Hôm nay,  

“Alzheimer Với Mẹ Cũng Là Một May Mắn...”

11/06/201900:00:00(Xem: 15377)
Tác giả: Lê Xuân Mỹ
Bài số  5711-20-31518-vb3061119
 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California.  Bài viết mới được “Viết trong ngày  sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”

***

Đã từ lâu, mẹ không còn nhớ ngày sinh nhật của mình. Với căn bệnh alzeithmer, thời gian và không gian chỉ là một khái niệm mơ hồ nào đó trong ký ức. Nỗi nhớ về những ngày tháng xa xưa đôi khi hiện lên rất rõ ràng nhưng ngày tháng hôm nay chỉ là đám mây mờ của sương khói.

Mẹ có thể ngồi hàng giờ trước truyền hình để chỉ coi đài Mễ. Tiếng Mỹ hay tiếng Việt đều OK. Miễn là có hình ảnh chuyển động trước mặt. Gặp ai cũng tay bắt mặt mừng. Cũng thấy quen quen. Nhưng tên thì không bao giờ nhớ. Con cháu có đến thăm cũng chỉ cười vui năm ba phút rồi lại trở về chiếc sofa quen thuộc, lặng lẽ một mình.

Vậy mà hay. Nếu trí nhớ còn minh mẫn, trong nỗi cô đơn, mất mát và hận thù, có lẽ bà sẽ không sống được đến ngày hôm nay.

Tôi sống với mẹ trong hầu hết 65 năm của đời mình. Những năm tháng thanh bình hạnh phúc trước 75, những ngày đen tối sau mất nước, những năm tháng bên mẹ trên vùng đất tạm dung và những ngày mẹ đang mất dần ký ức. 9 anh em ai cũng thương mẹ. Không thể nói là mình thương mẹ nhất vì các em có lẽ sẽ có đứa thương mẹ hơn tôi. Nhưng chắc chắn một điều, để nói về mẹ, không ai hiểu mẹ hơn tôi, và chắc chắn không ai thương tôi bằng tình yêu của mẹ.

Mẹ là một người rất đặc biệt. Gia đình có 5 anh chị em. Người con trai bị Việt Minh giết chết từ nhỏ, chỉ còn lại 4 chị em gái. Mẹ là con út. Trong khi các bà chị hiền lành ít nói bao nhiêu, mẹ là người phải nói là cứng cỏi, lanh lợi và giỏi giang bấy nhiêu. Thuở nhỏ chuyên làm chim xanh, chuyên đi giao thơ tình cho các bà chị. Bà nào cũng lấy chồng có chức có quyền, có danh có phận, riêng mẹ tôi về làm vợ của ba tôi hồi đó chỉ là một công chức bưu điện bình thường. Mẹ là một người có đủ đức tính của một người phụ nữ Việt Nam thời xưa. Tam tòng, tứ đức. Nhưng không ai nói mẹ hiền. Trong nhà ai cũng sợ mẹ. Từ con cháu đến các chị. Mẹ thẳng tính, ăn to nói lớn. Nghĩ là nói không nể nang ai. Miễn sao phải thì thôi. Ba tôi sau này là một sĩ quan cảnh sát, nhưng tính tình hiền lành trái ngược hẵn với mẹ, nam tính cứng cỏi. Ba tôi chỉ lo việc sở, việc nhà toàn bộ một mình mẹ tôi quán xuyến. Anh em tôi lúc nhỏ phải nói là theo ba nhiều hơn theo mẹ. Xin gì ba cũng cho, năn nỉ một tí là ba xiu lòng ngày. Mẹ thì đừng hòng, cho thì cho ngay, còn đã không thì thôi. Tuyệt đối không được cải lại. Mẹ có một câu nói mà đến bây giờ tôi vẫn nhớ: “ Mẹ bảo đi đường tắt là đường tắt, đi đường cong là cong, không “on đơ” gì cả”. Đúng ra mẹ nên là chồng, ba là vợ thì đúng hơn.

Sợ nhưng không ai ghét mẹ. Cứng cỏi, trực tính nhưng mẹ rất thương người, thương con thương cháu. Những người bà con nghèo khổ từ dưới quê lên chơi mẹ không một lời nặng nhẹ, luôn luôn đối xử hết lòng và vui vẻ. Biến cố mậu thân, gần 20 người hàng xóm chạy giặc từ Huế vào tá túc. Mẹ lo lắng chỗ ăn chỗ ở cả tháng trời. Không một lần chau mày. Tối các bà còn tụ lại thành các sòng tứ sắc, chơi đến khuya.

Không có mẹ, chắc chắn gia đình tôi không được như hôm nay. Ba tôi ngoài việc sở về nhà là bạn bè. Khi thì đánh bài chược, khi thì đánh tài bàn. Khi thì dẫn con cái đi chơi, khi thì đi đánh tenis. Mọi chuyện còn lại, sinh hoạt, nhà cửa, kiếm sống chỉ mình mẹ. Chạy ngược, chạy xuôi, hết buông cái này, bắt cái kia. Cái đồng lương sĩ quan cảnh sát hồi đó, chắc là không đủ cho một gia đình mười mấy miệng ăn. Ba hiền nhưng vô tâm đóng vai ông thiện, mẹ nam tính cứng cỏi “dữ dằn” đóng vai bà ác.

Mẹ là vậy. Người chỉ biết cho và chưa bao giờ biết nhận. Vợ tôi giống bà. Từ khi theo chồng, vui với cái vui của chồng, bạn bè của mẹ thì ít mà bạn của ba thì nhiều. Mẹ lặng lẽ sau lưng chồng chỏi với đời. Vừa nấu ăn khéo, vừa may vá tài. Mẹ học hành ít, chỉ mới hết cấp 2 nhưng xử lý mọi chuyện khôn khéo.

Tôi nhớ có lần ba đi công tác Sài Gòn. Đẹp trai, có chức có quyền nên chắc cũng có léng phéng gì đó với cô nhân viên nha cảnh sát. Không biết là có thật hay chỉ là tin đồn. Mẹ chẳng nói chẳng rằng, đi với ông tài xế, đáp báy bay vào Sài Gòn, tới tận văn phòng của ba, rồi sang bàn cô nhân viên.


Để khẩu súng một cái cụp lên bàn làm việc (chắc là súng không có đạn của ông tài xê). “Tôi là vợ của ông Đ. Ông đã có vợ và 5 con. Cô hãy liệu hồn. Nếu lần sau còn nghe được chuyện gì về cô với chồng tôi. Đừng trách tôi không nói trước.” Xong chuyện, đơn giản và dứt khoát. Cô đó sau đó êm re và ba tôi cũng êm re.

Mẹ chưa bao giờ làm gì cho riêng mình. Ba làm cảnh sát. Thay đổi chỗ ở như chong chóng. Lúc thì Đà Nẳng, lúc thì Huế. Mẹ đem con cái theo ba không một lời phàn nàn. Lấy chồng, mẹ đã không còn là cô gái quê xóm An Lăng dưới chân núi Ngự Bình năm nào. Một tay mẹ gìn giữ giang san nhà chồng. 9 anh em tôi tuy rất sợ mẹ nhưng chưa bao giờ hết yêu mẹ cũng như chưa bao giờ mẹ hết yêu chúng tôi.

Sau 75, mất nước, ba bị đi cải tạo ngoài Bắc, căn nhà tại Đà Nẳng bị cộng sản chiếm. Căn nhà đang ở tại Sài gòn bị tịch thu vì thuộc diện ác ôn. Tay trắng, mẹ và anh em chúng tôi trải qua những ngày tháng vất vả đen tối. Các em còn nhỏ, là con đầu, dâu trưởng, vợ chồng tôi cùng mẹ bương chải đủ mọi ngành nghề, len lỏi để tồn tại trong cái thành phố từ ngày đó đã không còn thuộc về mình. Những con người bại trận. Những khó khăn, những bi thảm mà chỉ những ai có trải qua mới cảm nhận hết. Những ngày sắp hàng lãnh phần bo bo thay gạo, khoai mì cứng ngắt thay cơm. Những hôm bán hàng lề đường, bỏ chạy trốn công an. Những ngày lặn lội tìm cha, tìm chồng trong trại cải tạo biên giới phía Bắc xa xôi. Những ngày băng rừng, lội suối tìm thăm chồng, nhưng rồi chỉ để được ôm xác chồng còn ấm trên tay. Những đêm len lút đào xác chồng đem về chôn lại trong vườn nhà ôn mệ.

Không ai nghĩ là mẹ chịu đựng được. Những nỗi khổ đau cùng cực và những mất mát không thể nào quên. Nhưng mẹ vẫn kiên cường vượt qua. Mẹ là một người rất tình cảm nên nỗi đau càng thêm sâu đậm.

Nhớ hồi đó, quen hay lạ, ghét hay thương, mỗi khi có ngưới đến ở nhà, khi chia tay, mẹ đều khóc, khóc ngon khóc lành. Mất đi người chồng một cách tức tưởi, tôi không nghĩ là mẹ đã sống được những quang đời sau đó. Đã có một thời gian điên dại, mẹ mỗi ngày đi từ nhà ra chợ. Vừa đi vừa khóc. Vừa đi vừa chửi chế độ. Cán bộ phường cũng không thể làm gì trước một người đã quên mất chuyện tử sinh.

Những thời khắc vô cùng khó khăn ấy tưởng không thể vượt qua, nhưng rồi mẹ vẫn phải nguôi ngoai, tiếp tục sống vì những đứa con còn non dại. Tôi vẫn luôn bên mẹ trong suốt khoảng thời gian bi thảm đó. Cho đến 1992, hơn 17 năm sau ngày mất nước, mẹ qua Mỹ cùng các em.

Đó là khoảng thời gian tôi xa mẹ lâu nhất. Cùng với một đứa em đi năm 75, 7 em đi năm 1992, mẹ và tất cả 8 đứa em định cư tại Mỹ. Vợ chồng tôi cùng ba đứa con còn phải sống với cộng sản thêm 6 năm nửa. Khoảng thời gian này, tôi có công việc đàng hoàng, kinh tế ổ định. Nhận được giấy bảo lãnh đi đoàn tụ theo diện ODP, tôi đã suy nghỉ, đắn đo thật nhiều. Có nhiều đêm thức trắng chỉ để tìm một câu trả lời. Nhưng cuối cùng tôi vẫn quyết định ra đi. Vì mẹ và vì nỗi hận mất cha không bao giờ phai.

Năm 1998, sau gần 7 năm xa cách, mẹ và 9 anh em chúng tôi cùng nhau đoàn tụ trên một đất nước xa xôi. Ba tôi vẫn còn nằm lại trên quê nhà bên cạnh ôn mệ.

Qua bên này, mẹ không còn phải lo toan quá nhiều cho cuộc sống, nhà có chính phủ lo, con cái lần lượt ổn định, có công ăn việc làm, có gia đình riêng, nhưng nỗi nhớ chồng, nỗi nhớ quê nhà không hề nguôi ngoai trong mẹ.

Chính sự rãnh rỗi, những an bình của hiện tại đã thôi thúc mãnh liệt trong mẹ một nhớ, một nỗi đau trong quá khứ. Vết thương trong lòng sống dậy mãnh liệt trong những ngày tháng xa quê.

Bên này mọi chuyện không như mẹ nghĩ. Vì cuộc sống, những đứa con dần xa mẹ, mỗi đứa một nơi. Không còn những đêm 9 anh em quay quần bên mẹ. Những khoảng thời gian đoàn tụ bên nhau qúa ngắn ngủi. Và mẹ thấy mình cô đơn, vô dụng. Cái quyền uy của mẹ đã không còn. Mẹ thay đổi tính tình, dễ cáu gắt, quên trước, quên sau và thường xuyên bỏ nhà ra đi.

Mẹ bị Alzeithmer.

Mẹ về ở với vợ chồng tôi khi căn bệnh trở nặng và đúng lúc tôi bị tai nạn tại sở làm, dưỡng bệnh tại nhà. Với sự giúp đở, thương yêu của vợ, hiếu để của con cái, trong cái khí hậu ấm áp của miền bắc Cali, chúng tôi đã cùng ở bên nhau những năm tháng hạnh phúc.

Căn bệnh Alzheimer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian. Chứ nếu không, chắc chắn, mẹ sẽ chết vì nỗi nhớ chồng và nỗi nhớ quê hương.

Lê Xuân Mỹ

Ý kiến bạn đọc
15/06/201901:10:53
Khách
Lời văn súc tích đầy đao nghĩa qua ba bài viết của tác giã Lê Xuân Mỹ mong sẽ tiếp tục nhận thêm những bài mới
13/06/201903:33:15
Khách
Có những lúc ta phải cố tìm ra một sự an ủi hay lạc quan để mà có thể sống qua được một tình huống khó khăn, bất hạnh trong cuộc đời đầy khổ ải ! Lời văn trình bày ngắn gọn, mạch lạc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,074,742
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Loạt bài gần đây của ông là chuyện khởi nghiệp, rồi dựng ngiệp trên đất Mỹ. Sau đây là phần cuối khi gia đình tác giả di chuyển về Orlando đầu tư vào ngành địa ốc và sinh sống tại đây.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ: Bà tên thật Nguyễn Lệ Chi, một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên thành phố Milpitas, Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà dựa trên những tình tiết có thật, tuy nhiên tên nhân vật đã được chỉnh sửa đôi chút để giữ sự riêng tư. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến