Hôm nay,  

Bật Mí Chuyện Vui Ông Ngoại

27/05/201900:00:00(Xem: 15882)
Tác giả: Lê Xuân Mỹ
Bài số  5699-20-31506-vb2052719
 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2919. Ông cho biết có cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979. Qua Mỹ năm 1998, ông hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết thứ hai của ông có lời ghi “Viết cho sinh nhật đầu tiên của cháu ngoại. Tựa đề được đặt lại theo nội dung: “bật mí” là âm nói lái của “bí mật.”

***

Có một chân lý mà các bạn phải đồng ý với tôi: Cháu mình luôn là người đẹp nhất, dễ thương nhất. Nếu phải bầu chọn cho người giám khảo của một cuộc thi hoa hậu nào đó “có trình độ thẩm mỹ chuyên môn kém nhất, ít vô tư nhất“, chắc không ai khác hơn là các ông bà ngoại, ông bà nội. Dù cháu ta có chân dài tới nách hay nách dài tới chân, cao, lùn, mập, ốm, mặt ngắn, mặt dài … ta vẫn chọn cháu của ta là người đẹp nhất trên thế gian này.

Cháu người ta một tuổi bình thường cao 31 inches. Bác sĩ kiểm tra dưới trung bình, cháu ta 27-28 inches thậm chí 25-26 cũng OK. Lùn hả, không sao. Lớn lên nó cao hơn danh thủ bóng đá Maradona của Argentina là cái chắc. Cháu lé kim, không sao. Biết bao nhiêu sao Hàn mắt hơi lệch đó nghe. Ai nói tài tử Taeyeon xấu. Đẹp quá đi chứ. Lé duyên mà. Mắt hai mí thì “ sao mà nó đẹp như Châu Nhuận Phát”. Mắt một mí: “Có sao đâu giống y chang Kim Woo Bin của Hàn”. Có má núm đồng tiền, ui chao cháu dễ thương quá, giống mẹ y hệt” (Mặc dầu mẹ của bé cũng có đồng tiền, nhưng nằm ở… sau lưng). Không có lúm tiền duyên, “ có sao đâu, hoa hậu Kỳ Duyên của Việt Nam đâu có lúm nào đâu mà vẫn đẹp như thường.

Vậy đó. Cho nên đừng có mà tranh cải với các ông bà đang có cháu nội, ngoại. Người ta hay nói đừng có đem chính trị và tôn giáo ra bàn luận. Tôi cho rằng đề tài “my grandchildren” mới là cấm kỵ nhất trong các cuộc họp mặt reunion. Đem cháu ra khoe thì được nhưng đừng chê cháu con người khác. Coi chừng sứt đầu chảy máu, bảo sao già mà không nên nết.

Nói chung là các ông bà nội ông bà ngoại khi sinh ra lưỡi vốn dĩ có xương, đến khi có cháu thì lưỡi trở thành“boneless”. “Mà lưỡi không xương thì nhiều đường lắt léo”. Cổ nhân đã căn dặn vậy rồi. Quẹo theo đường nào, trên dưới, trái phải, cuối cùng cũng đi đến môt kết luận ”cháu của ta là đẹp nhất”.

Thường người ta hay nói “con gái miệng rộng thì sang, con trai miệng rộng tan hoang cửa nhà”. Thằng cháu ngoại tui có cái miệng vô cùng rộng, suốt ngày đòi ăn. Tui thấy sao mà dễ thương, cái miệng rộng “thấy ghét”. Kệ họ nghe con. Tại cháu người ta miệng hẹp nên người ta ganh tỵ với ông cháu mình. Miệng rộng ăn nhiều mau lớn, con hí. Ngoài cái miệng rộng, còn cái trán “dzồ” nữa chứ. Nhìn riết bây giờ thấy đứa bé nào trán thấp lè tè là tui thấy thương hại,  thấy xấu ơi là xấu. Thiếu điều tui khuyên cha mẹ nó dẫn đi mỹ viện để nâng trán thay vì nâng mũi.

Tui có một người bạn, cũng cao ráo đẹp trai, phải cái tội chân đi hai hàng khác hướng. Từ rất xa tui cũng nhận ra ngay ông bạn này nhờ tướng đi không giống ai đó. Trời sinh cũng hay. Ông mới có đứa cháu nội đích tôn tướng đi giống ông như tạc. Ông rất lấy làm hãnh diện. Lúc nào gặp cũng cũng đem cháu mình ra khoe: Nào là đẹp trai (cái này tui công nhận có), mập mạp, mạnh khoẻ (cái này cũng có luôn). Nhưng qua cái mục đi và chạy (ông khen lấy khen để, ông thấy thằng cháu tui không? Tướng đi đã đẹp, tướng chạy còn xuất sắc hơn). Đến cái mục này thì tui phải xin chào thua ông bạn già của tui. Tướng đi chữ bát của cháu ông mà ông còn khen đẹp thì đúng là “bó tay dot com” luôn. Mà thôi thây kệ. Tui mà lỡ lời chê cháu ông thì ông đem thằng cháu lùn tịt của tui ra phê bình thì thế nào cũng có chuyện lớn.

Nhưng các bạn phải đồng ý với tui một điều, cháu của mình khi nào cũng đẹp, cũng dễ thương, cũng đáng yêu, mãi mãi là number one. Và có lẽ vì vậy bạn cũng phải đồng ý với tui một điều là trong suốt cuộc đời của chúng ta, bạn cũng như tui qua bên xứ Mỹ này, ai cũng làm rất nhiều job. Từ rửa chén, chạy bàn cho đến may mặc, assembly…cho đến bác sĩ, kỹ sư, nhưng không có cái job nào mà chúng ta làm một cách hăng say, làm ngày làm đêm, luôn nhận thêm giờ overtime và tự nguyện không lãnh lương như job giữ cháu của mình.

Hồi sửa soạn về hưu, có nhiều bạn nói với tôi không biết làm gì cho hết giờ, đi ra đi vô gặp gấu mẹ vĩ đại chắc suốt ngày gây lộn. Đi du lịch thì các bạn cũng đi nhiều rồi (Cái mục này thì khỏi lo cho tui, mới loanh quanh Cali nên tui chắc còn nhiều nơi phải đi). Đừng có lo bạn già của tui ơi. Chỉ sợ bạn không có tiền để tiêu thôi chứ cứ biểu các con đẽ cho vài đứa cháu là bạn sẽ biết thế nào là lễ độ. Bạn sẽ biết cái thời gian bạn nghĩ rất dài,  sẽ không bao giờ đủ. Bạn sẽ biết những ông bà tuổi về hưu như chúng ta dùng cái quỹ quý báu như thế nào. Chỉ sợ thiếu chứ đừng sợ dư. Bạn sẽ thấy vô cùng hãnh diện là ta còn cần thiết dường nào cho quốc và gia. Quốc thì không biết cái xứ Mỹ này còn cần ta không, chứ gia thì ta còn có giá lắm. Giá trị của những người về già như chúng ta nó lớn lắm bạn ơi. Nhất là ở cái xứ cờ hoa này. Cái giá trị không thể tính bằng tiền bạc hay kim cương đâu bạn. Đứa con nào trong nhà còn có hai con khỉ già như mình thật là giống như trúng số…độc đắc. Nội cái mục chở cháu đi học, mà đâu phải một hai thứ đâu, rồi đón về dẫn nó đi chơi, cũng save cho tụi nó khối tiền. có tiền cũng làm gì có 2 ông bà oshin như thế này.

Tui có hai cháu ngoại. Một đứa lớp một, một đứa chủ nhật này đúng một tuổi. Thằng bé được sinh ra vào một ngày rất dễ nhớ. Ngày 5/2/2017, ngày của Superbowl. Vợ chồng tui vừa ở trong bệnh viện đợi cháu ra đời vừa coi trận bóng bầu dục Super bowl 2017. Khi cháu sinh ra là lúc đội của Tom Brady kết thúc trận đấu bằng một chiến thắng đầy thuyết phục. Tui là fan của New England (nói nhỏ chứ không phải fan, fo gì chỉ có cá độ một chầu ăn sáng với mấy đứa bạn nên ủng hộ anh chàng cầu thủ đẹp trai này quá xá mà thôi). Coi football mà đâu dám la to, nhưng bù lại thắng độ là OK. Để cám ơn chầu ăn sáng free, về nhà tui đặt tên thằng cháu là TOM. Mặc dầu nhìn là biết tương lai là xấu trai và lùn hơn quarterback nhà ta rồi. Thôi kệ lấy cái hên. Biết đâu sau này “San Francisco forty niner” có tên cầu thủ TOM TỦN nhà ta. Kicker cũng được, không cần quarter back đâu.

Lang bang chuyện đá banh, bây giờ trở lại cái công việc thơm như múi mít của hai vợ chồng vể hưu tui.


Sáng sớm cở 7:30 sau khi drop đứa lớn tại trường học, cha mẹ drop off thằng nhỏ qua nhà tui. Ông bà ngoại xem như check in thẻ vào cơ quan. Cho ăn, cho uống, cho chơi đùa, cho ngủ đợi đến giờ đi pick up đứa lớn. Lại cho ăn, chở đi học thêm, tắm rữa, thay diaper và đợi buổi chiều khi cha mẹ đến đón cháu về, giống như check out ra khỏi cơ quan. Giống hệt như hồi mình còn đi làm. Ngày 8,9 tiếng nếu ba mẹ không bị kẹt xe. Ngày nào bị kẹt xe, xem như ông bà có overtime. Chỉ khác lúc chưa về hưu, giờ phụ trội xem như bonus free. Cháu đón trễ thì cũng giống như mình đi làm bị traffic ở freeway 101 hay 280. Mà phải nói San Jose độ rày kẹt xe khủng khiếp cho nên khi nào vợ chồng nó đến đón cháu đúng giờ là vợ chồng tui mừng còn hơn trúng số.

Người ta hay nói giữ con trai mệt hơn con gái. Mà đúng thiệt, so với cháu gái đầu, giữ cái thằng nhóc trai mệt hơn nhiều. Nhất là biết đi chập chững, suốt ngày lúp xúp đi phá. Cửa tủ bếp nào cũng mở. Máy móc cứ có nút nào cũng bấm, cũng vặn. Đi thì chưa vững, đã muốn chạy. Cầu thang thì hở là leo. Có khi tui để cháu tự leo tuốt lên trên, cũng biết khôn, không dám xuống, ngồi la chí choé.

Công việc không phải là nặng nề gì nhưng xoay qua xoay lại cũng hết ngày, hết tháng

Con bé lớn thì biết khôn và ngoan nên không cần theo sát nhưng cũng phải đi đón, đi đưa. Con nít bên này thôi thì học đủ thứ. Học nhạc, học múa, học bơi, học võ. Vô phước trong lớp mà có mấy đứa bạn Ấn Độ hay Trung Hoa là thấy con cháu mình đeo theo mệt xỉu.

Rồi còn mẹ già. Azeithmer nên cũng phải ngó chừng 24/24. May mà còn vợ còn chồng nên mọi chuyện cũng xong. Một công hai việc. Giữ cả cháu lẫn bà cùng một lúc . Nhờ vậy mà “Ở bên này thời gian qua nhanh quá, không như Sài Gòn”. Thoắt một cái là thứ hai, thoắt một cái đến thứ bảy, cuối tuần.

Cứ trông đến ngày cuối tuần y như hồi còn đi làm hảng. Thấy khoẻ ơi là khoẻ. Tự nhủ, có 2 ngày rãnh rỗi 2 vợ chồng già có thì giờ “romantic” bên nhau.

Nhưng đúng như người ta nói hai con khỉ già tui đúng là sinh tật, là số khổ. Có 2 ngày rãnh rỗi. An nhàn không muốn. Coi tivi cũng thấy thiếu thiếu cái gì. Ngồi bên nhau mà cứ nhớ hai đứa cháu ngoại. Cái thằng quá là dễ thương, cái con quá là dể ghét. Nhà như vắng vẽ, đìu hiu hơn ngày thường. Giống như bạn, tui cho rằng cháu tui là nhất. Cứ nhớ tướng đi lúp xúp, nhớ cái tướng háu ăn, nhớ cái trán dzồ của thằng nhỏ. Rồi lại nhớ tiếng nói luyên thuyên của cháu lớn. Cứ “Bye ngoại. I love you ngoại” mỗi khi ra về. Thế là thứ bảy hay chủ nhật, sướng không muốn, rãnh rỗi không muốn, cũng ráng facetime, cũng ráng gọi phone. Cũng “Có hai đứa ở nhà không, ba mẹ qua thăm một tý”. Con cái chưa kịp tắt máy đã thấy ông bà ngoại lù đù trước cửa. Số khổ. Cưng quá cũng khổ.

Không cưng sao được. Nhớ có lần chở cháu lớn đi học về. Trời nóng, tôi quên bật máy lạnh xe.

Bé nói: Ngoại, turn on AC please. Tôi bật máy lạnh nhưng vì xe đời “Bảo Đại” làm trùm nên hơi lạnh lên chậm.

Bé thắc mắc: Sao lâu lạnh vậy ông ngoại. Xe ba con bấm nút là có lạnh ngay.

Ừ thì tại xe ngoại cũ.

Sao ngoại không mua xe mới?

Tại ngoại không đi làm, ngoại nghèo, không có tiền nhiều như ba con.

Ủa, Ngoại nghèo sao nhà ngoại to hơn nhà ba con. Backyard của nhà ngoại bự ơi là bự. Phòng nhiều ơi là nhiều.

Không biết trả lời, tui đổi đề tài:

- Con cho ngoại tiền mua xe mới nghe?

- Ngoại, con đang đi học không có tiền

Con bé suy nghĩ một lúc rồi nói

- A Ngoại, con có một very good idea. Tháng sau ba con mua xe khác lớn hơn vì mới có thêm baby. Ba nói xe nhỏ quá không đủ space. Con nói daddy cho ngoại.

- Thế chiếc xe này ngoại làm gì?

- Thì ngoại cho Goodwill. Ngoại biết Goodwill không? Nếu không thì ngoại cho ông homeless đầu đường cũng được

- OK. Quyết định vậy đi. Nhưng giả sử ba con không cho mà bán thì sao? Tiền đâu ngoại mua.

(Lại con có a good idea)

- Ngoại cứ lấy xe rồi khi con lớn, con đi làm, con trả cho daddy. Được không ngoại? Chúng ta là một family nên ba con bán rẻ cho ngoại, ten dollars only, ngoại!

Hết nói. Vậy đó. Không cưng cũng không được. Ông bà có muốn ghét cháu cũng không được. Nghe không cũng đủ mát cái ruột. Đừng nói tiền, nói bạc. Biểu ngoại đem trái tim ra cho con chơi, làm được ngoại cũng làm. Đừng nói ngày 8 tiếng. 24 tiếng cũng tình nguyện nhận cái job thơm thảo này. Hạnh phúc mà làm, vui vẻ mà làm, phải không các bạn già của tui.

Nhân nói về cháu, có thêm chuyện này kể:

Hồi đầu năm tui cùng các bạn cùng lớp rủ nhau đi Reno. Có cái promotion dành cho các ông bà senior. Uống một ly rượu, tặng một ly bia.  Cả nhóm sắp hàng bên cái line riêng dành cho quý vị tuổi trên 65.

Các bạn cũng biết là qua bên này, người Việt nam mình có khuôn mặt nhìn rất trẻ so với mấy ông bạn ngoại quốc nhà ta. Cho nên khi mười mấy bạn già nhà tui sắp hàng bên line ưu tiên, mấy ông mắt xanh mũi lõ mặt mày già chát bên line bên cạnh lom lom nhìn sang. Tụi hắn tưởng là Chinese chơi hỗn. Ông Mỹ gác cổng có vẻ cũng không tin lắm. ID please!

Ừ ID thì ID, vàng thật sợ chi lửa. Hắn xem xong thấy tui sinh năm 1951, “Wow” một tiếng thật lớn. Tao cứ tưởng mày cỡ năm mươi mấy thôi. Thế những người đứng sau mày thì sao?

Tui tự hào: Same or older. No one is younger.

Đang hào hứng vì được khen trẻ, tui nói với nó: Tao chỉ mày một cách để xem họ có già thật hay không? Mày đừng thèm xem ID. Biểu họ đưa phone của họ cho mày xem. Tao warranty  mày là tất cả phone của họ đều có hình con nít. Toàn là ông bà nội, ông bà ngoại cả đó mày ơi.

Chàng Mỹ xem xong 15 phone của các bạn tui liền gật gù: mày qúa có lý. Tao học được một cách kiểm tra người châu á như mày. Nhưng sao có một đứa không có hình con nít con nôi gì cả.

Tui im lặng cười không nói. Không lý tui lại bảo: mày ngu quá, nó trai tân, không vợ làm sao có con, mà không con làm sao có cháu để khoe.

Vậy đó, sau này, xin mấy cô ở Việt Nam nếu có muốn làm bạn với mấy ông xồn xồn về nước thăm quê hương, đừng bao giờ tin vào khuôn mặt.

Đừng tin vào những lời đường mật, ba hoa của những ông già mà không có nết đó. Nhiều ông mặt mày non choẹt chứ thật sự đều trên sáu bó có khi bảy bó nữa. Ngoài tươi nhưng trong héo queo cả rồi. Không làm ăn được gì đâu. Khuyên mấy bà trước khi hẹn hò vui lòng kiểm tra iphone. Toàn là hình của cháu ngoại, cháu nội thôi. Có khi còn có hình cả chắt nữa. Các bạn già của tui có tin không?

Lê Xuân Mỹ

Ý kiến bạn đọc
28/05/201921:51:15
Khách
"Đừng tin vào những lời đường mật, ba hoa của những ông già mà không có nết đó. Nhiều ông mặt mày non choẹt chứ thật sự đều trên sáu bó có khi bảy bó nữa. Ngoài tươi nhưng trong héo queo cả rồi. Không làm ăn được gì đâu. Các bạn già của tui có tin không?"

Tin, tin quá đi chứ :)
27/05/201914:45:49
Khách
Bài viết hay và nhiều câu ví von nhộn quá ! Tiếp tục viết nữa nha tác giả .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,294,753
Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, đã nhận giải danh dự năm (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” (Á khôi) năm 2017. Tác giả về hưu từ lâu và đang định cư tại Orange County. Bài viết mới, thể hiện tâm tư và cách nhìn chủ quan của “một kẻ lưu vong bất đắc dĩ,” nói theo tác giả, và không có ý định tạo mâu thuẫn, tranh cãi với những người không cùng quan điểm.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình My, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tiếp tục viết bằng tiếng Việt và đây là bài thứ hai.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Với bài "Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ", tác giả đã nhận Giải Viết Văn Việt ngữ Trùng Quang năm đầu tiên, 2013. Ông là một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Ông bà có 7 người con, hiện ở Ohio. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông, ngày 18 -12-2012 đã kể chuyện tình 40 năm hạnh phúc của Ông Bà Sáu. Năm 2018 đánh dấu 45 kết hôn của ông bà Tuyết - Steve Brown. Đúng thời điểm đặc biệt này, ngày 2 tháng 5 năm 2018, Bà Sáu Tuyết thình lình qua đời vì cơn bệnh bất ngờ. Bài viết của ông Sáu tưởng niệm “Cuộc Đời Của Tuyết” đã được phổ biến ngày 27/07/2018. Sau đây, là bài viết mới về LA họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến