Hôm nay,  

Xổ Số Ở VN và Lottery Ở Mỹ

13/11/201800:00:00(Xem: 12894)
Tác giả: Chính Vũ

Bài số 5546-20-31353-vb3111318

 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.

 
***
 

Xổ số ở Việt Nam có từ thời Pháp thuộc, theo lời ba tôi kể lại là từ hồi ông còn nhỏ đâu từ năm 1935 gì đó đã thấy có Xổ số mà tiếng Pháp gọi là Lotterie, được bán trên toàn cõi Đông Dương gồm 3 nước Việt- Miên- Lào với giá 1 đồng một vé, cứ 12 tháng xổ một kỳ, số tiền giải độc đắc là 10.000 đồng bạc Đông Dương.

Chiến tranh Việt- Pháp nổ ra, xổ số tạm thời bị đình chỉ cho đến đầu những năm 1950, tại Sài Gòn xổ số lại xuất hiện với giá 10 đồng tiền miền Nam, và lô trúng giải độc đắc (trúng 6 con số) là 1 triệu đồng! Được mở hàng tuần vào chiều thứ ba (sau này đổi lại vào chiều thứ Tư và thứ Sáu hàng tuần) với giọng ca bất hủ của quái kiệt Trần Văn Trạch trên Đài phát thanh Sài Gòn : “Xổ số kiến thiết Quốc Gia. Giúp đồng bào ta. Xây đắp muôn người. Làm nên cửa nhà. Tô điểm gian san. Qua bao lầm than. Trong giấc mộng vàng. Triệu phú đến nơi. Năm, mười đồng thôi. Mua lấy xe nhà. Giàu sang mấy hồi. Kiến thiết Quốc gia. Giúp đồng bào ta. Ấy là thiên chức. Của người Việt Nam. Mua số mau lên. Xổ số gần đến. Mua số mau lên. Xổ số... gần... đến”  Như khêu gợi, kêu gọi và thúc giục mọi người nhanh tay, nhanh chân mua vé số và... xúm xít vào quanh chiếc Radio để nghe và dò xổ số. Thuở ấy, vé số được bán theo từng quầy, như quầy bán thuốc lá, không có chuyện người già, người tàn tật hay con nít đi bán dạo như sau này.

Việc mua vé số Kiến thiết, ngoài cái mộng “Triệu phú”, được đổi đời, còn góp phần vào quỹ xây dựng nhà ở trong chương trình phục vụ dân sinh của chính phủ, do đó mặt sau của tờ vé số luôn có ghi dòng chữ: “ Quá hạn 6 tháng sau ngày xổ số, những số trúng không tới lãnh sẽ xung vào quỹ Quốc gia Kiến ốc cục” và bên cạnh còn có các loại vé số “ăn theo” khác như các loại vé số Từ thiện, vé Tombola của các tổ chức Tôn giáo, Từ thiện... Không loại trừ cả nạn “Số đề” do nhóm tài phiệt “ba Tàu” đứng ra tổ chức!

Sau ngày 30 tháng Tư, xổ số được dẹp bỏ vì đó là “tàn dư của chế độ tư bản”! Và mãi đến năm 1978, vé số được khôi phục lại, bắt đầu từ các tỉnh miền Bắc, rồi Xổ số miền Trung, miền Nam được ra đời, dần dần do lợi nhuận và nhu cầu của nhiều tỉnh, thành phố trong việc “tự chủ” xây dựng “kiến thiết” nên xuất hiện đủ vé số của cả... 63 tỉnh thành. Hầu hết mỗi tỉnh 1 tuần xổ một lần, riêng Sài Gòn (TP. HCM) mỗi tuần xổ 2 lần. Giá tiền mỗi tờ vé số có sự thay đổi liên tục và giải thưởng cũng tăng theo số tiền vé, thí dụ như vé số năm 1978 là 50 xu, giải đặc biệt trúng 5.000 đồng, sau vé số lên 1 đồng, giải đặc biệt là 8.000 đồng. Đến nay thì tờ vé số đã là 5.000 đồng và độc đắc  là 125 triệu đồng, nhưng vé 10.000 đồng thì độc đắc là 1,5 tỷ đồng (6 số).

Trước đây ở miền Nam không có bán “vé số cặp” nhưng hiện nay tỉnh nào cũng có “số cặp” từ 6 tờ lên đến 10 tờ số cặp (có số trùng nhau, trúng nhân lên theo số tờ đã mua), nên rất thu hút và hấp dẫn với những người có nhiều tiền và “máu” ăn thua đủ? Chưa kể, những dịp lễ Tết, số vé cặp tăng lên và giá tiền mỗi vé cũng tăng gấp đôi để “bẹo” gan người chơi vé số. Có người đã mĩa mai cả nước bây giờ giống như một... sòng bạc lớn, với đủ dạng ăn thua từ nhỏ tới lớn, và nạn “đề đóm” ăn theo đã lan rộng đến từng thôn xóm, bòn rút máu xương dân lao động nghèo! Song nhờ có phong trào... toàn dân chơi vé số, mà có thêm “công ăn việc làm” cho những người già, tàn tật, và cả trẻ em mồ côi, gia đình khó khăn được tham gia vào đội quân bán vé số rong trên khắp các nẽo đường và quán tiệm cà phê, giải trí có đông người qua lại.

Bán vé số cũng là một dạng lao động “tay chân” nhẹ nhàng mà lương thiện, song cũng lắm bất trắc gian khổ. Không thiếu những khách hàng, tráo đổi vé số, giật vé số của người mù, tàn tật... và cả khi phải chạy “long tóc gáy” bởi gần tới giờ xổ số mà vẫn còn cả xấp vé số trên tay, có khi phải khóc lóc, lạy lục van xin khách mua dùm cho tờ vé số.

*

Tôi có anh bạn là “tín đồ” thâm niên của việc chơi (mua) vé số, từ thời còn là sinh viên nghèo kiết xác, cho đến khi ra trường làm cán sự chuyên môn cho ngành điện, hễ có chút đỉnh tiền là anh đều mua vé số.


Sau ngày “giải phóng”, anh cười đùa là... “cán bộ 2 thời kỳ” trong việc chơi vé số? Hỏi anh đã có lần nào “trúng mánh” chưa? Anh nói “ mấy cái giải... bèo bèo thì cũng vô rồi, nhưng từ giải 3 ngược lên đến “đặc biệt” thì... chưa hề biết đến! Trúng số cũng giống như “cò ỉa miệng chai”, “Trời kêu ai nấy dạ!” vậy mà!”. Có điều lạ, anh biết đến... xác suất phần trăm từng giải trúng theo từng lô số là rất nhỏ. Còn phần lớn là “húp gió” theo kiểu “Sáng mua chiều... giục, ai chúa ngục mới mua”, vậy mà anh vẫn... mê, đeo bám mỗi ngày, ngày nào không mua, anh vào ra thơ thẩn, đứng ngồi không yên!

Được gia đình bảo lãnh qua Mỹ, sau vài năm bặt tin anh, có lẽ anh mắc “lo cày” để ổn định cho cuộc sống. Mới năm ngoái gặp lại anh, vẫn nụ cười có hơi bất cần đời trên môi, anh khoe với tôi là bây giờ anh đang chơi...Lottery của Mỹ, cũng... thu hút và hấp dẫn lắm! Anh kể ra một loạt kiểu vé số ở Mỹ như PowerBall, Mega Milions... đây là loại vé số Liên bang, gồm hơn 44 tiểu bang tham gia, xổ số  2 lần hàng tuần, các vé thắng giải đặc biệt phải trúng hết 6 dãy số ( mỗi dãy 2 con số), điều đặc biệt là giải độc đắc nếu không có người trúng sẽ tích lũy cho lần sau, giống như người ta chơi bài Cắt-tê và “nuôi heo” vậy, nên càng không có người trúng, giải độc đắc càng lên rất cao. Theo “lịch sử” Lottery của Mỹ, năm 2016, giải đặc biệt của Powerball đã lên đến 1,6 tỷ đô và mới đây nhất, tháng 10 năm 2018, giải thưởng của MegaMilions cũng đã lên đến 1.6 tỷ USD, làm dấy lên cơn sốt trong toàn nước Mỹ và cả những những lân cận. Nhiều khu chợ, tiệm Nail, hãng xưỡng, người ta hùn tiền lại với nhau để mua vé số, cầu mong được sự may mắn, thay đổi cuộc đời... vốn cày cả đời cũng chưa hề dám mơ có dư bạc triệu?

Bên cạnh vé số PowerBall, MegaMilions mang tính chất “quốc gia”, liên bang, trừ 6 tiểu bang Alabama, Alaska, Hawaii, Mississippi, Nevada và Utah không có bán vé số,  còn có các lại vé số của Tiểu bang như Cali có Daily3, 4, Daily Derby, Fantasy 5, Super Lotty Plus... Bang MA có Lky4LIF, Masscsh v.v... Bình quân giá mỗi vé có $2, thông thường được bán ở các Đại lý đặt ở các cây săng và các chợ, tiệm tạp hóa. Việc thắng các giải độc đắc còn khó hơn... quyên sinh! Bởi phải trúng đủ 6 cặp số với 12 con số, xác suất theo thống kê phải hơn... 330 triệu quả là một phép lạ thần kỳ, chắc phải tu... trên ngàn kiếp, hay mồ cha, mẹ chôn ở đầu ông Thần Tài?

Cũng từ việc “khó trúng” này, mà anh bạn lại... nghiên cứu và nhảy sang chơi các loại vé số “cào”. Một loại vé số “mì ăn liền” cào tại chỗ, biết kết quả tại chỗ và lĩnh tiền tại chỗ, trừ khi trúng lớn từ $1000 trở lên mới đến các công ty để lĩnh!

Vé số cào cũng được phát hành theo từng tiểu bang, với các mệnh giá $1, $2, $5, $10, $20 và $30... Và tiền thắng giải từ $1, $2 lên đến cao nhất là 15 triệu USD, song cũng rất hiếm người trúng giải từ $10.000 trở lên. Ở tiểu bang MA. Thỉnh thoảng cũng rộ lên tin người này, người kia thắng vé số cào được 4 triệu, hoặc 10 triệu đô, song có vẽ như người chơi, luôn luôn... thua, nhưng vẫn cứ lai rai bỏ tiền ra để... cắm cúi cào, mong được vận may, mĩm cười chiếu cố? Và không biết từ khi nào, nơi tôi ở, trong các món quà tặng trong ngày mừng “tân gia” hay “ Happy Birthday”, người ta hay “đi” vài tấm vé số cào cho chủ nhân, như một sự chúc mừng may mắn. Song lại chưa hề nghe... đồn ai trúng “lớn” từ các món quà may mắn đó.

Rõ ràng, không hỏi nhưng cũng thừa biết anh bạn “thua rất nhiều mà thắng chẳng bao nhiêu”, đành tìm lời khuyên anh nên... chậm lại, để “cho chắc” bởi cũng theo quan niệm của người Việt Nam “Của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ”, không ai có thể làm giàu bằng tiền... chơi vé số, cũng giống như tiền cờ bạc, có đó và cũng hết đó... Và cũng theo tác giả Jay L. Zagorsky, Đại học Boston trong một bài viết “Trúng số cả trăm triệu đô la, sao vẫn nghèo” đăng trên BBC, New, đã phân tích khá kỹ tâm lý của người chơi và trúng số. Thôi thì cứ nuôi “ước mơ và hy vọng”, song chỉ lâu lâu, thỉnh thoảng cũng nên thử thời vận, chứ cứ quan niệm “chính phủ còn xổ số, thì chưa biết ai giàu hơn ai” để mà... lao vào hy vọng của “trên trời” thì... xin thành thật can bạn, Bạn ơi!

Chính Vũ

Ý kiến bạn đọc
13/11/201818:56:15
Khách
Khong hieu? su*. trung thu*c ket' qua? so? xo' o? VN la` bao nhieu phan` tram nhi?
Co' ai biet khong ?
Cheers,
Kim Ho
13/11/201818:15:09
Khách
Ai phuớc đức kém mà thinh linh trúng sô độc đắc bạc tỷ là số sắp lìa đời rồi đó. Nếu tiền bạc mau chóng tiêu sạch hết, hay bị tai nạn hiểm nghèo là còn may phước. Cũng như các ngôi sao màn bạc nổi tiếng James Dean, Elvis Presley, Marilyn Monroe...Lâm Đại...Thanh Nga....đểu chết bất đắc kỳ tử vì danh vọng đột ngột lóe sáng quá chói lọi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,402,136
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến