Hôm nay,  

Duyên Trời

20/04/201600:00:00(Xem: 14722)

Tác giả: Nguyễn Trung Tây
Bài số: 3802-17-30302vb4042016

Tác giả từng nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm 2010. Ông là một Linh mục Dòng Truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago. Nhiệm sở hiện ở Alice Springs, Northern Territory, lo cho thổ dân vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu.

* * *

Em hỏi tôi,

— Bí quyết nào để thành công? Ngủ trễ, thức sớm, chuyên cần. Vậy đã đủ để mình sẽ trở thành một người thành công trong xã hội hay không?

Nghe em hỏi, tự dưng tôi muốn phá ra cười (thật sự là tôi đã nhìn thấy mình đang đứng cười, thiếu điều muốn sặc cần cổ!). Em hỏi tôi, một người sinh ra và lớn lên với thất bại; có những lần thất bại đến nỗi khô khốc trống rỗng cả hai bàn tay (vừa nghĩa đen lẫn nghĩa bóng)!

Tôi nhìn em, em tuổi thanh xuân hai mươi; mắt sáng rực rỡ, tóc đen lay láy không một cọng bạc.

Tôi cũng đã từng ở tuổi hai mươi. Nhưng (tiếc quá!) tuổi hai mươi của một thời bể dâu; tuổi hai mươi mất niềm tin vào mình và vào người; tuổi hai mươi sợ hãi học đường và xã hội; tuổi hai mươi cương quyết bỏ đi, để lại sau lưng một quá khứ và hiện tại xám buồn trộn lẫn với một viễn ảnh tương lai bấp bênh. Sau mỗi lần vượt biên thất bại, thuyền gỗ lênh đênh trôi dạt về lại đất Mẹ, tuổi hai mươi chân đất bước xuống thuyền, hai tay bị còng, công an áp giải dẫn thẳng vào nhà tù Gò Công, Tiền Giang, và Hàm Tân; tuổi hai mươi làm bạn với muỗi, rệp, rán, chuột của xà lim và nhà tù ẩm thấp chật nghẹt tù nhân.

Tôi đã ngủ trễ và thức sớm, nhưng bừng con mắt dậy, vẫn thấy mình tay trắng lại hoàn trắng tay.

Giờ em hỏi tôi. Xin đừng trách nếu tôi muốn phá ra cười.

Em mến,

Cuộc sống nào cũng là một hành trình của lên đường, tìm kiếm. Có những hành trình thành công. Có những hành trình… thì ngược lại!

Từ những ngày cuối cùng tháng Tư định mệnh, những con thuyền gỗ đã nhổ neo lên đường bỏ lại sau lưng bờ biển quê hương. Trên những khoang thuyền tỵ nạn chật hẹp, bao nhiêu thân xác Việt Nam tay giơ cao ngang trán ngong ngóng chờ đợi giây phút diện kiến sợi chỉ mới tinh khôi kéo dài nơi đường chân trời. Những con thuyền tỵ nạn đã khởi hành với lòng quyết tâm và lòng đam mê đời tự do. Sau những ngày giờ trôi nổi trên sóng nước, những con thuyền gỗ cuối cùng dừng những vòng quay chân vịt, đỗ lại tại bến lạ, Phi Luật Tân, Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Hong Kong. Một trang sách mới mở ra chào đón những người quyết tâm lên đường. Hành trình kiếm tìm tự do chung cuộc là một hành trình thành công.

Cộng đồng Việt Nam hải ngoại, sau những ngày tháng tỵ nạn, cuối cùng, tái định cư trên những vùng đất mới, Na Uy, Đức, Pháp, Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu. Những bàn chân Việt, gần như một mẫu số chung, khởi đầu hành trình mới tại những quốc gia mới với hai bàn tay trắng tinh! Sau một cuộc bể dâu tại quê nhà, sau những giây phút nhấp nhô trên sóng biển, sau những mòn mỏi đợi chờ tại trại tỵ nạn, người Việt lên đường với gia sản của con số không, không gia đình, không công việc, không ngôn ngữ, không tài sản. 40 năm đã trôi qua, con số không của ngày xưa giờ đã chuyển mình, hóa ra phố Little Saigon của Quận Cam (bảng đường chỉ dẫn từ xa trên những siêu xa lộ Nam Cali). Bắc Cali với Vietnam Town lẫy lừng vươn cao chiếm gọn mấy góc phố. Ở đâu có người Việt, nơi đó có phố xá, quán ăn, nhà thờ, đình chùa của người Việt.

Tuổi trẻ Việt Nam thành công trong nhiều lãnh vực y như tuổi trẻ bản xứ. Tuổi trẻ Việt nói tiếng Anh và tiếng Việt giỏi như nhau. Tuổi trẻ Việt giáo sư trường đại học, bác sĩ tại bệnh viện, CEO tại các hãng xưởng lừng danh, Phó Thủ Tướng nước Đức. Dừng lại một phút để tự hỏi, tại sao lại có hiện tượng đũa thần đổi thay Cô Tấm lọ lem. Câu trả lời nằm ở lòng quyết tâm và sự say mê, hai trong số nhiều yếu tố đã góp phần vào hiện tượng Việt Nam tỵ nạn thành công. Bởi quyết tâm và say mê xây dựng lại một đời sống mới tinh trên vùng đất mới, gia đình Việt Nam, cả bố cả mẹ lên đường nhập cuộc. Trời thu cũng như trời đông, bố mẹ tỵ nạn chở con tỵ nạn tới trường; khi con biến mất sau khung cửa, bố mẹ quay ra nhập vào dòng xe cộ ngược xuôi hướng thẳng tới công xưởng làm Technician, Assembler, bưng tô Phở, nửa đêm về sáng quét dọn quán rượu Mễ, và đủ các nghề để kiếm tiền nuôi con Việt. Ngày thứ Bẩy, Chúa Nhật, bố mẹ chở con tới trường Việt Ngữ học tiếng Việt. Bởi quyết tâm và say mê xây dựng một tương lai vững chắc cho mình và cho con cái, bố mẹ Việt Nam hy sinh tất cả. Bởi thế, tỵ nạn Việt Nam thuả xưa biến hình. Hành trình Việt Nam hải ngoại, 40 năm viễn xứ, hành trình thành công.


Tôi nhìn em một lần nữa. Lần này tôi nói,

— Nếu quyết tâm và đam mê, hy vọng rất nhiều hành trình em đang theo đuổi sẽ là một hành trình về đích với hoa quả thơm tho và ngọt ngào (thơm tho cho riêng hồn mình và ngọt ngào cho xã hội).

Em hỏi ngay, vầng trán thông minh lăn tăn gợn sóng,

— Tại sao lại có yếu tố hy vọng xuất hiện trong trường hợp này?

Tôi trả lời,

— Một bộ óc quyết tâm và một trái tim đam mê vẫn chưa đủ. Vẫn còn một yếu tố khác, một yếu tố chung cuộc, yếu tố này sẽ quyết định tất cả…

Em rõ ràng ngạc nhiên, háo hức chờ đợi,

— Cha ơi! Yếu tố nào vậy?

Tôi nói ngay,

— Ơn Trời!

Những con thuyền tỵ nạn đã cương quyết lên đường mặc dù biết trước hành trình tỵ nạn nhiều nỗi gian nan, tù tội, sóng biển, ngư phủ Thái, và xua đuổi từ phía chính quyền của những nước lân bang. Mà thật sự là như vậy, nhiều con thuyền gỗ xuất phát từ cửa biển Việt Nam đã không bao giờ cặp bến. Biển xanh đã biến thành mộ phần cho nhiều mảng thuyền tỵ nạn và thân xác Việt Nam, những máu đỏ da vàng quyết tâm lên đường bởi mê say hít thở không khí tự do. Những con thuyền còn lại cặp bến (dù có là rách nát!) hoàn toàn nhờ vào Ơn Trời. Không có Ơn Trời, thuyền tỵ nạn và thuyền nhân sẽ không bao giờ có cơ hội đặt chân lên bờ, bước đi những bước chân tự do (chữ Ơn này, xin ngắn gọn, cũng có thể gọi với chữ Duyên, Duyên Trời).

Cũng tương tự như thế, tất cả những thành công của cộng đồng Việt Nam tại Mỹ và trên thế giới cũng đều nhờ vào Duyên Trời. Có lòng quyết tâm, có niềm đam mê, nhưng không có Ông Trời tặng ban sức khỏe sung mãn và ngay cả những toa thuốc chữa lành vết thương (thân xác và tâm hồn), thương xá Việt Nam rộn ràng và tòa nhà chủ nhân danh tính Việt Nam cao ngất trên những đỉnh đồi sẽ không bao giờ xuất hiện trên mặt quả địa cầu. Chẳng trách chi, ông bà mình có câu, “Người tính không bằng Trời tính”.

Tôi dừng lại. Em và tôi cùng nhìn ra ngoài khung cửa văn phòng bởi những tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà.

Mưa kéo về sa mạc nguyên một tuần rồi. Mưa từ sáng tới chiều, mưa tiếp tục tưới xanh xanh cỏ từ nửa đêm về sáng. Cả một vùng trời héo úa bỗng dưng bừng xanh hớn hở vui tươi. Trời xanh, đất xanh, cỏ xanh! Cả một bức tranh héo úa giờ này rộn ràng mầu xanh. Bởi mưa trời, cỏ khô chuyển mình thay đổi màu sắc. Giờ này xanh xanh ngút ngàn!

Một định luật, một tự nhiên, bao giờ cũng thế, cỏ khô quyết tâm nhô cao, vươn thẳng! Cỏ khô từ những ngày đầu tiên của tuần sáng thế ký luôn luôn mê man đắm say tia nắng mặt trời. Nhưng không có mưa trời, cỏ khô vẫn khô héo, vẫn úa tàn dù quyết tâm nhô cao để thỏa mãn niềm đam mê nắng trời. Nhưng, tạ ơn thiên đàng, bởi mưa trời đổ xuống, cỏ khô vươn cao, úa vàng chuyển mình hóa ra màu xanh xanh non vườn Địa Đàng.

Tôi bước ra sân, giơ hai bàn tay hướng lên trời cao hứng lấy những hạt nước mát lạnh của thiên đàng. Mưa trời tuôn đổ thấm ướt hai bàn tay tôi khô cằn từ bao lâu nay. Mưa trời đổ xuống, tôi giơ hai tay ra hứng lấy. Mưa trời đổ xuống đầy tràn lênh láng hai bàn tay tôi từ lâu khô khốc trống rỗng.

Tự nhiên đâu đó trong hồn tu sĩ sa mạc vang vang câu đồng dao ngọt ngào thơm mùi lúa chín,

Lạy Trời mưa xuống,
Lấy nước tôi uống,
Lấy ruộng tôi cầy,
Lấy đầy bát cơm,
Lấy rơm đun bếp.

Em mến,

Cuộc sống nào cũng là một hành trình của lên đường tìm kiếm. Có những hành trình thành công bởi nhờ vào một tấm lòng quyết tâm, một trái tim đam mê, và trên hết tất cả, nhờ vào Duyên Trời.

Có duyên với Trời, có tất cả.

Nguyễn Trung Tây

Ý kiến bạn đọc
22/04/201603:10:14
Khách
Dòng Truyền giáo Ngôi Lời đào tạo các Vị Linh Mục Dòng Tên học cao hiểu rộng nên lời văn đi vào lòng người . Khẩu phục tâm phục .
Bài viết nào của Cha cũng đáng đọc.
20/04/201617:32:27
Khách
>>— Một bộ óc quyết tâm và một trái tim đam mê vẫn chưa đủ. Vẫn còn một yếu tố khác, một yếu tố chung cuộc,
yếu tố này sẽ quyết định tất cả ---— Ơn Trời!

Na(m 50 tuo^?i Confucius mo'i hie^?u duo.c ca^u na`y (ngu~ tha^.p tri thie^n me^.nh), 140 trie^.u sinh linh che^'t vi`
communism cu?ng la` Ơn Trời! (co+n thi.nh no^. cu?a Thie^n Chu'a--the law of karma in action --Buddism). Na(m 34 tuo^?i
tui mo'i hie^?u duo.c ca^u "the marked Soul" cu?a Ki -To^ gia'o / va`o Nirvana pha?i qua vi. Pha^.t tie^'n da^?n/ .... va`
the^' na`o la` "Người tính không bằng Trời tính"

>>Hành trình thành công bởi nhờ vào một tấm lòng quyết tâm, một trái tim đam mê, và trên hết tất cả, nhờ vào Duyên Trời.

Lord Jesus the Christ; a capenter, meditated in the desert, Lord Sakyamuni the Buddha - a prince, meditated in the
jungle under the Buddhi tree, Lord Mohamed the Messiah - a merchant, meditated in the cave in the rocky mountain, .....
the engineer meditated in his room in silicon valley, ... always achieved the same thing, the same path, the same glory,....
as like Father like son.
You are nothing but son of God, God created You in His image.. Always remember that and do not do the stupid things.
20/04/201615:13:06
Khách
Với cách lập luận thật nhẹ nhàng và uyển chuyển cộng thêm tấm lòng vị tha, nhân hậu của một nhà truyền đạo, bài viết của tác giả đã đạt được sự thuyết phục cao cho người đọc. Mỗi đoạn văn của tác giả gợi cho tôi nhìn lại mỗi đoạn đời của chính mình.
Khi tôi bị công an CS đuổi bắt vượt biên trốn chạy vào nghĩa địa nằm giữa hai ngôi mộ. Tên công an đi qua nhìn thấy. Y ngập ngừng một lúc rồi bỏ đi. Y có thể bắn tôi hay bắt tôi về đồn để bị đánh chết như những người vượt biên khác. Nhưng y không làm. Tại sao?
Con tàu của tôi đi bán chính thức chỉ dài 20 thước với sức chứa 200 người. Công an biên phòng thâu thêm vàng nhét thêm 250 người. Tôi ngồi cuối ghe thấy từng miếng ván từ từ long ra và trôi đi từ thân thuyền mà ớn lạnh. Không hiểu sao con tàu tới được Mã Lai sau 7 ngày với hơn 550 thuyền nhân?
Tác giả đã cho tôi câu trả lời: ơn trời.
Xin cám ơn Trời và xin cám ơn người.
20/04/201614:31:12
Khách
Thật đắm say với lối văn viết của Cha . Tâm hồn như được nâng lên một tâm thức cao thượng , thanh nhẹ . Cảm ơn Cha. Xin Trời, chúa gìn giũ ban sức cho Cha để được đọc mãi chuyện ngắn , dài trên các báo .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,989,674
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến