Hôm nay,  

Chết Đi, Sống Lại!

29/05/201900:00:00(Xem: 12387)
Tác Giả: Thanh Mai
Bài số  5701-20-31508-vb4052919

Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

Caption: Thanh Mai gia dinh
Tác giả (góc phải) và gia đình.

***

Bảo là em trai kế của tôi. Bảo rời Việt Nam từ năm 20 tuổi, có người yêu nhưng sau đó chia tay và sống cô độc với ... 1 con cá cảnh lòng tong nhỏ xíu. Bảo không thích du lịch và sinh hoạt ngoài trời, đi làm về chỉ ru rú trong phòng uống bia, ngắm con cá nhỏ bơi qua bơi lại trong cái hồ kính to tướng qua làn khói thuốc!

Sống như vậy sao không chán? Bảo cũng thấy bế tắc nên sau khi để dành được một ít tiền dã quyết định bỏ việc về lại Việt Nam sinh sống đổi không khí, nhân tiện ở chung và săn sóc cha già.

Nhưng sống với cha một thời gian Bảo cảm thấy mất tự do nên nhờ bạn bè đứng tên mua một căn phòng nhỏ trên cư xá, dọn ra ở riêng, ăn tiêu dè xẻn hy vọng đến năm 62 tuổi lãnh tiền hưu non sống tiếp.

Cơ duyên đưa đẩy Bảo quen với một cô gái trẻ tên Bình hiền lành và chịu thương chịu khó. Bình cũng giống tính Bảo chỉ thích ru rú trong nhà nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc chó. Bình săn sóc Bảo tận tình và hai người sống rất hạnh phúc với nhau cho đến nay cũng được 7 năm. Bình muốn có con nhưng Bảo từ chối vì nghĩ mình đã lớn tuổi sợ cảnh cha già con mọn. Bảo cũng không làm hôn thú với Bình vì...làm biếng.

Bảo thường hay bị đau nhức chân vì bịnh gout nhưng chẳng bao giờ đi khám bịnh, ai bày thuốc nào hay thì cứ mua uống. Đau thì uống thuốc, hết đau thì uống bia! Nhưng bịnh gout ngày càng nặng, năm ngoái qua Mỹ chơi 3 tháng mà bị đau chân sưng khớp cũng hơn 2 tháng nên về lại Việt Nam Bảo quyết định đi khám bệnh. Nào ngờ đúng với câu “Bói ra ma quét nhà ra rác”, họ nói ngoài bịnh gout Bảo còn bị bịnh viêm gan siêu vi C, nếu không chữa để lâu sẽ biến chứng qua sơ gan và ung thư.

Sau 3 tháng uống thuốc trị bệnh gan kết quả thử máu cho thấy lành bệnh viêm gan siêu vi C nhưng bác sĩ đề nghị uống thêm 3 tháng cho chắc cú! Vì loại thuốc này hành người bệnh mất sức đề kháng và cơ thể rất mệt mỏi nên Bảo xin bác sĩ cho đi xét nghiệm lại tất cả trước khi quyết định uống thêm thuốc. Kết quả xét nghiệm chụp MRI là bản án tử hình cho thấy Bảo đang bị ung thư gan thời kỳ cuối, chỉ còn sống thêm vài tháng nữa! Tại sao bác sĩ không phát hiện ra bịnh ung thư gan ngay từ đầu trước khi mất thời gian chữa trị bệnh viêm gan siêu vi C?

Không tin với nền y học của Việt Nam nên Bảo quay về Mỹ xin bảo hiểm y tế tiểu bang chữa bệnh và không ngờ Minnesota rất tốt đã cấp cho Bảo chẳng những bảo hiểm y tế mà còn cho cả tiền trợ cấp cho người lợi tức thấp. Chẳng bù nước Việt Nam thiên đường xã hội chủ nghĩa kiếm đủ mọi cách đè cả người nghèo bán trà đá đóng thuế lợi tức vì cho rằng ngành bán trà đá có lợi nhuận cao nhất thế giới lời từ 5000% cho đến 7000%. Phục thật!

Sau nhiều lần khám, thử máu và chụp MRI tại Mỹ, Bảo cũng bị định bệnh ung thư gan thời kỳ cuối. Bác sĩ chuyên môn về ung thư gan cho xem hình chụp cắt lá gan đã bị ung thư đến 3/4 và cả ống gan chính cũng bị ung thư. Tình trạng này không thể hoá trị vì sẽ chết ngay và nếu mổ cắt gan cũng bị ung thư trở lại. Để kéo dài sự sống sẽ cho Bảo uống thuốc nhưng thuốc này chỉ ngăn chận và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư chứ không giết được chúng. Và giá thuốc rất cao phải chờ bảo hiểm có cho phép hay không. Bác sĩ còn nói ông rất ngạc nhiên khi Bảo vẫn còn ăn uống bình thường.

Tôi hỏi bác sĩ:

- Bác sĩ nói là thuốc chỉ giúp kéo dài sự sống vậy có thể cho biết sống được thêm bao lâu không.

- Tuỳ tạng người thôi tôi không biết được.

Tôi trình bày:

- Vì em tôi còn bạn gái đã chung sống với nhau hơn 7 năm đang ở bên Việt Nam. Kỳ này em tôi bị bịnh nặng không biết sống chết ngày nào, xin bác sĩ viết cho tôi một lá thơ nói về bịnh tình của em tôi và thời gian sống còn lại để tôi mời cô ấy qua đây sống chung và săn sóc em tôi trong thời gian cuối của cuộc đời.

Ông bác sĩ  nói:

- Tôi sẽ viết là ông Bảo chỉ còn sống 3 tháng nữa!

Ông ấy đã viết một lá thơ vài dòng ngắn gọn rất hay khi thêm: “Hãy làm những gì có thể được cho bệnh nhân trong giai đoạn cuối ngắn ngủi này”.

Chúng tôi viết một lá thơ kèm theo để xin Bình qua Mỹ theo diện du lịch với những lý do trên và cũng để đem tro cốt của Bảo về quê hương sau khi mất, hy vọng hai lá thư sẽ khơi động được lòng nhân đạo của người phỏng vấn. Nhưng kết quả không như ý muốn Bình bị từ chối vì họ nghĩ là khi qua được Mỹ Bình sẽ không trở về quê hương. Hai người mỗi ngày  tiếp tục chỉ có thể nhìn nhau và nói chuyện qua FaceTime của IPhone thấy thương hết sức.

Hai ngày sau bảo hiểm chấp nhận loại thuốc bác sĩ đề nghị này và gởi về cho Bảo. Chúng tôi thấy giá tiền ghi trên hộp thuốc mà hết hồn vì đến 18 ngàn đô la một hộp. Mới thấy nước Mỹ quá tốt với người nghèo. Còn đi khám bệnh cũng không phải trả tiền nữa chứ.


Loại thuốc này mỗi ngày chia ra uống hai viên trước khi ăn 1 tiếng hoặc sau khi ăn 2 tiếng. Khi lấy thuốc uống nên dùng bao tay hoặc phải rửa tay thật kỹ sau khi lấy thuốc. Còn nếu nhờ ai lấy giùm phải yêu cầu họ mang bao tay. Có phải trong thuốc có chất phóng xạ hay sao mà kỹ vậy không biết? Thuốc sẽ gây nên một số phản ứng phụ nhưng Bảo không bị gì cả.

Nghe nhiều người bày vẽ Bảo ăn uống rất kỹ - không ăn đường, không ăn thịt đỏ nhất là thịt bò, thịt heo. Mỗi ngày xay trái cây uống như củ dền đỏ, táo đỏ và cà rốt, lá alovera. Ăn nhiều Broccoli, rau quả và uống nước chanh nóng, lá đu đủ và lá xả. Nói chung khi đã đến nước này thì ai bày gì theo nấy. Chỉ có ăn toàn gạo lức muối mè thì Bảo không ăn nổi sau 1 ngày nói là ăn kiểu này chết sớm hơn vì đói.

Có lẽ vì thuốc bác sĩ cho và cả những vị thuốc nam này không tác dụng với Bảo nên sau khi uống gần được một tháng, Bảo đi thử máu và chụp lại MRI thấy tế bào ung thư trong gan giảm bớt chút xíu nhưng nó lại lan vài đốm ra xương. Bác sĩ quyết định ngưng loại thuốc mắc tiền này và dùng phương pháp khác là truyền thuốc Idova thẳng vào trong mạch máu mỗi tháng 1 lần.

Loại thuốc này hành hạ Bảo vật vờ khổ sở gần tháng trời như không ngủ được, không muốn ăn, rụng tóc, đau nhức. Bảo cố gắng ăn chút ít cho có sức nhưng ăn vào là bị sình bụng không tiêu, ngay cả uống nước cũng bị. Không biết do tác dụng thuốc hành hay gan đã đến lúc phát bệnh thêm. Lá gan của Bảo dạo này bị sưng và cứng thêm nên Bảo thường xuyên bị đau rêm rêm từ bụng cho đến vai.

Vì thuốc Idova chỉ truyền mỗi tháng một lần nên Bảo quyết định sau khi vào thuốc lần thứ hai sẽ bay về Việt Nam thăm Bình 3 tuần rồi qua lại Mỹ để chữa tiếp. Vé máy bay mua được chỉ cần bay 13 giờ về sân bay Seoul chờ thêm 3 giờ là bay về Cam Ranh. Không ai cản được lòng nhung nhớ người yêu của Bảo cả. Bảo nói rằng chỉ cần lên máy bay Bảo sẽ ăn rồi uống thuốc ngủ ngủ một lèo tới phi trường Seoul là xong. Bay về Việt Nam chỉ thêm có 5 giờ bay dễ ợt. Chúng tôi ai cũng bận bịu không đi theo Bảo về Việt Nam được. Lo lắm mà bó tay và bị thuyết phục bởi lòng tự tin của Bảo.

Lần vào thuốc thứ hai Bảo từ chối không chịu truyền vì thuốc hành quá và kết quả vừa thử máu cho thấy các chỉ số về ung thư tăng  rất cao.

Trông Bảo tươi tỉnh hẳn ra chắc vì thuốc hết tác dụng và nỗi vui sắp gặp lại Bình. Bảo ăn và ngủ trở lại như bình thường. Hì hục đóng 2 thùng hành lý rất to mỗi thùng nặng đến 22 kg. Vì Bình thích ăn cá smelt nên một thùng toàn là cá smelt đông lạnh ông xã tôi mới đi vớt ở Ngũ Đại hồ về, tha hồ chiên và kho ăn quanh năm.

Tôi rất sợ cảnh chia tay nên hôm Bảo đi tôi vẫn đi làm. Nhưng sáng đó trước khi rời khỏi nhà tôi vào phòng Bảo chào từ giã. Thấy thằng em ốm nhom ốm nhách nằm đó mà thương quá! Có thể đây là lần cuối gặp em mình. Bảo về Việt Nam kỳ này không biết sống thêm bao lâu. Được làm chị em cùng trong bụng mẹ sinh ra phải là có duyên với nhau lắm. Ở chung nhau dưới một mái nhà từ nhỏ đến lớn biết bao là kỷ niệm cho đến khi trưởng thành thì như chim rời tổ mỗi người một cuộc sống, và mỗi người một phương trời cách biệt. Tính ra Bảo và tôi sống gần nhau chỉ có 20 năm, sau đó ít có cơ hội gặp nhau. Chỉ có năm ngoái Bảo qua Mỹ chơi 3 tháng và 4 tháng gần đây nhất Bảo qua ở chữa bệnh mới có cơ hội lại sống chung một mái nhà thôi. Nhưng tôi bận rộn chuyện đi làm và gia đình nên cũng không chăm sóc và nói chuyện với em mình nhiều. Bảo phần lớn nói chuyện với Bình qua Phone thôi.

Ông xã tôi rất tốt, đối xử với Bảo thân tình như em ruột, chịu khó chở Bảo đi bệnh viện, đi lên sở xã hội. Và một người cháu tên Cường kêu Bảo là Bác đón Bảo về những khi ông xã tôi bận đi làm. Cường là quân nhân bị giải ngũ vì nhiễm phóng xạ hư thận phải đi lọc máu mỗi tuần 3 lần, chúng tôi thường trêu là người bệnh chở người ốm. Còn một người chị dâu họ biết Bảo ăn kiêng thịt thà nên thường tiếp tế đồ chay...Ai cũng thương và lo cho Bảo.

Theo lộ trình thì máy bay Bảo sẽ rời Minnesota chiều 22 tháng năm và sau 13 tiếng bay sẽ đến phi trường Seoul lúc 3 giờ sáng Minnesota. Chờ hoài cũng không thấy Bảo nhắn tin cho đến cỡ 8:30 sáng tôi thấy Bảo gọi qua Viber, giọng nói yếu ớt không còn sinh khí:

- Em bị đau ở Seoul họ đưa vô bệnh viện cấp cứu và không cho lên máy bay về Việt Nam.

Tôi hoảng hốt hỏi ngay:

- Cho chị tên nhà thương và số điện thoại.

- Em đau lưng quá. Chị Thanh chờ một chút.

Tôi nghe Bảo hỏi người ta và có người đánh tên bệnh viện vào cho tôi. Bảo tiếp tục rên:

- Em đau lưng quá. Mệt quá.

- Chị không thể bay qua Korea ngay được. Chị sẽ gọi Bé ngay.

Bé là em gái kế của Bảo đang về Việt Nam chơi. May quá Bé bắt Phone và khi nghe tôi nói tình hình của Bảo em quyết định ngay:

- Bé sẽ mua vé bay qua Korea ngay. Chị Thanh cho Bé tên bệnh viện của anh Bảo đi.

(Còn tiếp một kỳ)
Thanh Mai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,351,359
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Nhạc sĩ Cung Tiến