Hôm nay,  

Cái Đòn Gánh Của Tôi Ơi!

05/11/201800:00:00(Xem: 11985)
Tác giả: Dong Trinh

Bài số 5539-20-31346-vb2110518

 
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.

Dong Trinh_new
Tác giả bị gãy xương đòn gánh.


***
 

Mấy tuần lễ ta bà Kansas City, qua tuốt Montreal, rồi Toronto...t rở về nhà, vui quá vì rau cỏ vẫn con xanh mướt, mấy hột mai ươn hơn hai tháng rồi vẫn im ỉm, tưởng tịt ngòi rồi, dè đâu về tới, chạy ra thăm thì thấy đã lên cao bằng ngón tay út. Mừng quá trời luôn.

Hôm sau đi chợ với chị Ba để mua đồ ăn. Ba bốn cái chợ mua đủ thứ, thịt, bún Đại Hàn, bánh mì, sửa...

Hai chị em khệ nệ tha vô từ món để trước thềm nhà. Còn thùng Boost với chai xà bông tắm. Tay khiêng thùng sửa, lại còn cả mô chụp thêm chai Dove khá lớn. Nghe hơi nặng, rán ẹo người qua lấy thế, bỗng một tiếng ‘cụp’ ngay vai. Đau thấu trời xanh, điếng hồn điếng vía, tôi đứng yên, cả mấy phút sau, quăng chai xà bông xuống, rán tưngø bước chầm chậm, khiêng thùng sữa vô, khom lưng thả xuống thềm nhà mồ hỏi ướt trán dù thời tiết đang lạnh, rồi lại lê bước ra xe cầm chai xà bông vô.

Chị Ba tôi mãi mê coi cây cỏ ngoài sân không hay biết gì hết, tôi đứng cạnh chị, tay để lên vai, đau nhói mà vẫn cố bình thản nói chuyện với chị coi như không có gì xảy ra. Cỡ hơn mười lăm phút sau, chị quay vô nhà, thấy đống đồ còn chính ình dưới đất, chị hỏi tôi sao không đem vô nhà, lúc đó tôi đành thú thiệt. Chị hoảng hồn , trách sao nãy giờ không nói rồi chị đem hết vô nhà giúp tôi, xong chở tôi đi nhà thương liền. Tôi kể cho chị nghe đầu đuôi sự tình và đoán chắc là trật khớp xương.

Ngồi trong phòng, tôi cứ ôm  vai nhăn mặt hít hà. Nói là cấp cứu chứ họ vẫn bình thản, từ từ, trừ trường hợp bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, còn đi đứng nói năng được thì cứ chờ cho đã luôn. Hơn hai tiếng sau tôi được cho đi chụp Xray, chờ phải một tiếng nữa, bà bác sĩ vô . Gặp tôi bà cho biết tôi bị Clavicle broke! Tôi tá hỏa lên khi nghe tin trên. Trời đất ơi! Thùng sửa giúp tôi bồi bổ sức khỏe , có nhiều calcium giúp xương tôi rắn chắc, dè đâu lại chơi tôi một vố nặng, bẻ gãy cái đòn gánh trên vai tôi rồi. Bà cứ hỏi đi hỏi lại là tôi có bị té không, tôi nói tôi chỉ bưng thùng sửa và xoay người để lấy thế thì nghe tiếng cụp trong xương chứ không hề bị té. Bà lấy làm ngạc nhiên, không hiểu sao cái xương lại gãy dễ đang quá. Sau đó bà đi ra ngoài, một lát sau trở vô, nói có gọi cho bác sĩ gia đình của tôi và được biết tôi từng bị ung thư xương. Bà nghĩ có thể bệnh tôi trở lại, cây đòn gánh đã mục không đủ sức chịu nổi sức nặng thùng sửa nên phải gãy lìa! Sau khi nói chuyện với Dr. Hinkle là bác sĩ  gia đình của tôi, bà nói nhà thương sẽ không làm gì được chỉ tạm thời đeo cho tôi cái belt để nâng cánh tay lên, làm cho chỗ xương gãy được giữ yên. Đồng thời bác sĩ cho tôi uống painkiller để giảm đau nhưng tôi đã từng dị ứng với những loại này, nó làm tôi chóng mặt và ói rất nhiều nên tôi từ chối, sau cùng người y tá đem vô cho tôi viên Tylenol. Bà Bác sĩ kêu lấy hẹn cho tôi gặp Dr. Hinkle để ông quyết định.  Xong bà nói chuyện qua điện thoại với con trai tôi để cho biết tình trạng của tôi.

Sáu tiếng đồng hồ dài đăng đẳng, chị Ba chịu khó ngồi với tôi ở ER ( Emergency room), chở về chị còn ghé mua thuốc rồi chỉ tôi tường tận đeo, mở dây belt, thật là cảm kích trước tấm lòng của chị.

Tối hôm đó, thật là trần ai khi tôi lên giường ngủ. Ngồi từ từ tháo sợi dây đeo ra, nằm xuống nhè nhẹ...tôi muốn la làng lên vì đau quá, thật lâu mới nghiêng người được . Cả đêm,  mỗi lần xoay trở là mỗi lần tôi khổ sở.Cánh tay nhức buốt, nhắc lên không nổi, nước mắt tôi ứa ra, không biết vì đau quá hay tủi cho cái thân già trong cảnh cô đơn?

Một ngày qua là tôi khổ một ngày. Tôi đã từng đau chuyển bụng để đưa các con tôi đến với thế giới này, cái đau xé thịt mà rồi cũng qua, miệng tôi nở nụ cười tươi, mắt tôi sáng rực khi nhìn thấy đứa con kháu khỉnh. Tôi đã từng bò lê, bò lết vì cái bướu trong lưng nổi cơn dậy sóng, rồi cũng qua khi Bác sĩ dùng phương pháp xạ trị để đốt tiêu nó.


Lần này không biết cái cây đòn gánh mà tôi vô ý làm gãy nó sẽ trả thù tôi bao lâu đây!

Hôm qua, chị Ba chở tôi đi gặp Bác Sĩ Hinkle, ông cũng nói không làm được gì cho đến khi nhận kết quả thử máu từ Little Rock để coi có phải bệnh cũ tái phát hay không rồi ông mới quyết định. Trong khi chờ đợi, ông cho tôi dùng thuốc tăng trưởng xương và vitamin D cộng thêm Tylenol để giúp giảm đau.! Họ quá cẩn thận trong việc điều trị cũng tốt nhưng có biết rằng một ngày chờ đợi là một ngày tôi chịu đựng cái đau thấu trời thấu đất này đâu!

Hồi tối, đâu cỡ nửa đêm rồi, tôi vừa mở cái dây belt ra, tức thời như có ai lấy cái búa tạ mà đập lên vai, nhức nhối không thể tả. Tôi rán lết tới giường, từ từ ngồi xuống, mỗi động đậy cái thân già là mỗi lần muốn la làng la nước. Tôi ngồi hồi lâu, trên vai càng lúc càng đau...chịu không nổi bèn gọi đứa em đến giúp.

Trong khi chờ đợi, tôi nhớ tới thằng con. Hồi đó, lúc Khương cỡ sáu, bảy tuổi, đang đi chợt thằng  nhỏ cạnh nhà chơi cắt cớ, đưa chân ra..thằng con té nhào, chạy vô nhà kêu mẹ, khóc quá trời luôn, tôi hoảng hồn, coi ra thì cánh tay cháu sưng chù vù. Lật đật kêu xe ngựa đưa cháu lên nhà thương. Kết quả, gãy xương cánh tay mặt, phải  băng bột hai tháng trời.

Kế đến, vừa đặt chân tới Mỹ, tôi sanh cháu gái mới một tháng. Đang nằm ổ, có điện thoại cho biết Khương bị té gãy tay, họ đang chở tới nhà thương, kêu người nhà tới gấp. Tôi hú hồn hú vía, xanh mặt xanh mày, gọi qua nhà anh Ba nhờ anh tới coi chuyện gì xãy ra cho cháu. Hơn hai tiếng sau, anh Ba chở Khương về với cánh tay trái đang băng bột. Trời ơi là trời! Mới mười tuổi đầu, con tôi đã gãy cả hai tay!

Hỏi coi chuyện gì thì Khương nói giờ chơi, cùng một đứa bạn chơi trên cái bập bênh (seesaw), đang ngồi, đứa đầu kia nhảy xuống, mất thăng bằng, Khương té nhào, chóng tay xuống đất...kết quả lại cũng là băng bột suốt mấy tháng .

Hôm sau, Khương đi học về, đưa cánh tay bột cho tôi coi, trên đó đầy chữ ký của bạn bè, những lời chúc ‘get well soon’, ‘love you’... thấy cũng rất vui và cảm động cho tình bạn dù chỉ mới quen nhau một hai tháng, dù là khác màu da, chủng tộc lẫn ngôn ngữ, riêng cậu bé vô tình gây tai nạn cho Khương thì đã xin lỗi rất nhiều lần.

Tôi nghĩ lại thấy thương cho Khương quá, đã hai lần gãy tay, đã chịu đau nhức vô cùng tận khi tuổi còn quá nhỏ mà không một lời than, thật là tội nghiệp cháu quá. Giờ đây, trước cái đau đang bên mình, tôi hiểu được nỗi đau mà cháu phải gánh chịu tới đâu rồi.

Sáng dậy sớm uống viên thuốc xong, đi quét dọn nhà, đau nhưng phải rán thôi! Đọc bài viết trên face book, bác  sĩ Nguyễn Như Thạch đã cho tôi một hướng dẫn rất bổ ích:

-Một tuần hết đau à cô. Cô nhích cái cùi chỏ ra sau. Ngón tay cái chạy theo lưng quần, từ rún tới hông. Như chống nạnh, để yên 15 ph coi đỡ đau không cô.  Thời xa xưa người ta chỉnh xương này bằng cách ngồi chống nạnh, vắt 2 tay lên lưng ghế, 6 tiếng một ngày, rồi đeo giống cô trong những giờ còn lại, cùi chỏ hơi ra sau.

Cảm ơn em rất nhiều nha. Cô sẽ bắt đầu thực hành trước khi đi ngủ.

 
*

Hôm nay cảm thấy khá hơn, tôi tình nguyện giữ bốn đứa nhỏ cho ông bà nội đi coi Việt Khang, người ca nhạc sĩ trẻ đã tranh đấu cho quyền làm chủ đất nước của dân tộc Việt Nam. Cảm xúc trước việc nhà cầm quyền Cộng sản đàn áp những cuộc biểu tình của thanh niên học sinh chống Trung quốc đòi lại chủ quyền của  Hoàng Sa, Trường Sa, anh sáng tác hai bản nhạc ‘Anh là ai’ và ‘Việt Nam tôi đâu.’ Hậu quả là anh bị bắt giam. Sau mấy năm tù đày, nhạc sĩ Trúc Hồ đã phát động phong trào ký ‘Thỉnh Nguyện thư’ kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam để trả tự do cho những người đấu tranh cho dân tộc. Tháng 02-2018 Việt Khang đã được đưa sang Hoa kỳ.

Đêm nay, dù không đi coi anh trình diễn, dù đang bị cái xương gãy làm đau nhức không thể dự đêm diễn của Việt Khang, tôi cũng gián tiếp góp phần mình bằng cách giữ các cháu cho ông bà các cháu đi xem.

Cầu chúc cho đêm diễn thành công. Tiếng hát, lời ca của anh sẽ là tiếng vang cho tất cả đồng bào mình ở khắp nơi trên thế giới, cùng anh chung sức chung lòng, đấu tranh để bảo vệ quê hương xứ sở!

Fort Smith, Oct 27, 2018.

Dong Trinh

Ý kiến bạn đọc
07/11/201804:41:38
Khách
Nhờ đọc bài viết của chị, mình cũng tự nhủ phải cẩn thận vì tới tuổi này xương dễ gẫy lắm. Chúc chị mau bình phục nha.
06/11/201806:19:14
Khách
Thương cho tác giả phải bị hành xác hoài! Âu cũng là cái nghiệp. Những lúc đau đớn đó chị nhớ uống thuốc và cầu nguyện cho nỗi đau bớt dần. ❤️
06/11/201804:47:08
Khách
Một lần nữa như cảm được cái đau đớn của chị khi bị gãy xương. Chúc cái đòn gánh của chị phục hồi mau chóng không còn đau đớn như vậy nữa. Ước chi được ở gần xóm nhà chị (ở cách xa có 2000 dặm thôi!) để chạy qua thăm hỏi, và coi có giúp đỡ được chút xíu gì không, hay đến pha trà cùng uống với chị cho vui để được "lây" cái tinh thần lạc quan, tích cực của chị.
Chúc chị mọi điều tốt lành - you deserve the very best chị ạ. Rất mong biết được tình trạng sức khỏe của chị trong những bài viết tới.
06/11/201803:14:31
Khách
Đọc bài viết thấy... thương cho chị! Em nghĩ chắc chị từng bị ung thư xương nên xương cốt của chị giờ không được như người bình thường. Chị nên cẩn trọng!
Em chúc chị sớm bình phục!
06/11/201802:59:02
Khách
Báo Mỹ hôm nay loan tin thuốc giảm đau Dsuvia có độ mạnh gấp 1000 lần so với morphine và mạnh hơn thuốc fentanyl 10 lần vừa được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa kỳ chấp thuận. Tuy nhiên, thuốc này sẽ chỉ đươc xử dụng ở bệnh viện, trung tâm giải phẫu và các phòng cấp cứu.
05/11/201818:33:39
Khách
Thương chị Đông Trinh quá! Cầu xin ơn trên ban cho chị sớm bình phục nhé.
Tuổi chúng mình bây giờ chỉ xách những cái nhè nhẹ thôi.
Chỉ làm việc ngắn giờ rồi phải để giờ nghỉ ngơi, chứ không thể tham công tiếc việc như hồi còn trẻ tuổi nữa.
05/11/201818:03:25
Khách
Cô Đông Trinh mến,
Thật là thương và cảm phục cô dù đau đớn vẫn lạc quan vui vẻ viết bài chia sẻ cùng mọi người. Tố còn phục cô hơn khi cô "hy sinh" giữ cháu cho "ông bà nội đi coi Việt Khang" nữa.
Cháu tin rằng với tinh thần mạnh mẽ lạc quan như vậy,cô sẽ mau chóng khỏi bệnh,mong rằng bên ấy trời không quá lạnh để cô bớt đau nhức.
05/11/201816:24:09
Khách
Cầu xin vết thương của chị Đông mau lành.
Bây giờ mình lớn tuổi rồi nên không thể vác nặng như ngày xưa, cố gắng tĩnh dưỡng cho mau khỏi bệnh nhá.
05/11/201813:03:41
Khách
Chúc bạn vàng của mình mau bình phục, chắc khoảng 30- 40 ngày sẽ lành, lẹ lắm . Lần sau cẩn thận cẩn thận cẩn thận .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,191,056
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2017 và thêm giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại University of California, Riverside và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnamese: An Intro-ductory Reader” do Viện Việt Học và Đại học Riverside xuấn bản năm 2008. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện là cư dân Bắc California.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, xin mời đọc bài viết của Susan Nguyễn. Bà là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, tác giả đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân.
Khiếu.Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH.Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụtại Brooklyn Park, Minnesota. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến