Hôm nay,  

Đầu Trọc

27/02/201900:00:00(Xem: 11156)
Tác giả: Hai Điếc

Bài số  5626-20-31432-vb4022719

 
Tác giả tên thật là Trần Văn Hai, hiện đã là cư dân hưu trí tại Nashville, TN. Thư kèm bài, ông viết: “Tôi thường xuyên theo dõi và đọc bài viết trên trang Việt báo online. Đây là bài viết tôi gởi về cho tòa soạn đầu tiên, mong nhận được sự góp ý. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là bước khởi hành tốt: gọn nhẹ, giản dị và thành thực. Saui đây là bài viết thứ hai.

 
 ***

 
Người ta viết truyện để đời,

Riêng tôi góp nhặt cho vơi nổi lòng.

 
Tôi nhận Thành Phố Nashville, Tennessee là quê hương thứ hai của tôi đang sống. Đối với cộng đồng người Việt đang định cư tại Mỹ thì tên thành phố này rất xa lạ, nghèo nàn giống như tên của những địa danh ở quê mình đã thành lời ca: “Phố núi cao, phố núi mù sương”, hay “quê hương tôi đất cày trên sỏi đá…”

Thay vì nói Nashville, nếu tôi giới thiệu tên khác thì có lẽ ai cũng biết: Music Country của Elvis Presley.  Tiểu Bang này có biệt danh Volunteer State. Thành phố của những nhà thờ nhiều hơn trường học.  Hiền hòa, lịch sự, hiếu khách nhưng bảo thủ.

Cư dân người Việt sống nơi đây trước thập niên 90 rất ít vào khoảng trên dưới 50 gia đình: Du học hay tu nghiệp trước 1975 còn kẹt lại dăm ba người. Vượt biên sau 75 vài chục gia đình (tôi không có tài liệu thống kê, chỉ ghi lại theo lời kể của những bạn sống trước ở đây, có thể không chính xác, mong nhận được sự cảm thông của quý đọc giả).

Đầu năm 1990, khi chương trình H.O. và con lai được chấp nhận. Những cư dân “người Việt Đầu Trọc” (không có người thân, bạn bè bảo trợ)  được đưa đến đây sinh sống. Dần dần dân số được tăng lên theo diện tỵ nạn chính trị CS. Nhà hàng Kiên Giang đầu tiên của người Việt tại đây mở cửa tại khu West Nashville, những bát phở của nhà hàng đã làm ấm lòng cho những kẻ tha hương nơi vùng đất mới.

Riêng tôi, từ lúc sinh ra và lớn lên, suốt cuộc đời mang tục danh con Bà Phước, không mãnh tình vắt vai từ thời đi học, vào lính, đi tù và sau nầy lập gia đình đến định cư tại vùng đất mới theo diện con Bà Phước update bằng tên diện Đầu Trọc.

Ngay từ lúc ban đầu mới đến, anh em gặp nhau cùng cảnh ngộ (100% diện trọc đầu) rất thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau để vượt qua những hoàn cảnh khó khăn hầu sớm hòa nhập vào cuộc sống mới. Tất cả các gia đình H.O. hay con lai đều được chính quyền Tiểu Bang trợ cấp duy nhất Một Tháng để trả tiền thuê nhà, điện, nước và food temp mua thực phẩm thông qua hội USCC. Sau đó hội USCC sẽ giới thiệu việc làm ngay. Trừ trường hợp đặc biệt vì lý do nào đó có thể nhận trợ cấp thêm vài tháng. Lý do ngân sách Tiểu Bang quá nghèo, không thể tài trợ lâu dài.

Nếu so với các tiểu bang khác, khi chúng tôi liên lạc với bạn bè thì ngân sách các tiểu bang đó giàu hơn, chẳng những được trợ cấp lâu dài mà còn tạo điều kiện học nghề sướng hơn chúng tôi nhiều. Dầu sao đi nữa chúng tôi tự an ủi, vẫn còn đở hơn sống nơi quê nhà dưới chế độ CS.

Thế rồi từng ngày trôi qua, có việc làm, có chút ít tiền rủng rỉnh, chiều cuối tuần gọi nhau ơi ới,  ngồi lại bên nhau tâm sự: “ Trước đây anh, Chú, Bác thuộc binh chủng nào? Bốc lịch mấy cuốn? Quê các bác ở đâu bên V.N. ?” Hoặc là: “thi bằng viết, bằng luật lái xe chưa?....”

Hầu hết các gia đình chúng tôi ở đây (con lai hay H.O. đều không biết tiếng Anh) khi tiếp xúc với người Mỹ trong xã giao hay trong công việc làm đều xài động từ Tu-Quơ. Không có một đoàn thể, tổ chức nào giúp chúng tôi phiên dịch về những sự cố xảy ra cho từng cá nhân hay mỗi gia đình trong sinh hoạt hằng ngày. Tự mình cứu mình thôi: thằng mù cõng thằng què, thằng chột dắt thằng đui, mò mẫm dò từng bước đường.

Nội cái chuyện đi thi lấy bằng lái xe cũng lắm nhiêu khê. Mặc dù luật Tiểu Bang (dốt đoán mò thôi, có biết tiếng Anh đâu mà đọc và hiểu) không bắt buộc người đi thi phải thông thạo Anh ngữ, nhưng ít nhất phải trả lời được dăm ba câu về tên, tuổi, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, quốc tịch nào, khi vào trung tâm đi thi (địa phương)… Để lấy được tờ giấy xin thi viết bằng lái xe (hầu hết anh em chúng tôi không biết tiếng Anh, người trước chỉ người sau những tình huống vấp ngã qua... văn chương truyền khẩu. Nghe thì như vịt nghe sấm, nói thì ấp a ấp úng, ngọng và đớt, có biết nói gì đâu mà khiếu với nại, bị đuổi về thì đành vậy thôi, see you again thì biết).

Có lần tôi giúp hai người bạn đi thi bằng viết, trước khi đi thi tôi học cách phát âm, câu cú từ con tôi cho tương đối chính xác, truyền khẩu lại cho mấy người bạn và bắt buộc họ phải thuộc lòng. Khi xuất hành ra khỏi nhà quên coi lịch Tam Tông Miếu hay sao mà ngày hôm đó tôi bị các bạn ấy cự nự quá xá. Có hai câu hỏi tôi bị tẩu hỏa nhập ma:

- What is your birth day? Câu nầy là câu tủ quá dễ, nhưng người phụ trách lại không hỏi như thế.

- What is the date of your birth?  Anh bạn tôi ú ớ và phải ra về.

Còn anh thứ hai, khi vào thi, nếu người phụ trách hỏi câu:

- Where are you from? Quá “ý dì”, nhưng ông ta hỏi câu:

- What is your nationality? “Bó tay!”

Tôi không nghĩ là người phụ trách bắt bí chúng tôi, hay chơi trát, mà tự an ủi rằng: “chắc hồi tối nầy, ông bị bà xã cự nự vì tội trả bài không thuộc hay không được trả bài nên sáng sớm anh em tụi tôi ló đầu vô dính búa tạ!?”

Thêm một lần nữa tôi đưa ông bạn khác đi thi bằng viết. Ông nầy đã đi thi viết tổng cộng 11 lần (5 lần không xin được mẫu đơn thi + 6 lần làm bài không đúng) vì vậy vẫn chưa đậu. Đây là lần thi thứ 12. Vào phòng thi khoảng 15 phút thì ông đi ra và nộp giấy thi cho người phụ trách. Người phụ trách chỉ vào hình trong tờ giấy thi và hỏi ông ấy. Hai câu đầu ok, câu thứ ba tôi không biết ông ấy thấy hình gì trong tờ giấy. Ấp a ấp úng một hồi, ông cởi bớt một vài nút áo đang mặc, sau đó rút cánh tay phải ra khỏi tay áo bỏ vào bên trong, còn tay trái ông ra dấu như đang cầm con dao chặt cánh tay bên phải bị đứt, bước đi thì khập khểnh chung quanh phòng thi. Mọi người trong phòng thi nhìn ông ta diễn giải ồ cười lên quá trời. Thì ra ông ta nhớ và hiểu nhưng không thể phát âm được chữ HANDICAP. Túng quá làm liều, cái khó ló cái khôn. Cuối cùng người phụ trách chấp nhận cho ông đậu kèm theo cái bắt tay đầy thân thiện. (Đề thi gồm 20 câu viết và 10 câu hỏi bằng hình). Thế là chặng đường cửa ải đầu tiên dành cho người mới đến rồi cũng qua đi.

Tạm thời ổn định, ải thứ hai mỗi khi anh em chúng tôi gặp nhau:

- Con cái đều đi học hay có việc làm rồi phải không? Mua nhà chưa? …. Job ông có thơm không?

Sau hai năm tạm ổn, chúng tôi bắt đầu ngắm nghía và dạo cảnh tham quan những vùng mà chúng tôi dự định muốn mua nhà. Lúc bấy giờ, nơi chúng tôi ở không có Real States người Việt, toàn là người Mỹ, bí quá dẫn theo mấy đứa con còn nhỏ mới học lớp 4-5 hay 6-7 làm thông dịch viên. Rất tiếc mấy cháu không đủ ngôn ngữ tiếng Việt để làm thông dịch và giấy tờ cho chúng tôi, may có một ông real states người Lào biết ba thứ tiếng: Lào-Việt Nam-Anh. Ông nầy trúng mối khách hàng toàn người Việt.

Coi như việc an cư, lạc nghiệp xong, chúng tôi bắt đầu tính toán tới việc cưới vợ, dựng chồng cho con cái. Lý do tuổi con cái hơi lớn, nhưng vì phải “ra đi tìm đường cứu nước” nên đã ban hành lệnh “giới nghiêm” trước khi đi làm hồ sơ theo diện H.O.:” Đứa nào chưa yêu thì khoan yêu, yêu rồi để đó tính sau. Lạng quạng cãi lời, lấy nhau thì tao bỏ lại và đừng xin xỏ chi viện gì cả”.

Qua tới miền đất hứa, gái thiếu, trai thừa. Mỗi khi có gia đình H.O. nào mới đến, hội USCC thông báo chi tiết gia đình nầy có bao nhiêu nàng vừa đến tuổi cặp kê. Thế là phúc đức ông bà để lại, các chàng trai chưa vợ ồ nhau ra phi trường đón đông đủ như đi trẩy hội. Tận tình chăm sóc từ A đến Z. Bù lại gia đình có toàn con trai hay con nhỏ thì đành chịu thiệt thòi, không thấy các hình bóng anh chàng hay cô nàng nào cả, chỉ toàn mấy ông già khú đế đi đón.

Nói tới việc cưới hỏi, nhiều khi mỗi tuần một đám, lâu lâu cũng bị “sự cố” (trục trặc) vì coi ngày lành, tháng tốt hai đám trùng ngày, hai bên gia đình bạn bè phải sắp xếp, thương lượng lại mỗi đám cách nhau 2 tiếng để cho quý vị khách mời kịp chạy sô. Lý do dân số quá ít, cùng làng cùng xã với nhau, khách mời không thể nào từ chối đi đám nầy bỏ đám kia. Hao nhưng quá vui và nhiều kỷ niệm.

Ải thứ ba cho chặng dừng kế tiếp là thi lấy bằng Quốc Tịch Mỹ. Vụ nầy thì không thể khiếu nại tôi không biết tiếng Anh hay ăn nói quờ quạng được. Thế là nhà nhà đi học ESL, đi luyện thi quốc tịch. Rất may các trung tâm mở ra đều miễn phí do người Mỹ phụ trách, mỗi buổi học có phần ăn nhẹ vào buổi tối trước khi ra về.

Theo tôi nghĩ nếu còn thương con cháu đang còn ở lại VN thì phải ráng học để thi đậu quốc tịch. Sau nữa là xác định lại điểm đứng của mình nơi quê hương thứ hai. Thêm vào đó nếu nhà nào có con nhỏ dưới 18 tuổi đi theo gia đình định cư thì đây là cơ hội  ăn theo khi Cha hay Mẹ đậu quốc tịch và tuyên thệ, các cháu tự động vào quốc tịch khỏi thi, khi đã nộp đơn yêu cầu, thỉnh nguyện. Đây là quyền lợi của các cháu khi còn đi học, dễ dàng nhận học bổng hay phần thưởng đặc biệt hơn quyền lợi của người thẻ xanh.

Cuối cùng, chặng đường còn lại của tuổi xế chiều: hưu trí bán phần hay toàn phần. Mới ngày nào gặp nhau, bây giờ thì da mồi, tóc bạc. Răng rụng cái còn cái mất. Đi đứng toàn xài nhạc Slow hay Bolero. Gặp nhau thì hỏi ông bà được mấy cháu rồi, ở chung hay ở riêng. Nhiều khi không được may mắn, lúc các con trưởng thành, có việc làm dọn đi nơi khác, bỏ lại sau lưng cả vùng trời kỷ niệm tuổi ấu thơ, bỏ hai ông bà già cu ky vào tuổi xế chiều: gần mõi miệng, xa mõi chân. Tre tàn, măng mọc, trẻ cậy Cha, già thì không biết cậy ai đây!? Hoặc giả lâu lâu gặp lại nhau vì ít dám lái xe đi xa: ” mầy có hay tin gì chưa? Ông hay bà A, B gì đó vô nhà dưỡng lão rồi, hoặc ổng bả vừa mới đi cấp cứu, mầy đi thăm chưa? Nó vừa mới đi cách đây mấy tháng….”Ôi! Buồn làm sao cho tuổi xế chiều.

Riêng về phần mình, trước khi gát kiếm về hưu, không có người bạn hay các cháu nào dặn nhờ Chú, Bác đưa con vô và giới thiệu chổ làm. Các cháu bây giờ đều giỏi, có công ăn việc làm ổn định. Thành phố phát triển lớn hơn, nhiều chợ búa, nhà hàng VN mọc lên nhiều, tiếng Anh cũng đở hơn... Ngành Nail phát triển mạnh, giá cả còn cao. Đất lành chim đậu. Nếu vì lý do nào đó, quý vị đồng hương ở những tiểu bang khác chưa an cư, lạc nghiệp, người viết xin tình nguyện làm hướng dẫn viên mời thăm viếng, mời quý vị đến chơi cho biết. Giá cả nhà cửa tương đối rẻ tùy khu (thí dụ như ở Cali bán căn nhà trị giá 400,000-500,000 dollas, qua Nashville mua căn nhà mới cất, to hơn, đẹp hơn khoảng 200,000-250,000 dollas, tiền còn lại mở hay sang lại tiệm Nail cho gia đình làm. Đặc biệt ngân khoản tiểu bang không nhiều, chúng ta không thể xin quyền lợi gì, ngoại trừ tiền hưu trí, nếu có xin thì rất khó). Hoặc tuổi về chiều của quý bạn già còn nặng nợ chuyện áo cơm, gia đình. Nếu còn sức khỏe mà muốn làm thêm kiếm chút đỉnh tiền. Well come to Nashville, nhiều job thơm ngon, không phân biệt tuổi tác.

Nashville đi dễ, khó về

Thương thương, nhớ nhớ, bộn bề gian truân.

Hai Điếc

Ý kiến bạn đọc
02/03/201919:50:30
Khách
Cám ơn tác giả!ĐIẾC mà nghe,nhìn,nhận xét,hội nhập vô cùng chân thật và chính xác !
Mong những aiđã/đang/định chọn nơi này làm quê hương được ĐIẾC như ông nhất là số người còn trăn trở,so sánh về nước Mỹ và Việt nam( kể cả các du sinh và ca nghệ sĩ Việt nam ( không dùng 2 từ này)/ được voi còn đòi tiên)
01/03/201915:20:45
Khách
Sao Nam Trần Ngọc Bình
Chào Ông Hai Điếc
Mạch văn của bài đi một lèo từ đầu tới cuối rất gọn gàng.
Vui như Tết!
“Văn tức là người” người Pháp có câu như thế.Tác giả rất chân thực nên văn của Ông cũng rất thực thà,rất sống động.
Thăm Ông và bảo quyến thân tâm thường an lạc.
Trân trọng
28/02/201923:10:50
Khách
Cam on tac gia ve bai viet rat hay va thanh that!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Nhạc sĩ Cung Tiến