Hôm nay,  

Chim Rời Tổ Mẹ

23/04/201600:00:00(Xem: 17591)
Tác Giả: Chú Chín Cali
Bài số: 3804-17-30304vb7042316

Tác giả sinh trưởng ở miền Nam sông nước, nguyên là giảng viên đại học ở Việt Nam, sĩ quan QĐVNCH, công chức ở Mỹ và là chuyên gia Mỹ làm việc ở ngoại quốc. Ông đã về hưu và chọn sinh sống trong khu Little Saigon. Bài Viết Về Nước Mỹ thứ 7 được tác giả ghi là “viết cho những người bạn già cô đơn và những đứa con quên lối về.”

* * *

blank
Đôi chim cu làm tổ ở hiên nhà, hàng năm vẫn trở lại.

Hằng năm cặp chim cu (mourning doves) lại trở về làm tổ dưới mái hiên nhà. Ông già ngồi uống cà phê theo dõi hành động của đôi chim không biết chán. Chúng coi ông là bạn, mừng rỡ bay xà xuống mỗi lần ông cho chúng ăn. Có hôm hết đồ ăn, chúng cứ quây quần bên ông, nghiêng cổ nhìn, rồi gục gặc đầu như muốn nhắc nhở “cho ăn chứ, đói quá rồi?”. Tình nghĩa vợ chồng gắn bó và sự tận tụy nuôi con của đôi chim đã làm ông cảm động.

Loại chim nầy ở Mỹ rất dạn, làm tổ ngay trên đầu cột dưới mái hiên (patio) ở sân sau, cách ghế ông ngồi chừng ba thước, chiều cao trong tầm tay với. Mở cửa patio là nhìn thấy ổ chim. Có hôm hai vợ chồng chim rủ nhau đi kiếm ăn, ông già hiếu kỳ bắc ghế lò mò leo lên xem. Có hai cái trứng màu trắng, nằm lỏng chỏng trong cái ổ sơ sài, bừa bãi, làm bằng mấy cộng rác, mấy cọng cỏ khô. Chim cu rất lười xây tổ.

Có tiếng chim cu bay về. Chim cu khi bay tạo ra tiếng kêu rất đặc biệt không sao lầm lẫn được. Con chim mẹ đậu trên cái đà ngang dưới mái hiên. Nó nhìn ông với đôi mắt hiếu kỳ, thắc mắc không biết ông đang làm gì với cái tổ của nó. Con chim cha đậu xa xa trên mái nhà, vương cổ xuống nhìn. Ông leo xuống ghế, tiu nghỉu như chó ăn vụng bị bắt quả tang. Và từ đó ông tôn trọng sự riêng tư của chúng, giữ một khoảng cách khá xa, để không làm chúng khó chịu. Ở xứ Mỹ nầy, cho đến con chim mượn chổ xây tổ cũng có quyền riêng tư của nó!

Cặp chim trông rất giống nhau cho nên khó phân biệt trống mái, nếu không quen. Chúng thay phiên nhau ấp trứng, con trống thường ấp trứng ban ngày, con mái ấp ban đêm. Thỉnh thoảng cả hai bỏ đi kiếm ăn, nhưng trở về ngay, không để trứng một mình. Lúc nào ông cũng thấy một cái đầu trong ổ, ngóc lên nhìn ông. Khoảng 2 tuần sau lại xuất hiện thêm 2 cái đầu nhỏ xíu. Chúng chui mỏ vào miệng cha mẹ mà ăn. Hai cái đầu nhỏ lớn rất nhanh, ban đầu trọc lóc, nhưng chỉ hai tuần đã phủ đầy lông. Không bao lâu sau, chim con đã đủ lông đủ cánh, từ màu xám đậm đổi dần thành màu nâu xám, cánh có các đốm đen. Đây là lúc chúng đã trưởng thành và sẵn sàng bay đi bất cứ lúc nào.

Nhìn đàn chim ông chạnh nghĩ đến mình.

Cha mẹ chim đêm ngày cặm cụi nuôi con không bao giờ nghĩ đến chuyện có một ngày chúng sẽ bỏ ra đi không bao giờ trở lại. Cha mẹ chim chỉ làm bổn phận của mình, không sao lãng, không màng công lao cực khổ.

Mình nuôi đàn con bao năm trường gian khổ để một ngày trưởng thành chúng cũng vỗ cánh bay đi. Mới ngày nào chúng còn lững chững vừa biết đi, phải nắm tay dẫn từng bước một. Ngày nào dẫn con đi học, lòng xót xa để con ở lại trường một mình, ngơ ngác vì phải xa lìa cha mẹ lần đầu. Mỗi lần đi học về chúng chạy ù đến, ôm chầm cha mẹ, mừng rỡ sau một ngày cách biệt. Bây giờ chúng đã lớn khôn đủ lông đủ cánh, bung cánh bay đi tìm cái thế giới riêng của chúng, quên bẵng đi cái tổ ngày xưa, nơi cha mẹ phải ngày đêm úm con sợ bị lạnh, móm cho con từng bữa ăn cho đến lớn.

Hôm nay ông bước ra hiên nhà, không thấy con chim nào trong tổ. Cả bầy chim đã bỏ đi rồi! Điều mà ông lo sợ sẽ xảy ra, nay đã đến! Tuy ông đã quen rồi với cảnh chia ly, và đã chuẩn bị tư tưởng trước để đón nhận giây phút nầy, nhưng cuộc chia ly nào lại không bùi ngùi lưu luyến?!

Niềm vui với đàn chim không còn nửa, ông ngồi buồn thiu, uống cà phê một mình, nhìn bâng quơ, ngày ngày trông ngóng hai con chim quen thuộc trở về. Ông nhớ hình ảnh chúng, bay lẩn quẩn xin ăn, hình ảnh các con của ông lúc còn bé, chạy lanh quanh đùa nghịch. Ông nhìn cái tổ trống không buồn hiu, có khác nào cái phòng vắng vẻ của các con từ ngày chúng dọn đi!

Sang Xuân nắng ấm, hai con chim cu lại trở về. Ông mừng rỡ gọi bà xã để báo tin. Bà cũng vui lây, hối ông đi tìm thức ăn cho chim mà ông đã cất kín chỗ nào không nhớ rỏ. Bà phá lệ, bước ra sân sau để ném thức ăn cho chim. Bà nhìn chúng ăn với cặp mắt u buồn, như đang vọng tưởng xa xôi. Bà buồn buồn hỏi ông cùng một câu đã lập đi lập lại nhiều lần:

- Sao lâu quá thằng Bi nó không về hả ông?

Bi là đứa con trai lớn, có vợ hai con, đang làm việc cho một ngân hàng ở New York.

Ông cũng chẳng vui gì nên thông cảm nỗi lòng của người mẹ xa con cảm thấy cô đơn mỗi lần thấy hai con chim trở lại. Sao đám con mình vẫn biền biệt không thấy về!

Ông nhìn bà với đôi mắt thương hại rồi thong thả an ủi bà:

- Nó có điện thọai, bảo Tết nầy bận quá nên không về, chắc phải đợi đến hè sang năm, nó dẫn mấy đứa nhỏ về thăm bà luôn.

- Hè qua nó hẹn đến Tết sẽ về, bây giờ sắp đến Tết nó lại hẹn đến hè.

Vẫn với cặp mắt xa xôi như đang nhìn vào nơi vô cực, bà hỏi tiếp:

- Còn con Lisa, sao nó cũng im rơ, không thấy nó gọi về?

- Nó mới có việc làm mới, có rảnh đâu mà gọi cho bà. Bà đừng réo gọi nó hoài, để cho nó yên với chồng con của nó.

- Mấy tháng rồi, tui đâu có gọi nó nữa đâu mà ông cứ la la tui hoài!

blank
Đôi chim cu làm tổ ở hiên nhà, hàng năm vẫn trở lại.

Lisa là đứa con gái út. Lisa hí hửng theo chồng về Houston, để lại bà mẹ khóc thầm hằng đêm vì nhớ con. Nay được hơn năm rồi, bà cũng nguôi ngoai nỗi nhớ.

Hai ông bà già ngồi yên, không ai nói gì. Không có con cháu bên cạnh làm vui, thôi thì ngồi chơi với hai con chim cu, nhìn chúng đang thong thả kiếm ăn, đi vòng vòng như đây là nhà của chúng.

Từ khi có chim về làm tổ, ông ra sân thường xuyên hơn để quan sát chúng. Nhìn lên cái tổ chim với mấy cái đầu lố nhố, ông thấy trong lòng vui vui, ấm cúng, cái cảm giác đoàn tụ gia đình. Ông cho chúng ăn. Hai con chim bay xà xuống lẩn quẩn bên ông, vô tư như hai đứa bé.

Hai tuần lễ phù du. Chim con trong tổ đã đủ lông đủ cánh. Ông lại bắt đầu lo. Không biết ngày nào chúng nó lại bỏ ông mà đi?

Ông nghĩ: “Sao mình không làm như hai con chim nhỉ? Nếu nuôi con nhưng đừng kỳ vọng gì ở chúng, thì làm gì có giận, có buồn khi chúng bỏ đi?”

Ông già gượng làm vui, tự an ủi mình:

“Hãy vui vẻ tiễn biệt chúng đi. Rồi có ngày chúng sẽ trở về.”

Xuân đi, Hạ đến, Thu về, lại Đông sang, tóc ông bạc càng bạc trắng, lưng ông còng càng còng thêm.

Rồi đến một mùa Xuân nắng ấm, đôi chim lại quay về. Cái Patio ấm cúng ngày nào, nay sao vắng lặng tiêu điều, phủ đầy lá khô cỏ dại. Chúng không còn thấy nữa ông già âm thầm ngồi uống cà phê trông đợi chúng như hàng năm. Chúng ngẩn ngơ, nuối tiếc.

Đôi chim chắc đang buồn, đang nhớ, trách ông già sao nỡ ra đi không một lời từ giã!

Nhưng đã muộn rồi!

Chim già chim trẻ cũng là chim, một khi đã đã rời tổ mẹ sẽ không bao giờ trở lại.

Chú Chín Cali

Ý kiến bạn đọc
13/12/202205:45:15
Khách
<a href="http://www.candipharm.com/
">http://www.candipharm.com/</a>
14/06/202121:10:04
Khách
evolution peptides tadalafil <a href="https://elitadalafill.com/">cialis pills</a> tadalafil goodrx
13/06/202109:00:17
Khách
tadalafil generic <a href="https://elitadalafill.com/">buy cialis online</a> side effects of tadalafil
06/06/202109:51:31
Khách
tadalafil 75mg <a href="https://tadalisxs.com/#">buy tadalafil</a> tadarise 20
04/06/202102:18:46
Khách
tadalafil powder suppliers <a href="https://elitadalafill.com/">tadalafil side effects</a> buy tadalafil powder
30/03/202105:56:43
Khách
tadalafil max dose https://elitadalafill.com/ tadalafil 40
29/03/202109:53:42
Khách
sildenafil sale uk https://eunicesildenafilcitrate.com/ sildenafil 50mg tablets uk
02/02/201809:07:05
Khách
bạn conmeo này nếu đi đóng phim chắc chắn sẽ được chọn vô vai "phản diện" nhìn mặt không biết sao chứ lý luân, phân tích, phê bình người khác lúc nào cũng thấy cái "nửa vơi" của ly nước, cho dù hầu hết những ly đó chỉ vơi chút đỉnh
26/04/201618:19:23
Khách
Xứ Mỹ này con cháu ông sống xa ông, có việc làm là thành công rồi đó. Phải lo giữ việc làm để trả bill, lo gia đình, có cuộc sống riêng, chứ kè kè bên cha mẹ thì chỉ có thất bại, cha mẹ đâu có lo cho gia đình riêng của con cái, vaca tion cần phải báo trước, được cho phép,,,đi máy bay mất mấy ngày. Phải tự mình làm vui cho mình.
26/04/201600:04:11
Khách
Đôi dòng đồng cảm cùng Peter Ng. Phàm là người lúc trẻ xanh thì kiếm tìm chân lý cho cuộc sống, rồi lăn lóc, nếm trải mọi thăng trầm đa dạng phong phú của dòng đời và xã hội. Khi luống tuổi bạc đầu,chân đã mỏi, tâm đã bình mới nghiệm ra được vòng tuần hoàn của cuộc đời. Có khi cùng một sự việc, một số người vô cảm, số khác chấp nhận bao dung. Kinh nghiệm sống không ai giống ai cả nên phản ứng sẽ khác nhau. Cho nên mọi so sánh và phán xét đúng sai sẽ khập khểnh. Vì thế vô cảm hay bao dung đều có cái lý. Tôi thì hướng theo bao dung để thấy mình vẫn còn ham vui và rộng vòng tay đón nhận các trớ trêu mà mấy sắp nhỏ con cháu đôi khi trực tiếp hay gián tiếp quăng vô mình. Bao dung để còn quan tâm và thương yêu, không thôi tụi nhỏ e dè xa cách không thăm viếng hay điện thoại mình thường xuyên thì đời già của tôi buồn thiệt đó ;D
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,482,980
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến