Hôm nay,  

Tôi Làm Thông Dịch Viên

13/11/201700:00:00(Xem: 15864)
Tác giả: Nguyệt Mị

Bài số 5268-19-31112-vb2111317

 
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu  dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có  bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney.  Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.

 
***

 
Mị đến với nghề thông dịch viên cũng tình cờ thôi. Mị nghĩ: “Trời ơi, Mị làm thông dịch viên ở Việt Nam, giờ sang Mỹ, ai cũng biết nói tiếng Anh, Mị biết làm gì ăn đây?”.

Cái thời sau 30 tháng 4, 1975 ấy, một nửa gia đình Mị theo tàu Tân Nam Việt chạy tuốt luốt sang đảo Guam, rồi sau đó sang Mỹ thì những người ở lại như mẹ của Mị, ngoại của Mị, một nửa người nhà của Mị… dĩ nhiên là có Mị dẫu còn bé tí tẹo thì khốn khổ với bao nhiêu khó khăn chồng chất. Hồi bé, Mị ăn khoai mỳ đã đời, cá thì toàn lòng tong, lột chốt gì mà mẹ Mị bảo “cá xô”, sau này Mị mới phát hiện là cá đong bằng xô. Nghe cứ tưởng người là heo. Bởi thế, làm nghề gì Mị cũng lo liệu có đủ ăn không?

Khi còn ở Việt Nam, Mị chỉ nghe ngoài y tá, bác sỹ, kỹ sư đi học bên Mỹ thì những người mới qua, ngáo ngơ như Mị phải tìm việc gì như giữ trẻ, làm nail, cắt tóc, vv. Ôi giời ôi, Mị ở Việt Nam từng cắt tóc cho đứa em họ của Mị ấy, đầu nó gọi là cứ lởm chởm như hoa, có chỗ sát cả da đầu, làm dì của Mị tởn hồn không dám cho Mị động tới nó nữa. Còn Cậu của Mị nhờ Mị cắt hộ khóe móng chân, Cậu không nhìn rõ, Mị hăng hái bảo:”đây, con cắt cho, mắt con tinh lắm”, Mị cắt ở ngoài xong, còn cái khóe sâu ở trong, Mị chỉ thò một lưỡi kềm cắt móng vào, đẩy ngược nó lại, bẻ cho gãy. May mà Cậu của Mị có khả năng chịu đau cao, nếu không thì Mị cũng ăn một đá chứ chẳng chơi. Ngày xưa Mị còn ngây thơ, chẳng biết lượng sức mình, việc mình không biết, không rành rẽ cứ nhận. May mà chưa đến nỗi hại người, hại mình.

Sau khi cân nhắc giữ trẻ không xong, vô nghề chăm sóc sắc đẹp cũng không rồi, Mị bèn gửi email xin việc khắp nơi, từ bán hàng, ngân hàng, bưu điện và cả nghề dọn dẹp văn phòng. Nói tóm lại, bất cứ việc gì Mị nhìn thấy đăng ký tuyển Mị đều xin tất tần tật. Sau gần một năm, thời điểm suy thoái kinh tế, Mị chỉ được mỗi một cuộc phỏng vấn từ Wells Fargo bank mà Mị lại bỏ lỡ cơ hội do Mị đi chơi mất. Thế là Mị đau khổ ghê lắm, mong mãi họ mới kêu cơ mà. Hôm đấy Mị buồn tình bèn gõ hú họa trên internet việc làm có liên quan đến “nói tiếng Việt”. Mị nào biết có việc thông dịch viên. Mị tưởng ai ở Mỹ cũng biết tiếng Mỹ. Nhưng Mị nghĩ, ít ra Mị sẽ nói tiếng Việt giỏi hơn … Mỹ. Ít cạnh tranh hơn.

Mị điền đơn, xin tá lả, sau đấy Mị quên béng đi mất. Đến khi Mị được gọi phỏng vấn qua điện thoại, Mị chẳng nhớ nổii công ty này là công ty nào. Họ hỏi Mị đủ thứ trên trời dưới đất, sau đó họ nói, chúc mừng Mị đã đậu phỏng vấn làm thông dịch viên. Mị mừng húm. Sau đấy, Mị chột dạ nghĩ “Chết rồi, có khi nào họ lừa đảo không ta?”

Chồng Mị bảo, bọn lừa đảo tinh vi lắm. Chúng giả dạng làm công ty tuyển người rồi sau đó lấy thông tin cá nhân của họ như tên tuổi, ngày sinh, số an sinh xã hội, vv từ đó họ sẽ làm giả hồ sơ tín dụng, ăn cắp tiền hết tiền của Mị đấy. Cho nên không được cho thông tin các nhân của mình qua điện thoại gọi đến, biết chưa. Thế mà Mị lo mừng hí hửng khi được phỏng vấn việc làm mà quên mất. Mị lo lắng quá. Đến khi Mị thực sự làm việc thì Mị vẫn còn lo. Không biết có khi nào họ quỵt tiền mình không nhỉ?

Đến giờ Mị biết bọn lừa đảo còn ghê ghớm hơn nữa. Những trường hợp phổ biến nhất mà Mị từng giúp phiên dịch là chúng giả dạng công ty điện hoặc điện thoại, gọi cho khổ chủ và yêu cầu thanh toán ngay lập tức, nếu không họ sẽ cắt dịch vụ. Các khổ chủ đang tất bật kinh doanh, công việc, vội vàng đọc thẻ trả tiền, sau đó chúng không chỉ rút tiền trong tài khoản vài trăm mà còn trường hợp chôm sạch tiền trong đấy. Đến khi về xem lại, họ gọi cho công ty mới phát hiện ra. Các công ty điện, nước, điện thoại , sở thuế vv không bao giờ gọi bắt đóng tiền, nếu không sẽ cắt dịch vụ hết. Họ luôn gửi thư qua đường bưu điện để thông báo.


Nghề thông dịch viên là trên đe dưới búa. Thử nghĩ mà xem, phải học hành vất vả lắm vì sếp Mị bảo phải làm sao “nói tiếng Anh như người Mỹ và nói tiếng Việt như người Việt”. Có đợt, để nói tiếng Anh cho nhanh, Mị cứ cắn ngang chiếc đũa để đọc báo lớn tiếng luyện phát âm. Chồng Mị thấy là tưởng Mị học quá hóa rồ. Ấy thế mà lâu lâu bảo chồng rằng Mị muốn tâm sự một tí, hay là líu lo kể chuyện cho chồng nghe. Xong toàn thấy chồng trợn mắt nhìn Mị, bảo: “ Mị, hôm nay lại tám suốt ngày trên điện thoại bằng tiếng Việt có phải không?” Tế nhị thế không biết.

Là một thông dịch viên, Mị có trách nhiệm dịch đúng, đầy đủ ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt, và từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Mị không được tóm tắt, không được bỏ bớt và cũng không được thêm mắm dặm muối vào. Nói năng mềm mỏng, nhẹ nhàng. Có nguyên tắc cả đấy, nhưng không phải ai cũng hiểu và thông cảm cho Mị.

Hôm nọ đây:

Y tá hỏi bệnh nhân: “What is your last name?”

 Mị: “ Bác họ gì ạ?”

Bệnh nhân: “Tôi họ Nguyễn”

Y tá: “How do you spell it?”

Mị dịch lại: “ Bác đánh vần họ của bác thế nào?”

Bệnh nhân quát Mị: “Cô làm thông dịch viên cái kiểu gì mà không biết đánh vần họ Nguyễn hả?” Oan cho Mị quá. Mị biết đánh vần chứ, nhưng nguyên tắc là Mị phải dịch đủ lời của người hỏi.

Hôm khác thì có trường hợp:

Mị dịch được 4 chữ trong lời của y tá: Chúng tôi cần đổi lịch hẹn cho bệnh nhân tên …, vì bác sỹ không có mặt, xin hỏi bệnh nhân chỉ khám tổng quát hay đang bệnh cần gặp bác sỹ?”

Bệnh nhân: Cắt lời, nói tiếng Anh, …

Mị và y tá: Đứng hình. Không hiểu gì hết.

Bệnh nhân: …. Tiếng A/n/h… tiếng Việt… tiếng A-n-h… tiếng Việt…

Mị và y tá: Đứng hình, không hiểu gì hết.

Mị: Bác ơi, bác chịu khó chờ cổ nói xong, con giải thích bằng tiếng Việt rồi bác hãy trả lời giúp con. Cảm ơn bác.

Bệnh nhân: Tui biết tiếng Anh, cô đừng có mà khi dễ. Cô cũng là người Việt đó. Tui kêu cho thông dịch viên có tiền thôi, chứ tui đâu có cần.

Oan cho Mị quá. Mị lúc nào cũng muốn giúp công việc của mọi người trôi chảy.

Mị nghe bảo muốn làm thông dịch viên tòa án thì phải có bằng cấp. Thế là Mị hăm hở vác túi đi thi. Vì lớp đào tạo của những thông dịch viên lâu năm quá xa nơi khỉ ho cò gáy của Mị làm gì có cơ hội đi học. Mị điếc không sợ súng, cứ thế hiên ngang đi thi sau khi học hỏi một số kỹ thuật phiên dịch từ đồng nghiệp khác.

Thi viết thì đăng ký tự do, nhưng nếu rớt thì phải chờ sau ba tháng mới được thi lại. Mị liều. Thi đại. Rớt. Mị thi viết lần hai. Mị làm một loáng là xong ngay, thế là ngồi nhìn qua nhìn lại rảnh quá, Mị bèn sửa tới sửa lui, sửa đúng thành sai. Rớt. Không nản chí, Mị đi thi tiếp lần ba. Lần này Mị quyết tâm làm xong là nộp bài luôn, không sửa tới sửa lui gì hết. Đậu. Mị mừng hết lớn.

Sau khi đậu thi viết thì Mị có khoảng thời gian 4 năm thi vấn đáp. Tuy nhiên, mỗi năm chỉ có hai kỳ thi vấn đáp. Nếu thi vấn đáp 4 lần thì phải thi viết lại. Kỳ thi vấn đáp bao gồm 4 môn.

Mị thi lần thứ nhất: Đậu hai môn rớt hai môn. Mị mừng hí hửng. Có triển vọng.

Mị thi lần thứ hai: Đậu ba môn, rớt một môn, điểm không tệ. Mị hài lòng, có tiến bộ.

Mị thi lần thứ ba. Bước vô phòng thi, bước ra, mặt xanh lè. Rớt ba môn, đậu một môn.

Mị thi lần thứ tư. Bước ra, hài lòng. Nhận kết quả. Tức xanh mặt. Khóc một tuần. Chửi thề một tháng. Mị thiếu đúng một điểm, một môn.

Mị thi viết lần bốn. Mị thi vấn đáp lần thứ năm. Mị thành Thông dịch viên Tòa án California.

Mị yêu nghề lắm. Càng theo nghề Mị càng yêu nghề. Mị từng khóc với bác sỹ và bệnh nhân khi phải thông báo tin xấu nhất cho họ biết. Mị từng ôm một em gái vì hoàn cảnh lưu lạc đến đất này, ngơ ngác, lo sợ, không một người thân thích, chỉ biết khóc, hy vọng giúp em ấy bình tâm. Mị từng vò đầu bứt tóc, nổi trận lôi đình khi hỏi một đàng, bệnh nhân trả lời một nẻo và bác sỹ hỏi: ”Mị dịch cái kiểu gì mà bệnh nhân trả lời trớt quớt vậy?” Và những khi bệnh nhân hoặc bác sỹ bảo Mị: ”Cám ơn cô quá, nhờ cô giúp mà có thể trao đổi mọi việc suông sẻ.” là Mị lấy làm sung sướng lắm.

Mị nghĩ, nước Mỹ này lúc nào cũng có cơ hội để ai cũng có thể sống tốt. Mị tin, chỉ cần có sức khỏe thì Mị không sợ … thiếu ăn.

Nguyệt Mị

Ý kiến bạn đọc
09/11/202214:33:51
Khách
Dạ, con/em đang muốn học để trở thành thông dịch viên. Xin cho con hỏi làm thế nào để con liên lạc được với cô Nguyệt Mị ạ? Con cảm ơn.
14/11/201723:34:24
Khách
Nguyệt Mị. Là “trăng mờ” hay “trăng mơ”... Kệ! Mờ hay mơ cũng đều dễ thương như nhau.
Mấy hôm trước đọc xong bài của Nguyệt Mị tui nghĩ trong đầu: “Bài viết sao ngắn tủn vậy! Chắc lậm... nước Mỹ quá rồi nên hở chút là mở hết lòng mình ra.” Tò mò quá tui mới lướt lên coi ngắn cỡ nào. Ủa đâu có ngắn đâu. Nào là cắt tóc cho thằng em họ, cắt móng chân cho ông cậu, rồi ăn cá-chốt-xô... Nghĩa là hình như tui bị cuốn hút vô câu chuyện của Nguyệt Mị nên đọc vèo cái đã xong. Nói túm lại là hổng hiểu luôn!
Hay tại tui mê... Mỵ Nương🎶💓⁉️
14/11/201721:16:54
Khách
Đọc bài của Mị thấy thương Mị quá
13/11/201722:34:12
Khách
Nội cái tên cũng đã thấy dễ thương rồi, giọng văn dí dỏm. Đang đợi Mị viết tiếp nè.
13/11/201718:36:09
Khách
Bài viết đúng chủ đề Viết Về Nước Mỹ. Giọng văn bình dị, dễ thương, rõ ràng và ngay thẳng. Không cần chúc cũng biết tác gỉa thành công trong nghề vì yêu nghề. Mến chúc viết nhiều hơn .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,992,345
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tôi đi mình lên trong chuyến xe lửa từ Paris sang Thụy Sĩ với tâm trạng nôn nao và thoáng lo âu ngần ngại, mặc dù đây không phải là lần đầu thân gái dặm trường xuyên quốc gia như thế này
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài "Nước Mỹ là nhà của Mị" ký tên thật là Quynh Gibney.
Tác giả: Nguyễn Thị Thêm Bài số 5834-20-31618-vb5111419 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Bà sinh năm 1948 tại Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền. Trước 1975, dạy học. Qua Mỹ năm 1991 theo diện HO, hiện là cư dân Nam Ca Li. Bà kể, "Chồng tôi là lính VNCH. Hai con tôi nay là lính của quân đội Hoa Kỳ. Tôi hết làm vợ lính lại làm mẹ lính." Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển, ơng định cư tại Mỹ từ 1990, hiện làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975.
Nhạc sĩ Cung Tiến