coi Fort Smith là quê hương thứ hai, là Bình Dương yêu dấu của tôi rồi nên tôi không bao giờ muốn rời xa nơi đã cưu mang tôi suốt ba mươi bốn năm nay.

Chung đụng thì cũng có khi vui, lúc buồn. Đôi khi, tủi thân, tôi hay nghĩ sao mình vô phước quá, nhìn quanh, nhìn quất bạn bè ai ai cũng có riêng một chỗ nương thân, còn sao mình đến giờ vẫn không được một nơi chốn bình yên?

Tự nhiên, hình ảnh những người vô gia cư bên San Diego hiện ra trước mắt tôi, người đàn bà bất hạnh ngồi bên lề đường cạnh trường học và ngay đây, ngày ngày tôi đi ngang qua họ,mĩm cười chào hỏi, dừng chân đứng lại nói vài ba câu...Tôi nghĩ, họ mới là  những người thật đáng thương.

Ít ra, Cho dù đây không phải là xứ sở của tôi , tôi cũng có chỗ che nắng tránh mưa dù tôi không sở hữu nó,  tôi lại còn có con cháu dù không ở gần nhưng vẫn là một hạnh phúc lớn lao trong đời tôi. Phần chị tôi cũng rất thương mẹ con tôi. Còn những người thật sự vô gia cư này thì sao? Họ cũng là những con người bình thường như chúng ta.

Thật ra, vô gia cư đâu phải là một cái tội. Chỉ duy nhất một điều khác nhau giữa những người ngủ ngoài đường và những người ngủ trong nhà là trong khi chúng ta càng ngày cố gắng đem cuộc sống lên cao thì họ lại chịu chấp nhận cuộc sống tối tăm đó.  Khi chưa tiếp xúc với họ, chắc chắn chúng ta sẽ có chút gì e dè, ngần ngại nhưng thực tế, cả tuần nay, tôi có dịp nói chuyện với họ hằng ngày, tôi lại nhận ra họ cũng rất bình thường, nói năng lịch sự, tương trợ lẫn nhau trong nhóm người cùng khổ.  Một điều khác, chúng ta cũng thừa nhận rằng homeless không phải là một cái tội, không có ai bị bắt, bị truy tố vì vô gia cư.  Họ chỉ là những người không có nơi cư ngụ cố định vì nhiều lẽ.  Có những người bị thất nghiệp không đóng tiền nhà được, và thực tế cũng có những người nghiện ngập, lười biếng , để rồi họ bị đưa đến đường cùng.

Đó đó, trong thế giới của người vô gia cư cũng có nhiều thành phần khác nhau. Nhóm thì lương thiện, vì hoàn cảnh đã đẩy họ đi đến chỗ bế tắc và cũng có những nhóm có vấn đề về mặt tinh thần, họ thích sống đời lang bạt, rày đây mai đó.

Sáng nay, như thường lệ, tôi cùng Dash đến dog park, Jack, Mike và vài ba người khác đang ngồi gần đó chuyện trò. Thấy tôi, Jack quay qua chào hỏi, xin tôi cho ôm Dash và nói với nó vài câu. Tôi chợt tò mò, hỏi Jack:

-Nhà anh trước đây ở đâu?

Nét mặt có vẻ buồn, Jack nhìn về phía trước mặt, chậm rãi nói:

-Tôi có vợ con ở California.  Tôi có một gia đình hạnh phúc, có công việc bình thường như bao người khác. Cho đến ngày kia...

Jack đang nói bỗng ngừng lại, khom đầu xuống, vuốt ve Dash, một phút sau, như đã đè nén được cảm xúc, anh ta tiếp:

-Hôm đó, tôi lãnh lương ra, mấy người bạn rũ tôi đi quán bar. Khuya thật khuya, tôi về nhà đập cửa.  Jane -vợ tôi- thấy tôi đứng không vững, nói năng lè nhè, cô ta nổi giận là lối um sùm. Tôi không kềm chế được bèn đánh Jane một trận.  Kết quả là tôi vô tù. Sau khi trở về, Jane đề nghị ly dị, còn tôi thì thất nghiệp. Thế là trắng tay, vợ con đã bỏ tôi. Bắt đầu từ đó, tôi bỏ hẳn rượu, tìm việc làm nhưng không được, tôi chán nản, buông trôi hết và sống đời vô định cho đến giờ.  Đôi khi nhớ Jane và đứa con chắc giờ này đã là một thanh niên cao lớn, đẹp trai, tôi muốn được một lần thăm họ nhưng vài lần hỏi bạn bè ở đó, họ cho biết vợ con tôi đã dọn đi đâu mất sau ngày chúng tôi chia tay!...

Tôi định nói vài câu an ủi nhưng biết là không nên, đành lặng lẽ ngồi yên đó vài phút sau rồi đứng lên từ giả họ, những người bạn homeless nhưng vẫn còn có một tâm hồn rất đáng quý qua mấy ngày nghe và nói chuyện với họ.

Trong những ngày lễ, lẽ ra họ cũng như những người cha khác trên thế gian này, được quây quần bên vợ bên con, được nghe những lời chúc tụng ngập tràn thương yêu... vậy mà, vì sao nên nổi khiến họ phải trở thành những kẻ không nhà ngay trên phần đất họ đã được chào đời?

Kansas City, 06-11-2019
Dong Trinh

Ý kiến bạn đọc
12/02/202114:25:41
Khách
zithromax 500mg tablet <a href=https://zithromaxes.com/>buy zithromax pfizer</a> zithromax 500mg tablets
24/06/201919:46:42
Khách
Twin: nếu muốn, xin hãy giúp những người homeless ngay ở: https://www.downtownwomenscenter.org/volunteer/ hoac https://losangelesmission.org/get-involved/volunteer-opportunity/
Phần lớn các hãng xưởng đều cho nhân viên volunteer giúp những người này bằng thời giờ hay tiền bạc thay vì chỉ trích người khác thiếu cảm thông.
23/06/201914:35:23
Khách
Nước mỹ là của tất cả dân trên thế giới đến ở, chứ không phải của riêng một sắc tộc nào, tôi không hiểu sao người VN cứ nói nước mỹ là của dân nào đó , hãy nhìn đi, đủ thứ dân từ các nước khác đến đây, sao cứ mặc cảm hoài vậy?.
21/06/201907:41:21
Khách
Cuộc đời vô thường! Được có mất đó, sắc sắc không không. Xin hãy buông lời từ ái cảm thông để đối xử với nhau, thậm chí cho dù họ có là người vô gia cư và ăn ở "thiếu sạch sẽ." Có khi người đó bị vấn đề về thần kinh mà ta gọi là mental health thường rơi vào những người cùng đường không lối thoát.Không ai muốn vậy đâu thưa MyMyLan.
20/06/201923:31:43
Khách
Mẹ con tôi bắt gặp cảnh 1 người đàn ông homeless ngồi ị ngay giữa đường phố Los Angeles: tởm quá! San Francisco tốn hơn $50 triệu mỗi năm để dọn cứt, phân của người homeless. Kinh hoàng!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,022,192
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến