Hôm nay,  

Tiền Tip

15/04/201600:00:00(Xem: 14380)
Tác giả: Phan
Bài số: 3798-17-30298vb6041516

Tác giả là một nhà báo quen thuộc, trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Từ nhiều năm qua, ông là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ có sức viết mạnh mẽ và số lượng người đọc đông đảo nhất và đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2013. Sau đây, thêm một bài viết mới.

* * *

Với người Việt lớn tuổi chắc còn nhớ hai chữ “buộc-boa - pour boire” ở Sài gòn ngày trước, thời Việt nam còn ảnh hưởng văn hoá Pháp. Đó là khoản tiền nhỏ thưởng thêm cho người phục vụ ở quán ăn, quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, hay mọi dịch vụ như taxi, xích lô, người bán quà vặt, em bé bán báo… Một chút tiền cho thêm không gây khó khăn cho người cho; cũng chẳng làm giàu cho người nhận. Nhưng ý nghĩa của những đồng tiền lẻ, bạc dư ấy lại nói lên thành ý, sự hài lòng, việc biết ơn của người được phục vụ; còn người phục vụ cũng le lói niềm vui nhẹ nhàng trong lòng làm cho công việc bớt nhọc nhằn, nhàm chán…

Đó là thời tiếng Pháp còn ảnh hưởng ở Việt Nam và văn hóa Đông dương nên người Việt rất quen với những từ như: áo sơ-mi, quần soóc, cùi-dìa, o-voa, la phông ten… Nhưng từ khi người Việt đến Mỹ thì những từ mới như: okay, number one, sorry, thank you, yes sir… bắt đầu trở nên những câu cửa miệng trong giao tiếp xã hội. Vì thế trong tiếng Việt có khá nhiều từ có nguồn gốc là tiếng nước ngoài nhưng do được sử dụng rộng rãi nên được Việt hoá thành tiếng Việt.

Và tiền tip ở Mỹ thì tiếng Anh lại gọi là “for drink” - hiểu sát nghĩa chẳng ra gì hết vì tiền uống nước là tiền trả cho ly nước uống chứ đâu phải tiền cho không người bán nước! Nhưng ở xứ sở của văn hóa tiền uống nước này thì ta thường nghe khách hàng nói với người phục vụ keep the change - giữ lấy khoản tiền thối lại”. Ở Mỹ thường xài thẻ nhựa - credit card, chúng ta thấy trong receipt - hoá đơn thanh toán thường có hàng số đầu tiên là số tiền phải trả; xuống hàng là “tip” - rồi xuống hàng nữa mới là tổng cộng - Total.

Trung bình người tiêu xài là Mỹ trắng thường cho tip khá hơn người da màu ở nhà hàng và các dịch vụ khác - vào khoảng từ 15% tới hơn; và ai cũng biết người Tàu giỏi buôn bán trong ngành ẩm thực nhưng nhà hàng Tàu phục vụ thì tệ nhất trong giới nhà hàng ở xứ Hợp chủng quốc này nên nhà hàng Tàu (ở Dallas) tính luôn 15% tip vào hoá đơn của khách hàng - Vì thế, ở Dallas, nếu đi ăn nhà hàng Tàu thì khỏi trả (cho) tip vì họ tính sẵn rồi! Một cách tính rất tính cách của người Tàu hiện đại - ai lại đi ép người ta thưởng cho sự phục vụ tồi của mình chứ! Dù tiền tip ở Mỹ là chuyện rất tự nhiên trong đời sống; như là một nét văn hoá của nước sở tại này.

Ngoài những chuyện “khó tin nhưng có thật” như ông già Mỹ tặng cô phục vụ ở nhà hàng McDonald cái xe hơi mới làm quà Giáng sinh; bà Mỹ cho cậu sinh viên làm part-time tấm check mười ngàn đô la hôm lễ Tạ ơn… Tiền tip đối với người Mỹ không hẳn là thước đo lòng tốt, sự rộng rãi của họ mà hiểu theo ngành phục vụ: Người Mỹ trắng họ mua sự phục vụ; nói một cách khác là họ dám trả tiền cho sự phục vụ - dù không có sự bắt buộc trong hoá đơn cầp phải thanh toán. Nhưng người Mỹ trắng họ mua sự sạch sẽ (vệ sinh) và họ mua cái service, tức sự phục vụ; người Mỹ đen thích mua cái gì bự, nhiều, rẻ… là ô-kê; người châu Á thì thích cái gì on sale, nhiều khi chẳng rẻ nhưng cứ có chữ “on sale” là mua. Với dân neo của dân ta thì họ lại gọi tắt là “tiền T”; Tiền T ở tiệm nào khá thì cánh thợ nhào vô; tiệm nào đông khách nhưng tiền T tệ thì thợ chạy ráo… Nhìn lại hay nói đến tiền tip ở Mỹ - là đề tài có thể viết thành sách vì phong phú và đa dạng. Con cháu chúng ta đi học đại học thường đi làm thêm ở những nhà hàng Mỹ để kiếm tiền tiêu vặt. Tôi nghe đã nhiều với đồng lương chỉ có hai, ba đồng một giờ; nhưng chỉ làm vài tiếng thì các cháu đã có vài chục tiền tip. Đó là lý do các cháu con nhà người Việt nhưng không làm tiệm phở của Việt nam vì lương part time bảy, tám đồng một giờ, nhưng tip bèo quá và làm cho chủ Việt thì quá cực!

Tiền tip. Đi từ ngôn ngữ Sài gòn xưa là pour boire - theo Pháp; sang Mỹ, người Việt cũng chẳng dùng tiếng Anh là “for drink”; chữ “tip” hiểu theo ngoại động từ là “cho tiền quà”. Và theo thời gian, sự thay đổi của đời sống xã hội thì tiền tip mang ý nghĩa khích lệ của người được phục vụ dành cho người phục vụ dần mờ nhạt. Trong khi tiềp tip là sinh nhai của những người làm việc lương thấp (sống nhờ tiền tip). Điểm dễ thấy ở một tiệm phở Việt nam là khách Mỹ cho tip từ 15% trở lên; trong khi khách Việt để lại bàn cả nhà đi ăn phở chỉ hai, ba đồng bạc; nhưng dù sao cũng đỡ hơn khách hàng là dân Ấn độ - không có thói quen cho tip; ở tiệm nail, tiệm cắt tóc, mọi dịch vụ, người thợ bớt nản khi được phục vụ người da trắng. Nhưng không có gì bảo đảm là người da trắng giàu có hơn người da màu - chỉ là thói quen của họ thôi!

Nếu đi xa hơn nữa, bạn cũng có thể thấy ở những nơi ăn chơi sang trọng. Những cô gái chân dài, đẹp như tiên giáng trần… thế mà họ đi làm không có tiền lương! Họ đi làm như đi làm công quả cho hộp đêm! Chỉ khác là đi làm công quả ở chùa thì ra về mệt đừ thân xác nhưng thân tâm thanh an; còn đi tiếp khách miễn phí (không lương) cho những nơi ăn chơi thì người đẹp ra về say mèm, lương tâm lảo đảo, nhưng trong bóp có cả ngàn đô la sau một đêm từ bi hỷ xả với những con chim đêm…

Nhưng tiền tip thời hiện đại ở Mỹ đã trở thành chuyện lớn từ một Tòa tối cao đã đưa ra phán quyết tiền típ (bo) khách cho ai người nấy hưởng. Thay vì tiền tip thường được chủ doanh nghiệp giữ lại rồi phân phát, chia chác tùy theo ý họ muốn. “Businesses cannot collect tips given to waiters, casino dealers or other service employees to share with support staff such as dishwashers even if the tipped employees are receiving minimum wage, a federal appeals court ruled Tuesday (Feb 23 – 2016).”

Nghĩa là tiền bo sẽ thuộc sở hữu của nhân viên 100%!

Tại nhiều nơi, chủ nhà hàng, dịch vụ… sẽ gom hết số tiền tip khách cho nhân viên lại rồi chia đều cho tất cả những nhân viên ở phía sau (như nhà bếp, hoặc những nhân viên chạy vòng vòng ở bên ngoài dịch vụ). Những ông chủ (bà chủ) này cho rằng đội ngũ nhân viên hậu trường cần được ghi nhận công lao. Điều này thật khó nói cho cùng. Bởi tiếp viên và người trực tiếp phục vụ khách mà không có các nhân viên hậu trường giúp đỡ thì chưa hẳn họ sẽ tạo được những ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng. Tuy nhiên đây phải là chuyện các nhân viên tiếp viên đồng ý. Tuyệt nhiên không thể là chuyện automatic mà họ không có quyền ý kiến như trước.

Thông tấn xã AP đánh tin từ San Francisco cho biết một Tòa tại khu vực 9th US Circuit Court of Appeals đã tuyên bố họ ủng hộ luật này (cho phép nhân viên phục vụ trực tiếp với khách hàng giữ lại 100% số tiền tip họ được cho) vốn được US Labor Department đưa ra hồi năm 2011. Cụ thể là: “The 9th Circuit said the rule was reasonable and consistent with Congress's goal of ensuring tips stay with employees who receive them.” Theo đó Tòa 9th Circuit chống lại tòa án sơ thẩm tại Nevada và Oregon yêu cầu các doanh nghiệp phải trả lương tối thiểu (minimum wage) và tiền tip nhân viên nhận được từ khách hàng. Hiện tại có đến 7 tiểu bang tuân thủ theo hệ thống tính tiền lương này gồm: Alaska, California, Minnesota, Montana, Nevada, Oregon và Washington.

Trước đây Bộ Lao động Mỹ đã cấm chủ doanh nghiệp lấy tiền tip của nhân viên “nhà trên” rồi chia đều biến thành tiền lương cơ bản cho nhân viên “nhà dưới”. Tất nhiên không phải chủ doanh nghiệp nào cũng làm thế. Với những nhân viên chạy bàn ở nhà trên gặp phải những cảnh này, họ không vui vẻ gì mấy. Đứng về phía khách hàng họ cũng không mấy gì vui vẻ. Bởi tiền tip là tiền họ cho nhân viên phục vụ họ (chứ không phải cho người khác). Tình trạng này tại một số nhà hàng Việt Nam cũng đã xảy ra. Tệ hơn hết ở trên đời (Mỹ) là Dallas có một tiệm phở Việt nam. Ông bà chủ gôm hết tiền tip trong ngày chia đều cho nhân viên cộng hai - là cộng luôn ông bà chủ. Cánh làm tiệm phở ở Dallas chửi rân trời.

Chuyện tiền tip bây giờ lớn rồi! Giáo sư luật Reuel Schiller của University of California (Hastings, in San Francisco) nói rằng tiền tip là của khách cho waiters and waitresses, not the dishwasher. Và đó là tiền của khách cho các nhân viên nhà trên chứ không phải đó là tiền của chủ doanh nghiệp. Theo vị giáo sư này thì các chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm trả lương cao hơn cho nhân viên nhà dưới chứ không thể bẻo tiền của nhân viên nhà trên được.

Hiện tại một số nhà hàng, khách sạn tại các tiểu bang Oregon, Alaska, và California đã xử ép các nhân viên nhà trên. Còn tại Nevada, hệ thống sòng bạc Wynn tại Las Vegas đã vi phạm. Nên Tòa 9th Circuit đã phải can thiệp để tiền nào ra tiền đó. Tip là tip. Wage là wage. Không thể nhập nhằng giữa lương và tip được. Như thế sẽ oan ức cho những nhân viên nhà trên vì họ đã ra công lăng xăng và mỉm cười với khách hàng.

Với người Việt, tình trạng chủ và thợ tại các tiệm nails không đụng chạm về chuyện tiền tip vì chủ ăn chia 5-5, 6-4… gì đó với thợ là chuyện hợp đồng. Chủ không dính tới tip. Nên thợ biết cách o bế khách hàng thì sẽ có nhiều tiền tip. Nên chỉ còn chuyện thợ tranh giành với nhau những vị khách sộp, làm nên những chuyện không hay.

Dẫu tiền là vật ngoại thân, nhưng đồng tiền dính liền khúc ruột. Hai câu cực kỳ mâu thuẫn nói lên tính chất của người Việt chúng ta. Nên chăng đã đến đến lúc đời sống của người tha phương đã định hình “nhất sĩ nhì neo” thì ì xèo với nhau chi nữa mà hội nhập thực sự vào đời sống Mỹ là đi ăn uống, tiêu xài…

Hãy cho tip rộng rãi hơn vì đồng tiền ở Mỹ rất đúng là người đầy tớ tốt và là ông chủ tồi, nên ta làm chủ đồng tiền (dù khó khăn kiếm được) hay cứ mãi làm nô lệ cho đồng tiền? Không thể sống mãi với quan niệm “của người bồ tát của mình lạt buộc”; Và cũng đứng quên người Mỹ có câu: Nobody was born yesterday - thiên hạ đâu phải là trẻ con!

Phan

Ý kiến bạn đọc
29/06/201819:19:24
Khách
You need to participate in a contest for probably the greatest blogs on the web. I'll suggest this site!
Fitflops Sale http://www.fitflopssaleclearanceuk.com
05/06/201804:56:34
Khách
I have been absent for some time, but now I remember why I used to love this website. Thanks , I will try and check back more frequently. How frequently you update your site?
[url=http://www.fitflopssaleclearanceuk.com]Fitflops Sale[/url]
18/04/201621:55:19
Khách
Chỉ xin góp ý với tác giả Phan là khi dùng hai chữ cụ thể, mình cần phải có chủ từ vì chữ cụ thể là tĩnh từ để chỉ sự rõ ràng, sự việc có thật mà ta thấy hay cảm nhận được. Sau 1975 bọn việt cộng mang văn hóa lai căng vào trong miền nam, nên tiếng Việt thuần túy thời VNCH cũng đã bị chúng làm cho lai căng ít nhiều. Tôi nhớ ngáy xưa khi cón đi học ỡ VN thì tôi phải dùng bắng chứng cụ thể; hay sự việc cụ thể v.v... chứ không thể nói hai chữ cụ thể không cho câu mở đầu... Chì lá sự gòp ý nho nhỏ, nếu có sai hay làm tác giả phiền lòng thì cứ hãy xem như là tôi không viết gì hết nhé. Cám ơn tác giả đã có lòng viết đề chia sẻ cùng mọi người... WW
18/04/201602:23:18
Khách
Ông Phan có thành kiến với các chủ tiệm VN.là không đúng.Hy vọng ông nghiên cứu lại vấn đề trước khi viết như vậy.
16/04/201600:19:19
Khách
Theo tôi nghĩ , không cho tiền tip những làm trên 10.50$ một giờ , chẵng-hạn tiểu bang Cali , vì cho như vậy sẽ trỡ thành 16$ cho đến 20$ một giờ , thật là bất công cho những người làm hãng xưỡng chỉ có 9.50$ , vã lại người chủ tiệm phải tăng gía tiền lên món thức ăn mà mình mua , vì phài trã trên 10.50 một giờ , như vậy mình phải trã tiền hai mặt , ... nghề phục vụ trong cac quán ăn cũng là một cái nghề (job = 10.50$)... tại sao phải cho tiền tip , tiền tip phãi cho những tiểu bang không có luật chỉ trã 2.50$ tới 3.50$ một giờ , Quý-vi nghĩ xem , chủ tiệm tăng gía ... người phục-vụ 10.50$ một giờ ,..những người làm hãng xưỡng 9.50$ , ... vô tiệm ăn 4 người , khi tính tiền thì thành 5 người vi phài cho tip , đã vậy món ân đắt hơn ...??? ... đây chỉ là góp ý , và mắt thấy tai nghe . Kinh
15/04/201615:02:02
Khách
The author is absolutely correct with his excellent conclusion, i.e., "Nobody was born yesterday - thiên hạ đâu phải là trẻ con!"

However, this has to be PROVEN so that children can be separated from adults. Thank you !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến