Hôm nay,  

Phone Từ Việt Nam, Chuyện Bầu Cử Mỹ

02/12/201600:00:00(Xem: 9820)

Tác giả: Prudence Han Tranduc
Bài số 4982-18-30682-vb6120216

Tác giả đã có sách anh ngữ "The Clan Divided," do một nhà xuất bản Mỹ tại New York ấn hành. Ông cũng là tác giả sách "Tiếng Việt Đáng Yêu." Trần Đức Hân sinh năm 1942 tại miền Bắc, di cư vào Nam. Nguyên sĩ quan VNCH khóa 20 Thủ Đức, khóa 15 Kỵ Binh Thiết Giáp, bị thương, giải ngũ năm 1968, tốt nghiệp cử nhân văn khoa, dạy học. Năm 1980, vượt biển, định cư tại Cộng Hòa Liên Bang Đức. Từ 2000, di dân sang Mỹ, học lại Anh văn từ ESL tới các lớp viết văn và hoàn tất được ba cuốn sách. Tác giả hiện là cư dân Westminster, với bút hiệu Trần Đức Hân, ông đã có 3 bài VVNM. Sau đây là bài viết mới của ông.

* * *

Oanh ở Mỹ: Hello, Oanh đây. Hạnh mới gọi cho Oanh hôm qua, chúng mình đã thăm hỏi tâm sự đủ thứ, hôm nay lại gọi nữa, có chuyện gì cấp bách vậy?

Hạnh phone từ Sài Gòn: Allo, Hạnh đây, chẳng có chuyện gì cấp bách cả. Bên đây đang chiều tối thứ Bảy, Loan tới nhà mình chơi. nhân dịp sau cuộc bầu cử sôi nổi ỡ Mỹ mà truyền thông thế giới bàn tán rất nhiều. Hai đứa đang nói chuyện về các thể chế dân chủ của Việt Nam Cộng Hòa của Nam Việt trước đây, của Tây-Âu và Bắc Mỹ hiện hành. Có những điều hai đứa đã đồng ý với nhau. Có những điều hai đứa đang tranh cãi. Hạnh phone nhờ Oanh giải thích.

Oanh: Hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị của Việt Nam Cộng Hòa thì chúng mình đã sống trong cả thời kỳ đó rồi.

Hạnh: Nhưng có nhiều người, đại đa số người mới lớn lên không hiểu đâu. Họ nói rằng miền Nam trước đây có hai tổng thống: Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, do đó có hai nền cộng hòa. Họ không biết rằng vì có hai bản hiến pháp khác nhau, nên mới có hai nền cộng hòa.

Oanh: Nếu mỗi nền cộng hòa trước kia có hai hoặc ba tổng thống, chắc không có nhiều người hiểu lầm như vậy.

Hạnh: Đệ Nhất Cộng Hòa là chế độ tổng thống, không có thủ tướng và chỉ có một viện quốc hội; tổng thống là tổng tư lệnh tối cao giống như Mỹ. Đệ Nhị Cộng Hòa có thêm thủ tướng và hai viện quốc hội giống Mỹ hơn.

Oanh: Không giống đâu. Khác nhau ở nhiều điểm. Mỹ không có thủ tướng. Thượng Viện Đệ Nhị Cộng Hòa gồm 10 liên danh đại diện cho các tôn giáo và đảng phái chính trị. Hạnh nhớ không? Liên danh Hoa Sen đại diện Phật Giáo, liên danh Bông Huệ đại diện Thiên Chúa Giáo, vân vân. Mỹ có 50 tiểu bang; hạ nghị sĩ của tiểu bang được nhiều hay ít tùy theo dân số; thượng nghị sĩ thì đồng đều, nhiều hay ít dân số, mỗi tiểu bang có hai thượng nghị sĩ đồng đều.

Hạnh: Chế độ đương thời ở South Korea giống Đệ Nhất Cộng Hòa. Hành pháp của Đệ Nhị Cộng Hòa giống Đê Ngũ Cộng Hòa của Pháp hiện nay.

Oanh: Các nước Tây-Âu và Bắc Mỹ đều có chế độ dân chủ, nhưng không bản hiến pháp của nước nào giống 100% một nước nào khác. Nhiều nước Tây-Âu vẫn còn có vua như Spain, Monaco, Andora, Luxemburg, Sweden, vân vân; nhưng hoàng gia chỉ làm cảnh, việc chính của họ là tiếp các phái đoàn ngoại giao để đãi tiệc, còn việc nước thì do hành pháp và lập pháp do dân bầu ra.

Hạnh: Cám ơn Oanh đã dùng một số từ vựng bằng Anh Ngữ để mình nhớ lại và học thêm. Anh ngữ mình quên nhiều lắm rồi.

Oanh: Về vấn đề ngôn ngữ, Oanh chỉ biết mình thôi, không dám động tới người khác. Theo Oanh thì tên một số nước và thành phố trên thế giới, dùng Anh Ngữ tiện hơn là chữ Nho chữ Hán gốc Tầu. Tên nhiều nước và thành phố, từ xưa đến giờ người Việt vẫn dùng Pháp Ngữ như Iraq, Algerie, Monaco vân vân Vienne, Tokyo, Karachi, vân vân, đâu khó gì, ban đầu lạ, sau quen dần. Hãy tưởng tượng ngày nay mà ai đó còn dùng từ ngữ Vọng Các hay Cựu Kim Sơn thì lạc hậu là cái chắc. Dùng Bangkok và San Francisco tiện lợi hơn.

Hạnh: Nói đến Bangkok, Hạnh liên tưởng tới Thái Lan. Á Châu còn hai nước có vua là Nhật Bản và Thái Lan. Vua của hai nước này rất được dân chúng mến phục và nghe theo.

Oanh: Đúng vậy. Ở Thái Lan, trong mấy thập niên gần đây đã có rất nhiều cuộc đảo chánh, nhưng họ không hề làm phiền tới hoàng gia. Trái lại, đôi lần có tranh chấp gay gắt về chính trị, vua phán quyết bên nào đúng là họ tuân theo ngay.

*

Hạnh: Bây giờ Hạnh vào vấn đề chính là tìm hiểu bầu cử Mỹ. Nhiều nước Âu Mỹ cũng bầu cử sơ bộ do người trong đảng để chọn ứng cử viên của đảng. Nhưng ở Mỹ, sau khi tổng tuyển cử ngày 8 tháng 11 năm 2016 vừa qua, bà Clinton của đảng Dân Chủ được tổng số 62,403,469 phiếu cử tri dân nhưng chỉ được 228 cử tri đoàn; ông Trump của đảng Cộng Hòa được tổng số 61,242, 652 phiếu cử tri dân nhưng lại được 279 cử tri đoàn. Ông Trump thắng. Chỉ có Mỹ mới có cái phức tạp và khó hiểu này. Nhờ Oanh giải thích giùm.

Oanh: Hạnh và Loan biết Mỹ có 50 tiểu bang phải không? Bầu cử có thêm đặc khu thủ đô là Washington D.C. (Washington District of Columbia) ở miền đông bắc nước Mỹ nữa. Xin đừng lầm với tiểu bang Washington (state) ở miền tây bắc nước Mỹ. Như vậy có tất cả 51 đơn vị bầu cử.

Hạnh: Các điều đó, Hạnh đã biết.

Oanh: Mình lưu ý mấy điều quan trọng này: (1) Dân có thể chuyển nơi cư trú sang tiểu bang khác, nên mỗi kỳ bầu cử, số cử tri dân, cử tri đoàn, và số dân biểu của vài tiểu bang có thể thay đổi nhỏ; (2) ứng cử viên tổng thống dù thắng rất nhiều hay rất ít, đều được tất cả phiếu cử tri đoàn của đơn vị đó; (3) Dân bầu tổng thống, thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ không lệ thuộc nhau; họ có thể bầu tổng thống đảng này, nhưng quốc hội đảng kia; (4) phải được ít nhất 270 cử tri đoàn mới đắc cử tổng thốnh; (5) Khoảng 60% đến 70% cử tri Mỹ bầu thôi, số còn lại thích đi chơi chỗ nào đó hơn đi bầu. Bây giờ Hạnh lấy tờ giấy và cây bút ra. Oanh đọc tên tiểu bang bà Clinton thắng, sau đó là các tiểu bang ông Trump thắng.

Hạnh: Mình sẵn sàng rồi. Oanh đọc đi.

Oanh: Bà Clinton thắng 21 đơn vị: California, Washington D.C., Washington (state), Maryland, Delaware, Hawaii, New Jersey, Connecticut, Rhode Island, New Hampshire, Massachusetts, New York, Vermont, Maine, Virginia, Illinois, Minnesota, New Mexico, Colorado, Nevada, và Oregon.

Ông Trump thắng 30 đơn vị sau: Alaska, Idaho, Michigan, Missouri, Wisconsin, Montana, Utah, Wyoming, Nebraska, Texas, Oklahoma, Iowa, North Dakota, Arkansas, Kansas, South Dakota, Louisiana, Alabama, Mississippi, Tennessee, Georgia, South Carolina, North Carolina, Kentucky, West-Virginia, Indiana, Ohio, Pennsylvania, Florida, và Arizona.

Bà Clinton thắng mấy tiểu bang rất đông dân như Illinois, New York, California với tỉ số rất lớn nên có phiếu cử tri dân nhiều hơn nhưng chỉ được 228 cử tri đoàn. Ông Trump thắng nhiều tiểu bang ít dân nhưng được 279 cử tri đoàn.

Trong lịch sử bầu tổng thống Mỹ đã có xảy ra vài lần rồi. Tháng 11 năm 1968, ông Nixon chỉ được 43.4% cử tri dân nhưng đắc cử vì đủ cử tri đoàn; ông Humphrey thua mặc dù hơn cử tri dân. Tháng 11 năm 2000, ông George W. Bush thua ông Al Gore khoảng 544,000 cử tri dân, Al Gore kiện lên Tối Cao Pháp Viện vì có mấy ngàn phiếu ở Florida không được rõ ràng; tình trạng lúc đó là ai có phiếu cử tri đoàn Florida, người đó thắng cử; nhưng Tối Cao Pháp Viện bác bỏ; George W. Bush đắc cử nhờ cử tri đoàn ở Florida.

Hạnh: Xin Oanh giải thích lý do tổng thống đắc cử không do phiếu cử tri dân mà do phiếu cử tri đoàn.

Oanh: Các vị lập pháp trước kia của Mỹ đã nhìn thấy sẽ có mấy tiểu bang rất đông dân, nhiều tiểu bang khác sẽ ít dân. Về Hành Pháp: Để tránh trường hợp tổng thống chỉ cần ưu đãi mấy tiểu bang đông dân là đắc cử và tái đắc cử, các tiểu bang ít dân sẽ rất thiệt thòi nên mới có hiến luật cử tri đoàn. Về Lập Pháp: Để tránh các hạ nghị sĩ các tiểu bang đông dân liên kết với nhau làm luật chỉ có lợi cho tiểu bang đông dân của họ nên các tiểu bang nhiều hay ít dân cũng có 2 thượng nghị sĩ là vậy. Để thành luật, dự luật phải được thông qua cả hai viện

Hạnh: Mình và Loan hiểu rồi. Những gì Oanh vừa giải thích là theo các dữ kiện trong hiến pháp và luật pháp của Mỹ. Bây giờ Hạnh hỏi chuyện thời sự của cuộc bầu cử 2016 trước nay vài ngày.

Oanh: Ồ, giải thích chuyện thời sự thì Oanh chỉ phỏng đoán thôi à nha. Ngay cả truyền thông Mỹ, khi đề cập tới vấn đề này, họ cũng chỉ phỏng đoán thôi.

Hạnh: Từ một thế kỷ rồi, khi sắp có cuộc bầu cử, nhiều cơ quan truyền thông Mỹ đã có các cuộc thăm dò dư luận. Đại đa số các cuộc thăm dò đoán đúng ứng cử viên tổng thống sẽ đắc cử. Nhưng kỳ này, tất cả đều sai. Bà Clinton của đảng Dân Chủ thất cử rất bất ngờ. Ông Trump của đảng Cộng Hòa đắc cử với phiếu cử tri đoàn rất rõ ràng. Nhờ Oanh giải thích.

Oanh: Theo Oanh thì có khoảng bốn nguyên nhân. Oanh nói nguyên nhân quan trọng nhất thôi à nhe: Mỹ có nền tự do và dân chủ lâu đời nhất thế giới. Đại đa số dân có nếp sinh hoạt bày tỏ ý nguyện về chính trị rất trung thực, họ nói rõ sẽ bầu cho ai. Kỳ này thì không. Có phần trăm khá lớn quyết định sẽ bầu cho ông Trump nhưng e ngại không dám nói ra.

Hạnh: Mình cũng nghi ngờ như vậy.

Oanh: Để trả lời, ta hãy nhìn thực trạng an ninh của Mỹ từ năm 2000 cho đến nay. Các phần tử cực đoan của một tôn giáo có hành động giết hại tối đa bất cứ ai không theo và sống đạo như họ. Sự giết hại và phá hoại đã xảy ra từ các tiểu bang miền đông như New York, Massachusetts, và Florida tới miền tây như California. Do đó đa số dân Mỹ không muốn cho nhập cư vào Mỹ những người từ các nước xuất phát bọn cực đoan dễ dàng như Tổng Obama đang làm. Họ thấy Clinton sẽ tiếp tục chính sách của ông Obama.

Hạnh: Các nước Tây Âu cũng bị khủng bố tương tự. Pháp bị nặng nhất. Vào tháng Mười năm 2015, tại ba điạ điểm khác nhau ở Paris, bọn cực đoan dùng chất nổ giết hại trên 100 và làm bị thương gần 500 người; tất cả là thường dân.

Oanh: Khi tranh cử, ông Trump đã hứa hẹn nhiều về việc duyệt xét rất kỹ lưỡng những người nhập cư từ các nước xuất phát bọn cực đoan cũng như ngăn chặn lớp người vào Mỹ bất hợp pháp. Đa số dân Mỹ mong ước thực hiện được vấn đề này.

Hạnh: Theo Hạnh biết, vì ông Trump nói rất bộc trực nên ông bị chỉ trích là kỳ thị chủng tộc và tôn giáo. Truyền thông Mỹ đã có rất nhiều cố gắng tạo ra hình ảnh ông Trump là người kỳ thị.

Oanh: Đấy, đấy, đấy. Hạnh nói vào đúng điều Oanh phỏng đoán rồi. Do đó những người định sẽ bầu cho ông Trump không dám nói ra vì sợ cũng bị lên án là kỳ thị; và họ đã âm thầm đi bầu.

Hạnh: Mình được biết, đảng Cộng Hòa thắng tổng thống của hành pháp, vẫn giữ được đa số tại Thượng Viện 51/100 và Hạ Viện 239/435 của lập pháp. Oanh có lời giải thích gì không?

Oanh: Hạnh lại bắt Oanh phỏng đoán nữa. Oanh có hai câu trả lời khác nhau. (1) Có nhiều chính sách của hành pháp phải được lập pháp chấp thuận. Cử tri muốn các điều trên được thực hiện nên cũng bầu lập pháp cho Cộng Hòa. (2) Có thể cử tri đã nghĩ rằng các cuộc thăm dò dư luận sẽ đúng, bà Clinton của Dân Chủ sẽ là tổng thống. Do đó họ bầu lập pháp cho Cộng Hòa để ngăn chặn không cho bà Clinton dễ dàng cho những lớp người nguy hiểm kể trên vào Mỹ.

Hạnh: Ngày nào tổng thống được bầu tuyên thệ và nhậm chức vậy?

Oanh: Ồ, có một thủ tục mà ít ai để ý. Ngày 19 tháng 12 sắp tới, 279 cử tri đoàn của Cộng Hòa sẽ đến Washington D.C. để xác nhận chức tổng thống do cử tri dân đã bầu. Trong lịch sử Mỹ, cử tri đoàn luôn luôn bầu theo kết quả của cử tri dân trước đó. Hạnh à, tổng thống được bầu sẽ tuyên thệ và nhậm chức ngày 20 tháng Một, tháng đầu năm sau tháng 11 của năm cũ mà cử tri dân đã bầu.

Hạnh: Mình còn nhiều điều muốn biết về nước Mỹ. Nhưng để kỳ sau vậy. Cám ơn Oanh, byebye.

Tranduc Han Prudence

Ý kiến bạn đọc
21/12/201617:37:46
Khách
Tin Tổng Kết Chiều 19 tháng 12 năm 2016: Tổng số cử tri đoàn Mỹ là 435 + 100 = 535. Theo kết quả cử tri dân trước đó: Dân Chủ có 229, Cộng Hòa có 306. Nhưng Cử Tri Đoàn bầu như sau: bà Clinton 227, ông Trump 304. Như vậy có 4 cử tri đoàn không tôn trọng kết quả cử tri dân.
08/12/201600:14:56
Khách
Có một chi tiết không đúng tác giả viết là "ngày 19 tháng 12 này 279 cử tri đoàn sẽ đến Washington DC để xác nhận chức tổng thống do dân đã bầu."
Đúng ra là ngày 19 tháng 12 các đại cử tri của mỗi tiểu bang sẽ về thủ phủ của tiểu bang mình để bỏ phiếu tổng thống và phó tổng thống, (On the first Monday after the second Wednesday in December (December 19, 2016), the electors meet in their respective States to cast their votes for President and Vice President of the United States.) sau đó mới báo cáo kết quả về Ủy ban bầu cử trung ương ở Washington DC.
02/12/201623:04:48
Khách
Tác giả bài này là người có kiến thức và khách quan, viết gọn gàn, mạch lạc và rõ ràng dễ hiểu, nên thay thế Vũ Linh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,307,615
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ: Bà tên thật Nguyễn Lệ Chi, một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên thành phố Milpitas, Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà dựa trên những tình tiết có thật, tuy nhiên tên nhân vật đã được chỉnh sửa đôi chút để giữ sự riêng tư. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn và Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô từng góp nhiều bài và nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Bài viết mới kể về khu phố Việt ở Massachusetts, giống như Little Saigon ở California.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến