Hôm nay,  

Đi Đường Vòng

04/03/201900:00:00(Xem: 38627)
Tác giả: Trần Ngọc Ánh

Bài số  5631-20-31437-vb2030419

 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.

 
 ***
 

Chị là cô gái tỉnh nhỏ, có nhan sắc dịu dàng của hoa đồng cỏ nội nên vừa gặp là anh đã mê ngay, họ yêu nhau nhanh chóng và hôn lễ cũng vội vàng diễn ra, thời chiến mà “cưới nhau xong rồi đi”anh mang ba lô ra trận bỏ lại cô vợ trẻ buồn hiu cùng cha mẹ chồng trong ngôi nhà vắng lặng. Hạnh phúc của đôi uyên ương chỉ có trong những ngày phép ngắn ngủi mà tuyệt vời.

Rồi chiến sự càng khốc liệt hơn trong những năm tháng tiếp theo và kết cuộc bi thãm nhất là miền Nam rơi vào tay Cộng Sản. Biết là không thể sống sót yên ổn trong sự trả thù hèn hạ dã man của giặc, anh dẫn vợ vào sâu trong khu rừng cao su hẻo lánh vùng Tây Ninh, thay họ đổi tên và sống lam lũ như những người nông dân chơn chất, họ hàng cứ nghĩ là anh đã vượt biên và chết trên biển cả. Không ai có tin tức gì về anh ,thậm chí Ba Má mất anh cũng không dám về quê thọ tang sợ người quen nhận diện.

 Cô vợ xinh đẹp của anh dẫu mưa nắng dãi dầu trong lớp áo quê mùa nhưng vẫn còn nét mặn mà duyên dáng, còn anh thì ngược lại chỉ vài năm cày cuốc trong cuộc sống kham khổ vất vả khiến anh biến thành lão nông lem luốc tay lấm chân bùn, cái thời cả nước ăn bo bo và sống bằng tem phiếu thì nghề nông bất đắc dĩ như anh lại thiếu trước hụt sau là chuyện cũng bình thường, so ra với bạn bè đi tù thì sự vất vả có khác gì đâu, nhưng anh sướng hơn họ là anh có vợ bên cạnh, dù thế nào thì cũng được chia sẻ khốn khó với nhau, trong cái nhà tranh vách đất giữa rừng cao su mênh mông đó họ có cả tiếng cười ấm áp của con trẻ, đủ nguôi ngoai những nhọc nhằn gian khổ.

Rồi thời kỳ Việt Nam mở cửa, rồi chương trình H.O đầy nhân đạo của chính phủ Mỹ dành cho những cựu quân nhân trong QLVNCH được định cư tại Hoa Kỳ, là người trốn tù cải tạo như anh thì đâu có cơ hội được ra đi hợp pháp.

Trong cái rủi lại có cái may, anh bạn cùng đơn vị ra tù sống lang thang không nhà cửa, không vợ con, anh ra tay cưu mang như người thân thích, dù trong nhà cô vợ hay đau yếu và đứa con nhỏ èo uột đã là một gánh nặng trong thời buổi khó khăn. Họ chia sẻ những gian nan khổ cực với nhau được vài năm thì anh bạn có giấy tờ ra đi diện HO.

Không biết ai là người mở lời trước cho món nợ ân tình này, nhưng ít lâu sau thì hàng xóm chỉ thấy có mình anh lủi thủi trên miếng ruộng khô cằn vì nắng hạn, vợ con và người bạn nghe đâu đã sang tới Mỹ yên ấm.

Khi người thân thắc mắc về sự ra đi lặng lẽ này của chị, Anh thú nhận mình là người đã xếp đặt mọi chuyện “hai chục năm nay chị sống theo anh khổ quá trời rồi, lại bệnh liên miên từ khi sanh đứa nhỏ ra, khó khăn chồng chất, nay có người chịu làm giấy tờ mang chị đi là may mắn lắm rồi, hãy để chị được hưởng hạnh phúc cuối đời trong cuộc sống mới, bà con họ hàng mình đừng ai .trách móc, tội nghiệp chị”

Cái giọng phân bua trầm buồn của anh làm tôi thêm xót xa. Ai biết được trong lòng anh đã tan nát như thế nào.

Lại thêm mười mấy năm sống chui nhủi trong cái xã hội mà không có một ngày tự do hạnh phúc, canh cánh bên lòng nỗi buồn riêng, rồi cuối cùng anh cũng qua được Mỹ nghe đâu do đứa con bảo lãnh, gia đình sum họp nhưng vợ anh chắc nặng tình nghĩa với ông bạn HO nên đã không trở lại chung sống cùng anh một mái nhà như xưa, mặc dù cả ba người vẫn qua lại thăm nhau như những người bạn.

Cách đây không lâu tôi gặp lại chị, thời gian không làm nhan sắc chị thay đổi bao nhiêu, cỏn có phần trẻ trung tự tin hơn của người phụ nữ sống lâu ở Mỹ, trong khi anh thì già nua xơ xác, không biết lái xe, không biết tiếng Anh để giao tiếp bập bẹ.

Anh yên phận như con ngựa già chờ ngày sụm xuống, không buồn trách tình duyên dang dỡ, hay hờn giận nàng Châu Long phụ bạc mà quên lời hứa hẹn ban đầu, (giống như trong kịch bản là Châu Long chỉ giả bộ đến với Lưu Bình để giúp bạn của chồng dùi mài kinh sử, rồi sau khi xong việc nàng trở lại cùng chồng vẹn nghĩa tào khang) Còn câu chuyện của anh thì có cái gì đó vượt qua sự thường tình?

Anh có cái nhìn bao dung hơn của người trong cuộc, anh cho đó là một sự hy sinh của cả ba người. Vì đâu nên nỗi? Nếu không có Cộng Sản cướp miền Nam, gieo bao thảm họa cho đất nước này, cuộc sống của người dân bị đảo lộn khốn khổ và biết bao gia đình phải chịu cảnh chia lìa, mất mát, có cả những cái chết thê lương uất hận, lỗi do thời cuộc, do vận nước đổi thay đã làm tan nát tất cả,  mà gia đình nhỏ của anh cũng phải chịu đựng những hệ lụy đau buồn đó trong cái tang tóc chung của cả dân tộc. Nhưng gia đình anh đã may mắn hơn biết bao người là không có ai bị chết trên đường tị nạn tìm Tự Do, vợ con anh đã ra đi trong an toàn và sống bình yên ở một nơi mà ai cũng mơ ước được đến.

Nước Mỹ đã giúp anh giải một bài toán khó, khi quyết định đổi đời theo kế hoạch táo bạo này, vì nếu còn loanh quanh ở Việt Nam không chắc gì gia đình anh có được cuộc sống than thản, yên ấm như bây giờ.

Anh mang ơn nước Mỹ thì đương nhiên rồi, nhưng ai sẽ hát bài “anh còn nợ em công viên ghế đá?” Trong chuyện tình tay ba này thì thật lòng tôi không thể hiểu nỗi, nói như chị ấy “phải có cái nhìn bằng trái tim mới cảm nhận được.”khi tôi không nén được tò mò hỏi “ chị có còn yêu anh không”

Rất tiếc, tôi chỉ nhìn bằng mắt thường nên luôn ngớ ngẩn tự hỏi sao nàng Châu Long không quay về với Dương Lễ cho trọn mối tình đầu?

Những câu chuyện đường vòng na ná như trên thật ra cũng có rất nhiều tình tiết bất ngờ khác mà nói ra mới biết, như chuyện ông già HO nào đó vợ mất về VN cưới đem qua Mỹ một em trẻ măng cở tuổi con gái mình, gia đình hàng xóm ai cũng cười chê, nhưng ông vẫn im lặng chịu đựng, lo cho cô bé ăn học thành tài, có quốc tịch hẳn hoi để cô bảo lãnh cha mẹ.

Lúc đó mới biết cha mẹ cô dâu chính là người lính mà ông nặng tình ơn nghĩa ngày xưa Câu chuyện này (đã được kể trong một bài Việt Báo Viết Về Nước Mỹ) khiến nhiều người xúc cảm, dù thật hư không biết ra sao, nhưng đó là cách giải quyết cuộc đổi đời có tính nhân văn trong hàng trăm phương cách mà người Việt Nam đã tìm đường cứu nguy gia tộc bằng đường vòng máy bay thay vì đường thẳng như những thuyền nhân vượt biển trước đây và nước Mỹ là sự lựa chọn hàng đầu điểm đến.

Tuy nhiên  cũng không quên nhắc tới sự đổi đời bằng con đường vòng của những cái vòi bạch tuộc đầy âm mưu toan tính của tư bản đỏ Cộng Sản VN, với những bước đầu đơn giản như cho cô chiêu cậu ấm đi du học, tìm mọi cách kết hôn kể cả bằng tiền mà không cần có tình yêu với công dân Mỹ để được ở lại, mua nhà cho con cái đứng tên lót đường sẳn rồi vài năm bảo lãnh cha mẹ, họ hàng qua theo, hoặc đầu tư theo chương trình EB-5 của chánh phủ Mỹ để được cấp thẻ xanh nhanh cho cả gia đình, mà thực chất chỉ là hình thức rửa tiền của bọn quan chức tham nhũng bên nhà, chứ dân nghèo chạy gạo từng bữa thì lấy đâu ra đô la.

Một thực tế đáng buồn cho Việt Nam khi quê hương không còn là chùm khế ngọt nữa mà nước Mỹ mới ngon như là trái táo chín để ai cũng thích leo trèo, và với làn sóng đỏ như hiện nay thì việc trà trộn vào cuộc sống chân chính của người tị nạn Cộng Sản quả là điều phức tạp.

Nhưng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ này đâu có ngán ai, họ có trái tim bao dung và cái đầu sáng suốt. Tôi tin như vậy.

Trần Ngọc Ánh

Ý kiến bạn đọc
12/12/202201:32:54
Khách
<a href="https://www.candipharm.com/
">candipharm.com</a>
30/11/202100:06:42
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis price</a> cialis online
29/10/202122:57:56
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis without a doctor prescription</a> cialis 20 mg
23/10/202114:18:15
Khách
cialis tablets <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis 20 mg</a>
13/10/202117:09:30
Khách
cialis online <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis without a doctor prescription</a>
27/08/202110:34:32
Khách
buy cialis usa <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis 20mg</a>
28/02/202100:52:23
Khách
https://genericviagragog.com buy viagra
13/02/202119:05:35
Khách
is zithromax penicillin <a href=https://zithromaxes.com/>generic zithromax azithromycin</a> zenquell medicine
06/08/201916:50:04
Khách
Generic Viagra Super Force [url=http://cheapcial20mg.com]cialis without a doctor's prescription[/url] Amoxicillin One Day Over Expire Date Progesterone Medicine Where To Buy On Line Generic Levitra Reviews
02/08/201911:09:26
Khách
Best Buy Pyridium Zidena For Erectile Disfunction <a href=http://genericvia.com>buy viagra online</a> Can Buy Nootropil
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,051,706
Chúc Mừng Năm Mới Kỷ Hợi 2019. Viết Về Nước Mỹ bắt đầu năm Canh Thìn 2000. Từ Thìn tới Hợi, vừa đúng 20 năm. Ngày đầu năm Hợi, xin mời đọc bài Tết của Lê Nguyễn Hằng. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài sau đây trích từ báo xuân Tết Kỷ Hợi 2019.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Mừng Tết Kỷ Hợi đang tới, mời đọc chuyện tình tất niên của tuổi hạc.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Sau đây là bài viết thứ ba của cô.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả kể về khóa Thiền Vipassanna 10 ngày mà bà đã tham dự. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi, đang phát hành khắp nơi.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư ông viết: Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Mong tác giả tiếp tục.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết sau đây được trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019, hiện đang phát hành khắp nơi.
Chỉ còn hai tuần nữa là Tết Kỷ Dậu 2019, mời đọc bài viết mới của Chu Kim Long. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Nhạc sĩ Cung Tiến