Hôm nay,  

Chuyện Mẹ Và Con: Mom and Me, Inc. (2)

24/05/201900:00:00(Xem: 8236)
Tác giả: Chúc Thanh
Bài số  5696-20-31503-vb5052319

Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019. Bà cho biết tên thật Jeanne Bùi, sinh năm 1945. Từ trước 1975, dạy học ở Saigon. Sang Pháp từ 1982, đi học lại rồi làm việc cho Mairie de Paris (Tòa Thị Chính), hiện đã nghỉ hưu.    Sau 2 bài đầu không thể phổ biến vì quá dài, cám ơn tác giả kiên nhẫn góp thêm bài thứ ba  sống động và duyên dáng. Mong bà tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết

***

Chú có việc của chú. Chú muốn ở một nơi yên tĩnh một mình. Ông đọc, viết, vẽ tranh, làm nhạc và ông có vài người bạn thân… Chú cũng nói với cô là chú bận suy nghĩ và chú cũng nhận ra như nhiều người khác là chẳng có cuộc cách mạng giải phóng dân tộc nào mà thành công ở ngoài lãnh thổ cả.

Nghe những ý nghĩ đó, cô chỉ cười, cô cho là viển vông, mơ mộng hão huyền.  

Tuy nhiên, cô chú tôi vẫn là hai người thân thiết, gắn bó, nhưng mỗi bên theo một công việc, một con đường riêng. Cô tôi bận rộn lắm, cô bảo đừng ai làm buồn lòng ai, không kỳ đà cản mũi nhau là O.K.

Cô cứ hăng hái lái "2 máy may phản lực" hàng ngày, sung sướng nhìn từng đống quần áo may xong xếp cao tụ trên mấy cái bàn trước mặt là cô khoan khoái, xoa tay, uống ực một hơi một ly nước đầy!

Suốt 2, 3 năm ròng, một ngày kia cô bảo : hồi đó ở Việt nam, cô theo gia đình, theo đạo ông bà, theo đạo phật, rồi vì duyên nợ vợ chồng, lấy chồng đạo công giáo, vậy thôi, thoạt đầu chẳng mấy tin tưởng có chúa lắm… Thì chúa cũng như phật, lãng đãng xa gần gần xa, mà đã gọi là Thượng Đế thi là chúa hay là phật là toàn năng…

Hồi mới lấy chồng, theo gia đình chồng đi lễ chủ nhật là làm cho có hình thức. Cô vào giáo đường rồi qua cửa hẹp về nhà. Nhưng sau bao nhiêu năm nay vật lộn với cuộc đời, bây giờ chẳng cần ai giảng giáo lý, chẳng ai thúc dục, cô cũng phó mặc mọi việc cho chúa… Mọi việc chúa định cả, kể cả việc cô sang nước Mỹ này và đem được cả đàn con đi theo nhờ chúa đặt để cả.

Không, cô không quên phật tổ dậy con người cách sống chân như với nghiệp quả, có vay có trả, cô không quên hình tượng Phật Quan Âm như bà mẹ hiền cứu độ khi cô mồ côi mẹ sớm… Cô nhắc lại đấng toàn năng chỉ mặc áo khác nhau, đi hai lối khác nhau chút đỉnh, lúc có thể là người này lúc có thể là vị kia, họ là Bồ Tát cả đấy, nhưng mà mọi việc giờ này cô đều phó thác cho chúa!

Tôi đoán thầm cô đã gặp chúa trong một giấc mơ lành hay đã thầm lặng xin xỏ một điều gì đó với đức mẹ và được toại nguyện. Có thêm đức tin càng sống vững, có sao đâu. Chúa bận rộn nhiều việc, chúa đâu thể nào làm hết mọi việc cho mọi người?

Nhưng mà kệ, cô cứ phó mặc cho người, người ở trong đầu mình, người sẽ chỉ vẽ xui khiến mình cách làm việc này ra sao, việc kia thế nào…

Cô cứ lý luận thế và cứ cắm cúi ráp nối may quần áo ăn công. Sau vài bốn năm miệt mài gia công, có một ngày đó cô thoáng nhìn thấy một tập quảng cáo bán áo quần trẻ em vào dịp Noel 1985-1986.  Cô nhìn mãi những đứa con nít Mỹ và những bộ áo quần chúng mặc vì thấy xinh đẹp và ngộ nghĩnh quá!

Chúng thật giống như thiên thần. Cô cầm theo về nhà coi đi coi lại… Rồi nhét xuống dưới gối. Trong một đêm ngủ say và ngủ mê, cô mơ thấy mình có một hãng may áo quần con nít đủ màu đủ kiểu rất lộng lẫy.

Tỉnh dậy, cô thích thú và khoan khoái bàn bạc với Thanh, con gái cô: "Chúng ta phải mở một hãng may thôi. Má muốn tự mình làm với ý kiến của mình. Má không muốn đi làm thuê nữa!"

Em đang còn đi học, nhưng em đồng ý ngay:

- Đúng, mẹ ơi, nhưng mình chỉ may quần áo của em bé thôi. Chỉ có con nít thôi. Vì bố mẹ hay hà tiện không mua cho người lớn, nhưng luôn luôn họ hào phóng mua sắm cho con cái!- Đúng thế, Thanh ơi, mẹ thích đồ của trẻ con lắm, rất dễ thương.- Mẹ này, mình sẽ mang về Việt Nam làm tổ hợp may cho được nhiều, chứ một mình mẹ may thì ít quá, có bao nhiêu mà bán cho ai. Con sẽ vẽ mẫu, kèm theo thêu, mạng, móc… Rất nhiều kiểu.- Để xem, mình tính sao cho vốn, nhân công, chuyển vận giá thành 4 đôla và sẽ làm giá bán là 7,5 hay 8 đô hay hơn chút đỉnh tùy ý họ…Nói là làm, hai mẹ con cô chỉ dựng nghiệp với vốn vỏn vẹn 5000 đô. Cô chỉ có thế thôi… Cô bàn với hai cô con gái lớn còn ở Việt Nam đi xem mẫu mã vải, kiếm người may, chỉ và máy may… Khởi đầu là thành lập một khung may gia đình với 4 hay 5 người may.

Rồi cũng có trục trặc về kiểu và mẫu, cô và Thanh phải đích thân về Việt Nam vài ba lần hướng dẫn cho cả khâu cắt và khâu ráp, khâu trang trí sao cho hợp với sách mẫu và chỉ dẫn của các bản in ngoại quốc mà côđã góp nhặt sưu tầm.


Để có thể bán ở Mỹ cô phải ở lại Việt Nam ít tuần lễ chỉ dẫn tường tận chi tiết cho thợ cách may áo ngoài, áo đầm, áo trong sous-pull bé trai, sous-pull bé gái các độ tuổi.

Khi hàng may xong, khâu Việt Nam thuêđóng thùng gửi sang Mỹ, cô và con gái mở các containeurs, phải xếp bóc rỡ hàng, xếp vàủi, gấp lồng đầy từng cartons theo số tuổi và số thứ tự, những lần đầu, cô làm đến nỗi hai bàn tay đen sẫm như lọ nghẹ…

Kế tiếp mang đi làm mẫu, chào mời, tiếp cận thị trường, quảng cáo và quảng bá nhiều nơi, Santa Ana, Garden Grove, Ventura sang tới Sea Side, Monteray, Los Gatos… Vốn anh ngữít oi cô làm việc xếp đặt ở nhà, nhưng Thanh, con gái tình nguyện và phải bỏ học ngang, em mua hình tượng, mặc áo và chụp ảnh cho các mẫu rồi gửi đi chào mời khắp các cửa hàng, các chợ xa gần.

Mới đầu, đầy khó khăn và có lúc bị từ chối luôn luôn, nhưng sau bao ngày cố gắng, bắt đầu có khách mua hàng và đặt hàng kha khá, lịch làm việc, sản xuất, gửi hàng và thâu tiền tạm ổn, cô xin mở một xí nghiệp gia đình bán áo quần, tên gọi Mom &Me.inc

Whole sale children apparel
Specialized in classic, monogrammed
And fine hand smocked clothes
At affordable pricing.

Cô út nói lung tung, vốn liếng tiếng anh tiếng mỹ tôi học từ năm nảo năm nào ghi cố gắng vỏn vẹn được thế là hết.

Cô nói những năm đầu rất khó bán hàng, bị trả lại và bị mất tiền nữa. Khâu đòi tiền chậm chạp nhất.

Từ năm thứ ba trở đi, hàng chạy khá lần, số bán lên hàng chục rồi hàng trăm thùng. Cô vững tâm khai thuế nộp thuế với nhà nước. Cũng nhờ cái công ty con ấy mà cô mở hồ sơ xin bảo lãnh cho các con và các cháu từ Việt Nam sang Mỹ xum họp với cô chú được kết quả mau lẹ không ngờ.

Bây giờ toàn gia đình cô, con, cháu, dâu, rể gần 30 người, cả nhà xúm sít làm và bán quần áo… Họ vẫn may ở Việt Nam nhưng ở nhà cô, ở Wesminster city, việc giao tiếp thị trường mở rộng hơn, điện thoại reo lui tới và các em lái xe gần như suốt ngày nơi này nơi kia mua mua bán bán.

Lâu lâu cô lại kể thêm, khi chúa thương thì cái gì cũng mau mắn, như hôm côđi thi vào quốc tịch Mỹ, cô học yếu và nghe tiếng anh không thông lắm, cô sợ, sợ thi rớt, vậy mà đậu, may, khi vào gặp người sát hạch, là một ông mỹ trẻ, gầy, cao, có vẽ hiền và vui. Tự nhiên cô cảm động, cô lúng túng… Sao ổng giống chú quá, giống là giống chú ngày xửa ngày xưa mới gặp nhau ở độ tuổi đôi mươi kìa!

Cô mắc cở và hơi lúng túng. Qua một vài câu hỏi vềđịa lý, dân số, chính thể nước Mỹ cô thuộc nằm lòng và đi qua khá tốt, tiếp đến người hỏi hỏi cô có mấy người con?

Cô từ từ run run xòe 2 bàn tay ra, đếm từ từ từng ngón một để trả lời rõ ràng:

One, two, three, four, five, six, seven! ông Mỹ gầy có vẻ hài lòng nhìn cách cô đếm con:

"Tôi chúc mừng bà, bà thi đậu. Bà nhỏ bé thế và phải mang cả hai bàn tay ra đếm con…" Cả phòng thi ai cũng vui mừng cho cô.

Năm nay cô cũng lớn tuổi rồi, mà cô vẫn năng động trong mọi công việc của công ty. Cô nói bây giờ cô phải ổn định việc may mặc như khi xưa ông bà làm mùa màng nông vụ ở Việt Nam. Mỗi năm cô tổ chức làm hai đợt:

- Đợt mùa xuân hè mà cô gọi là ‘vụ chiêm’:     Gồm các màu, trắng, xanh, hồng, vải mỏng, nhẹ, kiểu fantaisie tùy năm, tùy tuổi.

- Đợt mùa thu mùa đông, cô gọi là ‘vụ mùa’: Với các màu vàng, nâu, đỏ, vải dầy, mẫu mã vẽ lại, luôn đổi mới theo ý thích thị trường cập nhật. Cô chịu khó lang thang lên Oregon xem các hàng hiệu áo quần nổi tiếng ở Pháp.

Tuy đã qua 76 tuổi, mà khi hàng về, thấy mẫu áo quần mới được may xong, là cô gỡ ra, mặc lên người mẫu, rồi mở đèn, điều chỉnh ánh sáng, chụp hình, in mẫu và gửi đi chào mời ở các tiểu bang khác.

Tôi phục cô út tôi lắm. Cô không được học hành. Kiến thức trường lớp bao nhiêu, chỉ trong trường đời loay hoay kiếm sống, chỉ với ý chí, lòng tận tụy và yêu nghề mà cô thành công.

Cô nói cô rất thích làm việc, làm việc mới vui!

Cũng trong lúc làm việc, cô nói cô luôn  tự hỏi là không biết đứa bé nào sẽ mặc cái áo, cái quần, cái nón này? Và nghĩ thêm làkhông biết những đứa bé nghèo khổ, thiếu áo quần, thì mùa đông chúng sẽ khổ sở rét lạnh như thế nào?

“Chắc sẽ phải có một kế hoạch giúp con nít nghèo khổ hữu hiệu, lâu dài!” Cô nói.

Cô vẫn nhắc tới Chúa, nhưng em Thanh, con gái út của cô, có lần nó đã nghĩ tới một ý nghĩa khác hơn. Nó bảo với mọi người trong một bữa ăn là: Vì không có Chúa ở mỗi lúc cần và ở mọi nơi đồng thời được, nên Chúa cho mỗi nhà có một người mẹ! Một mom!

Mong ơn trên phù hộ cho cô luôn an lành, sức khỏe khang kiện bên cạnh "Mom and Me" của cô.

Mùa xuân 2019

Chúc Thanh

Ý kiến bạn đọc
24/05/201918:23:02
Khách
Bai viet hay ,co' nhieu` chi tiet ve` khoi? nghiep lap cong ty may quan` ao' tre? em ddai. thanh` cong
Khong hieu? tac gia? co' xin phep' co^ Suong truoc' khi ddang bai` nay`.
Xa~ hoi tu ban? business canh tranh khoc' liet , bai` viet nay` nhu mot cac'h huong' dan~ cho nhung ai co' hoac khong co' kinh nghiem trong nganh may mac ,co' the? manh dan mo? cong ty va` co' the? canh tranh voi' Mom & me , Inc
Nguoi` Tau`o? Cho lon' khi co' ai hoi? dden' cong chuyen lam` an cua? ho. Ho. luon tra? loi` " Ngo^. khong biet' , ni hoi? nguoi` khac' ddi " Bi' mat kinh te' la` vay
Tran trong
Kim Ho
24/05/201907:55:10
Khách
Mến chào chị Chúc Thanh,
Em nhỏ hơn chị gần 10 tuổi nên xin phép xưng hô như vậy.
Bài viết ra mắt độc giả của chị vui và hay nữa, chúc mừng cô Út thành công với Mom & Me, Inc. .
Em chờ những bài viết kế tiếp của chị, một cây viết từ xa như em đây cắm sào vào vườn VVNM gần 1 thập niên đến bây giờ mới có thêm - Đồng Hương -
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến