Hôm nay,  

Những Ngày Đầu Ở Mỹ

06/11/201800:00:00(Xem: 12948)
Người viết: Võ Phú

Bài số 5540-20-31347-vb3110618

 
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.

 
***
 

Mẹ và năm anh em chúng tôi đến phi trường Washington National Airport vào một đêm mưa gió.  Trên tay mỗi người chúng tôi đều mang một cái túi ni lông màu trắng trên có ghi chữ IOM (International Organization for Migration), bên trong là hồ sơ bệnh lý và phim chụp hình phổi của mỗi người. Đến đón chúng tôi gồm có ba tôi, anh Lý - người anh em cô cậu với chúng tôi và anh Tùng - một người bạn thuê phòng chung với ba.

Vừa ra khỏi phi trường, mưa và gió tạt vào người. Chúng tôi ai cũng co ro trong chiếc áo mỏng. Mưa một lúc một nặng hạt.

Anh Lý và anh Tùng dặn cả nhà chúng tôi đứng trước cổng để hai anh chạy đi lấy xe đón chúng tôi về. Chiếc xe hiệu Mercury đời sáu mươi chín màu vàng kem của ba vừa trờ tới để đón chúng tôi. Anh Lý và anh Tùng giúp chúng tôi chất đồ lên xe. Sau khi bỏ tất cả hành lý xong, anh Tùng lái chiếc xe của ba đi được một đoạn, chừng vài mét, chiếc xe bỗng giật giật vài nhịp rồi tắt lịm. Nó nằm ì ra đó như một chiếc xe tăng trong viện bảo tàng. Ba tôi nhờ anh Lý gọi xe đến câu về nơi sửa chữa mà anh quen biết. Rồi gia đình chúng tôi gọi thêm xe taxi chở về. Về đến nhà, chúng tôi thay đồ và nằm lăn ra sàn nhà ngủ.

Sáng hôm sau, tôi dậy sớm rón rén mở cửa chính đi ra ngoài hít thở không khí. Trong căn phòng nhỏ mà ba thuê quá ngột. Vừa mở cửa ra, hơi lạnh lùa vào cho tôi có một cảm giác rất dễ chịu. Tôi mang đôi dép lê và đi dạo trước sân vườn. Những cọng cỏ xanh còn ướt đẫm sương đêm liếm vào đôi chân nhồn nhột ẩm ướt nhưng rất thích. Tôi đưa mắt nhìn quanh khu vườn trước sân nhà. Bên phải là những khóm hoa hồng đỏ thắm, xung quanh là thảm cỏ xanh được cắt tỉa gọn gàng. Bây giờ là vào thu, lá bắt đầu đổi màu, những màu vàng đỏ của lá phong đu đưa trước nắng sớm như một bức tranh.  Tôi nhìn đến mê mẩn. Một cơn gió nhẹ thổi qua, chiếc lá phong đỏ già xoay tròn rơi xuống đất. Tôi đi đến nhặt chiếc lá lên, ngắm nhìn. Sau đó mở cửa phòng vào nhà gọi anh tôi dậy. Tôi khoe với anh tôi lượm được chiếc lá đẹp. Anh mở mắt nhìn chiếc lá, nhìn tôi. Anh hất tay tôi ra và nói:

- Mệt mày quá, để cho tao ngủ. Sao mày không ngủ?  Dậy sớm chi vậy?

- Dạ tại em không ngủ được...

Tôi rón rén lục va li hành lý tìm chiếc áo ấm mỏng để mặc. Khoác áo xong, tôi mở cửa ra khỏi nhà và đi dạo quanh xóm. Buổi sáng trong xóm im lặng. Tôi có thể nghe tiếng thì thầm của gió, của lá phong rơi. Không như ở Việt Nam, trời vừa hửng sáng là bao nhiêu tiếng bóp còi inh ỏi của xe cộ, tiếng rao bán hàng, tiếng gà gáy, tiếng chó sủa và vô số tiếng ồn khác. Đang đi dạo một hồi, tôi nghe tiếng chó sủa. Sợ tiếng chó sủa làm thức giấc mọi người, nên tôi trở về nhà.

Mọi người trong nhà đã thức giấc gần hết. Khi tôi mở cửa bước vào, trong phòng khách rất nhiều người lạ. Tôi không biết họ là ai cho đến khi ba tôi giới thiệu và giải thích cho mẹ cùng các anh tôi. Vốn dĩ, căn nhà nhỏ mà ba thuê phòng chung gồm có bốn phòng, ba tôi thuê một phòng, anh Tùng (người đón chúng tôi ở phi trường) một phòng, chú Hạnh một phòng, và gia đình chị Ngọc Anh gồm bốn người một phòng. Sau hồi chào hỏi, ba tôi mở tủ lạnh ra lấy sữa, cereal, chuối và bánh ngọt cho chúng tôi ăn sáng. Lần đầu tiên tôi thấy mọi người ăn sáng với sữa và chuối. Tôi đứng im nhìn Ngọc Hồng và Ngọc Hà, hai đứa con gái của chị Ngọc Anh, ăn. Tôi nghĩ bụng: "buổi sáng mà ăn lạnh vậy chút xíu sẽ đau bụng cho coi". Tôi thường nghe Nội tôi nói vậy khi bà còn sống với chúng tôi. Nhìn chén sữa với cereal và chuối nổi lềnh bềnh, tôi không thể nào ăn được. Tôi thèm một gói xôi đậu hay một cái bánh ú đầu đường hơn những thứ mà ba đã đưa cho chúng tôi ăn. Tôi hỏi ba:

- Ba ơi có cơm nguội không?

Chị Ngọc Anh và mọi người nhìn tôi cười. Ba nói:

- Làm gì có cơm nguội. Có cơm nóng được không?

- Dạ được.

Ba tôi bới cho tôi một chén cơm và xịt ít nước tương đưa cho tôi. Cơm của Mỹ có khác, hạt cơm trắng tưng và thơm. Tôi ăn một hơi hết sạch chén. Sau đó còn bới thêm mấy chén nữa. Ăn sáng xong, anh Tùng gọi mấy anh em chúng tôi lại và nói:

- Hôm nay xe của ba mấy đứa còn đang sửa chắc không xong đâu. Thôi để anh chở mấy đứa đi vòng vòng siêu thị Mỹ cho biết nhé?

Chúng tôi được anh Tùng chở đến một siêu thị gần nhà. Lần đầu trong đời tôi được thấy siêu thị với đủ loại rau quả xếp ngăn nắp và sạch đẹp đến vậy. Anh Tùng nói với chúng tôi:

- Mấy đứa muốn ăn gì thì cứ lấy nhé. Đừng lo, mấy thứ trái cây này rẻ lắm. ..

Nhìn những quả táo, quả lê, quả cam vv…vv… tôi thèm lắm, nhưng còn sợ nên chưa dám hỏi. Thấy tôi đứng nhìn những quả lê xanh, anh vội lấy túi bỏ vào gần chục trái và hỏi mấy anh em tôi còn thích mua gì không anh mua cho. Anh tôi mua thêm vài trái táo đỏ, một bịch nho xanh và một ít bánh ngọt. Sau đó anh Tùng chở chúng tôi về nhà rồi anh đi làm.

Về đến nhà, tôi lấy một trái lê xanh lên ngắm. Nhìn trái lê xanh trên tay, nước mắt tôi lại ứa ra. Tôi nhớ lại quãng thời gian trước cách đây vài năm khi tôi còn ở Việt Nam.

