Hôm nay,  

Cái Ngu Thứ Nhì

26/10/201700:00:00(Xem: 15965)
Tác giả: Phạm Thị Kim Dung

Bài số 5215-19-31058-vb2091117

 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh  sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.

 
***
 

“Ở đời có bốn cái ngu:

Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu...”

Đó là câu đồng dao quen thuộc nhiều người đã bình giảng.  Tôi chỉ mới biết chương trình “Viết Về Nước Mỹ” khoảng vài tháng nay thôi, nhưng cũng hiểu đây là nơi để kể về kinh nghiệm sống của chính mình tại Mỹ. Hôm nay, tôi xin kể về “cái ngu thứ nhì” mà tôi đã phạm phải. Thật đúng là không có cái dại nào giống cái dại này...

Đã lâu lắm rồi, cái hồi thời gian đầu mới định cư ở Mỹ. Như bao nhiêu đồng hương Việt Nam khác, hồi còn ở Quê Hương Việt Nam thân yêu, tôi đã từng quen chơi hụi và đã hốt hụi song đóng đầy đủ, với những người làm cùng sở khi xưa, không thấy có chuyện gì bất thường.  Vì vậy, tuy chúng tôi định cư ở miền Bắc Cali, nhưng khi có người quen rất thân ở dưới Nam California rủ chơi hụi là tôi vui vẻ hưởng ứng nhận lời ngay.

Tôi chơi hai dây hụi, và giúp những người trong gia đình tôi ba dây nữa.  Mọi người cũng mong để dành được hốt chót thì sẽ có một số tiền lớn, chứ không cần hốt hụi sớm sẽ phải đóng tiền lời nhiều.

Ví dụ, dây hụi $300 USD, có người hốt $30 (hoặc giá hốt hụi cao hơn tuỳ theo mỗi tháng) thì tháng đó hội viên chỉ cần gởi tiền đóng cho chủ hụi, phần còn lại là $270. Có dây hụi 12 người, hay 15, 17 người thì thành 17 tháng dài.  Tôi nhớ là các dây hụi tôi dự phần trong đó chỉ còn có vài tháng là được hốt chót, sẽ nhận trọn số tiền để dành đó.

Nào ngờ đâu, tình cờ một hôm, có người thân ở dưới miền Nam California, lên San José dự đám giỗ, họ đã vô tình kể chuyện là ở dưới vùng họ đang ở, có một Ông nọ tên là L. vỡ nợ giựt hụi của biết bao nhiêu người đã từ sáu tháng trước, người ta rên xiết doạ đe đủ điều mà vẫn không trả.

Chúng tôi nghe được tin này thì hỡi ơi buồn lắm, nhưng im the, chẳng dám thổ lộ ca thán điều chi, sợ nói ra người ta không thương hại mà lại còn châm biếm nói cho là đồ ngu nữa.

Khi tôi về nhà, vội vàng thông báo cho những người thân biết, và đồng thời tôi gọi điện thoại, thử giả vờ nói với Ông chủ hụi là tôi muốn hốt tất cả năm dây hụi để lo công chuyện cần.  Ông ta vui vẻ bảo tôi là sẽ bỏ tiền cao để tôi có thể hốt hết năm dây hụi đó. Dễ mà. Nghe tôi kể  nghe chuyện có chuyện bể hụi,  ông ta cười nói, đó là chuyện đâu đâu, mấy dây hụi của chúng mình đâu có bị úp, đến cuối tuần tới bác sẽ đi San José và đem tất cả tiền xuống tận nhà cho, đừng có nghe người khác dèm pha.

Nghe ông ta nói chuyện thoải mái, nhớ lại tình thân quen lâu năm từ thời còn bên Việt Nam, tôi thấy nhẹ cả người. Tới lúc truyện trò đang vui vẻ, ông ta bảo tôi “Còn một việc này nữa bác muốn cháu giúp dùm, cháu đưa trả dùm bác $2,000 US, cho bà B., để khi bác lên trên ấy không phải ghé nhà bà ấy để đưa tiền, mà sẽ đi thẳng đến nhà cháu để trả tiền lại cho cháu và luôn thể giao tất cả tiền hụi cho cháu được không?”

Tôi nghe Ông ta nói hợp lý quá, trong lòng đã đồng ý rồi, nhưng còn khất Ông ấy đến chiều, để tôi phải hỏi ý nhà tôi đã.  Sau cùng, khi Ông ta gọi lại thì Ông đã được như ý, tôi đã đưa trả dùm Ông $2,000 cho người chủ nợ.  Khi người chủ nợ của Ông đã nhận được tiền tôi đưa, cất vào túi cẩn thận rồi mới cám ơn tôi rối rít và bà cũng cho hay là số tiền này cho Ông ấy mượn đã lâu, đòi mãi mà Ông không chịu trả lại, nhiều lần chỉ hứa suông cho qua chuyện thôi.

Đã lỡ đưa tiền cho bà B. rồi, mà nghe bà nói vậy, tôi bắt đầu nghi ngờ từ lúc ấy.  Đợi ngóng mãi cũng chả thấy tăm hơi Ông chủ hụi, lúc này tôi mới thật sự cảm thấy năm dây hụi đã mất, lại bị lừa thêm $2,000 nữa, mà gọi điện thoại lần nào người nhà Ông cũng bảo Ông đi vắng rồi, tí nữa Ông về sẽ gọi lại, nhưng Ông đã bị bể mánh, không còn lừa thêm được nữa, nên tránh mặt cho yên chuyện.

Đúng là năm xui tháng hạn của chúng tôi, số mất của có muốn tránh cũng không đặng, vì người ta đã cố tình lừa đảo mình.  Tôi cũng phải kén người, đâu có chơi hụi với người lạ, chỉ có giao tiền cho người rất thân ở bên Mỹ, người mà đã thường hay thăm viếng giao hảo qua lại cả gia đình, và cũng rất thân quen lâu đời từ hồi còn ở Việt Nam thôi mà.

Nghĩ cho cùng thì người lạ, sao mà lại lừa được mình, chỉ có người rất thân quen mới lừa đảo được mình thôi.  Sau đó, chúng tôi đi xuống Nam California mục đích ghé đến nhà Ông để tìm hiểu sự thật, thì rất là phũ phàng, đúng y như lời người quen của chúng tôi cho biết, hụi hàng gì đó đã tan tành, đã bể từ sáu tháng trước, nhưng vì chúng tôi ở xa xôi nên không biết tình hình.  Trước khi chúng tôi xuống nhà để gặp Ông lần này, Ông ta vẫn cứ lừa tôi, bảo tôi là dây hụi nào họ hốt bao nhiêu, cứ trừ tiền quân hốt hụi đi, còn bao nhiêu thì gởi xuống cho Ông.


Chúng tôi đã đột xuất lại nhà nên Ông không tránh mặt được, tôi đã năn nỉ Ông đến mỏi miệng, Ông mới thí trả lại cho có $1000 US, Ông bảo quân nó giựt hết rồi, nên buộc lòng Ông mới phải làm xấu như vậy.  Cũng có nhiều người đến đòi, họ bảo Ông nói vô lý quá, tỉ dụ người quân có giựt thì cũng chỉ vài người thôi chứ, sao  bằng ấy người quân mà giựt hết được, Ông giựt của chúng tôi thì có.

Một điều thật đau cho tôi là, tiền của tôi đã mất thì cũng buồn giận Ông chủ hụi, nhưng phải ráng chịu, tôi chỉ biết tự an ủi mình là “Của đi thay người”.  Còn số tiền của người thân tôi chơi dùm, thì tôi bị cự nự, bị sỉ vả đủ điều, nào là không có trách nhiệm với tiền của người khác, tại sao để mất, tại sao không đòi, tại sao hụi đã đổ bể sáu tháng rồi mà còn nhắm mắt gởi tiền cho người ta ...v..v..., rồi còn bị so sánh ví von đủ điều là đáng lẽ phải đền lại cho họ tất cả số tiền đã bị mất, mới công bằng;  Nhưng họ đâu có nhớ rằng, đã bao lần tôi đã khẩn khoản bảo người nhà tôi tự nói chuyện và tự gởi tiền thẳng cho người chủ hụi đi, nhưng chả ai muốn bỏ thời giờ và mất công làm việc này.

Buồn quá nên tôi buộc phải phân trần, bây giờ, chuyện lỡ ra, tôi cũng như mọi người, ở xa xôi làm sao biết được là người quen rất thân mà họ đang tâm lừa đảo mình như vậy.

Trong ba người đó thì người số một hiểu biết mọi sự, nên đã không hề trách cứ tôi điều gì và người số hai thì trách móc giận hờn vài năm rồi cũng hiểu ra chuyện và đã tha tội cho tôi.

Còn duy nhất người số ba thì cự nự phiền trách kiếm chuyện càm ràm tôi đủ điều.  Tôi từng xin dẫn họ đi đến nhà ông chủ hụi để họ cùng đòi phụ với tôi, để thông hiểu cho tôi hơn, nhưng họ ngại không muốn đi, cứ trăm tội đổ lên đầu tôi. Cứ như vậy, dẫu có giải thích cách mấy họ cũng không muốn hiểu, tôi đã nói khó và van xin đủ điều, họ cũng nhất định không tha tội cho tôi.

Mà nghĩ cho cùng, tội của tôi đúng là nặng thật. Vì lòng tin, rồi vì tình thương mến mà không cân nhắc, đã làm dùm không công cho cả ông chủ hụi lẫn người quen nhờ chơi hụi. Đúng là cái ngu “lãnh nợ” mà dân gian đã răn dạy từ bao đời. Cũng may, tôi đã không dám đi thăm viếng hồi khi Ông chủ hụi mãn phần. Tôi đã ở nhà để cho người mà thường cự nự phiền trách tôi được an tâm vui lòng, tôi biết nếu họ biết tôi vẫn chưa mở mắt ra và còn thiết tha đi, tôi sẽ muôn đời bị họ nguyền rủa nên tôi rất sợ, vì từ chuyện hụi, làm lây qua những việc khác sẽ giận cá chém thớt phiền toái lắm.  Tôi chỉ biết cầu nguyện cho qua cơn sóng gió, xin ơn trên tha thứ tất cả mọi lỗi lầm.

Cũng nhờ tôi không đi thăm như thế mà người giận hờn tôi đã nguôi ngoai, hết trì triết giận hờn tôi từ vài tháng nay;  Chắc là người ấy đã nghĩ ra rằng “Người sống của còn, người chết của hết”.

Riêng cá nhân tôi, thì tôi đã cố gắng quên và bỏ qua những gì Ông chủ hụi đã cố tình lợi dụng lòng kính mến và sự tin tưởng của chúng tôi mà lường gạt tôi nhiều lần rồi.  Bây giờ tôi chỉ xin kể lại để chia sẻ với mọi người là đừng ai ngu như tôi nữa (hồi ấy tôi chỉ hơn nửa số tuổi của tôi bây giờ).

Nhân dịp hôm nọ, chúng tôi gặp một người quen đã đi vượt biển cùng thuyền với chúng tôi, anh ta ngỏ lời xin điện thoại của con Ông chủ hụi (người mà nhà tôi vẫn luôn ca ngợi là anh này tốt, có trung có nghĩa, hồi mới qua anh ấy vẫn thường xuyên liên lạc thăm hỏi Ông chủ hụi).

Nhưng khi nói chuyện một hồi lâu, mới biết là anh này chỉ có ý xin điện thoại để đòi những lượng vàng mà Ông chủ hụi đã thiếu nợ của gia đình anh.  Nên chúng tôi đã phải kiếm cách từ chối khéo, sợ không giám cho số điện thoại để anh này gọi làm phiền hà gia đình Ông chủ hụi, vì họ không phải là con nợ của anh ta.

Tôi cũng không dám giận người đã phiền trách tôi, vì tôi hiểu rằng “của đau, con sót”  tiền của người ta bị giật mất, đương nhiên họ phải tức giận, tôi không có quyền giận hờn hay ngăn cản người ta, tôi chỉ biết xin người mất của châm trước cho tôi thôi, vì tôi lỡ dại nhận chơi hụi dùm họ.  Đây là bài học đắt giá để đời cho tôi.

Từ đó tới nay,  cũng có vài người rất thân rủ tôi chơi hụi, họ đã chứng minh cho tôi thấy là nhiều người quen chơi hụi đã hốt hụi và được giao tiền sòng phẳng, họ còn hứa rằng sẽ bảo đảm tiền chơi hụi không thể mất được.  Dù vậy, tôi vẫn một mực từ chối thẳng, bởi tôi sợ chơi hụi lắm rồi.  Lần đầu tiên, kể từ khi bị người chủ hụi này lường gạt, tôi đã nhận thức ra những mánh lừa gạt, tự cẩn trọng hơn, nên từ sau lần xui xẻo đó đến nay, tôi chưa hề bị lường gạt thêm lần nào nữa.

 

Phạm Thị Kim Dung

Ý kiến bạn đọc
30/01/202317:35:47
Khách
Cũng may là chơi nhỏ thôi chị yêu
Và em không bao giờ dám mạo hiểm chơi Game
Nói chung là tiền mình đổ mồ hôi kiếm được thì OK , không dám mơ tưởng ngồi mát ăn bát vàng đâu . Sợ lắm
11/12/202219:48:31
Khách
<a href="http://candipharm.com/
">candipharm.com</a>
05/06/202103:58:22
Khách
hydroxochlorquine <a href="https://hydroxychloroquinex.com/#">where to buy aralen</a> hydroxycloriquin
04/06/202118:30:18
Khách
tadalafil cost walmart <a href="https://elitadalafill.com/">tadalafil contraindications</a> tadalafil medication
29/03/202122:06:59
Khách
tadalafil 40 https://elitadalafill.com/ tadalafil dosage
26/03/202114:55:38
Khách
injectable for ed https://alprostadildrugs.com/ alprostadil cream on ebay
29/03/201820:33:53
Khách
Xin cảm ơn độc giả Thái Vân đã đọc và góp ý bài của KD.
Thái Vân nói rất đúng, mất tiền là chuyện không nhỏ. Nhưng mất lòng tin và tình thân lâu năm thì quả là điều đau lòng khó mà quên được, mặc dù mình đã phải bỏ qua tội lường gạt cho người chủ hụi đó rồi. Thái Vân ơi! Điều mà mình mong mỏi là cầu xin cho người mà mình lỡ dại nhận chơi hụi dùm họ, xin cho người ta thông hiểu và châm trước cho mình thôi. Hiện tại thì thấy người ấy nguôi ngoai và nhẹ nhàng hơn nhiều rồi.
Xin chúc độc giả TV được dồi dào sức khoẻ và có nhiều niềm vui.
Thank you for your comments.
ptkd
28/03/201804:51:30
Khách
Mất tiền là chuyện dẫu không nhỏ nhưng mất cái tinh thân và lòng tin vào tình thân tình người thì quả là điều đau lòng khó mà quên được . Kim Dung đã viết được tiếng lòng mình mà cũng đã viết lên một sự thật xấu hổ của kẻ lợi dụng tình thân lường gạt đồng hương ở chốn tha hương này nơi mà tinh người cần vun đắp nuôi dưỡng , đó cũng là một cách giải quyết rất hay , văn dĩ tải đạo , rất mong thay .
31/10/201719:48:42
Khách
Cám ơn đọc giả Ngọc Giao đã đọc bài này của KD.
Dạ vâng, tôi sẽ cố gắng để đáp lại sự thương mến của NG. đã yêu cầu tôi viết về đề tài “NỔ” với người VN. Nghe chữ NỔ, làm tôi chợt nhớ lại câu thiên hạ hay chọc ghẹo nhau “Bạn nổ giống như kho đạn ở Xóm Mới dzậy!!? (Xóm Mới vào thời VNCH có kho đạn lớn lắm, và họ làm pháo để bán cho toàn trong nước mình, nên người ta cũng thường ghẹo nhau cho vui...bạn có phải người Xóm Mới không?? Xin gởi lời chào và chúc sức khoẻ đọc giả Ngọc giao nhé.
31/10/201715:41:14
Khách
Bạn viết thêm về một số người mới đi qua Mỹ gần đây nhưng "NỔ" với người ở VN . Họ sống trên đắt Mỹ ra sao ?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,376,431
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến