Hôm nay,  

Nỗi Nhớ Tháng Năm

22/05/201900:00:00(Xem: 10177)
Tác giả: Trần Ngọc Ánh
Bài số  5695-20-31502-vb4052219

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.

***

Ở tiểu bang có cư dân Việt Nam đông nhất nhì nước Mỹ này thì gọi phố Bolsa là thủ đô của người tị nạn Cộng Sản cũng phải thôi, nơi đây còn là trung tâm của Văn hóa, nghệ thuật, là khu vui chơi giải trí, chợ búa sầm uất buôn bán nhiều mặt hàng phong phú đa dạng như bên nhà,  cả phần ẩm thực hợp khẩu vị Việt Nam cũng không thiếu món gì ở đây.

Bởi vậy nên mới có những ông bà cụ sống ở đây mấy chục năm mà không cần biết tiếng Mỹ, vì mọi giao tiếp đều gặp người Việt phục vụ tận tình, từ taxi đến bác sĩ, từ trong tiệm cà phê đến ngoài chợ trời, từ tờ báo tin tức hàng ngày đến chương trình ca nhạc trên TV, đâu đâu cũng là tiếng Việt lời Việt nên đôi khi quên hẳn mình đang ăn nhờ ở đậu bên Mỹ, cách quê nhà xa lắc xa lơ.

Có lẽ vì nhà xa, vì tuổi cao sức yếu nên chúng tôi cũng ít lái xe xuống núi đến vùng Bolsa , nơi có nhiều đồng hương của mình sinh sống để tham dự những sinh hoạt cộng đồng ở đó. Bạn bè của anh thì nhiều, hầu hết là anh em quen biết từ bên quê nhà trước ngày mất nước, ai cũng ngót nghét “bảy- tám bó” tuổi đời và hơn bốn mươi năm tuổi trọ trên đất nước tạm dung này nên thỉnh thoảng được dịp gặp nhau là chúng tôi mừng lắm. Bạn bè của tôi thì đa phần gắn bó từ thời đi học nên trẻ hơn chút xíu, qua đây ở rải rác khắp nơi , lâu lâu tổ chức họp mặt đông vui hết biết,  cho mấy ông bà tám có cơ hội mà tha hồ í ới.

Không nơi nào có nhiều các tổ chức cộng đồng như ở vùng Thủ Đô tị nạn này, hội đồng hương trên bốn vùng chiến thuật, gần như tỉnh nào cũng có tên, rồi cựu giáo chức, cựu sinh viên học sinh từ Bưởi Chu văn An, Quốc Học Huế đến Gia Long Trưng Vương, Petrus Ký, Văn Khoa Sàigòn ..

Còn các cựu quân nhân thì từng binh chủng đều có những hội nhóm để kết nối với nhau. Thường thì vào dịp lễ Tết cuối năm hay những kỹ niệm đặc biệt, các con đường chánh của khu Bolsa rợp bóng cờ vàng bay phất phới bên cạnh cờ Mỹ, có hiểu biết về những khó khăn của cộng đồng Việt đầu tiên khi dựng được cột cờ trên vùng đất Bolsa để hình thành khu thị tứ sầm uất ngày nay, mới thấy tinh thần quyết chí dũng cảm của các anh quân nhân 30 năm trước đã xin với chính quyền sở tại, để ngày 18 tháng 3/1989 lá cờ Việt Nam Cộng Hòa được chính thức kéo lên tại đây, lá cờ là biểu tượng của Tự Do, của hồn thiêng sông núi Việt Nam, lá cờ khẳng định một tinh thần quốc gia, một sắc dân tị nạn Cộng Sản đến định cư trên đất nước Hoa Kỳ.

Lá cờ đã làm tôi bật khóc khi ngày đầu tiên đến Mỹ nhìn thấy nó được tung bay trước cổng chùa ở một thành phố nhỏ hẻo lánh bên Texas xa xôi, tôi xúc động như thể mình tìm được cái gì đó quý giá, thiêng liêng lắm đã thất lạc từ lâu. Lá cờ là tuổi trẻ của tôi suốt những năm tháng hồn nhiên, hình ảnh lá cờ bay phất phới trong sân trường lộng gió mỗi sáng thứ hai đầu tuần mấy mươi năm trước cứ khiến tôi nhớ hoài, bây giờ cũng vậy, mỗi lần tham dự một buổi họp hội đoàn nào đó, cứ chào cờ là tôi thấy lòng mình rưng rưng và khi nhạc cho phút mặc niệm trổi lên là tôi ứa nước mắt, không biết tủi thân cái gì, thương cho mình hay thương cho quê hương bỏ lại .Có lẽ cả hai.  

Các ông bạn của nhà tôi thì đủ thành phần quân dân cán chính, hồi nào bên nhà còn trẻ trung, bay bướm. Sau biến cố 75 tan nát đời trai, không bầm dập vì tù tội thì cũng xơ xác làm thuyền nhân. Bây giờ khi tạm an cư lạc nghiệp ở xứ người , thì mới thấy tóc mình bạc trắng, chân cẳng mỏi nhừ, bạn bè trang lứa bây giờ cũng xấp xỉ trên dưới 80 hết rồi, hỏi sao không buồn đủ kiểu. Mà người già thì hay nhớ về quá khứ , hay nhắc chuyện năm nẳm năm nao, nên khi có dịp gặp nhau,  hẹn ngồi quán cà phê quen thuộc nào đó, các ông cứ xúm xít mày tao mi tớ bàn chuyện thời sự, tin tức thế giới hay chuyện chính trị ở bên nhà,  nhắc chuyện lính tráng hồi xưa, chuyện bạn bè ai còn ai mất, ai nằm viện dưỡng lão, ai mới li dị vợ, ai mới về Việt Nam rước con ghệ nhí qua .Ôi thôi đủ thứ chuyện để nói trong khói thuốc mờ ảo và ồn ào,lâu lâu có chêm tiếng Mỹ tiếng Đức nghe sao giống y chang một góc Sài gòn,


Thật ra không phải nhóm nào cũng sôi nổi như vậy, có vài ông sống khép kín hơn trong nổi buồn riêng, ít lang thang ngoài đường, bạn bè chí cốt ghé nhà chơi thì uống vài chai bia, khề khà chuyện cũ , rồi khoe mới in cuốn sách hay làm xong tập thơ, loay hoay ký tặng bạn. Bên này ngoại trừ những cây cổ thụ có tên tuổi trên văn đàn từ trước ngày di tản thì các văn nghệ sĩ coi viết lách văn chương như một nhu cầu không thể thiếu, còn những cây bút sau này tại hải ngoại lại xuất phát từ nổi buồn xa xứ, các tác phẩm hầu hết đều xoay quanh chủ đề ghi lại những giai đoạn khốn khổ, tù đày, vượt biển, sự chia ly, mất mát, bước đầu gian nan lập nghiệp trên quê người, nỗi niềm nhớ nhung cách trở..

Nói chung là chuyện buồn thời di tản được các nhà văn viết lại dưới nhiều góc cạnh khác nhau. Thỉnh thoảng có thể loại biên khảo giá trị cho những chuyên đề như văn học hay triết lý tôn giáo.

Thật ra tôi chỉ là loại ếch ngồi đáy giếng, nghe ké những câu chuyện của các lão bối khi trà dư tửu hậu, hay đọc ngấu nghiến mớ sách vở có được trong nhà rồi đưa ra nhận xét như vậy, nhưng có một sự thật là viết văn làm báo bên này chỉ để cho dzui thôi chứ không gọi là kinh doanh để sanh lời, viết một cuốn sách cả tháng trời, có khi thai nghén tác phẩm còn lâu hơn thai nghén baby, bỏ tiền túi đem in ra, chi phí tổ chức ra mắt sách, bán được phân nữa số lượng là hú hồn đủ vốn, còn gởi nhà sách bán thì giá bìa chỉ còn 50%, mà lâu lắm mới hết, chủ yếu là có sách để dành tặng bạn bè gần xa cho vui tình thân hữu. Các tờ báo phát hành hàng ngày hay hàng tuần ở địa phương chắc cũng sống nhờ vào quảng cáo mới tồn tại lâu dài.

Nhưng dù lời lỗ thế nào thì phải thừa nhận rằng sách vở báo chí ở hải ngoại là vô cùng phong phú, nó tạo ra bộ mặt giá trị của cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới, các tác phẩm từ thơ ca đến văn học đều được viết bằng máu và nước mắt trong đớn đau lao tù hay những gian khổ chết sống trên biển cả trong hành trình tìm Tự Do của những người Việt không chấp nhận sống với Cộng Sản tàn độc bất nhân, chính xã hội đã đẩy người dân đến bước đường cùng để họ phải tìm mọi cách đào thoát ra khỏi nơi ruột rà máu thịt của họ Mỗi dòng chữ phản kháng chính là bản cáo trạng dành cho ngày tàn của chế độ độc tài, mà các tác giả là những nhân chứng sống sót sau cuộc tàn sát dã man của Cộng Sản kể từ sau 1975.

Phải thành thật mà nói những cây bút hải ngoại sau này hầu hết đều không phải là dân cầm bút chuyên nghiệp như các bậc đàn anh danh tiếng trên văn đàn từ trước, nhưng sức viết của họ rất mạnh mẽ, ngòi bút thể hiện sự khát khao về một Tự Do, nhân quyền cho quê hương VN, họ viết như một nhu cầu cần được giải tỏa, tâm trạng của kẻ ly hương bao giờ cũng thiết tha cháy bỏng khi nghĩ đến quê nhà, tác phẩm xuất phát từ trái tim , từ nỗi lòng chân thật của tác giả chứ không phải viết theo đơn đặt hàng hay chịu áp lực của bất cứ phe nhóm chính trị nào. Cốt lõi giá trị của dòng văn học hải ngoại là ở chỗ này. Tôi đã nghĩ như vậy.

Có dịp tham dự một buổi ra mắt sách ý nghĩa hay nghe một chương trình ca nhạc có chủ đề, Tôi ra về mà lòng cứ nao nao, hình như tác giả, tác phẩm đó đã nói thay cho mình biết bao điều mà mình chưa kịp nói.

Tháng 5 trời Bolsa nắng vàng rực, nhìn lá cờ Việt Nam tung bay thong dong trong gió mà nhớ về tháng 5 của quê nhà mấy mươi năm trước với biết bao biến động tang thương xảy ra cho người dân miền Nam thì không thể nào nguôi ngoai được, nếu nói như người Mỹ “ I forgive but I can’t yet forget” thì đối với cộng đồng người Việt tại hải ngoại này sự phẩn uất căm hờn trước bao đau đớn mất mát trong những ngày đen tối của lịch sử sẽ mãi mãi không bao giờ quên. Tha thứ ư? Thong thả,  đợi đấy.

(Tháng 5/2019)
Trần Ngọc Ánh

Ý kiến bạn đọc
23/05/201913:58:22
Khách
Được may mắn thoát chết khỏi Cuộc Thảm Sát Hàng Loạt Người Do Thái Holocaust (bởi chế độ Đức Quốc Xã Hitler) , ông Edward Mosberg phát biểu:

" Quên và tha thứ cho cái chế độ tội phạm đó có nghĩa là quý vị đã giết các nạn nhân Holocaust đã chết đó thêm lần thứ hai. Chúng ta không thể để cho họ bị giết thêm một lần nữa . Chúng ta không có cái Quyền tha thứ chế độ tội phạm đó . Chỉ có những người đã chết mới là những nguời sở hữu cái quyền quyết định đó mà thôi .

“To forget and forgive would mean you killed the victims a second time,” he said. “We cannot allow them to be killed again. We have no right to forgive. Only the dead can forgive.”
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến