Hôm nay,  

Mẹ Đỡ

04/08/201700:00:00(Xem: 11153)

Tác giả: Phan
Bài số 5184-19-31028-vb6080417

Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Sau đây là một bài viết được... để dành cho Viết Về Nước Mỹ từ gần 4 năm trước, mãi tới nay mới có dịp phổ biến.

* * *

Vuông cửa sổ học đường thường chứa biết bao nhiêu những giấc mơ hoang tưởng để tan loãng vào không gian rộng lớn hơn sau khi ra trường. Những ước mơ như mây phiêu lãng, như cánh thiên di nghìn trùng bay biến vào dòng sống làm chai sạn hết tâm hồn thơ dại, mòn mỏi những ước mơ không thành nhưng chẳng bao giờ quên từ vuông cửa ấy…

Dù chỉ một lần, tôi với người bạn học cùng thấy một tổ chim nhốn nháo mấy con chim non, đang ríu rít mừng mẹ tha được mồi về cho chúng. Bỗng cơn gió vô tình và sự giao động mạnh của lũ chim non làm cả cái tổ chim rơi vèo qua vuông cửa sổ. Trong tôi lói lên chút tình thương hại cho những sinh linh bé bỏng kia. Nhưng lòng thương hại sớm thành thương cảm khi thấy người bạn làm dấu thánh giá. Đó là một ngươì bạn hiền lành, gia đình cô là người bắc di cư năm 54, và định cư ở một xứ đạo nào đó trong vùng Gò Vấp. Cô thật hiền, nên được lòng bạn bè. Nhưng chuyện tổ chim rơi ngay trong giờ học thì chỉ hai chúng tôi biết.

Sau giờ học đó, tôi lại gặp cô kiếm tìm thầm lặng ngoài vuông cửa. Và cả hai chúng tôi cùng vui mừng khi thấy cái tổ đã được chim mẹ tha lại lên hốc cây; chim mẹ đang tha con chim con cuối cùng về tổ. Tôi lại thấy cô làm dấu thánh giá, nên nói: “Trời Phật hữu sanh.” Nhưng cô ấy không chịu cũng là lần đầu tiên tôi thấy cô bạn hiền lành có phản ứng (trả lời); chứ nào giờ bị đám con trai quậy phá, chọc ghẹo, cô ấy chỉ đỏ mặt rồi lỉnh đi chỗ khác. Cô bạn tôi nói: “Mẹ đỡ. Nhờ O cầu xin Mẹ đỡ cho chúng đó!“ Làm tôi cũng cầu xin Mẹ đỡ, nhưng nói thầm trong lòng tôi thôi.

Và rồi, Mẹ đã không đỡ nổi trái tim tôi rụng xuống chân người. Để từ đó thương tật mỗi mùa về lại nhói lên những hoài cảm xưa cũ. Biết làm gì hơn là làm dấu thánh giá để xin Mẹ đỡ cho người không duyên.

Vuông cửa thời gian không mất đi, cả không gian cũng chưa tận tuyệt, chỉ khác tâm tình qua vuông cửa theo dòng sống đẩy đưa. Một lần tôi ngồi cắt chữ trong căn phòng trên cao ốc ở Sài gòn. Anh hoạ sĩ vẽ ra những kiểu chữ mới trên giấy, tôi cắt, và dán lên những tấm mê-ca để cánh thợ họ cưa thành chữ.

Thuở làm nghề hộp đèn chữ nổi ở Sài gòn cũng đáng nhớ. Vì về phần mỹ thuật thì tiếp xúc với toàn họa sĩ; nhưng lắp ráp hộp đèn thì đụng giới chửi thề ba tiếng mới nói được một câu mà cũng không bảo đảm là câu nói có ý nghĩa. Nhưng cứ phải tạm ứng tiền trước cho họ nhậu nhẹt, bài bạc trong lúc chờ đợi hoàn thành một bảng hiệu và đi lên bảng cho những tiệm may “hoành tráng“ thuở ấy. Thương người họa sĩ đang vắt óc sáng tạo ra những kiểu chữ mới mẻ thì mới ăn khách, nhưng người nghệ sĩ ở Sài gòn khó lòng sáng tạo vì thiếu sự an tâm để làm nghệ thuật bởi cơm áo gạo tiền, dường như ngày nào con của anh cũng bất thần ló mặt, “Ba ơi! Má nói ba đưa tiền mua gạo. Hình ảnh người họa sĩ miễn cưỡng mở miệng, “Anh tạm ứng tiền công hôm nay cho tôi trước được không?“Sau lưng người họa sĩ là vuông cửa; là bầu trời cao rộng; là hình ảnh Sài gòn mà tôi ra đi đã mang theo…

Có một thời như thế ở quê tôi, ngoài vuông cửa vô hình kia, dưới đường Trần Hưng Đạo; tiếng thét kinh hoàng của người qua đường vọng lên đến lầu cao. Tôi nhìn qua vuông cửa, chẳng biết cách gì mà người phụ nữa lái xe đạp lòm còm bò ra từ gầm xe vận tải. Chiếc xe đạp của chị bẹp dúm dưới sức nghiền của bánh xe vận tải. Trong khi chị chỉ mất hồn giây lát vì hoảng sợ; ai cũng hoảng sợ cho chị; rồi mừng rỡ với chị không trầy tróc gì hết! Mẹ nâng tay chị lên, làm dấu thánh giá để tạ ơn trên. Dường như tôi nghe được, “mọi chuyện đã qua rồi con.“ Hồn tôi vô đạo nên tay tôi vô tình đưa lên làm dấu thánh giá, “Cảm ơn Mẹ đỡ cho người đàn bà tội nghiệp kia. Và, con cũng sắp phá sản với cái nghề hộp đèn chữ nổi rồi mẹ ơi! Cứu con với.“Có lẽ dạo ấy tôi qua được kiếp nạn hộp đèn chữ nổi là nhờ Mẹ đỡ và những lời cầu nguyện của O, như lời hứa với nhau sau vụ tổ chim…

Vuông cửa vẫn còn đó, ngày một nhiều hơn những vuông cửa theo đà phát triển dân số trên địa cầu. Một hôm tôi ngồi cà phê bên sông Seine, nhìn qua vuông cửa trong veo, Paris già chát đến buồn lây tâm khảm lữ khách. Tôi thấy mấy chú tây đen nhóc tỳ thật dại dột! Chừng năm, sáu đứa chứ không ít, thay phiên nhau, chúng đợi một xe hơi chạy qua con đường vắng, xe đến càng gần càng khoái, đến phiên đứa nào thì đứa đó băng qua đường trước đầu xe. Chiếc xe thắng cháy bánh trong tiếng cười khoái chí của những chú nhóc đứng bên đường.

Và chơi dao thì có ngày đứt tay, đến phiên chú nhóc tây trắng, nên chú có phần ốm o và yếu ớt hơn những chú tây đen. Chú làm dấu thánh giá trước khi băng qua đầu xe đang chạy bon bon trên đường; nhưng chú vấp ngã vì đôi giày của chú quá rộng nên chiếc này vấp chiếc kia; chú bé té lăn quay trên đường. Người phụ nữ lái xe dường như ngất xỉu vì bà tin là bà đã đụng chết một chú bé… cho đến khi chú bé lòm còm đứng dậy; tay chống ba sườn vì đau đớn, tay kia làm dấu thánh giá tạ ơn “Mẹ đỡ”.

Người phụ nữ lái xe hoàn hồn, cũng làm dấu thánh giá sau khi bước xuống xe để xem chú bé có sao không? Thật màu nhiệm khi chú bé nhảy câng câng lên vài cái để chứng minh với người phụ nữ là “tôi không sao”. Chú bé chạy đi chơi theo bọn nhóc đã chán trò chơi nguy hiểm đó. Người phụ nữ lại làm dấu thánh giá lần nữa, miệng lâm râm tạ ơn Mẹ đỡ, rồi lái xe đi.

Sông Seine không sạch và không thơ mộng như đồn thổi. Nhưng huyền thoại bên bờ con sông lừng danh này có thêm chuyện một người châu Á ngồi không bên tách cà phê để thấy được sự mầu nhiệm của đức tin. Lòng tôi thả về cố quận, “Khung cửa sổ hai nhà cuối phố/ chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ?“đã lùi vào dĩ vãng; khung cửa sổ trong khuôn viên đại học như thoáng hiện những giấc mơ xưa. Thì ra Paris khác biệt những nơi khác trên địa cầu là không gian hoài niệm của thành phố cổ xưa này; những con đường lát đá xanh như còn “dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo/ nền cũ lâu đài bóng tịch dương…“không bao giờ phai lợt.

Vuông cửa sổ mãi là không gian giải toả những mệt mỏi, muộn phiền trong đời sống. Bốn mùa thay lá trên vuông cửa, mang theo những cảm xúc khác biệt của con người để hun đúc mùa về đúng hẹn cho lòng người chơi vơi những cảm hoài. Trong không gian mùa về băng giá ngoài vuông cửa phòng làm việc của tôi, những người Mễ đang thay ngói mái nhà cao bên đường; làm tôi thương cảm những người khốn khổ.

Trong phòng tôi đang làm việc có tiếng máy sưởi nhỏ chạy vo ve như tiếng muỗi kêu dưới gầm bàn; trên trần, máy sưởi lớn của building cũng chạy đều đến mất thính giác của người ngồi lâu trong một căn phòng. Nhưng bên kia đường, những người Mễ đang phiêu lưu trên mái nhà cao, nhiệt độ bên ngoài đang là 37 độ F trong khi 32 độ F đã bằng 0 độ C nước đông đá. Thế mà họ phải làm việc ngoài trời, trên cao-gió vi vu thấu xương…

Tôi quẳng cái kính lên bàn vì mình cũng đã mờ mắt với màn hình chứ vui sướng gì! Xoay ghế nhìn sang bên đường để tạ ơn trên thương xót, dù gì cũng đã cho mình một công việc không phải đối mặt với nguy hiểm và buốt giá. Tôi nhớ lại chiều qua, căn nhà tôi đang ở bị lá cây nghẹt hết những đường máng xối. Tôi trèo lên mái nhà mới thấy hết hiểm nguy vì cái gì cũng lạnh ngắt, săn cứng lại. Đế giày bằng cao su mà lạnh cứng như đá; ngói nhà bằng nhựa đường rải cát cũng cứng còng như miếng sắt nguội. Sự trơn trợt đầy ắp mái nhà với 45 độ nghiêng cho mưa trút nước. Tôi chẳng dại gì mon men ra tận cùng mái nhà để tiếp xúc với đường máng xối mà hốt lá. Cuối cùng, tôi kéo ống nước từ sau patio lên mái nhà, chọn những vị trí thật an toàn-có điểm tựa. và xịt nước thật mạnh vào những đường máng xối xung quanh nhà cho lá muốn bay đâu thì bay lát xuống đất sẽ tính sau.

Căn nhà tôi đang ở chỉ có một tầng mà đã thấy nguy hiểm cỡ nào, trong khi những người Mễ đang thay ngói apartment đến hai tầng độ cao khoảng chừng 30 feet. Tôi thấy rõ những lớp giấy dầu mà họ lợp chiều hôm qua còn đọng sương chưa khô (thật ra đó là một lớp nước đá mỏng vì nhiệt độ ban đêm làm đông đá lớp sương mỏng trên mái nhà. Và mặt trời mùa đông buổi sáng chỉ đủ tan chảy lớp tuyết đá mỏng đó, chứ không đủ nóng để làm khô đi mối hiểm họa rình rập những người thợ thay ngói mái nhà.

Thế mà cách khoảng hai, ba bước chân, họ chỉ đóng ngang một thanh gỗ (2x4) để chống trơn trợt cho thợ lợp ngói. Tôi hình dung ra vài mũi đinh ghim cây 2x4 đó xuống ván nóc nhà là loại ván ép dở nhất ở Mỹ. Thật là sinh mạng người thợ lợp ngói giao cho bề trên…

Mùa về, những suy nghĩ lạc lối cả năm cũng hay trở về làm người ta trầm mặc như không gian xám ngoét ngoài kia. Người thợ Mễ trên mái nhà cao bên kia đường dường như có giao thoa gì đó nên tôi nhìn anh hoài mà không nhìn những người khác! Có thể do anh ta quá gầy, nên tôi thương cảm cho cái lạnh dễ dàng thấm vào phế phủ anh ta.

Và tôi đã hoa mắt, tim đứng nhịp như người ta thường nói, “mệt đứng tim”; “sợ đứng tim”… khi thanh gỗ 2x4 bung đinh, không còn giữ chân anh Mễ gầy. Anh Mễ lăn hai vòng trên mái nhà, rồi rơi từ mái nhà hai tầng xuống parking. Chúa gọi anh hôm nay! Một ngày u ám và lạnh giá.

Tim tôi thắt lại vì hoảng sợ và thương cảm cho người Mễ gầy gò kia; nỗi thương cảm nặng nề hơn trong sự bất lực của mình vì chẳng làm gì được khi thấy chết mà không cứu được.

Anh quờ quạng trong không gian trước khi rơi tới đất. Sự mầu nhiệm vô hình nào đó đã vượt qua nguyên tắc vật lý “mọi vật đều rơi theo chiều thẳng đứng”. Anh Mễ rơi thế nào mà lại dạt vào bụi bông giấy có đến hai, ba mươi tuổi là một bụi cây cao và to, nhưng vốn là loại cây mọc thành bụi nên cành mềm như tấm nệm đỡ anh, dìu anh xuống mui xe truck FordF150. Anh ấy lăn theo triền kính trước của chiếc truck to đùng, lăn hai vòng thì thân xác gầy còm của anh ta nằm gọn lỏn trên hàng bụi cây kiểng trồng sát vách tường…

Tôi nhắm mắt lại khi tin chắc là anh ta không chết! Dường tôi thấy vòng tay nhân từ của Mẹ rướm máu vì đỡ anh Mễ một cú ngã chết người. Mẹ đỡ anh. Tôi tin như thế!

Những người thợ lợp nhà còn trên nóc nhà đều ngưng tay súng bắn đinh-há hốc-nhìn xuống. Làm cho không gian đang ồn ào lộp bộp tiếng súng bắn đinh bỗng im phăng phắc. Những người phụ việc đang gom góp mớ ngói cũ dưới sân, dưới cỏ… đều chạy lại đỡ anh.

Anh Mễ gầy thì hốn siêu phách lạc chưa về. Mấy người bạn anh đỡ thân xác anh cho ngồi dựa vào tường. Họ cho anh uống miếng nước để dẫn độ hồn về với xác. Anh dần tỉnh lại sau mấy cái tát của bạn bè, mấy cái tát cầu hồn cho anh…

Người Mễ gầy đã tỉnh, anh làm dấu thánh giá, rồi tiến đến cái thang cao nghệu. Anh đặt bước chân lên cái thang trong sự kính nể vô bờ của tôi vì là tôi thì bỏ việc về nhà; có ăn lương bạc triệu cũng không làm cái nghề nguy hiểm đó nữa.

Tiếng súng bắn đinh của anh Mễ gầy lại nổ lốp bốp trên mái nhà. Sức mạnh của đức tin đã cho anh can đảm và nghị lực để tiếp tục công việc.

Người ta hơn nhau ở đời là ai có một đức tin. Không có đức tin thì không làm được gì cả. Dường như đó cũng là lý do cáo chung của chủ nghĩa vô thần. Tôi ngồi rất lâu trong im lặng để thưởng thức vòng tay nhân ái của Mẹ. Vòng tay đỡ đần, chở che, bảo bọc và bao dung với mọi người. Có tin có lành. Đúng là Mẹ đỡ chứ ai đỡ nổi.

Phan

Ý kiến bạn đọc
18/08/201712:54:42
Khách
Tôi là người theo Đạo, đã từng đọc rất nhiều bài viết, xem nhiều cuốn sách, nghe khá nhiều bài giảng về Mẹ, nhưng ít khi thấm thía và chảy nhiều giọt lệ cho bằng khi đọc "Mẹ Đỡ" của tác giả Phan. Xin cám ơn rất nhiều.
05/08/201713:58:37
Khách
Văn phong đặc biệt, tình cảm chứa chan thường thấy thể hiện trong các bài viết của tác giả .
05/08/201708:16:22
Khách
Bài viết của một trái tim tràn đầy tình yêu giữa con người với con người. Cảm ơn tác giả đã cho tôi những giọt nước mắt buồn cho thân phận con người và những giọt nước mắt vui vì cảm nhận được tình yêu nơi ngòi viết của anh.
04/08/201716:25:37
Khách
Xin cám ơn một bài viết hay của tác giả Phan.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,068,573
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Từ hôm nay, Thứ Hai 1 tháng Bảy 2019, bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ Hai Mươi Mốt (XXI). Xin mời đọc bài viết mới nhất của Lê Nguyễn Hằng, một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ.
Giải Viết Về Nước Mỹ hàng năm gồm các bài phổ biến từ ngày 1 tháng Bẩy năm trước tới 30 tháng Sáu năm sau. Hôm nay, Chủ Nhật 30 tháng Sáu 2019, ngày khóa sổ Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, xin mời đọc bài viết vui của Ngọc Hạnh, vị tác giả niên trưởng trong năm. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Hai 2019, khi tuổi đã kề ngưỡng cửu tuần (90. ) Với bài viết về Washington D,C. mùa lễ chiến sĩ trận vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, và hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Kính chúc Bà vui khỏe.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài mới viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ sáu của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là một viên chức hưu trí tại San Jose, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Tháng Năm 2019, trong bài “Tôi Làm Răng Implant” tác giả có viết lời cám ơn Bác sĩ Nha Khoa Nguyễn Hoàng Tuấn về sự tận tâm giảng giải và chăm sóc dành cho bà. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, chuyện người thật việc thật. Tựa đề là một câu trong bài hát “Như Đã Dấu Yêu” của Nhạc Sĩ Đức Huy.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ 2001 và liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Bài trích từ báo xuân Việt Báo Tết Kỷ Hợi 2019.
Nhạc sĩ Cung Tiến