Hôm nay,  

Con Bướm Đen

16/04/201600:00:00(Xem: 13751)
Tác giả: Nguyễn Quang Thành
Bài số: 3799-17-30299vb7041616

Tác giả nguyên là một Giáo sư tại trường Nữ trung học Đà nẵng. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là một bút ký xúc động, với lời mở đầu của người viết:

“- Bài viết này là nén nhang thắp lên để tưởng nhớ anh tôi là Nguyễn quang Khóa, nguyên Trung tá phi công phản lực, Trưởng phòng kế hoạch Không đoàn 41 Chiến thuật, xuất thân khóa 61A SVSQKQ đã chết tại trại tù số 3 Kỳ sơn, Tam kỳ, tỉnh Quảng nam.

- Chân thành cảm ơn anh Phan Trừng,và anh Dan Hoài Bửu, nguyên Trung tá phi công phản lực, bạn học cùng khóa của anh tôi, đã giúp tôi hoàn thành bút ký này.

- Quý vị nào là bằng hữu, chiến hữu hoặc cựu tù binh biết về cái chết và mộ phần của anh tôi, xin liên lạc với tôi qua địa chỉ email: [email protected]. Xin đa tạ.

* * *

Gia đình tôi ít anh em. Không phải do ba mẹ tôi hiếm muộn mà do thời gian ba tôi ở Pháp khá lâu. Hơn mười năm từ khi mẹ tôi sinh ra anh, hai ông bà mới gặp lại nhau, nên tôi kém anh tôi đúng một con giáp.

Mặc dù khoảng cách tuổi tác sai biệt khá nhiều, nhưng anh em tôi đều có điểm tương đồng là yêu thích toán học và ôm mộng viễn du. Vì thế chúng tôi đều học ban khoa học Toán và tình nguyện gia nhập quân đội sau khi đậu tú tài toàn phần.

Mùa hè 1960, anh tôi nhập học khóa 61A SVSQKQ. Khoảng tháng sau lại có giấy báo nhập học ban Toán của trường Đại học sư phạm gửi về nhà, ba tôi mở ra, đọc đi đọc lại nhiều lần, mặt đăm chiêu, ra chiều nghĩ ngợi nhiều lắm.

Mười năm sau, tôi cũng vừa thi vào đại học sư phạm, đồng thời làm đơn xin gia nhập trường Võ bị Đà lạt để được sống và học tập trong khung cảnh hào hùng và thơ mộng của vùng đất cao nguyên, mà tôi đã bị quyến rũ trước đây qua bài Ai Lên Xứ Hoa Đào của nhạc sĩ Hoàng Nguyên và một số hình ảnh của người sinh viên sĩ quan Đà lạt trong đoạn phim giới thiệu về trường Võ bị Quốc gia Đà lạt, đã chiếu tại trường vào dịp cuối năm lớp Đệ nhất (lớp 12) tại trường Quốc học, Huế.

Tôi đã trúng tuyển vào trường đại học sư phạm nhưng không thấy giấy báo nhập học trường Võ bị Quốc gia Đà lạt gửi về nhà. Vì thế, sau này tôi đã trở thành một giáo sư khoa học tại một trường nữ trung học đúng theo ý nguyện của ba mẹ tôi, nhưng tôi không bao giờ quên được hình ảnh hào hùng và lịch lãm của người trai thế hệ mà mình mơ ước.

Sau khi học đại học sư phạm được vài tháng, nhân một buổi ăn tối của gia đình, ba tôi mới ôn tồn cho tôi biết là ông đã nhận được giấy báo của trường Võ bị Quốc Gia Đà lạt gửi về nhà, nhưng ông không cho tôi biết, vì anh tôi đã là pilote de guèrre vào sinh ra tử trên bốn vùng chiến thuật (ba tôi có thói quen nói nửa Việt nửa Pháp, như ông thường viết các toa thuốc cho bệnh nhân).

Anh tôi du học tại Hoa kỳ năm 1961. Gia đình tôi đều đặn nhận được thư từ và hình ảnh của anh, chụp tại các trường huấn luyện phi công, luôn luôn kèm bên chiếc phi cơ đã bay, hoặc các hình ảnh chụp tại các tiểu bang đã đi qua nhân dịp cuối tuần hoặc các dịp lễ lạc. Tôi ước mơ một ngày nào đó mình cũng được như vậy.

Ngoài thư từ gửi cho gia đình, anh tôi còn gửi cho chị M.T., sinh viên trường CSYT, con gái của một người bạn của ba tôi, mà ba tôi đã chấm theo tiêu chuẩn: Công-Dung-Ngôn-Hạnh cho anh tôi, trong lúc hai người chưa một lần gặp gỡ.

Nhiều lần tôi cảm thấy xót xa cho chị, khi chị đưa lá thư anh gửi cho tôi xem với hai câu thơ mở đầu: “Người đâu, gặp gỡ làm chi / Trăm năm biết có duyên gì hay không”

Năm 1963 anh về nước. Hai câu thơ trên trích trong tập truyện Kiều của cụ Nguyễn Du mà anh đã lồng vào trong bức thư, gửi cho chị M.T. như một định mệnh đã an bài.

Ba tôi đã phải nói lời xin lỗi với cha mẹ chị, vì việc đi hỏi chị là do ba tôi đơn phương quyết định.

Một lần nữa, ba tôi lại đăm chiêu, suy nghĩ nhiều lắm.

Dĩ nhiên, anh tôi từ đó không về nhà, cứ ở mãi Sài gòn. Lúc đầu, anh ở Liên Phi đoàn 33 Vận tải tại căn cứ Tân sơn nhất, sau đó chuyển qua Phi đoàn 518 Khu trục tại căn cứ Biên hòa.

Thỉnh thoảng anh gửi thư cho ba mẹ tôi nói rằng anh quen một người con gái gốc Bắc, con của một sĩ quan cấp tá, bạn của cậu tôi. Chị là sinh viên trường Đại học Luật khoa Sài gòn và cũng là bạn cùng học tại ĐHLK với anh tôi (sau khi ở Hoa kỳ về, anh lại ghi danh học ĐHLK).

Chị có tên là Phạm Chất L.

Thư từ giữa hai anh chị chất đầy như núi. Một lần vào cư xá thăm anh, tôi tò mò đọc được một lá thư của chị gửi cho anh, với bài thơ mà tôi chỉ nhớ được hai câu:

Đời phi công có mấy người chung thủy
Mỗi đường bay thay một cánh hoa yêu

Hay một lá thư khác:

Oublié, cest le nom dune fleur
Noubliez pas, cest le voeux de mon ceur
(Xin người giữ lấy hoa quên
Và đừng quên nhé lời nguyền trong tâm)

Chị cũng không quên ép vào những trang thư tình màu tím một con bướm đen đậu trên nhánh hoa Forget Me Not. Điều này làm tôi liên tưởng đến sự trùng hợp màu sắc một cách ngẫu nhiên: Bộ áo bay của anh tôi màu đen với khăn quàng cổ màu tím, tôi thường thấy anh tôi mặc trong những phi vụ đặc biệt bay trên đất bắc.

Đời phi công thật hào hùng và bay bướm. Trong tủ sách anh tôi để lại cho tôi học, tôi thích thú khi đọc cuốn Đời Phi Công của Toàn Phong, Chuyến bay đêm (Vol de nuit), Cõi Người Ta (Terre des hommes) của nhà văn phi công Saint Exupery. Càng thích thú hơn, khi biết Toàn Phong là bút hiệu của Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, tác giả cuốn Hình học Không gian không thua kém gì các cuốn Géométrie dans Lespace của Le Bossé hoặc của Caronner mà anh em tôi xem như là quyển Tự điển Toán Hình học Không gian.

Suy cho cùng, toán học và văn chương tuy thuộc hai phạm trù khác nhau nhưng luôn luôn có sự tương quan logic. Toán học tuy khô khan, nhưng nhà toán học lại là người rất nhạy cảm. Sự nhạy cảm là khởi đầu cho bao đề tài lãng mạn trong văn chương.

Thời gian dần trôi, tình hình chiến sự ngày càng ác liệt, anh tôi được điều động ra căn cứ Đà nẵng. Ác liệt nhất là trận đánh Tết Mậu Thân 1968 và sau đó là Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

Phi vụ oanh tạc, giải tỏa cố đô Huế dịp Tết Mậu Thân, chiếc Khu trục cơ Skyraider AD6 do anh tôi lái bị bắn với chi chít lỗ đạn phòng không của Bắc quân, đặc biệt là bánh đáp bị bắn gãy nhưng anh tôi đã đáp bụng an toàn.

Phi vụ oanh tạc, giải tỏa cổ thành Quảng Trị, chiếc phản lực cơ A 37 của anh tôi bị bắn rơi trên bầu trời cổ thành, anh đã nhảy dù thoát hiểm và may mắn được một trực thăng cứu thoát, đưa về căn cứ Đà nẵng.

Năm đó, tôi đang học năm thứ hai. Vừa ra khỏi giảng đường, một con bướm đen to bằng bàn tay, bay lởn vởn và đậu trên vai tôi vài tích tắc rồi biến mất. Sau đó tôi gặp một viên thiếu úy phi công trực thăng đến trường tìm một người bạn, vô tình kể lại chuyện anh ta vừa cứu thoát một thiếu tá phi công phản lực A 37 bị bắn rơi tại Quảng trị, tôi nghe chuyện và hỏi tên người phi công lâm nạn, thì ra người phi công phản lực đó chính là anh tôi.

Sau này, trong tập san Lý Tưởng của binh chủng Không quân có đăng bài “Cánh Thiên Thần Trên Bầu Trời Cổ Thành Quảng Trị” của ký giả L.R.viết về anh lúc cánh dù bung ra từ chiếc phản lực cơ lâm nạn trên vùng trời lửa đạn.

Bạn bè cùng khóa 61 A SVSQKQ và các khóa sau đã có nhiều người ra đi không bao giờ trở lại như tráng sĩ Kinh Kha qua sông Dịch không hẹn ngày về. Chiến tranh đồng nghĩa với mất mát, đau thương, cô đơn và giá lạnh:

Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
...Chinh phu, tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn

Biến cố khó quên đối với gia đình tôi xảy ra vào ngày 29/3/1975 sau khi tôi nhận bằng tốt nghiệp và sự vụ lệnh bổ nhiệm làm giáo sư tại trường trung học được vài tháng.

Đà nẵng đang trong cơn hấp hối. Tình hình chiến sự vô cùng căng thẳng.

Anh tôi một mình lái xe jeep về nhà, hối hả chở cha mẹ tôi vào phi trường Đà nẵng, còn tôi không liên lạc được phải chạy một mình ra cảng Tiên Sa mong thoát thân bằng đường biển.

Vừa đến cảng thì bị pháo kích dồn dập, tôi chỉ kịp nằm bẹp xuống một mương nước, và chiếc vali trong tay tôi rơi lúc nào cũng không hề hay biết. Một quả đạn pháo kích nổ ngay trước mặt tôi chừng mươi thước, đúng lúc một chiếc xe jeep trờ tới, mọi người trên xe bị hất tung lên và trở thành tro bụi trong phút chốc.

Quá hoảng sợ, tôi chạy lùi theo một số người tìm đường ra biển Sơn trà.

Lúc này có một vài chiếc phi cơ bay vút qua, hướng ra biển Đông. Tôi ngửa mặt lên trời, ước gì ở trên cao có anh tôi thấy để cứu vớt tôi. Thế nhưng, tất cả đều đã bay xa cho đến khi chỉ còn là vài chấm đen trên nền trời ảm đạm.

Lúc này tôi đã ra đến bờ biển Sơn trà, gặp được một chiếc tàu đánh cá đang đậu cách bờ chừng vài trăm thước. Mừng quá, tôi cởi vội quần áo và lao nhanh xuống biển. Lúc tay tôi chạm vào mạn tàu cũng là lúc trên bờ xuất hiện vài người có vũ khí cầm tay, ra hiệu cho tàu vào bờ. Một số người trên tàu vội vã kéo tôi lên đồng thời tàu nổ máy chạy thẳng ra khơi.

Nhóm người võ trang nhắm thẳng vào tàu bắn liên tục nhưng chỉ làm bị thương một người trên tàu, còn lại đều vô sự.

Một tiếng sau, tàu này được tàu hải quân Việt nam Cộng hòa cứu vớt và chuyển lên một chiến hạm của hải quân Hoa kỳ.

Trên boong tàu, tôi đưa mắt nhìn vào phía đất liền. Mịt mù trùng khơi. Tiếng sóng vỗ ào ào. Tàu lắc lư chao đảo. Tôi ngửa mặt lên trời, tự nhủ: Có phải đây là giờ phút vĩnh biệt của anh em tôi? Đột nhiên bầu trời trở nên u ám, vài hạt mưa đã rơi nhanh xuống sàn tàu.

Sau này, qua một người quen cho biết: khuya 29/3/1975 anh tôi đã lên và lái một chiếc phản lực cơ A 37 ra phi đạo nhưng không thể cất cánh được vì phi đạo đã bị hư hại. Vì thế anh tôi đã trở thành tù binh tại trại tù số 3 Kỳ sơn, Tam kỳ, tỉnh Quảng nam.

Hơn một năm sau, trong lúc gia đình đang ăn cơm trưa, bỗng nhiên có một con bướm đen to bằng bàn tay, bay vòng vòng trong phòng và đậu trên vai từng người rồi cuối cùng đậu ngay chính giữa bàn thờ gia đình. Năm phút sau, gia đình nhận được tin báo là anh tôi đã chết, nằm trong một bụi cây bên ngoài trại tù chừng 800 mét. Mọi người đều sửng sốt, bàng hoàng nhưng không dám bật thành tiếng khóc.

Đến khi bình tĩnh lại, nhìn về phía bàn thờ, con bướm đen cũng đã vỗ cánh bay ra khỏi nhà.

Đêm hôm đó, tôi nằm mơ thấy anh tôi mặc bộ áo bay màu đen với khăn quàng cổ màu tím, đang lái chiếc xe jeep về nhà nhưng máu đã đẫm ướt phi bào.

Sáng dậy, nhớ lại giấc mơ đêm qua, tôi cảm thấy một vị đắng, chua cay tràn ngập cổ họng. Tôi nghe như đâu đây phảng phất tiếng hát.của một nữ ca sĩ nỗi tiếng một thời:

Ngày xưa khi anh vừa khóc chào đời
Mẹ yêu noi gương người trước đặt lời
...
Người phi công giữ khung trời
Vẫn còn mang số phận con người
Bất giác hai dòng nước mắt tuôn trào lúc nào không hay.

*

Hai mươi năm sau, một mình tôi trở lại vùng rừng thiêng nước độc, nơi anh tôi đã bị lưu đày, khổ nhục. Trại tù giờ đây chỉ là một vùng lau lách đầy cỏ dại, rất khó xác định.

Nghĩ mình đã vượt núi, băng rừng, lội suối trong mùa nước lũ, chẳng lẽ bó tay trở về.

Trời đã nhá nhem tối, tôi thì thầm khấn nguyện anh tôi. Bỗng từ đâu một con bướm đen to bằng bàn tay bay đến trước mặt tôi, như có ý dẫn đường. Tôi tiếp tục khấn nguyện. Con bướm đen bay vòng vòng, tôi chạy theo và bị té sấp vào một bờ đất.

Sau phút hoảng hốt, tôi lồm cồm bò dậy và nhận ra một số nấm mộ nho nhỏ nằm khuất dưới đám cỏ dại. Tất cả gồm 12 nấm mộ vô chủ. Người dân địa phương cho biết đó là mộ của tù binh tại trại 3 Kỳ sơn. Tôi vội vàng hốt 12 nắm đất bỏ vào 12 bao nilon nhỏ và đánh dấu theo số thứ tự, rồi đến nhà dân xin ngủ tạm qua đêm.

Sáng hôm sau về lại Tam kỳ, tìm đến nhà một thầy ngoại cảm. Thầy cho biết anh tôi nằm ở ngôi mộ số 3.

Tuy nhiên tôi vẫn mong trong tương lai, khi bài viết này của tôi được nhiều người biết đến, tôi có thể có nhiều tin tức hữu ích và cụ thể để xác định chính xác mộ phần của anh tôi.

Quý vị nào là bằng hữu, chiến hữu hoặc cựu tù binh biết về cái chết và mộ phần của anh tôi, xin liên lạc với tôi qua địa chỉ email: [email protected].

Xin đa tạ.

Nguyễn Quang Thành

Ý kiến bạn đọc
01/06/202408:56:57
Khách
So the vet started the process over again <a href=http://cialis.lat/discover-the-best-prices-for-cialis>cialis price</a>
11/03/202302:51:43
Khách
2021 Jul 20; 22 4 bbaa292 <a href=https://buycialis.beauty>cialis buy</a>
20/04/201616:03:59
Khách
Cam on tac gia, hy vong mot ngay khong xa, tac gia se tim duoc tin tuc ve nguoi anh, cang doc minh can han dam CSVN vo cung, dem den bao dau thuong tan nat cho dan toc VN cua minh, roi de duoc cai gi? la mot lu hen nhat, tham lam, san sang ban nuoc cho Tau Cong, dan ap dan chung da man. Neu ma chien tranh con keo dai, minh chac chan cung ghi danh di vao QLVNCH thoi, that la tu hao ve nhung linh VNCH of minh.
19/04/201604:53:54
Khách
Em cũng thua ông anh em hơn cả một con giáp. Ông anh em cũng không chịu học lên đại học mà trốn ba em vào phi công. Các ông anh em đều vào lính làm ba em phiền lòng thường than thở với em là con út: nhà mình bẩy đời đi chữa bệnh cứu người, giờ chúng nó lại chỉ thích đi lính. Nếu cuộc chiến kéo dài thêm hai năm thì em cũng vào lính vì cũng mê làm phi công và cũng ngưỡng mộ giáo sư Vinh.
Em có may mắn làm cho cơ quan không gian của Hoa Kỳ thông qua Boeing và Lockheed nên càng khâm phục giáo sư nhiều hơn nữa. Toán học không khô khan như nhiều người nghĩ đâu, thưa anh. Nếu không có hai phương trình toán học của giáo sư thì rất khó mà tính được đường bay của phi thuyền trong qũy đạo của trái đất và trong chu trình chuyển động của thái dương hệ. Toán học là nến tảng để giải quyết mọi vấn đề của vật lý cơ khí mà em theo đuổi bao năm nay.
Chúc anh gặp được may mắn tìm lại được hài cốt của người anh thương mến. Đọc chuyện anh viết, em thật bồi hồi cảm thương cho số phận người lính VNCH. Chuyện còn nói lên cái bi thương của cuộc chiến, cái đáng sợ của chiến tranh. Một ông anh em cũng ra đi năm 75.
17/04/201622:42:37
Khách
Bai Viet cảm đong quá thưa ông!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,244,839
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến