Hôm nay,  

Tôi Làm Thông Dịch Viên

13/11/201700:00:00(Xem: 15881)
Tác giả: Nguyệt Mị

Bài số 5268-19-31112-vb2111317

 
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu  dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có  bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney.  Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.

 
***

 
Mị đến với nghề thông dịch viên cũng tình cờ thôi. Mị nghĩ: “Trời ơi, Mị làm thông dịch viên ở Việt Nam, giờ sang Mỹ, ai cũng biết nói tiếng Anh, Mị biết làm gì ăn đây?”.

Cái thời sau 30 tháng 4, 1975 ấy, một nửa gia đình Mị theo tàu Tân Nam Việt chạy tuốt luốt sang đảo Guam, rồi sau đó sang Mỹ thì những người ở lại như mẹ của Mị, ngoại của Mị, một nửa người nhà của Mị… dĩ nhiên là có Mị dẫu còn bé tí tẹo thì khốn khổ với bao nhiêu khó khăn chồng chất. Hồi bé, Mị ăn khoai mỳ đã đời, cá thì toàn lòng tong, lột chốt gì mà mẹ Mị bảo “cá xô”, sau này Mị mới phát hiện là cá đong bằng xô. Nghe cứ tưởng người là heo. Bởi thế, làm nghề gì Mị cũng lo liệu có đủ ăn không?

Khi còn ở Việt Nam, Mị chỉ nghe ngoài y tá, bác sỹ, kỹ sư đi học bên Mỹ thì những người mới qua, ngáo ngơ như Mị phải tìm việc gì như giữ trẻ, làm nail, cắt tóc, vv. Ôi giời ôi, Mị ở Việt Nam từng cắt tóc cho đứa em họ của Mị ấy, đầu nó gọi là cứ lởm chởm như hoa, có chỗ sát cả da đầu, làm dì của Mị tởn hồn không dám cho Mị động tới nó nữa. Còn Cậu của Mị nhờ Mị cắt hộ khóe móng chân, Cậu không nhìn rõ, Mị hăng hái bảo:”đây, con cắt cho, mắt con tinh lắm”, Mị cắt ở ngoài xong, còn cái khóe sâu ở trong, Mị chỉ thò một lưỡi kềm cắt móng vào, đẩy ngược nó lại, bẻ cho gãy. May mà Cậu của Mị có khả năng chịu đau cao, nếu không thì Mị cũng ăn một đá chứ chẳng chơi. Ngày xưa Mị còn ngây thơ, chẳng biết lượng sức mình, việc mình không biết, không rành rẽ cứ nhận. May mà chưa đến nỗi hại người, hại mình.

Sau khi cân nhắc giữ trẻ không xong, vô nghề chăm sóc sắc đẹp cũng không rồi, Mị bèn gửi email xin việc khắp nơi, từ bán hàng, ngân hàng, bưu điện và cả nghề dọn dẹp văn phòng. Nói tóm lại, bất cứ việc gì Mị nhìn thấy đăng ký tuyển Mị đều xin tất tần tật. Sau gần một năm, thời điểm suy thoái kinh tế, Mị chỉ được mỗi một cuộc phỏng vấn từ Wells Fargo bank mà Mị lại bỏ lỡ cơ hội do Mị đi chơi mất. Thế là Mị đau khổ ghê lắm, mong mãi họ mới kêu cơ mà. Hôm đấy Mị buồn tình bèn gõ hú họa trên internet việc làm có liên quan đến “nói tiếng Việt”. Mị nào biết có việc thông dịch viên. Mị tưởng ai ở Mỹ cũng biết tiếng Mỹ. Nhưng Mị nghĩ, ít ra Mị sẽ nói tiếng Việt giỏi hơn … Mỹ. Ít cạnh tranh hơn.

Mị điền đơn, xin tá lả, sau đấy Mị quên béng đi mất. Đến khi Mị được gọi phỏng vấn qua điện thoại, Mị chẳng nhớ nổii công ty này là công ty nào. Họ hỏi Mị đủ thứ trên trời dưới đất, sau đó họ nói, chúc mừng Mị đã đậu phỏng vấn làm thông dịch viên. Mị mừng húm. Sau đấy, Mị chột dạ nghĩ “Chết rồi, có khi nào họ lừa đảo không ta?”

Chồng Mị bảo, bọn lừa đảo tinh vi lắm. Chúng giả dạng làm công ty tuyển người rồi sau đó lấy thông tin cá nhân của họ như tên tuổi, ngày sinh, số an sinh xã hội, vv từ đó họ sẽ làm giả hồ sơ tín dụng, ăn cắp tiền hết tiền của Mị đấy. Cho nên không được cho thông tin các nhân của mình qua điện thoại gọi đến, biết chưa. Thế mà Mị lo mừng hí hửng khi được phỏng vấn việc làm mà quên mất. Mị lo lắng quá. Đến khi Mị thực sự làm việc thì Mị vẫn còn lo. Không biết có khi nào họ quỵt tiền mình không nhỉ?

Đến giờ Mị biết bọn lừa đảo còn ghê ghớm hơn nữa. Những trường hợp phổ biến nhất mà Mị từng giúp phiên dịch là chúng giả dạng công ty điện hoặc điện thoại, gọi cho khổ chủ và yêu cầu thanh toán ngay lập tức, nếu không họ sẽ cắt dịch vụ. Các khổ chủ đang tất bật kinh doanh, công việc, vội vàng đọc thẻ trả tiền, sau đó chúng không chỉ rút tiền trong tài khoản vài trăm mà còn trường hợp chôm sạch tiền trong đấy. Đến khi về xem lại, họ gọi cho công ty mới phát hiện ra. Các công ty điện, nước, điện thoại , sở thuế vv không bao giờ gọi bắt đóng tiền, nếu không sẽ cắt dịch vụ hết. Họ luôn gửi thư qua đường bưu điện để thông báo.


Nghề thông dịch viên là trên đe dưới búa. Thử nghĩ mà xem, phải học hành vất vả lắm vì sếp Mị bảo phải làm sao “nói tiếng Anh như người Mỹ và nói tiếng Việt như người Việt”. Có đợt, để nói tiếng Anh cho nhanh, Mị cứ cắn ngang chiếc đũa để đọc báo lớn tiếng luyện phát âm. Chồng Mị thấy là tưởng Mị học quá hóa rồ. Ấy thế mà lâu lâu bảo chồng rằng Mị muốn tâm sự một tí, hay là líu lo kể chuyện cho chồng nghe. Xong toàn thấy chồng trợn mắt nhìn Mị, bảo: “ Mị, hôm nay lại tám suốt ngày trên điện thoại bằng tiếng Việt có phải không?” Tế nhị thế không biết.

Là một thông dịch viên, Mị có trách nhiệm dịch đúng, đầy đủ ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt, và từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Mị không được tóm tắt, không được bỏ bớt và cũng không được thêm mắm dặm muối vào. Nói năng mềm mỏng, nhẹ nhàng. Có nguyên tắc cả đấy, nhưng không phải ai cũng hiểu và thông cảm cho Mị.

Hôm nọ đây:

Y tá hỏi bệnh nhân: “What is your last name?”

 Mị: “ Bác họ gì ạ?”

Bệnh nhân: “Tôi họ Nguyễn”

Y tá: “How do you spell it?”

Mị dịch lại: “ Bác đánh vần họ của bác thế nào?”

Bệnh nhân quát Mị: “Cô làm thông dịch viên cái kiểu gì mà không biết đánh vần họ Nguyễn hả?” Oan cho Mị quá. Mị biết đánh vần chứ, nhưng nguyên tắc là Mị phải dịch đủ lời của người hỏi.

Hôm khác thì có trường hợp:

Mị dịch được 4 chữ trong lời của y tá: Chúng tôi cần đổi lịch hẹn cho bệnh nhân tên …, vì bác sỹ không có mặt, xin hỏi bệnh nhân chỉ khám tổng quát hay đang bệnh cần gặp bác sỹ?”

Bệnh nhân: Cắt lời, nói tiếng Anh, …

Mị và y tá: Đứng hình. Không hiểu gì hết.

Bệnh nhân: …. Tiếng A/n/h… tiếng Việt… tiếng A-n-h… tiếng Việt…

Mị và y tá: Đứng hình, không hiểu gì hết.

Mị: Bác ơi, bác chịu khó chờ cổ nói xong, con giải thích bằng tiếng Việt rồi bác hãy trả lời giúp con. Cảm ơn bác.

Bệnh nhân: Tui biết tiếng Anh, cô đừng có mà khi dễ. Cô cũng là người Việt đó. Tui kêu cho thông dịch viên có tiền thôi, chứ tui đâu có cần.

Oan cho Mị quá. Mị lúc nào cũng muốn giúp công việc của mọi người trôi chảy.

Mị nghe bảo muốn làm thông dịch viên tòa án thì phải có bằng cấp. Thế là Mị hăm hở vác túi đi thi. Vì lớp đào tạo của những thông dịch viên lâu năm quá xa nơi khỉ ho cò gáy của Mị làm gì có cơ hội đi học. Mị điếc không sợ súng, cứ thế hiên ngang đi thi sau khi học hỏi một số kỹ thuật phiên dịch từ đồng nghiệp khác.

Thi viết thì đăng ký tự do, nhưng nếu rớt thì phải chờ sau ba tháng mới được thi lại. Mị liều. Thi đại. Rớt. Mị thi viết lần hai. Mị làm một loáng là xong ngay, thế là ngồi nhìn qua nhìn lại rảnh quá, Mị bèn sửa tới sửa lui, sửa đúng thành sai. Rớt. Không nản chí, Mị đi thi tiếp lần ba. Lần này Mị quyết tâm làm xong là nộp bài luôn, không sửa tới sửa lui gì hết. Đậu. Mị mừng hết lớn.

Sau khi đậu thi viết thì Mị có khoảng thời gian 4 năm thi vấn đáp. Tuy nhiên, mỗi năm chỉ có hai kỳ thi vấn đáp. Nếu thi vấn đáp 4 lần thì phải thi viết lại. Kỳ thi vấn đáp bao gồm 4 môn.

Mị thi lần thứ nhất: Đậu hai môn rớt hai môn. Mị mừng hí hửng. Có triển vọng.

Mị thi lần thứ hai: Đậu ba môn, rớt một môn, điểm không tệ. Mị hài lòng, có tiến bộ.

Mị thi lần thứ ba. Bước vô phòng thi, bước ra, mặt xanh lè. Rớt ba môn, đậu một môn.

Mị thi lần thứ tư. Bước ra, hài lòng. Nhận kết quả. Tức xanh mặt. Khóc một tuần. Chửi thề một tháng. Mị thiếu đúng một điểm, một môn.

Mị thi viết lần bốn. Mị thi vấn đáp lần thứ năm. Mị thành Thông dịch viên Tòa án California.

Mị yêu nghề lắm. Càng theo nghề Mị càng yêu nghề. Mị từng khóc với bác sỹ và bệnh nhân khi phải thông báo tin xấu nhất cho họ biết. Mị từng ôm một em gái vì hoàn cảnh lưu lạc đến đất này, ngơ ngác, lo sợ, không một người thân thích, chỉ biết khóc, hy vọng giúp em ấy bình tâm. Mị từng vò đầu bứt tóc, nổi trận lôi đình khi hỏi một đàng, bệnh nhân trả lời một nẻo và bác sỹ hỏi: ”Mị dịch cái kiểu gì mà bệnh nhân trả lời trớt quớt vậy?” Và những khi bệnh nhân hoặc bác sỹ bảo Mị: ”Cám ơn cô quá, nhờ cô giúp mà có thể trao đổi mọi việc suông sẻ.” là Mị lấy làm sung sướng lắm.

Mị nghĩ, nước Mỹ này lúc nào cũng có cơ hội để ai cũng có thể sống tốt. Mị tin, chỉ cần có sức khỏe thì Mị không sợ … thiếu ăn.

Nguyệt Mị

Ý kiến bạn đọc
09/11/202214:33:51
Khách
Dạ, con/em đang muốn học để trở thành thông dịch viên. Xin cho con hỏi làm thế nào để con liên lạc được với cô Nguyệt Mị ạ? Con cảm ơn.
14/11/201723:34:24
Khách
Nguyệt Mị. Là “trăng mờ” hay “trăng mơ”... Kệ! Mờ hay mơ cũng đều dễ thương như nhau.
Mấy hôm trước đọc xong bài của Nguyệt Mị tui nghĩ trong đầu: “Bài viết sao ngắn tủn vậy! Chắc lậm... nước Mỹ quá rồi nên hở chút là mở hết lòng mình ra.” Tò mò quá tui mới lướt lên coi ngắn cỡ nào. Ủa đâu có ngắn đâu. Nào là cắt tóc cho thằng em họ, cắt móng chân cho ông cậu, rồi ăn cá-chốt-xô... Nghĩa là hình như tui bị cuốn hút vô câu chuyện của Nguyệt Mị nên đọc vèo cái đã xong. Nói túm lại là hổng hiểu luôn!
Hay tại tui mê... Mỵ Nương🎶💓⁉️
14/11/201721:16:54
Khách
Đọc bài của Mị thấy thương Mị quá
13/11/201722:34:12
Khách
Nội cái tên cũng đã thấy dễ thương rồi, giọng văn dí dỏm. Đang đợi Mị viết tiếp nè.
13/11/201718:36:09
Khách
Bài viết đúng chủ đề Viết Về Nước Mỹ. Giọng văn bình dị, dễ thương, rõ ràng và ngay thẳng. Không cần chúc cũng biết tác gỉa thành công trong nghề vì yêu nghề. Mến chúc viết nhiều hơn .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,131,044
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến