Hôm nay,  

Mẹ Tôi Nằm Bệnh Viện ở Mỹ

11/05/201900:00:00(Xem: 18254)
Tác giả: Lê Xuân Mỹ

Bài số  5686-20-31493-vb7051119

 
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.

 
***

89 năm trôi qua, và đây là lần đầu tiên mẹ phải làm phẫu thuật. Một cái vấp té tưởng như nhẹ nhàng nhưng đã làm vỡ xương đầu gối chân phải.

Như những lần khó khăn trải qua trong cuộc đời, mẹ chịu đựng những cơn đau mạnh mẽ hơn tôi tưởng tượng nhiều. Những ngày chờ đợi đến ngày lên bàn phẫu thuật, di chuyển khó khăn với cái chân đau nhức, mẹ vẫn không than thở.

Không chịu nằm yên một chỗ. cố gắng di chuyển từ giường ra phòng khách, từ bếp ra phòng ăn. Khập khễnh làm quen với cái walker lần đầu tiên trong đời, bà cố gắng di chuyển chầm chậm từng bước chân. Không ai nghĩ rằng bà lão tuổi 90 đang mang trong mình một đầu gối vỡ đôi sưng húp.

Mẹ tôi là vậy. Kiên cường và mạnh mẽ như những ngày hai mẹ con vất vả kiếm sống sau 1975. Những tháng năm đen tối, nhọc nhằn. Chồng học tập cải tạo đâu đó ở miền Bắc xa xôi, một mình xoay sở với đàn con còn thơ dại. Hai vợ chồng tôi cùng mẹ lăn lóc làm đủ thứ nghề để tồn tại trong một đất nước đã không còn là quê huong yên bình.

Ngày ba rời bỏ chúng tôi một cách tức tưởi nơi miền đất tận cùng biên giới Việt Trung, những tưởng mẹ đã ngã quy với những uất hận và đau khổ tột cùng. Nỗi đau của một người đàn bà mất chồng làm mẹ như điên như dại. Cái xóm nhỏ ở khu phố Lam Sơn những năm 1978 không ai không biết bà bún bò Huế của những tháng ngày điên dại đó. Cả cái chợ Cây Quéo đều biết đến câu chuyện của người đàn bà đầu tiên có chồng sĩ quan chết trong trại cải tạo. Cái uất ức khiến mẹ không biết sợ, gặp cán bộ là chửi, gặp công an là mắng.

Nhưng rồi cái gánh nặng gia đình, vì đàn con còn quá nhỏ, nén lại hận thù và đau khổ, mẹ và vợ chồng tôi cùng cố gắng dìu nhau vất vả mưu sinh.

Người đàn bà trước 75 là vợ một sĩ quan cảnh sát, có người ăn người ở, bây giờ lam lũ chạy ăn từng bữa, bán từng chiếc áo, đôi giày cũ, kiếm từng đồng bạc cho mình và cho gia đình, không một chút than van. Mẹ là vậy. Cứng cỏi như cây tùng, cây thông. Cái gia đình này, không có mẹ không biết rồi sẽ ra sao.

Và năm tháng qua đi, chồng chết , một mình thân cò lặn lội suốt gần 20 năm, vượt qua bao cơn sóng dữ, cuối cùng mẹ cũng đem được 9 người con đến định cư trên miền đất xa xôi này. Ba vẫn còn nằm lại ở mảnh đất nhỏ sau vườn ngoại nhưng tôi biết ba lúc nào cũng ở bên mẹ và bên anh em chúng tôi.

Qua một đất nước xa lạ, tiếng Anh tiếng u một chữ cũng không biết, người đàn bà học lực chỉ mới đến trình độ tiểu học, tuổi đã trên 60 một lần nửa lại mò mẫm từng bước đi, cùng các con cố gắng tồn tại một cách lương thiện trên quê người. Mọi thứ đều bắt đầu như những ngày đầu tiên theo chồng bỏ Huế về Đà Nẵng lập nghiệp. Chỉ khác ngày xưa có vợ có chồng, những năm 1992, mẹ một mình gà mái nuôi con với một trái tim cô đơn và một nỗi buồn u uẩn. Nhưng vì mẹ là mẹ tôi, một người đàn bà nhỏ nhắn nhưng vĩ đại, bỏ mặc mọi khó khăn gian khổ, mọi chướng ngại chông gai, mẹ đều can đảm vượt qua.

Và khi những đứa con của mẹ đủ cánh đủ lông, yên bề gia thất, mẹ bị Alzeithmer. Đó là nỗi bất hạnh nhưng cũng là điều may mắn. Trên 60 năm sống bên mẹ, cùng nhau qua những tháng năm hạnh phúc bình yên, những khoảng thời gian đen tối tủi nhục và cả những chuỗi ngày lang thang lưu lạc quê người, không ai hiểu mẹ hơn tôi và không ai thương tôi bằng mẹ. Ẩn dấu dưới cái bên ngoài cứng cỏi như đàn ông của mẹ là cái tình cảm yếu đuối của người đàn bà hiền lành xứ Huế. Sau những giờ phút quần quật làm việc là một nỗi nhớ mênh mông trong lòng mẹ. Mẹ hay khóc một minh trong đêm vắng.

Những kỷ niệm của một thời êm ấm củ không bao giờ phai nhoà trong mẹ. Mẹ nhớ ôn nhớ mẹ, nhớ chị nhớ em, nhớ bạn bè của khu An Lăng dưới chân núi Ngự Bình xa xưa của mẹ. Mẹ nhớ về ba và những tháng ngày theo ba đi 4 vùng chiến thuật. Những ngày chiến tranh vất vả theo chồng đi khắp các tĩnh miền trung. Những thời khắc của tình yêu và những hạnh phúc ngắm nhìn những đứa con lần lượt chào đời.

Mẹ nhớ nhiều lắm. Nhất là vào những ngày mùa đông trời mưa tuyết, mẹ nhớ da diết cái ngày thật xa đó. Khi những đứa con lần lượt xa khỏi vòng tay mẹ, khi tuổi tác càng ngày càng cao , mẹ càng thấy trống vắng, nỗi nhớ trong lòng mẹ càng nhiều. Và khi cái hiện tại không còn là nỗi thiết tha, mẹ bắt đầu quên cái hôm nay, quên những chuyện vừa mới qua đi. Với mẹ đâu có gì vui. Mẹ không còn cái quyền uy của cái thời tuổi trẻ. Mẹ thèm những vòng tay ấm, những vuốt ve quấn quýt của những đứa con thân yêu mà hình như càng ngày càng ít đi. Mẹ càng lúc càng cô đơn. Mẹ càng lúc càng chỉ nhớ đến cái thuở xưa. Mẹ quên trước quên sau, và mẹ bị alzeithmer

Năm 2008, mẹ về ở với vợ chồng tôi khi bệnh tình trở nên xấu hơn. Không phải dễ dàng để chăm sóc cho một người mắc bệnh về trí nhớ nhưng tôi luôn tin rằng với tình yêu của chúng tôi, với lòng yêu thương về ba trong trí nhớ, thời gian còn của mẹ sẽ dài thêm.

Me không còn có những xúc cảm của những lần gặp mặt, những giọt nước mắt của những buổi chia ly. Người nào với mẹ cũng thấy quen quen mà không bao giờ nhớ mặt nhớ tên. Vậy mà tốt. Nếu không mẹ sẽ nhớ lại những tháng ngày đen tối, cái chết bi thảm của ba. Lại nhớ đến quắt quay những đứa con đang ở rất xa của mẹ. Mẹ ăn được, ngủ được nhưng mẹ không buồn không vui, không giận không hờn. Và vì vậy mẹ sống hồn nhiên mạnh khỏe bên cạnh chúng tôi.

Nhưng dù trí nhớ có thay đổi thì cái tính cách cứng cỏi, kiên cường, chịu đựng gian khó vẫn luôn còn trong mẹ. Ngay cả trong thời khắc khó khan, đau đớn này, cái ngày mẹ phải vượt qua lần giải phẩu đầu tiên trong suốt cuộc đời của mẹ.

Vào bệnh viện từ 2 giờ trưa. 8 giờ tối mỗ. Ca mổ kéo dài 3 tiếng. Khi mẹ được đẩy lên phòng hồi sức thì cũng đã 1 giờ sáng. Hai vợ chồng tôi và đứa em út ở lại bệnh viện cho đến khi bà tỉnh dậy. Mơ mơ màng màng dưới ảnh hưởng của thuốc mê, bà vẫn chưa biết mình vừa trải qua một cuộc phẫu thuật nối xương kéo dài 3 giờ. Với một người khoẻ mạnh trẻ tuổi có thể sẽ là bình thường, nhưng với bà già gần tuổi 90, cùng căn bệnh tiểu đường nặng, mọi chuyện không dễ dàng. Bác si bảo tinh thần bà rất mạnh so với những người cùng tuổi nhưng chắc chắn thời gian phục hồi sẽ lâu hơn. Tôi biết mẹ và chúng tôi sẽ có một khoảng thời gian khó khăn phía trước để có thể trở lại như. Nhưng tôi tin với tính cách kiên cường của bà, mẹ sẽ lại vượt qua thử thách này như từng làm trong suốt cuộc đời.

Chỉ mới ở bệnh viện 3 đêm, mẹ nổi tiếng ngay. Các y tá bệnh viện ai cũng biết cái bà lão người Việt này. Ba đêm ở ba phòng khác nhau. Không phải vì sự sắp xếp của bệnh viện mà chính vì cái cứng cỏi pha chút ngang bướng của mẹ.

Ngay đêm đầu tiên, khi những người vừa giải phẫu xong còn đang ngủ say, nửa đêm mẹ dậy lò dò bước xuống giường. Không ai nghĩ bà có thể cử động cái chân sau phẫu thuật nhanh như thế. Hình như bà không biết đau. Y tá dìu bà lên giường để rồi sau đó phát hiện bà bước xuống giường lần thứ hai lúc nửa đêm. Thế là sợ bà té trở lại rất nguy hiểm, y tá dời bà sang căn phòng ngay trước cửa phòng y tá trực để dễ theo dõi.

Đêm thứ hai, bà lại bước xuống giường một mình,  đòi đi tiểu. Y tá đưa dụng cụ bảo bà nằm tiểu trên giường. Bà dứt khoát không chịu, bảo dơ dáy. Nằm tiểu không được. Năn nỉ mấy cũng không được, phải gọi hai y tá trực mới đưa bà vào restroom được. Rồi cũng giống như đêm trước, lại thấy bà bước xuống giường khi gần sáng.

Thế là y tá trưởng quyết định dời bà qua phòng 5 người có người theo dõi ngay trong phòng 24 trên 24. Cho chắc ăn.

Y tá nói lần đầu tiên mới thấy một người như vậy. Thường sau khi mổ đầu gối, rất đau, bệnh nhân chỉ nằm yên, sau đó có người tới tập mới đi lại được nhưng cũng chỉ từng bước một và cũng phải vài ngày sau. Chứ đâu như bà lão ngườii Việt này. Có thể người bệnh Alzeithmer, cái cảm giác nóng lạnh, cái đau đớn nó mơ hồ như trí nhớ. Bà có thể đã không nhận ra cái thể trạng yếu đuối của đôi chân mình. Nhưng như vậy cũng rất nguy hiểm. Có thể bà thấy ít đau nhưng thực tế thì cái chân mới mổ xong vẫn rất mong manh. Có thể bà tin vào cái mơ hồ của tiềm thức, không khéo té lại thì khổ. Bác sĩ dặn. với những người như mẹ, càng cần phải để ý nhiều hơn. Cần phải chăm sóc kỹ càng hơn.

Thế là khi đem mẹ về nhà, vợ chồng chúng tôi phải ngủ sofa phòng khách. Thôi thì coi phim Đại Hàn toàn tập cho chắc. Vừa coi phim vừa thay phiên nhìn vào camera trong phòng mẹ 24/24. Mỗi khi nghe tiếng lục đục trong phòng là biết bà đang chuẩn bị bước xuống giường. Mạnh quá cũng khổ, cũng lo. Chỉ sợ mẹ té thôi, nhưng tôi mừng vì sẽ mau thôi, chân mẹ sẽ trở lại bình thường như trước kia, phải không mẹ của con.

 

San Jose 2019

 Lê Xuân Mỹ

Ý kiến bạn đọc
20/06/201921:20:13
Khách
Cám ơn bài viết hay và cảm động của tác giả. Cầu mong bà luôn được an lành 🙏
17/06/201920:22:15
Khách
Xin cám ơn những đồng cảm của các bạn
14/05/201916:21:56
Khách
Bài viết thật hay và cảm động
13/05/201923:54:16
Khách
Bài viết thật cảm động và dí dỏm . Cảm ơn tắc giả đã chia sẽ
12/05/201908:02:26
Khách
Sao tôi nhớ mẹ của tôi quá! Mẹ của tôi ở VN, mà tôi chẳng thể nào bay về chăm sóc mẹ được! Mẹ tôi y như người mẹ này! Nay mẹ đã 87 rồi!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,261,700
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Nhạc sĩ Cung Tiến