Hôm nay,  

Cãi Chày Cãi Cối

05/03/201900:00:00(Xem: 13724)
Tác giả: Lại Thị Mơ

Bài số  5632-20-31438-vb3030519

 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.

 
 ***
 

Cãi mà nghe không lọt lỗ tai, người ta bảo là “cãi chày cãi cối”.

Bị kẹt trong nước 19 năm, cuối cùng bà Tâm cũng qua được Mỹ. Khi mới qua, các em bà luôn luôn nhắc nhở nói năng phải cẩn thận “giữ mồm giữ miệng”, kẻo mang tiếng “kỳ thị”. Khi đi làm giấy tờ, nhất là tới những nơi công sở chỗ nào cũng dán đầy các tờ khuyến cáo cấm phân biệt (kỳ thị): màu da, sắc tộc, ngôn ngữ, phái tính. Các em bà dặn dò; ở xứ này có 2 tội người ta dễ vô tình mắc phải, mà không hề biết đó là tội: kỳ thị và xách nhiễu tình dục.

Khi mới qua chưa phải tiếp xúc nhiều với người ngoài, nên bà Tâm cũng không để ý về hai chuyện này.

Cho đến tận hôm nay, cậu em bà vừa được bảo lãnh qua theo diện anh em (sau hơn 40 năm kẹt trong nước).

Theo truyền thống gia đình, anh em đùm bọc nhau lúc khó khăn nên gia đình cậu em gồm cô vợ (Bắc 2 nút) và 2 thằng con nhỏ cùng ở chung trong nhà bà.

Mọi chuyện rắc rối lủng củng cũng do cách nói của mấy người mới tới. Hai thằng cháu ngoại của bà Tâm hôm nay xe bus đưa về trễ, chúng nói vì có đụng xe nên kẹt đường. Đơn giản chỉ có thế, nhưng cô em dâu đi đón 2 thằng con cũng vừa về ca cẩm: gớm hôm nay có “sự cố” giao thông, đường bị “ ùn tắc”, chờ cơ quan chức năng tới “xử lý”, “vãi” cả hơi. Thôi các con “khẩn trương” đi tắm rửa, rồi ăn cơm. Kiểm tra bài vở, ngày mai có giờ “phụ đạo”.

Bà Tâm cứ than thở với ông chồng (khi cô em dâu không có nhà), việc gì mà phải dùng những chữ “đao to búa lớn” thế. Nhanh thì bảo nhanh, khẩn trương với khẩn cấp. Học thêm thì nói học thêm, phụ đạo nghe càng khó hiểu. Theo bà, chữ đạo để chỉ việc kèm thêm cho học sinh yếu là không đúng. Chữ “đạo”nói về những chuyện để cho người ta noi theo như: đạo làm người, đạo làm con. Chữ “đạo” là tiếng Hán Việt, có nghĩa là “con đường”. Còn làm chuyện trái luân thường đạo lý, thì gọi là quân trộm cướp (nói đơn giản), hay phường “trộm đạo” (nói văn hoa).

Bà Tâm nhắc nhở cô em dâu bỏ thói quen đánh con bằng cách “phát vào mông” dễ bị gán tội “xách nhiễu tình dục”. Bởi vì có một cậu VN quen lối vỗ mông vỗ vai bạn (trai) khi nói chuyện với một anh (Mỹ) làm chung. Một lần chưa sao, nhưng vì thói quen cậu không để ý, bữa kia anh Mỹ bực mình thưa lên ban giám đốc, cậu VN bị đuổi vì tội xách nhiễu tình dục. Đừng tưởng cứ là cha mẹ rồi muốn làm gì thì làm.

Cậu em tôi vẫn tắm cho con gái lúc sơ sinh, vì vợ cậu đi làm về trễ (ông bà ở nhà trông), nhưng khi con gái cỡ 3 tuổi (bắt đầu biết) cậu không dám tắm cho bé nữa, vì nhỡ con bé nói cho người ngoài biết sẽ phiền phức.  Cô em dâu cho là “bịa”, không tin, hễ bực bội chuyện thằng con là cứ phát vào mông, tiện vì không cần roi, không để lại dấu. Cô nói “truyền thống đét đít” bằng roi mây là “gia truyền”. Bây giờ cô cứ thế mà làm, từ hồi nào giờ mông là chỗ nhiều thịt nhất, dẫu có “xâm phạm” cũng chỉ làm “tổn thương” phần mềm, chứ tát tai không khéo bị “chấn thương sọ não” là toi mạng. Thiệt là bó tay! Bài “diễn văn” chưa tới 1’ mà xài không biết bao nhiêu chữ Tàu.

Cô em đi rồi, bà Tâm ôm đầu rên rỉ: bên VN họ cứ gào thoát Trung, không muốn dính với Tàu, nhưng lại thích dùng chữ Tàu (Hán Việt). Đúng là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.

Nếu chính quyền  dùng chữ “ đao to búa lớn”, thì dân chúng lại lan tràn những chữ “nôm na mách qué” , không cần biết đúng hay sai. Chẳng hạn chém gió tức là nói phét, nói thậm xưng, nói quá lố. Vì gió là một thứ chỉ cảm chứ không thấy làm sao mà chém được. Còn “phượt” là chữ mới hoàn toàn không có trong tự điển ngày xưa, chỉ những người trong giới trẻ “lôm côm” mới dùng.

Bà Tâm càng than van, thì ông chồng bà càng gán cho bà cái tội “kỳ thị”. Ông liệt kê một lô tràng giang đại hải, như thể từ lâu ông ấm ức. Nay ông kể ra luôn một lúc cho hả.

Ông bảo rằng; bà chỉ “giữ mồm giữ miệng” khi nói chuyện với Mỹ, vì bà sợ bị ghép tội “kỳ thị”. Chứ thật ra khi nói chuyện với người Việt, bà luôn luôn có tính cách kỳ thị, chẳng qua bà không để ý đó thôi.

Bà gọi thằng cháu mắt xanh, tóc hoe của bà là “Mỹ con” không sao, nhưng bà gọi 2 thằng cháu ở VN mới qua là “Việt Cộng con” hàm nghĩa kỳ thị, dù là nói giỡn. Cậu em của bà bị kẹt lại quê nhà sau 75, nhưng cô em dâu còn kém may mắn hơn, vì chồng của cô được lớn lên trong miền Nam những 20 năm. Dưới chính thể VNCH tuổi trẻ được chăm lo chuyện học hành, dù con nhà nghèo nhưng tất cả anh chị em bà đều được đi học miễn phí từ tiểu học tới đại học. Không thể gọi những người còn ở lại trong nước bằng hai chữ “Việt Cộng”. Chính những kẻ cầm quyền đi theo chủ nghĩa cộng sản, nên bắt người dân phải sống dưới chế độ XHCN, chứ không phải do họ muốn.


 Ông Tâm nhớ lại những ngày còn trong lao tù cộng sản, trên chuyến xe lửa chở Sĩ Quan miền Nam ra Bắc, những người buôn gánh bán bưng đã ném khoai sắn cho những người tù. Rõ ràng họ đã cảm thông cho những người thất thế như ông.

Ông Tâm hỏi lại: có phải ngày mới qua đây, bà cũng từng mủi lòng khi bị gọi là “Mít ướt”. Còn những người qua trước là “Mít khô”. Hồi xưa mình gọi người thiểu số là mọi, qua Mỹ cũng gọi (lén) dân Phi Châu là mọi, hay mấy thằng đen (Negro). Coi người khác thấp kém hơn mình, cũng là một cách kỳ thị (ngầm).

Ông Tâm cũng nhận thấy, chính bản thân ông bà bị kẹt trong nước 19 năm, nên trong đầu cũng đã bị nhiễm bao nhiêu chữ của VC. Khi nói chuyện với bạn bè cứ hỏi: đã đăng ký chưa? Chữ ghi danh, ghi tên trước kia hay dùng bỗng dưng biến mất tự bao giờ. Chứng minh nhân dân, hộ khẩu, đi nghĩa vụ…

Nhiều nhiều lắm, ông không thể nào nhớ nổi, vì có một lần khi gặp người bạn du học đã lâu, hỏi lại ông: nghĩa vụ gì? Bởi vì ở Mỹ người dân có nhiều “nghĩa vụ” lắm, đóng thuế là nghĩa vụ hàng đầu. Khi nghe hỏi, ông Tâm mới nhớ đến bài hát có câu “đi quân dịch là thương nòi giống”. Bổn phận của thanh niên khi nước nhà có chiến tranh phải gia nhập quân đội khi cần thiết: nghĩa vụ quân sự. VNCH gọi quân đội, những gì liên quan tới quân đội thì gọi là quân sự (quân sự học đường). Thời vua cũng dùng chữ quân (quân sư, quân hầu). Chỉ mỗi VN dân chủ cộng hòa gọi lính là “ bộ đội”, ý nói toàn đi bộ và đội vác (đừng có trông mong có xe & máy bay).

 Khi ông Tâm nói chuyện với những người ở lại VN sau 75, không ai nhận ra sự khác nhau giữa chữ mới và chữ cũ. Nhưng với những người rời miền Nam trước ngày 30/4/75 họ không thể hiểu “ tiền đứng” là cái tiền gì?

Chính ông bà gặp lại cô bạn dạy cùng trường mới được bảo lãnh qua Mỹ cũng dùng toàn chữ mới sau này. Hãy nghe cô kể về chuyện đi làm giấy tờ xin xuất ngoại (chữ trong nước gọi là xuất cảnh):  bây giờ họ toàn “bẻ cong luật pháp”, chỗ nào cũng phải “bôi trơn, điếu đóm” hay “lót tay” thì mới được việc. Chúng nó bây giờ  được voi đòi Hai bà Trưng”, còn không chúng “ôm tiền tàng hình” là toi công.

Cô nói chưa tới một phút mà có bao nhiêu chữ bà Tâm không hiểu, chép miệng bà than: người Việt nói chuyện với người Việt, mà cứ tưởng đang nói với người xứ lạ. Càng ở lâu, tuổi càng nhỏ thì mức độ “ nhiễm” càng nhiều.

Dù nói thế nào, bà Tâm vẫn không nhận mình có ý kỳ thị. Bà chỉ liệt kê ra một số chữ nghe rất chói tai: nghèo bền vững. Bền vững là một trạng từ đòi hỏi phải có sự quyết tâm của ý chí. Chẳng hạn tạo nền móng( học hành) vững chắc ( bền vững) cho trẻ thơ đi học ngay từ mẫu giáo.

Người nghèo vì hoàn cảnh chứ có ai muốn nghèo mãi mãi, bền vững (như đổ nền móng bê tông cốt sắt). Ngày xưa ông cha ta thường an ủi con cháu hy vọng “ không ai giàu 3 họ, không ai khó 3 đời”. Bây giờ bị gọi “ nghèo bền vững” nghe nản như nói “ nghèo truyền kiếp, nghèo vĩnh viễn”, suốt đời khỏi ngóc đầu lên. Người bình dân gọi là “ mạt”: trù cho 3 đời mày mạt.

Ngoài ra bà Tâm còn cười khảy( vì cô em dâu xài chữ “ vãi”, đợi vãi cả hơi), cách nói ở VN bây giờ lan tràn ngoài đường mang tính côn đồ: Xử đẹp, chặt chém, ném đá hùa, nã đạn...không phải chỉ có người bình dân, ngay cả bà tiến sĩ ngôn ngữ lên truyền hình cũng nói rất tự nhiên: mọi người hùa nhau ném đá. Thay vì nói mọi người đừng công kích những lời nói của tôi.

Bà Tâm nhất định không nhận mình kỳ thị người trong nước, làm cho ông Tâm tức quá hét lên: bà “ cãi chày cãi cối” y chang Việt Cộng, không bao giờ nhận lỗi, chỉ tìm cách lấp liếm qua mặt người dân.

Sở dĩ ông Tâm dám mạnh miệng vì mới đây một ông to cảnh sát giao thông bảo rằng: năm 2018 thành phố không có “ ùn tắc”, chỉ có “ ùn ứ” thôi.Thế là dân mạng đốp chát( ném đá) lại ngay. Họ định nghĩa “ tắc” là không cách nào di chuyển, còn “ ứ ” là vẫn nhích nhích được từng chút một( luồn lách leo lề). Yên tâm năm 2019 sẽ không còn tắc ứ, chỉ còn “ ùn đống” mà thôi. Chẳng cần nói ai cũng hiểu chữ “ đống” để chỉ cái gì.

Hết ông giao thông, tới ông cầu cống: thành phố không có lụt, chỉ “tụ nước” mà thôi.

Cầu vừa xây bị gãy thì phân bua chỉ “cong” thôi.

Trên toàn thế giới chưa có nơi nào mà người dân gan dạ như ở VN, vẫn đi lại bình thường trên những con đường sắp lún, chờ lún.

Xứ người ta hễ có chuyện gì không đúng xảy ra, người đứng đầu xin lỗi “ nhận sai” (Tàu Nam Hàn đưa học sinh đi chơi bị chìm, ông Chủ tự tử, công ty bên Nhật làm ăn thua lỗ làm cho nhân viên thất nghiệp, Giám Đốc cũng tự tử). Chỉ có bên VN chưa có ông to bà lớn nào nhận mình sai, thậm chí có người còn nói trước tòa: em biết em có “ não nhỏ” nên không biết… Tham nhũng vì bụng to (tham) não nhỏ. Ra tòa thì van xin khóc lóc, không phân biệt chữ nào dùng ngoài đường (giang hồ), chữ nào phải nói nghiêm chỉnh trước bàn dân thiên hạ. Hết ý kiến.

Như vậy có phải là “cãi chày cãi cối” không quí vị?

Lại Thị Mơ

Ý kiến bạn đọc
07/03/201915:18:44
Khách
Mai mốt sau khi chế độ Cộng sản không còn ngự trị, chắc có lẽ phải mất cả thế kỷ mới chôn vùi được chữ nghĩa của loài khỉ Trường Sơn , hang Pắc Bó , cho nó vào quá khứ.
05/03/201917:30:50
Khách
Không những “cãi chày cãi cối” mà ca sĩ cũng cứ thích hú lên như bị thọc tiết và khán giả cũng khoái hú theo. Bài tính ca đang nhẹ nhàng mùi mẫn bỗng nhiên đổi tông hú và hét như điên dại. Mà điên thật.
05/03/201915:47:09
Khách
Truyện đọc rất thú vị về những chữ mới dùng trong nước! Cám ơn tác giả!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,151,672
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Nhạc sĩ Cung Tiến