Hè năm đó, tôi ra nhà dì ở để phụ ngoại và dì tôi làm những việc vặt trong nhà như lau chùi bàn ghế, rửa tách trà, dọn dẹp nhà cửa và nấu thuốc. Nhà ngoại tôi bán thuốc Bắc, nên mỗi sáng đều dậy sớm để ngâm thuốc và nấu thuốc hoặc vò những viên thuốc tể bán cho bệnh nhân. Nhà tôi nghèo và để kiếm tiền sắm quần áo cho năm học mới, nên mỗi dịp hè đến mẹ gởi anh em chúng tôi mỗi đứa một nơi để phụ việc. Hôm đó dì thuê người đến đốn cây vú sữa trước cổng. Cây vú sữa già không trái và có rất nhiều kiến vàng. Những cành cây vú sữa sau khi hạ xuống, dì nhờ tôi kéo ra bỏ ở con sông cách nhà chừng mười phút. Trưa hè trời nóng và đám kiến bị động nên chúng cứ bu vào người cắn đau rát. Tôi vừa phủi kiến vừa và cố sức kéo ra sông cho mau xong việc để nhận tiền thưởng của dì. Đang làm nửa chừng thì bà ngoại đi chợ trên thị trấn về mua cho đứa em họ, con gái duy nhất của dì, một trái lê xanh. Con bé được cưng chiều từ nhỏ, muốn gì được nấy, nên coi thường anh em chúng tôi và chẳng bao giờ xem chúng tôi là anh cả. Nó cầm trái lê trên tay nhâm nhi ăn và mặt còn xấc xấc chọc tức tôi. Nó nói:

- Có người làm bị kiến vàng cắn mà không được ăn lê Mỹ vừa giòn vừa ngọt. Trái lê đã gì đâu. Ui trời ơi thơm quá...

Rồi nó đi qua đi lại trước mặt tôi, nói tiếp:

-  Có người cả đời này cũng không có tiền mua nỗi một trái lê mà ăn. Tội nghiệp ghê chưa?

Nó cứ nhại đi nhại lại ra vẻ tội nghiệp. Nghe tức quá, tôi bỏ việc nửa chừng và ra trước thềm nhà ngồi khóc. Tôi khóc và ước ao phải chi mình có tiền mình mua thật nhiều trái lê để ăn cho bỏ ghét. Giờ đây, cầm trái lê trên tay, nước mắt tôi lại rơi. Hôm đó tôi ăn một lúc năm trái lê và bỏ cả cơm trưa.

Chúng tôi ở nhà ăn trái cây và bánh ngọt mà anh Tùng mua cho. Đến chiều, ba lái chiếc xe hiệu Mercury về. Ba chở cả gia đình bảy người chúng tôi đi chợ Việt Nam để mua thức ăn trong tuần. Ba lái xe, mẹ ngồi trước. Còn phía sau là năm anh em chúng tôi chia nhau ngồi. Chợ Đông Nam Á có bán đầy đủ loại thịt cá, rau củ, chén, bát, bánh kẹo và đầy đủ các loại tạp hóa như siêu thị của Mỹ vậy. Không giống như chợ ở quê nhà mà tôi thường thấy. Mỗi người ngồi một xạp nhỏ và chỉ bán một vài món hàng. Chúng tôi theo ba mẹ đi chợ. Đi đến đâu, ba giải thích cho mẹ hiểu nên mua sắm những thứ gì cho gia đình. Khi đi qua quày bán bánh kẹo và nước uống, tôi nhìn chúng thèm thuồng, nhưng chẳng dám nói với ba.

Tôi không dám nói chuyện với ba vì tôi cảm thấy ba xa lạ và không được gần gủi thân thiện như mẹ. Ngoài ra vì khi mẹ mang thai tôi, ba bị Cộng Sản bắt với tội âm mưu lật đổ nhà nước. Ba ở tù cho đến khi tôi được mười tuổi. Khi ba được thả về, ở nhà chưa được bao lâu, ba lại bỏ sáu mẹ con chúng tôi để vượt biển. Giờ cũng gần ba năm sau cả nhà chúng tôi mới được đoàn viên. Nên tôi sợ và không dám lai gần ba huống chi đòi quà vặt. Tôi nói thầm với lòng mình rằng mai mốt sẽ trở lại và mua một chai nước Coca Cola về uống cho đã.

Thứ hai ngày đầu tuần, ba lái xe chở cả nhà chúng tôi đến hội đoàn công giáo giúp người tỵ nạn định cư tại Hoa Kỳ mà ba hay nói là hội USCC (United States Catholic Conference). Nơi đây, họ cho chúng tôi coi phim về cuộc sống Mỹ. Nhưng tôi chẳng thích xem phim mà chỉ thích ăn bắp bung và uống nước ngọt. Ở cái tuổi mười bốn, mười lăm, tuổi háo ăn, nên có đồ ăn nước uống là tôi ăn uống vô tội vạ. Vã lại, trong hội trường không ai ăn bắp bung ngoại trừ tôi và thằng Út. Thấy vậy, cô nhân viên trong hội đem đến cho tôi một túi bắp. Xong, cô còn nói với tôi rằng ở đây còn nhiều lắm. Ăn hết rồi cô bung thêm cho. Tôi cám ơn cô rối rít và cảm thấy cô như nàng tiên mà tôi có đọc đâu đó trong truyện cổ tích.

Bốn ngày đầu chúng tôi đến Mỹ, ba tôi chở chúng tôi đi làm đủ loại giấy tờ. Ba cho tôi biết là tôi sắp trở lại trường đi học lại. Nghe đến trường, tôi sợ lắm. Sợ đến nổi cả da gà và không muốn đi học lại tí nào. Tôi sợ mỗi buổi sáng thứ Hai phải đứng trước trụ cờ như những tên tội phạm vì không chịu đeo khăn quàng đỏ, đóng tiền học phí muộn, không chịu lao động trồng cây xanh.... Mặc dù rất sợ, nhưng tôi không dám cãi lại lời của ba. Tối hôm đó, đợi không có ba, tôi nói với mẹ rằng tôi không muốn đi học. Tôi chỉ muốn ở nhà phụ việc với ba mẹ. Tôi có thể làm bất cứ việc gì chứ không đi học. Mẹ tôi nói lại với ba. Ba đã la mẹ và tôi một trận. Ba nói ở đây con nít dưới mười tám tuổi bắt buộc phải đến trường. Ở nhà là police tới bắt cả ba lẫn mẹ bỏ tù. Nghe đến bỏ tù tôi sợ lắm và không dám nghĩ tới việc không chịu đi học nữa. Ngoài đi làm giấy tờ với gia đình ra, tôi không có việc gì để làm và cũng không thể chạy rong qua nhà hàng xóm rủ đám bạn bắt cá, bắt dế hay chơi bắn bi được. Ba người anh lớn của tôi rãnh rổi viết thư về Việt Nam và cùng ba đi xin việc làm. Thằng út chỉ vài ba tuổi cũng chẳng chơi với tôi. Tôi chỉ biết đi vòng vòng quanh nhà và ngắm lá vàng rơi.

Ngày thứ năm ở Mỹ. Hôm đó anh Tùng đi làm về sớm, thấy tôi đi lang thang ngoài đường, anh dừng xe lại và gọi tôi lên xe chở về. Xe dừng trước cửa nhà, tôi nói với anh:

- Anh vô nhà trước đi, em giúp anh dọn dẹp xe cho sạch nhé?

- Không sao đâu, em cứ để đó đi...

- Dạ, tại em không có gì làm, nên chán lắm. Anh để cho em dọn nhé?

- Ừa em muốn sao cũng được.

Nói rồi anh Tùng bỏ vào nhà. Tôi dọn dẹp và lau chùi xe giúp anh Tùng. Trong lúc dọn dẹp, tôi lượm được rất nhiều tiền xu lẻ dưới sàn xe. Tôi vô nhà lấy cái chén ăn cơm ra đựng, cũng được gần nửa chén. Sau đó, tôi gõ cửa phòng của anh và trả lại. Anh nhìn tôi phì cười và nói:

- Mấy đồng xe lẻ đó em lượm làm gì. Kệ nó đi. Cám ơn em đã dọn xe cho anh. Cho em mười đô nè, muốn mua gì thì mua.

- Dạ em không dám. Còn tiền này thì sao?

- Em lượm được thì là của em. Cho em đó.

- Dạ. Cám ơn anh. Vậy em xin phép nhé.

Tôi đóng cửa phòng của anh lại và ra ngoài. Ở phòng khách, tôi nhìn thấy anh cả đang viết thư. Tôi khoe:

- Em mới dọn xe giùm anh Tùng, em lượm được một mớ tiền nè. Không biết có đủ mua tem gởi về Việt Nam không héng?

- Đâu đưa coi.... Toàn là tiền xu đỏ không mà mua được gì ... Yên tâm đi, mai mốt tao đi làm sẽ cho tiền mày mua tem. Mà mày muốn viết thư gởi cho ai?

- Thì em gởi cho Cậu, Mợ và bạn bè thôi.

- Ừa, cũng được. Thôi cất tiền đó đi. Mà mày biết xài không?

- Biết chứ sao không?  Tiền đỏ là một xu, tiền nhỏ là mười xu, lớn tí là năm xu. Còn này là hai mươi lăm xu.

- Ừa ... Vậy tất cả mày có bao nhiêu?

- Dạ, một trăm mấy.

- Vậy là hơn một đô rồi.

Sang ngày thứ sáu, tôi lại thèm uống nước Coca Cola, nhưng nhà thì không có nước vì ba mẹ tôi không mua bánh trái nước ngọt trong nhà. Tôi bèn mượn xe đạp của ba đạp đến chợ Đông Nam Á mua nước ngọt về uống. Tôi không dám đi đến chợ Mỹ gần nhà vì không biết nói sao cho người bán hàng hiểu. Tôi gom hết số tiền mà anh Tùng cho lúc dọn xe, bỏ vào túi quần và đạp đi.

Đến chợ Đông Nam Á, tôi để xe đạp trước cửa tiệm và chạy ù vào nơi để bánh trái nước ngọt mua một chai Coca Cola. Chạy vô chợ mua chai nước ngọt mà tôi cứ hồi họp lo sợ mất chiếc xe đạp của ba. Đến quày tính tiền, tôi móc túi ra trả tiền cho chủ quán. Tôi trả đúng chín mươi chín xu rồi tỉnh bơ ôm chai nước đi ra ngoài. Người tính tiền gọi tôi lại nói tôi trả tiền còn thiếu. Nghe vậy, tôi nói lớn:

- Dạ con trả tiền đủ rồi mà. Trên này ghi là chín mươi chín xu. Con trả đủ chín mươi chín xu rồi.

- Mày trả chưa đủ. Thêm năm xu nữa mới đủ.

- Chú nói ngộ quá. Đã đưa chín chín xu rồi, giờ đòi thêm năm xu nữa là một đô bốn xu chứ đâu phải là chín chín xu.

- Mày không tính tiền thuế hả?

- Ủa phải trả tiền thuế hả chú?

- Ừa, phải trả thêm tiền thuế.

Tôi móc trong túi quần ra những đồng xu còn xót lại trả cho người tính tiền. Mà cũng hên trong túi tôi vẫn còn được hơn mười xu lẻ. Đó là bài học đầu tiên tôi học được về chuyện tiền bạc ở xứ Mỹ này.  Trả tiền xong, tôi chạy vội ra trước cổng và thở phào vì chiếc xe đạp vẫn còn ở đó.  Tôi mở nắp chai nước Coca Cola ra uống tại chổ.  Nước ngọt mát lạnh, thơm mùi xá xị. Những giọt ga li ti đánh vào đầu lưỡi tê tê.  Tôi uống một hơi gần phân nửa chai nước ngọt rồi mới đạp xe trở về nhà.

Một tuần lễ sống ở Mỹ trong ngôi nhà nhỏ đông người, nhưng thơ mộng, cũng trôi qua nhanh.  Gia đình tôi chuẩn bị dọn về nhà mới. Đó là một căn chung cư được ba thuê cách nhà cũ hai mươi phút.  Nói dọn nhà chứ lúc đó cũng không có gì để dọn.  Ngoài chiếc xe Mercury ra, gia tài của ba chỉ có chiếc xe đạp, một chiếc giường bố nhỏ và ít mùng mền, chăn gối.  Qua bên nhà chung cư được rộng rãi hơn.  Năm anh em chúng tôi được ở trong căn phòng khách.  Tối đến trãi túi ngủ ra ngủ, sáng xếp lại.

Cuộc sống tương đối êm đềm trôi qua….

Tôi trở lại trường học trung học, rồi lên đại học sau đó là ra trường và đi làm.   Giờ đây, sau hơn hai mươi lăm năm sống ở Mỹ, tôi luôn nhớ đến những ngày đầu tiên đặt chân đến đất nước này. Tôi xin cám ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình chúng tôi. Tôi cám ơn anh Lý, anh Tùng, những người đã giúp anh em chúng tôi thích nghi với cuộc sống Mỹ ở những buổi đầu chập chững chân ướt chân ráo trên đất nước này.  Và tôi vẫn mãi nhớ đến vị ngọt và giòn của những quả lê, những giọt nước ngọt mát lạnh tê tê nơi đầu lưỡi của chai Coca Cola mua ở chợ Việt Nam  Đông Nam Á.

Võ Phú

Ý kiến bạn đọc
24/11/201801:42:54
Khách
Cách dùng Denta Seal. Chỉ với 3 bước đơn giản giúp bạn trắng răng tại nhà với kem đánh răng denta seal kem làm trắng răng tại nhà. Làm sạch bàn chải, sau đó lấy lượng kem vừa đủ Chải răng nhẹ nhàng mặt ngoài và mặt trong răng Sau 3-4 phút, súc miệng với nước sạch. Tại sao nên dùng Denta Seal. Denta seal là sản phẩm làm trắng răng, giúp răng chắc khỏe, nuôi dưỡng nướu và khử mùi hôi miệng hiệu quả. <a href=https://kemdahn.com/goji-cream/>https://kemdahn.com/goji-cream/</a> Các chuyên gia y tế chức năng đồng ý đó là những điều để tìm kiếm và những thứ để tránh hoàn toàn khi chọn một chất bôi trơn. Các thành phần nhìn có thể cho phụ thuộc vào sở thích của bạn Việt nam cho hương thơm hay mùi. Mọi thứ để tránh có nghiêm trọng hơn. Những thành chức năng phần bao gồm: Chlorhexidine gluconate, mà có thể kích thích làn da và giết chết lành mạnh đôi vi khuẩn; chúc mừng (thường methylparaben và/hoặc propylparaben), được tổng hợp chất bảo quản có thể kích thích âm đạo nhầy và có liên quan đến tăng nguy cơ bệnh ung thư; cyclomethicone, cyclopentasiloxane và cyclotetrasiloxane, trong đó có liên quan đến u ung thư ở động vật (không nghiên cứu có được tiến hành cho phụ nữ) và không đánh giá được tiết lộ nhân tạo nước hoa, và mùi vị thành phần, mà có thể, bao gồm một kết hợp của hóa chất có thể, bao gồm chất độc gây dị ứng hay thậm chí gây diễn đàn Nữ ung thư.
07/11/201814:39:06
Khách
Cảm ơn tác giả với một bài viết hay, nhẹ nhàn. Tác giả rất có Phước vì có cả cha mẹ và anh em bên cạnh nên sự thích nghi ở môi trướng mới không quá khó khăn.
06/11/201818:08:45
Khách
Những ngày đầu ở Mỹ của cậu trai 16 tuổi ngây thơ,thật thà quá đỗi dễ thương.Tố rất thích đoạn anh Võ Phú dọn xe giúp cho anh Tùng,lượm bạc cắc đem trả lại,rồi dùng tiền đó đi mua nước ngọt.
Chúc gia đình anh luôn vui khoẻ,mong được đọc thêm nhiều câu chuyện của anh.
06/11/201808:46:34
Khách
Bài viết hồn nhiên, dễ thương lắm em. Đọc tui thích lắm!
Mong Võ Phú viết thêm về những chuyện xưa👍❗️
Chào em.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,263,648
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến