Hôm nay,  

Lòng Mẹ

13/05/201900:00:00(Xem: 10695)
Tác giả: Ngọc Hạnh
Bài số  5688-20-31495-vb2051319

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình  tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”

***

Trời tháng Năm, bên ngoài nắng vàng nhẹ nhàng phủ lên vạn vật, hoa cỏ tươi thắm khắp nơi như chào đón ngày lễ Mother’s Day. Ngày lễ “Hiền Mẫu” là ngày dành riêng cho các bà Mẹ thân thương. Trên khắp xứ Hoa Kỳ này, các con cái nhà nào ở xa hay gần đều muốn về nhà hay điện thoại thăm hỏi Mẹ.

Nhà chị Vân cũng thế. Các con Vân đã sắp xếp công việc từ trước để mời mẹ ra ngoài ăn tối. Con trai lớn ở tiểu bang khác đã bay về nhà thăm Mẹ từ hôm trước.  Chị cảm thất rất vui. Lâu lâu gia đình xum họp đông đủ có dâu, rể, con, cháu, về vui với mẹ.

Điều này lại làm chị Vân nhớ đến Mẹ mình da diết. Mẹ Vân đã về cỏi vĩnh hằng khi Vân chưa có gia đinh, chưa biết được cuộc đời con gái sau này sẽ ra sao.  Nay thì các con Vân đã xong Đại học, có việc làm tương đối ổn định và Vân đã có cháu. Chị ước gì còn mẹ để phụng dưỡng, để mẹ cùng chung hửởng niềm vui với các cháu kêu bằng bà Cố.

Càng nhớ mẹ, Vân càng luôn cám ơn người “Mẹ Hoa Kỳ” đã  tạo điều kiện dễ dàng cho các con Vân hoàn tất việc học ở đất nước văn minh, giàu có và nhân đạo này.

Mỗi khi nhìn lại đời sống đầy đủ tiện nghi của xứ Cờ Hoa làm Vân nhiều lần bùi ngùi nhớ mẹ. Nhất là những ngày lễ Mother’s Day Vân như bây giờ. Trong khi chờ đợi con cháu về, Vân ngồi thẩn thờ nhớ đến mẹ, nhớ thiết tha.  

Con người dù lớn đến đâu vẫn là đứa con bé bỏng của mẹ. Mẹ Vân vĩnh viễn ra đi trong thời kỳ loạn lạc, khói lửa quê nhà.  Mẹ là con một trong gia đinh khá giả trong làng, lớn lên mẹ tưởng sẽ có gia đinh hạnh phúc. Mẹ có chồng khi 18 tuổi, đến 25 tuổi người chồng yêu quý của mẹ qua đời khi Mẹ có 3 con, đứa nhỏ nhất chỉ mới 6 tháng.

Mẹ của Vân đẹp người đẹp nết, rất đảm đang theo nhận xét và kính yêu của Vân. Nếu không Ba của Vân đâu có cưới Mẹ, vì hồi đó Ba là người thành thị, học trường Pháp. Mẹ sống trong làng ở tận ngoại ô. Mới 18 tuổi Mẹ làm dâu trưởng gia đinh đông người gồm ông bà Nội với 8 em chồng vừa trai vừa gái. Tuy thế  dần dần các cô có gia đinh ở riêng, Mẹ sống tử tế trong cuộc đời làm dâu, nên được bình an trong tình thương yêu của chồng và gia đinh nhà chồng. Cho đến khi cha mất it lâu, Mẹ mới xin phép Nội trở về làng với ông bà Ngoại.

Theo trí nhớ, Mẹ Vân trắng hồng, da mịn màng, mũi cao... Vân không giống Mẹ và nhìn như là… con nuôi. Vân ngăm ngăm đen đến nỗi khi Vân lớn lên có cậu người Ấn, con chủ tiêm bán tơ lụa, mỹ phẩm đi theo. Anh cả Vân bảo “Em biết tại sao Bi theo em không, vì nó tưởng em là đồng hương với nó ”. Nghe thật chán.

Tuy là người Ấn nhưng màu da Bi có lẽ còn sáng sủa hơn Vân. Lâu lâu có trường hợp ngọai lệ. Vân có chị bạn, bác gái cao ráo trắng trẻo quý phái, đi đứng chậm rãi diu dàng, người hòang tộc, nhưng chị bạn ngăm đen và cứng cáp giông như …con trai. Tuy thế chị được nhiều quý mến vì chị học giỏi và tính tốt, hay giúp đỡ người khác

Tuy cha mất sớm nhưng với tình thương bao la của Mẹ, chị Vân chẳng  thấy thiếu thốn tình cha. Có thể lúc cha mất Vân còn nhỏ nên quen với sự vắng mặt cha. Trong 3 anh em lúc nhỏ chị Vân là đưa trẻ hay đau yếu, dễ bị cảm lạnh, ho hen, hay mè nheo với Mẹ nhất.

Cả 3 người đều được Mẹ dạy biết đọc, biết viết, biết làm toán trước khi đến trường nên được xếp lớp 2 khi đi học. Dù học khá được cô giáo thương nhưng Vân vẫn thich ở nhà với ông bà và được Mẹ dạy học. Viết đẹp hay làm toán đúng được mẹ khen là Vân thích lắm. Đứa nào đau ôm ho hen dù chút chút đều được Mẹ cưng chìu, được ngủ chung với Mẹ, để  Mẹ quạt hay đắp chăn cho và được hưởng cái mùi thơm tho quen thuộc của mẹ. Thường  ngày chỉ có em Út được ngủ chung với Mẹ mà thôi. Khi đi học Tiểu học, tối nào Mẹ cũng kiểm bài, xem lời phê cô giáo nên không thể lười biếng được. Mẹ vui khi các con được điểm cao. Các con là nguồn vui,là báu vật của Mẹ. Nhớ lại những điều này Vân thương Mẹ quá chừng, thương đến rơi lệ.

Ngày đó, Mẹ Vân thường nhắc nhở anh em phải thương yêu, nhường nhịn, giúp đỡ nhau và nên biết thương người nghèo khó ...Vân nghe kể lại vì lòng “thương kẻ khó” mà tiệm tạp hóa của Mẹ đóng cửa vì hết vốn. Sau khi Ba mất, ông bà mở tiêm tạp hóa tại nhà cho Mẹ kiếm thêm lơi tức nuôi con.

Mẹ thường cho người nghèo mua chịu ghi sổ, lâu ngày họ không trả. Mẹ không đòi vì biết họ không có tiền nên dần dà phải dẹp tiêm vì tiền lời không có còn mất tiền luôn tiền vốn. Nhưng có lẻ nhờ lòng nhân hay giúp người khác của Mẹ và ông bà mà gia đình Vân được nhiều ơn phước, may mắn bất ngờ đến như lúc vượt biên. Sau 2 lần vượt biên hụt Vân chiu an phận không tính chuyện vượt biên nữa vì hết tiền. Thình lình có người quen đến rủ đi. Họ cho mượn tiền đến xứ tự do trả lại sau. Thường là phải năn nỉ để người ta cho mượn tiền nhưng trường hơp Vân thì ngược lại. Vân nghĩ là do phước đức ông bà chứ mấy khi có chuyện lạ như thế.

Vân cũng tin phước đức ông bà đã theo chân gia đình Vân qua tận bên này giúp cho con cháu. Vùng thủ đô mùa Đông thường có tuyết dù nhiều hay ít. Cách đây đã lâu lúc con gái mới ra trường đi làm vài tháng. Một hôm thấy con về nhà với chiếc xe lạ. Hóa ra cháu bị tai nạn vì tuyết dày, đường trơn xe cháu bị lật úp. Cháu ket trong xe không ra được. Người đi đường gọi cảnh sát giùm. Chiếc xe hư hại nặng phải câu đi, cháu vô sự và họ đưa cháu về nhà. Nói như đùa, mấy ai xe lật ngược được an toàn nhưng thật sự chỉ xe bị hư hỏng mà thôi như có phép lạ chở che.

Ngày ấy, Mẹ của chị Vân tuy góa chồng đã 3 con nhưng gọn gàng xinh xắn, ông bà Ngoại lại khá giả nên nhiều ong bướm vờn quanh mong bà bước thêm bước nữa. Những người cầu hôn xin cưới Mẹ, toàn là những người tử tế, có nghề nghiệp vững vàng. Mẹ Vân từ chối thì thôi, họ không theo đuổi nữa trừ môt người. Đó là vị công chức tòa tỉnh cùng sở với bác Vân, còn độc thân.

Ông găp mẹ Vân ở nhà bác khi có giỗ một lần là nghĩ đến chuyện lập gia đình. Ba Mẹ ông lúc đầu phản đối nhưng sau cũng bằng lòng. Ông khéo lấy lòng những người bà con Mẹ Vân, từ người lớn trong nhà cho đến người giúp việc, mọi người đều thương mến ông. Ông bà ngoại Vân thì chịu lắm vì thương Mẹ Vân tuổi trẻ gặp cảnh ngang trái, chăn đơn, gối chiếc… nên xúi giục khuyên lơn mẹ tái hôn.

Mỗi lần ông ấy đến thăm ông bà Ngoại Vân là ông mang quà cáp hậu hỉ cho cả gia đình. Biết Mẹ hay giúp người khó khăn ông thường cho trẻ con nghèo tâp, sách, bút đi học, cho người bệnh nghèo chút tiền đi nhà thương hay khám bệnh… Vân không hiểu nổi vì ông chuyện trò với ông bà ngoại nhiều hơn, không thấy chuyện trò riêng với Mẹ mà sao lại thương yêu Mẹ? Anh Cả không thích ông, có thể nói là ghét dù bà ngọai dỗ dành. Anh Cả muốn Mẹ là của riêng mấy anh em thôi. Trong bà con ai cũng muốn mẹ ưng ông nhất là gia đinh bác Vân.

Ông còn đến thăm Nội để xin cưới Mẹ và hứa nuôi các con của Mẹ như con ruột. Chẳng biêt ông nói thế nào mà Nội cũng khuyên Mẹ nên ưng ông ấy. Có lẽ Nội thây bạn của nội cưới một bà đã có 3 con, cho các con  bà du học  và thành đạt. Quý ông thương yêu vợ đâu nề hà việc nuôi con riêng của vợ, ông Nội bảo thế.

Cũng có thể Nội thương Mẹ Vân còn trẻ, lâu dài về sau biết có sống cu ky mãi được không, tốt hơn là ưng ông này gia đình tốt, có nghề nghiệp vững vàng, có thể bảo đảm đời sống con dâu và các cháu của Nội chăng, nên cứ muốn gả chồng cho nàng dâu. Nhưng Mẹ Vân dù bà con hai bên Nôi Ngoại khuyên nhủ Mẹ vẫn từ chối, ở vậy thờ chồng nuôi con.

Sau mấy năm theo đuổi không kết quả, ông ấy buồn tình xin đổi đi nơi khác sau khi nói với bác Vân là không cưới được Mẹ Vân, ông sẽ sống độc thân suốt đời.

Anh Cả khi lớn lên biết nghĩ thì ân hận mãi vì trong những người cầu hôn với Mẹ có lẽ ông là người Mẹ có cảm tình nhất, nhưng vì các con mà Mẹ để tuổi xuân qua đi. Mẹ sống đơn độc, không có bờ vai nương tựa, không ai chia sẻ vui, buồn, không người để tâm tình trong suốt bao năm dài. Con đau ốm, con đi học gần xa một minh Mẹ lo. Dĩ nhiên ông bà giúp tài chánh, nhưng các việc khác Mẹ lo liệu môt mình.

Giờ này chị Vân ngồi nghĩ lại chuyện xưa mà thương Mẹ vô cùng:

Mẹ đưa anh Cả đến trường công,
Mẹ dạy các con học vỡ lòng,
Mẹ đã vì con còn nhỏ dại,
Quên đi tất cả mối tình nồng

Mẹ vừa làm Mẹ lại làm Cha.
Thương con Mẹ để tuổi Xuân qua.
Cô đơn, lạnh lẽo bao đêm vắng
Lòng Mẹ yêu con thật hải hà.
 
Càng nhớ chuyện xưa Vân càng hối hận. Khi biết nghĩ thì Mẹ không còn nữa, bà đã mãi mãi xa rời con cháu về cõi vĩnh hằng. Giờ này trong niềm hối hận Vân xin cám ơn ông công chức ngày ấy đã kiên nhẫn và thương yêu đeo đuổi Mẹ mấy năm dài. Vân muốn xin lỗi Ông về những trái tính trái nết mà anh em Vân đối với ông lúc còn nhỏ, dù không biết ông còn tồn tại trên cõi đời hay an nghỉ nơi đất Phật hay nước Chúa trên Thiên đàng.

Nghĩ lại, lòng Mẹ yêu con của tất cả các bà mẹ trên trái đất này thật vô cùng, không bờ bến. Theo báo chí thuở sinh tiền công nương Diana tự săn sóc hai hoàng tử chứ không phải vú em, chẳng biết có đúng không nhưng nghe rất cảm động. Ngoài ra, như Tổng thống Pháp, ông Macron, cưới người vợ lớn  hơn ông 20 tuổi, cô giáo ông thương yêu từ lúc còn là học sinh Trung học. Như thế 2 người sẽ không có con chung nhưng cũng vì thương con nên bố mẹ Tổng Thống cũng chấp nhận cô dâu lớn tuổi hơn con mình dù ông bà biết chắc sẽ không có cháu nội.

Riêng anh em Vân chưa đền đáp chút nào công ơn dưỡng dục cho người Mẹ góa bụa tốt bụng của mình thì mẹ đã ra đi. Nhớ lại mà thương biết bao những hôm mưa tan trường về Mẹ đã đứng chờ ở cửa, quần áo khô sạch sẽ mẹ chọn sẵn sàng cho mỗi đứa. Mẹ thức suốt đêm khi con đau ốm, nghiêm khắc khi các con ham chơi phạm lỗi, mắng con mà lòng xót xa...

Lớn lên có gia đình, có con, anh em Vân càng yêu Mẹ nhiều hơn nhưng Mẹ không còn nữa. Riêng Vân càng thương người mẹ trẻ góa bụa yêu quý của mình rất, rất nhiều, vì lúc nhỏ Vân không khỏe mạnh dễ nuôi như các trẻ con khác. Thương Mẹ đã vì các con để tuổi thanh xuân qua đi nhưng sự thương yêu muộn màng đâu có ich chi. Chỉ còn lại nỗi ân hận tràn trề…

Vì thế nhân ngày Từ Mẫu trong tháng Năm năm nay, tác giả viết bài này muốn có vài lời nhắn nhủ đến quý bạn trẻ. Các bạn thân mến, hãy yêu thương, hãy trân quý cha mẹ khi người còn trên cỏi đời, đừng chờ lúc người qua đời tiễn đưa long trọng hay làm lễ giỗ linh đình thì có hối hận cũng đã quá muộn…

Cha Mẹ yêu thương các con bình thường như hơi thở. Vì thương yêu Mẹ quên cả nhọc nhằn, thưc khuya dậy sớm, chăm chút con khi khỏe manh, lúc ốm đau, từ lúc con mới ra đời đến khi khôn lớn, dù Mẹ là người nghèo khó hay giàu sang. Nếu may mắn gặp dâu hiền rể thảo, xứng đôi vừa lứa thì có phước, còn trái lại cũng làm ngơ cho con được hạnh phúc. Lúc mặn nồng tình yêu lứa đôi có thể làm người ta quên đi ngăn cách tuổi tác, sang hèn nhưng theo thời gian có khi thay đổi, nhưng tinh mẫu tử thì luôn ngọt ngao, đằm thắm, bền bỉ … cho đến chết.

Vâỵ nên nhân mùa lễ Mẹ này xin chúc tất cả các bà Mẹ có ngày Lễ Mẹ vui tươi ấm áp bên cạnh gia đình con cháu thân thương. Câu hát: “Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào / Tình Mẹ tha thiết như giòng suối biển ngọt ngào…” của nhạc Sĩ Y Vân thật đúng vô cùng.

Lòng Mẹ bao la, đó là chân lý và sẽ không bao giờ thay đổi dù năm dài tháng rộng, nơi xứ văn minh  Âu Mỹ hay đất nước Ai Cập huyền bí xa xôi…
 
Ngọc Hạnh

Ý kiến bạn đọc
22/05/201901:59:51
Khách
Cảm ơn Tác Giả Ngọc Hạnh đã viết bài viết về tình Mẹ thật hay, lời văn nhẹ nhàng mà thấm đẫm tình mẫu tử. Ba chị em của Vân trong câu chuyện này rất may mắn và hãnh diện, có một người hiền mẫu hết mực yêu thương các con của mình hơn chính bản thân mình nữa. Xin có lời tôn vinh sự hy sinh lớn lao như trời biển của bà Mẹ goá bụa Việt Nam trong bài viết này.
Chúc Tác Giả luôn được khoẻ mạnh, để tiếp tục viết nhé.
Ptkd
13/05/201915:58:32
Khách
Cám ơn độc giả Phuong Hoa rất nhiều đã xem và góp ý kiến.
Lòng mẹ với con lúc nào cũng" rộng rãi bao la". Đó như là chân lý trừ vài trường hơp hiếm hoi người mẹ nghéo phải đứt ruột cho con để con được no ấm hơn. Người Mẹ nào cũng mong con mình được vui vẻ, hạnh phúc . Xin chúc độc giả Phương Hoa và các bà Mẹ trong nước và hải ngoại tràn đầy niềm vui , sức khỏe, thân tâm an lạc...
13/05/201914:08:18
Khách
Cám ơn tác giả Ngọc Hạnh đã cho đọc bài viết về tình Mẹ thật cảm động. Trường họp mẹ của P.Hoa cũng giống y như mẹ của nhân vật Vân nên đọc càng rưng rưng vì nghĩ thương mẹ mình cũng đã vì con mà không hề bước thêm bước nữa dù ba mất khi mẹ chỉ mới ba mươi.
Mong tác giả tiếp tục viết nhé.
Phương Hoa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Bài viết thứ tư của bà kể về nỗ đau của “những ngày tháng Tư xưa ào ạt dày vò.”
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County.
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County. Xin mời đọc bài viết đặc biệt của Sapy Nguyễn Văn Hưởng.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô cho mùa Phục Sinh và Tháng Tư 2019.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ với những bài viết cho thấy tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến