Hôm nay,  

Máy Thám Hiểm Thời Gian

07/12/201500:02:00(Xem: 11098)

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 3693-17--30193vb2120715

Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại Học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

* * *

Từ hồi còn ở trung học hắn đã đọc say mê quyển sách tiểu thuyết viễn tưởng về bộ máy thám hiểm thời gian của một văn hào Anh quốc. Chủ nhân sáng chế ra bộ máy này có thể lùi về quá khứ hay sống ở tương lai tùy theo ý của mình.

Còn gì thú vị hơn vậy?

Hắn tự nghỉ trong đầu là tại sao mình lại không tạo một cái máy tuyệt vời đó để sống lại những kỷ niệm xa xưa và có mặt ở tương lai với đầy những ngạc nhiên của nó. Hắn cứ nghỉ mãi nghỉ hoài về cái ý tưởng cho đến một hôm... hắn nằm mơ thấy mình đã hoàn thành được một cái máy tương tự như vậy!

Trong nềm hoan hỉ tột cùng, hắn ngồi vào ghế và nắm lấy cần điều khiển. Trước tiên hắn kéo cần máy lùi về quá khứ.

... Hắn thấy mình lúc bảy hay tám tuổi được người chú thứ bảy cỏng đi xem múa lân trong tiếng pháo tưng bừng của ngày Tết. Nhà ba má hắn ở gần chợ Tân Định với rạp xi nê Mô-đẹt và hiệu sách Yểm Yểm Thư Quán kề bên. Hắn thường được ba má dẫn ăn hủ tiếu ở góc đường Hai Bà Trung và đường Trần văn Thạch, đôi khi vào trong tiệm ăn bánh bao và uống ly cà phê. Cách đó mấy căn là nhà thuốc bắc hắn không nhớ tên nhưng chỉ nhớ có tượng con gà trống rất đẹp, có lẽ là một chú gà tre, rất oai phong đặt trước cữa tiệm. Buổi tối thì ra chợ Tân Định ăn chè xâm bổ lượng nơi cái xe chè quen thuộc. Đôi khi má hắn dẫn hắn đi ăn nem nướng thật ngon bán trong nhà lồng chợ. Hắn còn nhớ khi rạp Mô-đẹt đang được xây cất, hắn thường theo chú ra bắt những con chim “áo gìa“màu nâu, nhỏ nhắn dễ thương thường tụ tâp lại đó. Rồi khi trường Văn Lang ở Xóm Chùa Tân Định được xây lên thì đây là chỡ lýtưởng để lội sình bắt cá sặc. Không biết sao mà cá sặc nhiều đến vậy. Khu hắn ở thời gian đó có hai trường cố cựu nổi tiếng là trường Hùynh Thị Ngà và trường Việt Nam Học Đường. Hắn bắt đầu học tiểu học ở trường Việt Nam Học Đường.

Trường VNHĐ có lối kiến trúc theo Tây với giàn bông giấy màu tím lâu đời phía trước cổng. Ông đốc, giám đốc trường bọn hắn không biết tên gì nhưng vì đầu ông hói nên tụi nhỏ gọi là “Ông Đốc Đầu Sói”. Tôi bắt đầu học lớp mà thầy và cô là hai vợ chồng thay nhau dạy cho mỗi môn. Hắn còn nhớ trong một buổi học với cô, hắn quay qua nói chuyện với đứa kế bên làm cô không dạy được nên cô kêu hắn đứng dậy và phạt hắn tự vả vô má. Hắn thi hành lời cô một cách qúa là nghiêm chỉnh đến nổi làm cô phải phì cười! Gia đình hắn không khá giả nhưng hắn có được một cuộc sống đầy đủ, được học đến nơi đến chốn. Tuổi thơ của hắn được gọi là trọn vẹn, sau đó nhà hắn dời lên mé Cầu Kiệu, Phú Nhuận cho đến khi hắn lên đại học rồi vào Thủ Đức.

Khoảng năm sáu chín, khi chiến cuộc trở nên gay go, hắn thấy không yên tâm ngồi ở ghế nhà trường nên hăng hái trình diện nhập ngủ. Nhờ may mắn hắn được trúng tuyển về làm giảng viên quân đội tại một đơn vị ở gần nhà.

Sau đó chừng vài năm, hắn được đưa sang Mỹ du học. Hắn thấy mình sống lại với những tháng ngày học sư phạm ở trại không quân thuộc tiểu bang Texas. Lúc đó tuổi hắn độ hai mươi tư, đầy tự tin và hy vọng. Chỉ có một điều làm hắn rất buồn là tinh thần phản chiến của nhiều người Mỹ và thái độ mất thiện cảm với cuộc chiến của đa số dân Mỹ lúc đó làm hắn thất vọng.

Tình trạng xã hội đi xuống của miền Nam lúc đó cùng sự quay mặt lại của chính phủ Mỹ là dịp may cho miền Bắc nổ lực tấn công. Hắn phục vụ cho đến tháng Tư năm bảy lăm thì cộng quân chiếm miền Nam.

Hắn thấy lại hình ảnh của mình ngày quân đội miền Nam tan hàng với thái độ dững dưng vì lúc đó hắn nghỉ là cuoộc chiến tranh tàn khốc chấm dứt và mọi người sẽ được sống trong hoà bình!

... Kéo cần máy nhích qua một góc độ khác... hắn thấy lại hình ảnh người Sài Gòn đang hốt hoảng tràn vào tòa Đại sứ Mỹ để được di tản.

Ở bến tàu Sài Gòn, người ta tràn ngập tìm cách ra biển khơi nơi Hạm Đội Bảy của Mỹ đang chờ tàu thuyền của người chạy thoát. Hắn thấy mình lúc đó vẫn dững dưng...(Hắn đang ngồi trên máy bổng buộc miệng nói: “Mình đúng là một thằng khờ!”). Hình ảnh hắn hăng hái cơm nước đi trình diện học tập hiện ra rõ ràng.

...Hắn kéo cần điều khiển gần lại để nhìn cho rõ hơn.

Túi balô lương thực cho mười ngày với một ít tiền, hắn cùng anh bạn cùng xóm là dược sĩ mới ra trường đi trình diện ở Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. (“Mình đúng là một thằng khờ!”).

Vài ngày sau, vào nữa đêm, một đoàn xe Molotova trùm kín, mỗi xe đều có bộ đội ghìm súng, đến chở hết bọn hắn lên căn cứ Sư Đoàn Năm Công Binh khi xưa ở Hóc Môn. Mười ngày rồi cả tháng trôi qua hắn không thấy thầy giáo hay lớp học gì hết, mọi người bắt đầu hoang mang. Hắn thấy mình bắt đầu đặt dấu hỏi những lời thông báo mình nghe trước kia. Hắn còn nhớ là mình nghe một vài người cùng bị nhốt gốc người Bắc vào Nam hồi năm tư nói là phải ít nhứt vài năm bọn hắn mới được thả về. “Vậy là mình bị mắc bẩy rồi!“Hắn bắt đầu liên lạc với hai anh bạn cùng bị nhốt để bàn cách trốn trại.

...Hắn thấy lại cảnh mình chui qua hàng rào trại cùng hai người bạn trong một đêm mưa gió đen trời. Bọn hắn chạy đi trong sấm chớp mưa dầm cuối năm. Chưa từng ở đơn vị tác chiến nên cả ba người đều loạng choạng tiến vào vùng nằm trong ảnh hưởng của phe đối nghịch. Cuộc trốn chạy chỉ diễn ra tới hừng sáng thì ba người đều bị bọn du kích địa phương bắt lại.

Hắn thấy rõ mình bị bắt trói ké hai tay ngược về phía sau và dẫn đi như một tội đồ hung ác. Hai ngón tay cái của hắn bị cột trói chặt vào nhau kéo thúc ngược ra sau lưng mà chỉ cần chút cử động của hai bàn tay là đau nhói không chịu được. Dân đứng ở hai bên đường nhìn bọn hắn với cặp mắt vừa chế diễu vừa căm thù!

... Ba người bị nhốt trong phòng giam của huyện chật nứt người. Cứ mỗi ba người là bị xâu vào một bởi thanh sắt xuyên qua mấy cái còng ở cổ chân. Qua ánh đèn dầu hắn nhìn ra đủ thành phần và tuổi tác của các phạm nhân. Có kẻ thuộc hình sự, có người do chống đối nhà nước mà bị nhốt. Có người chỉ vì ăn trầu phun lên vách tường vôi màu vàng chảy xuống thành ba sọc đỏ mà bị coi là phản động!

Mấy ngày sau, bộ đội trại đến dẫn bọn hắn đưa lại về trại để tiếp tục cải tạo hơn sáu năm.

... Trong thời gian bị cải tạo hắn nuôi mộng sẽ vượt biển tìm Tự Do và tiếp tục con đường học vấn lỡ dỡ khi xưa khi được thả ra khỏi trại. Sau hơn sáu năm bị giam cầm và khổ sai, cái ngày tưởng-như-không –bao-giờ- đến đó đã đến với hắn. Hắn thấy mình đang ngồi tập họp một cách lơ đảng trước sân trại để đi lao động ngoài thì cán bộ trại đem lịnh tha vào đọc. Vẫn lơ đảng, hắn không nghỉ là mình sẽ được tha ra vì trước kia mình đã có lần trốn trại. Một hồi sau bổng dưng hắn nghe gọi đến tên mình!!! Hắn không tin vào lỗ tai cuả mình...

Hắn thấy mình bước vào cổng nhà ba má mình ngày được thả về. Nhìn cha mẹ già yếu, cơ cực, cảnh nhà xác xơ, buồn quá hắn từ giả ông bà xuống thành phố tìm đường vượt biển. Nhờ sự thương tình giúp đở của người thân quen, nhứt là ơn lớn của hai mẹ con giàu lòng từ tâm ở Bà Chiểu, sau năm lần bảy lượt, hắn đã tới được trại tỵ nạn Galang năm tám chín. Hơn ba năm trên đảo là thời gian thần tiên của đời hắn tính từ sau năm bảy lăm. Hắn đã tổ chức những lớp dạy Anh ngữ trên đảo, đi dạy kèm, làm việc cho phái đoàn Mỹ và hưởng trọn những ngày vui trên đảo. Hắn kéo cần máy dừng lại để được sống lại buổi sáng ghe vượt biển chạy vào eo biển đảo Galang xứ Indo.

... Sau hơn ba ngày đêm trên biển khơi, chiếc tàu chở một trăm hai mươi chín người, lớn bé, ra từ cữa Bình Đại tới được haải phận của Indo vào buổi sáng thứ Tư. Buổi sáng đó trời thật là đẹp. Mọi người trên ghe đều mừng rở khôn cùng. Tài công tìm đường để vào trại tỵ nạn. Trên hải đồ không có ghi trại tỵ nạn nằm nơi nào. Chợt thấy có chiếc thuyền đánh cá nhỏ, tài công cho tàu cập lại gần để hỏi đường. Người đàn ông trên ghe lại không biết tiếng Anh nhưng có lẽ anh ta biết là tàu vượt biển nên lấy tay chỉ về một hướng. Sau khi tặng anh ta một cái ra-điô nhỏ tàu tực chỉ về hướng đó.

Tàu chạy được một đổi thì đến một làng có dân cư lố nhố trên đó, mừng quá tấp ngay vào. Dân trong làng liền túa ra. Mọi người trên tàu dùng tiền đô đem theo mua nước ngọt và thức ăn. Lúc sau, có quân đội Indo tới kiểm tra làm biên bản rồi cho hải thuyền dẫn tàu đến một căn cứ hải quân để làm điều tra và làm thủ tục. Trưa hôm đó một đoàn công- voa đến chở mọi người vào trại tỵ nạn Galang. Thời điểm đó là vào đầu năm tám chín.

Trong thời gian dài sống trên đảo hắn thấy lại hình ảnh hai con người trong số những con người hiếu học khiến hắn phải vô cùng cảm phục. Đó là Thông và Cường.

Thông, người nam, lúc đó cở trên dưới ba mươi. Sống chung trên đảo với người bạn gái đi cùng chuyến có con nhỏ và đứa em trai. Thông người gầy, tính tình chân thật và đặc biệt là tinh thần hiếu học.

Thời gian đến học Anh văn với hắn, Thông gầy một lò bún trong rừng để đem bỏ mối cho các quán ăn trên khu Galang Hai. Hắn còn nhớ mổi đêm trong ánh đèn dầu lù mù, Thông siêng năng đều đặn đến học. Thỉnh thoảng em đem cho hắn vài mẻ bún của mình làm để biếu thầy đó là chưa kể tiền trả cho thù lao dạy học mỗi tháng.

Sau khi định cư ở Mỹ hắn có dịp qua Canada và có đến thăm Thông. Lúc đó em đang làm cho một hãng tiện và mua một chiếc xe Toyota Camry mới tinh.

...Cường, người Bắc, đi vượt biển với bố và hai người cùng quê, lúc đó em cỡ hai lăm. Tuy trẻ người nhưng tính của em thật kỷ lưởng và thật là siêng năng, thêm vào đó là rất hiếu học. Ông bố của em và người bạn cất một túp lều kêu tôi về ở chung để dạy Anh văn cho Cường. Cường vừa thông minh vừa chịu khó, học hành rất tiến bộ. Cường lo cho hắn việc ăn uống và học vào buổi tối. Hắn không hề thấy Cường chơi bời lãng phí thời gian như một số thanh niên cùng tuổi trên đảo. Thay vào đó em chăm lo đời sống và chăm chỉ học hành. Vì không thuộc diện được đi Mỹ hai bố con em đi đinh cư ở Na Uy. Hiện em có gia đình hai con vừa mở một cửa hàng mua bán nhỏ và sống trong lạc nghiệp an cư.

Bài học hắn học được ở người học trò trẻ này là tính kỷ lưỡng chu đáo của Cường. Chính em là người đã gởi qua cho hắn cái aó kỷ niệm những lần hắn mặc đi vượt biển mà khi đi định cư hắn đã bỏ quên lại đảo. Hắn nhớ hai con người đáng phục này suốt đời...

Hắn đẩy cần máy về phía trước để đi vào tương lai, thời cuối thế kỷ hai mươi mốt.

Hắn thấy sau thời của nhà lãnh đạo Trung cộng là Tập Cận Bình thì cả vùng biển Đông bị nằm dưới quyền kiểm soát của xứ này. Các quốc gia chung quanh, tùy mức độ ít nhiều, đều chịu ảnh hưởng nặng nề bởi áp lực của Trung cộng, nhất là Việt Nam. Đối với nước mạnh về quân sự như Nhựt thì TC chia chác quyền lợi, còn những nước yếu thế hơn thì TC dồn vào thế bí. TC chiêu dụ các quốc gia khác tham dự vào Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Á Châu, họ bỏ vốn ra nhiều nhứt để nắm quyền chủ động trong những quyết định.

Đối với Việt Nam, sau lần xâm lược bị thất bại hồi cuối năm bảy chín, đầu năm hai ngàn, TC tấn công thật quy mô và hung hãn bằng đường biển để chiếm tài nguyên và dầu mỏ trong hải phận và đảo ở Biển Đông trước sự co rụt của chính quyền Việt. Về mặt trận kinh tế, TC mua thuê và đầu tư vào các xí nghiệp ở Việt Nam rồi đem người của chúng vào lập những biệt khu kinh tế ngoài quyền kiểm sóat của nhà nước Viêt.

Chúng còn có âm mưu đầu độc qui mô” dân Việt bằng những thực phẩm độc hại vợ giá rẻ mạt để đưa giới tiêu thụ bình dân Việt vào chỗ chết. Nhưng có lẽ thâm độc nhứt là kế hoạch “cấy người” của chúng vào xã hội Việt.

Bọn đàn ông Tàu làm thuê khi qua Vịêt Nam tìm lấy vợ Việt một cách dể dàng rồi sanh con đẻ cái lấy họ của bọn chúng. Thế hệ “cấy người” này sau này sẽ là một đạo quân hùng hậu nằm sẵn được làm hậu thuẩn cho quê cha của chúng trong âm mưu thôn tính nước Việt sau này. Hắn thấy rõ ràng hình ảnh của “đạo quân người cấy gốc Tàu“ lũng đoạn từ trong gia đình rồi đến xả hội Việt và phá hoại cả nước theo sự chỉ đạo của bọn đầu não từ mẫu quốc. Chiến dịch tầm tàu ăn dâu Việt lan và phá hoại từ trong xương của TC đang làm mục rã nước Việt... Đến đây vì cảm thấy thật buồn cho quấc gia và dân tộc, hắn giật mạnh cần máy trở về hiện tại.

...

Cảnh vật cung quanh từ từ hiện trở lại với hắn với căn nhà nhỏ đơn sơ, một cuộc sống đạm bạc. Tất cả những gì đã qua chỉ còn là kỷ niệm, những gì sắp tới hắn đã thấy qua. Hắn thấy đúng là mình bất lực trong cả quá khứ lẫn tương lai. Giờ biết làm gì hơn là vui với những gì mình đang có. Tuy cuộc sống khi tuổi về chiều chẳng có gì phủ phê, đầy danh vị nhưng hắn cảm thấy lòng mình vẫn được mãn nguyện. Sau một ngày bận lo kế mưu sinh, tối về vợ chồng ngồi bên bàn ăn đạm bạc có nhau thật là bình thường mà sao bây giờ hắn thấy thật là quý báu như vậy. Sao lại phải nhức đầu vì chuyện đã qua và đau buồn vì điều sắp tới?

Nghĩ đến đây hắn chạy ngay ra ngoài lấy cây búa thật to trở vào đập nát cái máy ra từng mảnh vụn!

Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
08/12/201517:27:02
Khách
Hi TTT,
Ràng hay thì thật là hay
Trông ra ngậm đáng, nuốt cay thế nào.
FYI : Thầy Kinh. Thuốc Cam Hàng Bạc Hà Nội
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,213,090
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà là chuyện về một viện dưỡng lão.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Bài viết mới là truyện ngắn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O., dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, đã nhận giải bán kết 2001. Tuy từ 10 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, tác giả vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Thời chiến trước 1975, ông xuất thân Khóa 9 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, sau đó dự Khóa Căn Bản TQLC ở Quantico, Virginia năm 1963, nhiều lần bị thương và thăng chức ngay tại mặt trận. Sau gần 10 năm tù hậu chiến, ông vượt biển và định cư tại Salt Lake City, Utah từ tháng 8 năm 1987 đến nay. Bài viết của ông là hồi ký về một bạn thân người Mỹ tử trận tại Việt Nam.
Tuần lễ Halloween bắt đầu, mời đọc chuyện sợ ma. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của bà là chuyện về một gia đình H.O. có các con trên 21 tuổi từng bị từ chối cho đi theo cha mẹ. Nhờ Tu Chính Án của Thượng Nghị Sĩ John McCain, mà họ đã có thể đoàn tụ từ sau năm 1995.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây, thêm một bài mới của ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến