Hôm nay,  

Nhớ Thuở Ban Đầu

18/10/201500:00:00(Xem: 12555)
Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 3648-18--30138vb8101815

Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

* * *

Tựa đề bài này có lẽ làm bạn liên tưởng đến chuyện tình của tôi nhưng xin thưa, không phải là vậy. Thật ra đây là những hồi tưởng của tôi về những tháng năm đầu khi vừa đặt chân đến nước Mỹ.

Cuối năm chín hai, sau hơn ba năm bị kẹt ở đảo tỵ nạn, tôi đặt chân đến tiểu bang mưa buồn miền tây bắc nước Mỹ. Một người bạn trẻ cùng chung ở đảo với tôi có thân nhân ở vùng này khuyến khích tôi cùng về sống chung. Anh bạn trẻ này cũng có ý định đi học lại như tôi nên tôi thấy đây cũng là dịp tốt cho mình. Sau vài tháng đầu ở tạm nhà người thân của anh bạn ấy, hai tôi mướn phòng về ở chung để cùng nhau đi học.

Sau khi hết tiền trợ cấp, tôi vừa đi học rồi cuối tuần kiếm gì làm thêm có thêm chút ít để tiêu xài. Lúc đó bà con nơi tôi sống rủ nhau đi hái dâu tây ở ruộng dâu trong vùng. Già có, trẻ có, chở nhau xuống ruộng hái dâu, mỗi pound vài chục xu gì đó, ngày kiếm được hơn chục bạc. Dâu tây, strawberries, được trồng theo luống dài trên đất sình ướt. Người hái, hay đúng hơn là dùng hai tay bức trái dâu, phải ngồi xổm hái dọc theo luống rồi bỏ vô cái xô nhựa nhỏ, khi đầy thì đem đi cân.

“Nghề” hái dâu tây này coi vậy chớ không dễ ăn như tôi tưởng. Đám con nít bọn nó nhanh nhẹn xoay trở dễ dàng chứ đám trên bốn mươi như tôi ngồi lê hái dâu tời xế tưa thì cái lưng cứng ngắt, đứng dậy hết nổi! Đó là chưa kể tay chân chậm chạp, hái dâu như rùa, cả tiếng chưa đầy được nữa xô. Có khi mãi mê lo hái bỏ lại cái xô đựng dâu xa ở phía sau, khi quay lại thì dâu còn không đầy phân nữa! Bàn tay nhám nhúa nào đó đã nhúng vào rồi. Kế đến là đi hái dâu đen, blueberries.

Cây dâu đen lâu năm mọc cao hơn đầu người. Người ta trồng cây cách nhau đủ cho người đi hái có thể len vào hái. Trái dâu đen mọc thành chùm, người hái có thể đứng hái. So với hái dâu tây thì hái dâu đen dễ ăn hơn nhiều. Gặp chùm lớn tôi có thể vuột cả nắm vào xô cho đầy rồi đem cân. So với haí dâu tây thì hái dâu đen an toàn hơn vì không bị ai chôm dâu của mình lý do là cái xô đựng dâu lúc nào cũng được đeo trước ngực của người hái. Rồi chỉ được ít tuần là hết mùa dâu, sau đó tôi đi hái lá.

Lá của loại cây này có tên là cây “xa lao”, một loại cây bản địa chỉ mọc ở vùng tây bắc nước Mỹ. Cây xa lao mọc có thể cao gần tới ngực, cọng màu nâu, nhỏ và dòn. Lá tròn ở giữa, nhọn ở đầu, xanh mướt, sau khi hái vẫn sống được rất lâu, có khi tươi được hơn tháng. Chính vì đặc tính này mà lá xa lao được ngành trang trí hoa rất chuộng. Nếu bạn để ý khi vào các nơi bán hoa, bạn sẽ thấy lá xa lao được kèm vào bó hoa cho thêm phần thẩm mỹ. Cây xa lao mọc dưới những tàng cây rợp và ở vùng cao và lạnh, thường là ở vùng núi. Tôi và hai người bạn hùn vốn mua một chiếc xe van cũ, rồi mua giấy phép lai-xần của Bộ Lâm nghiệp để đi hái lá. Từ chỗ tôi ở phải lái xe đi cả hơn ba tiếng mới tới được vùng có xa lao mọc.

Xin được nói thêm là ở vùng tôi ở, nghề hái lá này là nghề của người Miên và người Chàm. Người Chàm ít đi hái nhưng mở vựa thu mua lá để bán lại cho các công ty Mỹ cung cấp cho toàn nước Mỹ và cả sang Canada. Họ còn bỏ tiền ra mướn, những khu rừng có lá tốt để dành cho tới mùa cho người của họ đi hái lá. Đã xãy ra nhiều lần đụng độ giữa các toán đi hái và dành lá tốt. Mỗi bó lá nhỏ, lúc thời gian đó, họ trả hơn sáu chục xu, bó lớn hơn chín chục xu. Việc hái lá hầu hết do người miên làm. Tới mùa lá rộ, cả gia đình họ, lớn nhỏ, kéo nhau đi hái cả ngày cũng được hơn trăm bạc. Xin được nói sau lý do tại sao người miên họ lại độc quyền hái lá xa lao như vậy.

Hái lá phải đi từ bốn giờ sáng để tới nơi hái cho tời trưa rồi phải về tời trạm thu lúc năm giờ chiều để giao lá. Đồ nghề gồm có cuộn dây thừng, bao tay, bịch dây thung, tấm bạt ny lông, aó mưa, áo ấm và thức ăn. Cuộn dây thừng để cột lá lại thành bó lớn rồi cỏng lên vai đi ra xe. Dây thung để bó lá. Bao tay mang để khi bẻ lá không bị trầy, đứt. Tấm bạt để túm bó lá haí xong mà cỏng ra xe. Miền núi cao vào mùa thu sáng sớm rất lạnh và có sương ướt, cần áo mưa và aó ấm. Lá xa lao rất xanh tốt vào muà thu. Mùa này lá rất mướt và đẹp bán rắt có giá.

Hái lá dù gặp khu có lá tốt mà không biết xếp thành bó cho đẹp thì về sẽ bị chủ vựa phế bỏ. Khi hái, tay mặt hái lá bằng cách luồn tay vào cành có lá đẹp rồi bẻ ngang cho nhanh và mạnh. Cành lá dòn nên bẻ đúng cách nó sẽ gãy ngang rất gọn. Lá được xếp thành hình rẽ quạt trông rất bắt mắt. Sau đó bỏ cành lá vào tay bên trái để xếp thành bó. Sau đó lấy một cọng dây thung ra quấn phần gốc của lá lại thành bó. Hái lá và bó lá là cả một nghệ thuật. Không biết hái cho ra lá như tôi thì dù có gặp khu có lá đẹp thì hái hoài cũng không có bó. Người biết hái, họ cứ đứng một chỗ rồi hái lá đẹp làm mặt để che lá xấu bên dưới. Thành ra họ không cần phải cứ đi loay hoay như tôi để kiếm lá đẹp mà mất cả thì giờ.

Hái xong phải bỏ tất cả các bó lá vào tấm bạt, lấy dây thừng cột lại, cỏng lên vai đi bộ từ trong chỗ hái ra xe. Đường từ trong rừng lá ra xe không phải là bằng phẳng mà lên đồi xuống dốc, một quảng đường rất xa. Hái xong đã mệt mà còn phải cỏng một đống bó lá trên lưng thật đúng là mệt thở không ra hơi! Còn nói về khí lạnh của vùng núi thì thật là khổ cho tôi. Hái lá và lội đi tìm lá có đổ mồ hôi đó nhưng không ăn thua gì với cái lạnh ở miền núi này. Có trường hợp một gia đình đi hái lá bị chết vì khí trời quá lạnh lại mở máy sưởi nhỏ bằng than trong xe rồi đóng cữa kín cho hết lạnh rồi bị chết vì thán khí.

Khoản năm giờ chiều thì xe van của chúng tôi về tới trạm thu lá. Ngày đầu tiên bán lá của tôi thật là tham hại. Lá của tôi bị bỏ đi gần hết, mấy bó còn lại chỉ được vài chục đồng! Đứng nhìn đống lá không đủ tiêu chuẩn của mình bị bỏ đi tôi thấy xót cả ruột. Cả ngày dậy sớm, chịu lạnh, lội rừng lội suối mà được có hơn hai chục bạc. Hai anh bạn của tôi thì khá hơn. Chỉ vài bửa sau là vì chịu lạnh không nổi và vì bó lá xấu qúa bán không được tiền nên tôi đành bỏ cuộc. Bây giờ xin trở lại lý do tại sao tôi nói là người miên độc quyền hái lá.

Không hiểu sao mấy ông bà miên nhà ta lại chịu lạnh hay đến như vậy. Họ đi hái từ năm này qua tháng nọ mà vẫn khoẻ re trong khi người Việt mình ít có ai lại chịu đựng dai sức như vậy. Kế đến là họ di hái toàn gia đình và xem như đây là một cái nghề chớ không làm có tính các tài tử như người mình. Thành thử họ chiếm độc quyền nghề hái lá là phải. Mỗi tháng một gia đình của họ kiếm được ba ngàn bạc như chơi, không bị thuế má gì cả. Gia đình nào của họ cũng đều đi xe trucks mới chớ không xài xe cũ như người mình. Tôi nghe kể lại là khi đi mua xe, họ chở cả bao đựng tiền mặt ra mua đứt không thèm trả góp nữa! Có lẽ người ta nói quá nhưng điều mà không ai chối cải được là họ đi toàn là xe trucks mới để làm nghề hái lá.

Ở không thì không có tiền, tôi phải tìm việc khác để làm. Đó là nghề cắt cỏ, dọn vườn.

Anh bạn trẻ ở chung với tôi có được chiếc xe truck hiệu Mazda màu đỏ. Hai anh em cùng đi học và cùng làm cỏ vào cuối tuần bằng chiếc xe đó. Nhờ sự giúp đở của thân nhân, anh bạn tốt bụng này mua một máy cắt cỏ, một máy thổi đeo vai, một cái máy xén cỏ cầm tay và vài dụng cụ làm vườn để cuối tuần lảnh mối đi làm. Khoản giữa năm chín mươi, lúc kinh tế còn khá, chúng tôi có được mối cắt đều đều mỗi cuối tuần. Cắt một sân cỏ không lớn và làm sạch cỏ quanh các đường đi và bồn bông kiểng xong thì cũng được cở hơn tám, chín chục đồng. Tôi giữ phần làm cỏ, dọn, hốt lá còn anh bạn chạy máy cắt và tỉa viền.

Vào mùa hè, hai tôi rất đắt khách, vì nói được tiếng Anh nên khách hàng của hai tôi là dân đàng hoàng, thanh toán tiền bạc sòng phẳng và đối xử với hai tôi thật là lịch sự khi biết hai tôi là sinh viên đang còn đi học. Nhờ vậy hai tôi có được ít tiền dư để xài và lâu lâu lại còn có thể gởi về giúp cha mẹ. Hai tôi làm công việc tay trái nay khi theo học ở trường được hơn cả hai năm. Sau đó vì lý do phải chuyển trường nên hai tôi mỗi người một ngả nhưng tôi vẫn tiếp tục làm cho những mối quen nhiều năm sau.

Nhớ lại những lúc trời mùa thu mưa và gió lạnh, tôi mặc aó mưa để quét lá dọn cành bị gãy đổ, vừa run vừa rán làm cho xong để khỏi bị mất mối. Rồi những ngày nắng ráo thì leo lên mái nhà để quét lá, cạo rêu. Đến những ngày đổ tuyết mùa đông thì dọn dẹp vườn sạch lá để khách chhuẩn bị Lễ Giáng Sinh. Sáng thứ Hai nào tôi cũng ngủ gà ngủ gật trong lớp vì đã dùng nhiều sức trong việc làm vào những ngày cuối tuần hôm qua.

Sau bao năm tháng bị khổ ải vì tù tội ở quê nhà, sang tới xứ người tôi bắt đầu lại cuộc đời cũng với nhiều nỗi gian lao. Giờ ở tuổi gần bảy mươi mỗi ngày đều có những thử thách của nó nhưng cho dù như vậy nhưng ngày nào còn nhìn được mặt trời và còn thở được bầu không khí Tự Do thì cũng đáng cho phần còn lại của cuộc đời mình, tôi nghĩ như vậy.

Nhớ thuở ban đầu sao gian truân quá
Mà bỗng chạnh lòng với bao nỗi xót xa./.

Trương Tấn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,292,032
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến