Hôm nay,  

Công Chúa Triều Nguyễn

06/02/201800:00:00(Xem: 15569)
Tác giả: Minh Nguyệt Graves

Bài số 5305-19-31151-vb3020618
 

Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017.  Bài viết mới của bà trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018, hiện đang phát hành khắp nơi. Đây là tự sự của một tôn nữ thời đổi đời: Làm tài xế Taxi tại Huế. Định cư, kết hôn với người Mỹ.

Cuu Pho Tinh Truong Thua Thien

Tại làng Truồi gần Huế, có đền thờ Ngài Trấn Định Quân Công tức Hoàng tử Miên Miêu, con vua Minh Mạng.  Là hậu duệ dòng Trấn Định, sau 1975, ông Vĩnh Bạch định cư tại Hoa Kỳ, trong khi con gái ở lại Huế làm tài xế taxi.

Ton Nu di lai Taxi

Tác giả bài viết, Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, thăm làng Truồi, cúng đền thờ Trấn Định Quận Công.

 
***
 

Hồi đứa con gái tôi  còn học lớp 5, có làm môt cái project gọi là “Family Tree.” Tôi giúp cho con làm bài, sưu tầm tranh ảnh, tra cứu Google, khá công phu.

Sau khi được cô giáo cho điểm 10, nó vui sướng về nhà khoe: “Mẹ ơi, con nói với tụi bạn, con là Princess mà tụi nó không tin. Có đúng con là Công Chúa không mẹ?”

Tôi cười, “Không đúng. Mẹ là công chúa, nhưng con thì không.”

Thế là con bé khóc oà lên, nhất định không chịu! Tôi đành phải vỗ về rồi tìm những dữ kiện xem tôi và con gái có đúng là Công Chúa triều Nguyễn không (?).

Đúng là tôi sinh ra trong một gia đình Hoàng tộc. Điều đó có nghĩa là, tôi thuộc diện “Con Vua, cháu Chúa” chứ không phải tầm thường đâu nha! Ha ha.

*

Ngoại trừ một số rất nhỏ những nước ở Âu Châu, Á Châu, Cận Đông còn có Vương quyền, nhưng thực chất không giống ngày xưa là nhà vua có toàn quyền trên 3 ngành của một nước là Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp. Nhà Vua bây giờ chỉ còn là biểu tượng.

Những nước trong Liên Hiệp Anh như Canada, Australia, New Zealand vẫn coi Nữ hoàng Anh là vua của họ, nhưng nước Mỹ mới lạ đời, cha ông họ ngày xưa vì bị nước Anh đàn áp sao đó mới chạy tới xứ sở mới này, thế mà bất cứ chuyện nhỏ nào xẩy ra cho dòng tộc vua nước Anh thì cứ nhao nhao lên như là chính chuyện của nước mình. Nhất là chuyện đám cưới, chuyện tình yêu hay sanh con đẻ cái của họ thì ôi thôi cũng tốn nhiều giấy mực của nước Mỹ lắm lắm.

Ai cũng biết nước Việt Nam, từ 1945 về trước theo chế độ phong kiến, có Vua chứ không phải Tổng Thống hay Chủ Tịch nước như bây giờ.

Vua Gia Long và các vị chúa về trước đều lấy họ là Nguyễn Phúc. Ở trong Nam gọi là Nguyễn Phước.

Vị vua thứ hai là Minh Mạng đặt ra Đế Hệ Thi để đặt tên cho con cháu.

Bài này gồm 20 chữ, dùng làm chữ lót tên cho mỗi thế hệ triều nhà Nguyễn từ vua Minh Mạng trở về sau:

MIÊN HƯỜNG ƯNG BỬU VĨNH

BẢO QUÝ ĐỊNH LONG TRƯỜNG

HIỀN NĂNG KHAM KẾ THUẬT

THẾ THOẠI QUỐC GIA XƯƠNG.

Từ ngàn xưa, chưa có triều đại nào lưu truyền mãi mãi. Chữ vạn tuế làm sao thực hiện được.

Thế nên vua cha dự tính con cháu mình sẽ làm vua nước Việt đến 20 đời, vậy mà mới tới đời Vĩnh, tức là vua Bảo Đại tên là Vĩnh Thuỵ thì ... hết vua.

Tuy triều Nguyễn có tới 13 vua, nhưng từ khi có Đế Hệ Thi cũng chỉ có thêm 5 đời mà thôi. (Miên Hồng Ưng Bửu Vĩnh). Đời Vĩnh có 2 vua: vua Duy Tân tên là Vĩnh San, vua Bảo Đại tên là Vĩnh Thuy.

Chắc người ngoài Hoàng tộc khó hiểu cách đặt tên cho con cháu nhà Nguyễn, mà ngay cả người Tôn Thất cũng nhiều người mù mờ, thí dụ:

Họ của tôi, rất lạ: Trấn Định.

Một trong những Hoàng Tử, con của Vua Minh Mạng, tên là Miên Miêu, được phong tước Trấn Định Quận Công, cấp đất đai ở Truồi, vùng quê phía nam thành phố Huế chừng vài ba chục cây số, hiện tại vẫn còn đền thờ ngài ở đó.

Từ quốc lộ I, đi về hướng Nam, qua cầu Truồi, thì rẽ trái, có cái chợ nhỏ, ngay dưới gốc một cây đa lớn. Đi qua khỏi chợ, khoảng 10 ngôi nhà, thì nhìn phía bên tay phải, là nhà thờ ngài Trấn  Định Quận Công, nhìn ra con sông Truồi trong xanh mát rượi.

Như người dân thường thì cha họ gì, con sẽ lấy theo họ đó. Ví dụ như cha Nguyễn văn A, thì con là Nguyễn văn B, hay Nguyễn thị C….

Nhưng người Hoàng phái thì không phải vậy.

Họ của chúng tôi được đặt theo bài thơ Đế Hệ Thi đã nói ở trên, để người trong dòng tộc, nhìn vào có thể biết là thuộc nhánh nào, hệ nào.

Lấy ví dụ chỉ riêng trong nhánh của tôi cho dễ hiểu nhé.

Con của ngài Miên Miêu là ông Hường Chuyên.

Con của ông Hường Chuyên là ông Ưng Từ.

Con của ông Ưng Từ là ông Bửu Lang.

Con của ông Bửu Lang là ông Vĩnh Bạch (là ba tôi).

Con của ông Vĩnh Bạch sẽ là Bảo T…

Nhưng mà không! Nhà tôi cũng không theo quy định đó luôn! Bởi vậy mới có chuyện mà kể cho bà con nghe ngày ni đây chơ!

Như đã nói ở trên, ngang đời anh em tụi tôi, lẽ ra sẽ là Bảo (T…) nhưng vì ba tôi thích khác người nên ông lấy tước của Ngài Trấn Định Quận Công làm họ, vậy là anh chị em tôi có cái họ đặcbiệt là “Trấn Định”.

Các anh em trai tên đầy đủ theo cách ba tôi đặt là Trấn Định Bảo (T... )

Về con gái và các cháu gái thì cách đặt họ cũng khác. Đừng kể chi mấy đời xa trước, chỉ ngang cô của tôi là Công Huyền Tôn Nữ Thu Hương, và các chị con của bác tôi là Huyền Tôn Nữ (…)

Từ khi không còn triều đình nhà Nguyễn, nhiều bà con thôi dùng hai chữ Tôn Thất, mà lại dùng họ cũ ngày trước là Nguyễn Phúc hay Nguyễn Phước ( 阮福? ).

Mặt khác, nhiều bà con trong hệ Chánh Biên thôi dùng 2 chữ Nguyễn Phước, lại lấy chữ lót làm họ, cho nên trong khai sinh, giấy tờ ... xảy ra tình trạng cha con không cùng họ, việc khai báo lắm khi bị trở ngại. Ví dụ: Cha tên Bửu Đông đẻ con trai mang tên Vĩnh Tây, đẻ con gái mang tên Công Huyền Tôn Nữ Phương Nam. Hoặc cha tên Chiêm Đông, đẻ con trai tên Viễn Tây (Nhánh Định Viễn Quận Vương). Nhiều cơ quan chính quyền trong nước cũng như ngoài nước không hiểu, không công nhận cha con.

Về phía nữ các bà các cô mang họ Công Tằng Tôn Nữ hay Công Huyền Tôn Nữ... thấy dài, có khi không đủ chỗ điền trên giấy má, đơn từ nên thường hay rút ngắn lại là Tôn Nữ.

Người ta nói bài Đế Hệ Thi được khắc trong một cuốn sách bằng vàng (kim thư), cất trong hòm vàng (kim quỹ) để lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, các bài Phiên Hệ Thi cũng được khắc trong các cuốn sách bằng bạc. Có tư liệu cho rằng tới thời Vua Tự Đức, chúng đã bị nấu ra để trả nợ chiến phí bốn triệu đồng cho Pháp và Tây Ban Nha theo Hiệp ước Nhâm Tuất (1862). Không ai biết sự thật ra sao vì đến ngày vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn thoái vị, các sách làm bằng kim loại qúi này đã biến mất.

Đối với phái nữ, viêc đặt chữ lót khác hẳn.

Con gái Vua (thế hệ 1) gọi là Công Chúa đi đôi với tên, thường là tên đôi như Công Chúa An Đông, Công Chúa Ngọc Tây ... Cháu gái Vua (thế hệ 2)  lấy chữ lót Công Nữ, chắt gái (thế hệ 3), chữ lót Công Tằng Tôn Nữ, chắt gái (thế hệ 4) chữ lót Công Huyền Tôn Nữ- Các thế hệ nữ kế tiếp lấy chữ lót Công Huyền Tôn Nữ, về sau này chỉ đặt tắt là Tôn Nữ mà thôi.

Riêng mấy chị em gái nhà tôi thì không có “Tôn Nữ lấp la lấp lánh óng ánh kim cương hột xoàn” chi hết, mà chỉ có duy nhất 2 chữ Trấn Định làm họ. Như tên tôi đầy đủ hồi còn ở bên đó là Trấn- Định Minh-Nguyệt. (có 2 gạch nối).

Đi đâu cũng bị người ta hỏi lui hỏi tới, “Có phải viết nhầm dấu huyền thành dấu sắc không?" Họ tưởng là Trần-Định Minh- Nguyệt, vì người Việt mình họ Trần rất đông.

Trợn mắt trợn mũi giải thích, họ cũng không hiểu! Rồi có người lý sự, thì hỏi vì răng, họ của tôi không giống nhánh nào Hoàng phái? Tôi đáp, “Xin hỏi ba tôi!"

Khi làm giấy tờ phỏng vấn đi Mỹ, cô nhân viên Toà Lãnh Sự cũng hỏi, vì sao con ruột cùng cha cùng mẹ, mà lại không lấy họ cha? Tôi nói, “Để tôi về tôi hỏi ba tôi! Nhưng tôi “xin thề, tôi là con của ổng!"

Thì đã bảo nhà tôi đặc biệt lắm, làm sao có người giống được chứ!

Đến khi tôi đặt chân tới Mỹ, người của cơ quan IOM giúp điền giấy tờ ở quầy nhập cảnh, chắc là mệt nên làm biếng viết gạch nối giữa hai chữ Minh-Nguyệt, tên kép, (mà tên người Mỹ đâu bao giờ có dấu gạch nối) nên người Mỹ cứ thế mà làm, coi như tên thiệt là Minh, còn Nguyệt chỉ là tên đệm!

Ngược đời chưa đã chơ! Hồi xưa không mấy ai gọi tui là Minh-Nguyệt, chỉ gọi ngắn gọn là Nguyệt. Giờ thì chỉ gọi là Minh thôi!

Tôi thì nghĩ, tên chi miễn gọi cho dễ là được, vì người Mỹ khó phát âm chữ Nguyệt lắm, thành ra đổi tên cũng có cái hay, tiện của nó.

Mỗi lần gọi điện thoại lấy hẹn bác sĩ, hay làm giấy tờ, phải đánh vần tên Nguyệt có khi trẹo cả quai hàm, lại phải tốn tiền đi bác sĩ chơ có phải chơi mô!

Tới khi lấy ông chồng người Mỹ thì phải đổi họ theo ổng, để lỡ ơn Trời ổng có chuyện chi, mình còn được hưởng quyền lợi của người làm goá phụ chơ! Hê hê hê.

Chuyện tên của tôi vẫn chưa xong đâu nhé, là bởi vì khi đi làm, tiếp xúc với người Mỹ, mình muốn có cái tên dễ nhớ, để họ trở lại làm cho mình kiếm gạo, nên tôi phải chọn tên Mỹ là Minnie.  (giống như Minnie Mouse, một con chuột gái ưa làm điệu dễ thương trong phim hoạt hình của hãng Disney.)

Vậy nên từ một cái tên nghe “lung linh huyền ảo” hiếm hoi, khó quên, Trấn-Định Minh- Nguyệt, tôi đã trở thành một Minh T. Graves, hoặc Minnie Graves như tôi vẫn dùng trong Facebook, bình  dị như bao người Mỹ khác!

Ngoài chuyện “khác người” trong việc đặt họ tên, thì tôi cũng có nghe một vài giai thoại về người Hoàng phái.

Có thời gian ba tôi làm Phó Tỉnh Trưởng ở Thừa Thiên-Huế. Ông kể, trong thời gian chiến tranh, chính quyền lập Ấp Chiến Lược, và đơn vị hành chính là Tỉnh, Thành  Phố, Quận, Thôn và Ấp.

Một hôm, ba tôi cùng những người tùy tùng đi thị sát, thì gặp một bà người quen, tới chào hỏi.

Bà nói, “Khi mô có giờ, mời ông Phó về Ấp em!” Ba tôi mới trả lời, “Về Ấp Chiến Lược để thăm bà thì tui đi, chứ về ấp bà thì tui không dám! Phải tội chết! Tui với bà cùng người Hoàng Phái cả mà!”

Theo tôi biết, trước đây người Hoàng phái không lấy nhau, vì người ta tin rằng cận huyết sinh ra con ngu đần và bịnh hoạn.

Ở Huế người ta hay đùa “Trai hoàng phái để lòi d… cũng hai vợ” (nghĩa là nghèo không đủ quần áo che thân mà vẫn đào hoa) còn con gái Hoàng phái thì khổ về đường chồng con, do ngày xưa Vua đã bắt hàng trăm cô con gái trong dân gian vô kinh làm nô tỳ, hầu hạ, cho nên mấy đời sau, con gái và cháu gái phải trả quả báo!

Gần nhà tôi, có một bà Tôn Nữ, làm vợ hai cho một người quen với ba tôi vì bà vợ chính không có con. Ông chồng thường ở với bà chính, còn bà Tôn Nữ thì ở nhà của cha mẹ với 2 người con. Mấy  năm sau 1975, bà phải đi bán áo quần cũ trên ga Huế rất vất vả. Có một buổi tối trời mưa, trên đường đi bán về, bà ghé ngang nhà nói chuyện với ba mạ tôi. Bà nói năng rất lưu loát, thơ ca hò vè đủ cả. Tôi còn nhỏ, ngồi nghe rất thích thú. Sau đó tôi hỏi mạ tôi, “Bà Tôn Nữ nói chuyện hay quá, mà sao phải đi bán hàng cực khổ tội nghiệp!” Vì tôi thấy bà phải xách hai tay hai giỏ áo quần cũ nặng, đi bộ từ nhà lên ga cũng xa lắm, chắc là rất mỏi tay.

Mạ tôi chép miệng, “Có mấy cô Tôn Nữ sung sướng về chuyện chồng con mô!"

Tôi cũng biết một gia đình bà Tôn Nữ khác, ở trong thành nội có ba cô con gái, mà chỉ cô chị đầu có chồng. Một bữa mạ tôi dẫn tôi tới chơi nhà họ, khi về tôi mới hỏi vì sao hai bà đó

đẹp mà không chịu lấy chồng, mạ tôi bảo, “Nghe đâu hồi xưa ông bà khó lắm, Hoàng phái mà. Khi cô lớn lấy chồng, ông bà đòi nhà trai phải theo tập tục người Huế, đòi hỏi nhiều nghi thức, kiểu cách, trong khi nhà trai là người gốc Hoa, chỉ lo việc buôn bán. Từ khi dạm ngõ cho tới khi đám cưới, cũng gần 10 cái lễ! Thành phố Huế nhỏ lắm, tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa, sau đó không ai dám cưới hai cô còn lại, vì họ sợ nghi lễ nhiêu khê!”

Thật ra người Hoàng phái ở Huế thì đông lắm, họ ở trong Thành nội, tôi đoán thế vì ngày trước chỉ có Hoàng tộc mới được ở trong thành. Sau này, thời thế đổi thay, nhà cửa mua qua bán lại,

 người Hoàng phái lưu lạc khắp nơi.

Có cô Tôn Nữ ở đối diện nhà tôi, hơi chếch qua bên đường Đặng Thái Thân. Cô không đẹp, nhưng ăn nói rất dịu dàng và có duyên. Cô đi dạy, lúc nào cũng tha thướt, đạp chiếc xe đạp chậm rãi

 đi ngang nhà tôi mỗi ngày, cô lập gia đình trễ, lúc đám cưới cô, mạ tôi đùa, “Tụi bây (ý ám chỉ mấy chị em gái nhà tôi) thấy chưa, con gái Hoàng phái là khó lấy chồng lắm!"

Nhưng có một cô Tôn Nữ mà tôi rất yêu qúi, dù lúc đó tôi còn nhỏ, đó là cô Hiệu trưởng trường Trung học Nữ Thành Nội, nhà cô Tôn Nữ Tiểu Bích ở ngay trong trường. Buổi sáng tới trường, tôi thường thấy cô vấn tóc, mặc áo dài đi ra, rất đẹp, và rất sang.

Tôi học Nữ Thành Nội, từ lớp 6, đến giữa năm học lớp 7 thì chiến tranh ập đến, cũng là lúc cô không còn được làm hiệu trưởng nữa!

Thời thế đổi thay, như người ta thường hát:
 

“Con Vua thì lại làm vua

Con Sãi ở chùa thì quét lá đa

Bao giờ dân nổi can qua.

Con Vua thất thế phải ra quét chùa!”
 

Chính thể thay đổi, nước Việt Nam không còn Vua nữa, thì những hậu duệ Hoàng tộc giờ đây cũng chỉ là những thường dân thôi!

Thế mới thấy, chuyện gì trên đời này cũng đều có thể xảy ra!

Bên nước Anh, một cô gái dân dã Diana sau khi kết hôn với Hoàng tử Charles thì được phong là Princess Diana (Công Chúa Diana). Vợ của Hoàng tử William con của (Công nương Diana) là một thường dân, cũng được phong tước Dusches, và mới tuần trước thôi, cả nước Mỹ xôn xao vì cô tài tử sắp lấy Hoàng tử thứ hai của Công nương Diana.

Nhưng bên kia bờ đại dương- nước Việt Nam- thì ngược lại. Khi vị vua cuối cùng phải trao bảo kiếm cho chính phủ Việt Minh, và sau một thời gian ngắn bị lưu vong sang Pháp, thì hoàng thành,  cung cấm, lăng tẩm... chỉ còn là nơi cho khách tham quan, hồi tưởng một thời vàng son vang bóng!

Nếu tính đến thời điểm 2017 này thì các Công Chúa triều Nguyễn còn sống không tới 10 người:

-Phương Dung, Phương Liên, Phương  Mai, con của Hoàng Hậu Nam Phương.

-Phương Minh, con bà Phi Ánh.

-Phương Anh và Phương Thảo là con 2 bà vợ không chính thức của Vua Bảo Đại.

Nhiều người trong số các công chúa con vua Hàm Nghi, vua Bảo Đại sống bên Pháp, kết hôn với người Pháp. Tại Hoa Kỳ, hơn 40 năm qua, nhiều cô tôn nữ cũng đã kết hôn với người Mỹ. Vậy là tên họ đã  hết hợp với họ tây, họ Mỹ. Đúng là tới thời... toàn cầu hóa.

Các cô Công chúa Việt Nam giờ đã ngủ yên trong những khu rừng xưa thật xưa của quá khứ, nếu có còn chăng thì cũng chỉ là sự hoài niệm qua phim ảnh và những trang sách các em nhỏ được mẹ đọc cho nghe hằng đêm, trước khi chìm vào giấc ngủ đầy hoa bướm của tuổi thơ!"

Tôi ôm lấy con gái  Lộng Ngọc của mình an ủi: "Con à, nếu ông Ngoại con làm Vua thì mẹ mới là Công chúa. Mẹ con mình nay mang họ  Graves thì càng không phải là Công Chúa triều Nguyễn. Nhưng con ơi, trong tâm tưởng, chắc chắn con luôn là “Công Chúa của mẹ".

Minh Nguyệt Graves

Ý kiến bạn đọc
05/07/201820:04:18
Khách
''Công chúa triều Nguyễn-Cô lái taxi'' không hiểu nhiều về cách dùng họ trong Hoàng tộc.
08/02/201821:33:05
Khách
https://vtc.vn/vi-sao-vua-gia-long-tra-thu-tan-khoc-nha-tay-son-d2820ml06.ht
Chúng ta ít biết về lý do tại sao Nguyễn Ánh trả thù vua Quang Trung. Xin vô link này coi cho biết.
08/02/201820:59:01
Khách
Cái người lấy nick "Bái Phục Vua Quang Trung" là loại ếch ngồi đáy giếng. Luận điệu và kiến thức y như tụi VC sau 75.
Hiện nay VC đã bỏ luận cứ đó. Những vị Vua như Tự Đức, Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân đã chống Pháp nhưng sức mọn, quân yếu nên đã bị thua, hoặc bắt đày đi nơi xa. Tôi không phải con cháu gì Triều Nguyễn, chỉ là 1 người lính già của Quân Lực VNCH. Đọc 1 bài viết như vầy, lại phang 1 comment kêu ông tổ nhà người ta là "Hắn" thì đúng là quân lộn kiếp.
08/02/201806:16:31
Khách
Sơ lược về triều đại nhà Nguyễn:
Gia Long: cõng rắn cắn gà nhà, bạo chúa & đê hèn (bằng chứng Bùi Thị Xuân)
Minh Mạng: dâm quân
Tự Đức - Bảo Đại: bảo thủ, hèn nhát & trụy lạc, chỉ biết nhượng bộ đất đai cho thực dân Pháp để cũng cố cái ngai vàng.
Nước VN bắt đầu suy nhược sau khi nhà Nguyễn lên ngôi cho đến ngày nay. Không có gì để làm hãnh diện trong cái họa Tộc này.
08/02/201804:05:28
Khách
Mới có một ngày mà hơn 3,000 lượt người vào xem. Cám ơn tác giả. Văn phong thành thật, dí dỏm. Học được nhiều điều về triều Nguyễn, dòng họ lâu dài, và chịu nhiều sóng gió nhất trong việt sử. Cám ơn Minh Nguyệt.
08/02/201803:58:27
Khách
Bai phuc vua Quang Trung.

Lịch sử là lịch sử, không ai thay đổi được. Cái can đảm dũng lược là nói lên sự thật. Thế giới thay đổi, hoàn cảnh cũng vậy. Quang Trung và Gia Long là kẻ thù, nhưng ai cũng có công dựng nước.
Điều oan khiên nhất là đất nước chúng ta chịu quá nhiều đau khổ vì chiến tranh, mà lịch sử nước nào cũng thăng trầm như thế. Chúng ta nên khách quang và cám ơn tác giả vì tính documentary của bài viết. Bravo cô Minh!
07/02/201805:49:08
Khách
Nếu sinh vào thời điểm đó, tôi sẽ xung phong thành 1 Tây Sơn chống lại Gia Long. Hắn là 1 bạo chúa, 1 tên cõng rắn cắn gà nhà; không hơn gì Lê Chiêu Thống hay Hồ Chí Minh.
06/02/201822:58:22
Khách
Đời hệ Hồng có 2 vua là Tự Đức & Hiệp Hoà ( Hồng Nhậm & Hồng Dật)
Hệ Ưng có 4 vua là Dục Đức. Kiến Phúc , Hàm Nghi, Đồng Khánh)
có 3 ônh là anh em ruột
Một nhà sanh đặng ba vua
Vua còn vua mất vua thua chạy dài
06/02/201822:32:32
Khách
2 ông vua cha Thành Thái & Khải Định cùng hệ Bửu Lân & Bửu Đảo , mới có 2 ông vua con là Duy Tân & Bảo Đại cùng hệ Vĩnh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,265,615
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến