Tác giả: Nguyễn Văn
Bài số 3508-16-29908vb6050815
Mỗi người lưu vong tị nạn đều có cái đầu đầy ký ức, kể cả những người trẻ tuổi. Mời đọc Nguyễn Văn, giải Vinh Danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2000, chuyện dĩ vãng của một thuyền nhân 20 tuổi.
Tôi nhận được thư nhà sau ba tháng sống ở trại tị nạn Palawan của Phillipines. Thư viết trên giấy vở học trò. Nhìn nét chữ quen thuộc ngày nào của mẹ, tim tôi như thắt lại trong lồng ngực. “Nếu biết trước, mẹ không để con đi. Biển mênh mông là sóng gió. Mẹ chỉ có mình con là con trai. Lỡ có bề gì …”
Tôi nghe mắt cay xè. Tôi muốn thét lên cho vỡ tan lồng ngực. Tôi muốn thét lên cho thấu tận trời xanh…
Tôi sinh ra ở một làng quê thuộc tỉnh Phú Yên. Gia đình tôi chỉ có hai anh em. Tôi là anh cả, sau tôi còn một đứa em gái. Ba tôi đi lính, chết trận năm 1968. Năm ấy, mẹ tôi mới hai mươi tuổi. Người không chịu đi bước nữa, ở vậy nuôi anh em tôi đến ngày khôn lớn. Ngày ba mất, tôi được hai tuổi, em gái tôi bốn tháng sau mới chào đời. Tôi không nhớ được chút hình ảnh nào về ba tôi. Trí nhớ non nớt của tôi lúc ấy chưa có chỗ để khắc ghi những kỷ niệm, những mất mát.
Ngày mỗi lớn, lối xóm ai cũng bảo tôi giống ba như hai giọt nước. Mẹ nghe, mặt tươi lên rạng rỡ. Mẹ chỉ vui mỗi lúc ấy. Có đêm chợt thức giấc, tôi thấy mẹ ngồi trầm ngâm nhìn vào tấm ảnh thờ ba tôi, khuôn mặt đầm đìa nước mắt. Mẹ sống bằng kỷ niệm. Cả tuổi xuân và mảnh nhan sắc còn lại của người cũng chỉ dành cho một bóng hình yêu thương đã quá vãng. Tôi thương mẹ, và buồn cho mình. Nào ai hiểu được nỗi buồn của một đứa trẻ mồ côi bố tròn méo ra sao?
Năm lên sáu, có ông thầy tướng số, sau một hồi nhìn tôi, nói với mẹ: “Số thằng này phải lập thân một mình nơi tha phương. Nếu để nó sống ở nhà chỉ bệnh hoạn, yểu mạng!” Tha phương là đâu? Sao lại một mình? Tôi nghe không hiểu. Kể từ hôm ấy, mẹ cứ đêm đêm đứng trước bàn thờ ba tôi khói nhang, khấn vái. Điều ấy, bao giờ cũng gây cho tôi sự huyền bí và nỗi sợ hãi khôn lường.
Ba tháng sau, mẹ gửi tôi sang ở với ông bà nội. Nhà nội tôi chẳng có nhiều người. Ông bà nội tôi đã già. Người cô Cả lên rừng theo cách mạng từ năm mười lăm tuổi, biệt tích. Bác trai kế làm xã trưởng dưới thời Ngô Đình Diệm, bị cách mạng bắt, đem xử bắn. Ba tôi thì đi lính, chết trận. Nhà chỉ còn lại cô Út.
Nhà nội tôi cất theo lối xưa. Mái lợp ngói vảy cá, chẳng biết từ đời nào, rêu mốc. Tường xây bằng gạch, quét lớp vôi trắng bên ngoài. Lớp vôi, theo thời gian đã ngả màu ố vàng, loang lổ. Giữa nhà là bàn thờ gia tiên. Gian bên trái kê chiếc giường đôi, kế bên còn mắc thêm chiếc võng. Gian phải đặt bộ ván, nước gỗ đen bóng. Phòng ngủ của cô Út nằm ở chái trong. Chái kia dùng làm nơi chứa thóc. Nhà bếp được cất riêng ở phía sau. Trước nhà có khoảnh sân nhỏ bằng xi măng. Xung quanh nhà được bao bọc bỡi hàng rào dâm bụt rậm rịt, đó đây điểm vài bông hoa trắng muốt.
Tôi nhớ ngôi nhà của mẹ, mái tôn vách đất, nằm chơ vơ trên bãi đất hoang cuối làng. Trong nhà đồ đạc chẳng có gì ngoài chiếc tủ đứng thô ráp bằng ván ép, trên đặt tấm ảnh thờ ba tôi, bên cạnh còn có bộ lư đồng sứt mẻ, cũ kỹ. Bên hông nhà kê chiếc giường đôi, chỗ ngủ cho cả ba mẹ con. Sát vách còn có cây sào tre mắc ngang, dùng để treo dăm ba bộ quần áo cũ.
Làng tôi có chừng vài chục nóc nhà, nằm ép mình lọt thỏm giữa hai dãy núi. Từ quốc lộ Một, theo con đường sỏi, đi về hướng Đông khoảng ba cây số là đến nơi. Đây là con đường độc đạo. Làng nằm ở vùng hẻo lánh. Các trận đánh giữa hai phe Quốc, Cộng diễn ra ở đây hàng tuần. Cảnh người chết vì bom đạn xảy ra như cơm bữa. Thanh niên trai tráng trong làng, nếu không cầm súng cho phía bên này thì cũng theo về phía bên kia. Trong làng chỉ còn lại ông bà già, đàn bà góa và đám con nít chúng tôi.
Người làng tôi nhìn hao hao, giống nhau đê´n lạ. Dáng người nào cũng rắn rỏi, khắc khổ, khuôn mặt khó đăm đăm. A´nh mắt ai nâ´y cu~ng mệt mỏi, cam chịu, như chất chứa tất cả sự khổ đau va` phiê`n muô?n.
Tối đến, nơi bàn thờ gia tiên nhà nội, khói nhang nghi ngút. Cô Út dắt tôi, sau mỗi lần cắm nhang lên lư hương lại giảng giải chô~ này thờ ai, chô~ kia treo hình ông bà nào. Tôi nghe mù tịt. Những khuôn mặt trong ảnh nhìn tôi xa lạ. Ông tôi ngồi uống trà nơi bộ ván, cất tiếng: “Con là giọt máu nối dõi còn lại duy nhất của nhà này. Khi lớn lên phải biết thờ cúng ông bà tổ tiên, giữ gìn hương hỏa dòng họ. Hiểu không?” Tôi no´i: “Còn cô Út?” Ông bảo: “Con gái ngoại tộc. Không tính!”
Mỗi sáng, cô Út đạp xe đưa tôi đi học. Trường nằm tận trên quốc lộ Một. Ngoài những giờ học khô khan, tôi mặc sức nô đùa cùng lũ bạn. Tôi không phải sợ ánh mắt nghiêm khắc của ông. Tôi cũng khỏi phải nghe bà, cứ chốc chốc lại kêu lên: “Cháu ăn thêm trái chuối này. Phải ăn nhiều để chóng lớn!”
Cả nhà, tôi chỉ thương cô Út. Tôi không bao giờ quên được những buổi trưa hè, cô thường đưa tôi ra chiếc võng mắc dưới hàng dừa bên hiên nhà, vừa đan áo vừa hát ru tôi ngủ. Giọng cô trong và ấm. Mẹ cũng thường hát ru tôi như vậy.
Nhưng cô Út cũng bỏ tôi mà đi. Cô bị trúng đạn lúc hai phía bắn nhau. Máu cô loang đỏ, chảy ướt cả chiếc áo cánh trắng. Cô mất không kịp trối trăn lại điều gì, mắt cứ mở trừng trừng. Ngoài đường, lính vứt súng chạy tán loạn. Cả làng gồng gánh tản cư ra đồng. Đó là vào tháng Tư, năm 1975.
Sau ngày cô Út mất, nhà nội trống trải hẳn. Tối đến, ông ngồi thẩn thờ bên ấm trà nơi bộ ván, cứ một lúc lại đứng lên thắp vài nén nhang nơi bàn thờ. Bà nằm đong đưa, thiêm thiếp trên chiếc võng. Không gian đặc quánh mùi khói nhang, huyền hoặc. Căn nhà trở nên tịch mịch và im ắng lạ thươ`ng. Tiếng võng đưa kẽo kẹt. Tiếng thạch sùng chă?t lưỡi đâu đó trên trần nhà. Tiếng chó sủa văng vẳng ngoài đầu xóm. Tất cả tạo nên một bản hợp âm buồn tẻ, uể oải giữa đêm khuya thanh vắng nơi thôn dã.
Bộ đội về đóng khắp xóm. Đám con nít tập hát râm ran từng đêm ở đầu làng. Mít tinh. Hô khẩu hiệu mỗi chiều. Giọng bắc trọ trẹ vang lên trên loa phát thanh, chữ nghĩa lạ hoắc khiến đám dân quê nửa tò mò, nửa ngơ ngác. Mẹ đưa em gái tôi về ở chung với ông bà từ đó. Để hôm sớm có nhau, bà bảo thế.
Hòa bình rồi! Từ nay không còn phải sợ cảnh bom rơi, đạn lạc. Người bỏ quê đi tha phương, lục tục kéo về. Những mái ngói đỏ au đua nhau mọc lên. Ai không có tiền cũng ráng đi vay, đi mượn để làm lại nhà mới.
Nhưng niềm vui không kéo dài được bao lâu. Đến năm 1978, nhà nước bắt đầu ban hành chính sách mới về nông nghiệp. Bao nhiêu trâu bò, đất đai canh tác đều phải đưa hết vào hợp tác xã. Tất cả đều là của chung. Đảng bảo thế. Ngày làm được tính bằng công điểm, căn cứ vào đó mà chia thóc. Cán bộ, dân quân súng ống kè kè bên mình đi vận động từng nhà. Không người nào dám hé môi phản đối. Cả làng, ai nấy nhìn nhau ngỡ ngàng. Mấy mẫu ruộng nhà nội cũng không ngoại lệ. Ông ngã bệnh từ đó. Cả xóm không tìm đâu ra được thầy thuốc. Bà cứ nấu mãi những bài thuốc nam bằng lá cây hái ở vườn cho ông uống. Bệnh tưởng không có gì, nhưng chỉ độ mười hôm thì ông mất. Lúc lâm chung, ông cứ nắm chặt tay tôi như muốn dặn điều gì nhưng lưỡi ríu lại, không nói được. Bà suy sụp hẳn, người gầy rộc, lại không chịu ăn uống. Ba tháng sau đó, bà cũng theo ông mà đi.
Tôi lớn dần lên trong căn nhà khói hương nghi ngút của nội, lớn lên bằng những bữa cơm chắt chiu, khó nhọc của mẹ và những giấc ngủ đầy mộng mị, ám ảnh về bóng dáng của người đã chết. Mười mấy tuổi đầu, tôi tập làm quen với công việc đồng áng, cũng thức khuya dậy sớm như bao người nông dân quê khác. Công việc nhà nông lúc nào cũng bận bịu. Hết cày bừa, đến gieo lúa, rồi làm cỏ, bón phân. Lúa chín thì gặt về. Xong việc dưới ruộng thì đến việc trên rẫy. Lại trồng sắn, trồng mía, tỉa bắp.
Cứ như thế, mùa nào việc nấy. Quần quật suốt năm nhưng vẫn không đủ ăn, lúc nào cũng thiếu trước hụt sau. Cái đói như bóng ma chờn vờn khắp ngõ. Mẹ khuyên: “Con là trai, phải ráng học!” Ngày tôi tốt nghiệp cấp ba xong, gửi đơn thi đại học chẳng trường nào nhận. Lý lịch gia đình tôi đầy tì vết. Trong phần xác nhận của chính quyền địa phương, ghi: “Thành phần gia đình có liên quan đến chế độ Mỹ-Thiệu” Mẹ bảo: “Hay là con cưới vợ?” Tôi nghe xong, lắc đầu. Thật ra, tôi cũng có thương một cô gái, nhà ở đầu xóm. Bố mẹ cô ấy đều là cán bộ ở xã. Họ chê tôi thuộc thành phần gia đình Ngụy. Chuyện không thành, cô ấy đi lấy chồng, một người đàn ông đã luống tuổi, nghe nói làm chức gì lớn lắm trên huyện. Mối tình này làm tôi buồn khá lâu.
Em gái tôi nghỉ học khi hết lớp chín. Mẹ nói “Con gái học nhiều làm gì!” Chuyện này khiê´n em tôi khóc mãi. Nó rất siêng năng, lại có sức vóc. Từ việc trong nhà đến việc đồng áng đều do một tay nó quán xuyến, lo lắng. Mẹ nói với tôi: “Chẳng bù với mày, lười chảy thây!” Em tôi đi lấy chồng từ năm mười bảy tuổi. Chồng nó là người cùng làng, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cưới bắt rể. Nhà lại thêm người làm, cũng thêm miệng ăn.
Tôi thường trốn việc, ra nằm trên vựa rơm sau hè đọc truyện. Ngày ấy tôi mê tiểu thuyết cách mạng. Mấy quyển “Chiến tranh và hòa bình” của Lev Tolstoy, “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai Ostrovsky, tôi đọc đi đọc lại đến nhàu nát. Tôi dấu mẹ để đọc. Trong nhà, ngoài mấy quyển Kinh Phật của ông để lại, mọi thứ sách vở khác đối với mẹ chỉ là thứ ấm ớ, không ra gì. Mẹ luôn nghĩ, chữ nghĩa trong mớ giấy lộn thời nay sẽ làm con trai bà hư hỏng. Mẹ muốn tôi bớt đọc sách để làm ruộng. Còn tôi thì lại luôn tìm cớ để lẫn tránh. Cuối cùng mẹ cũng đành chịu thua cái tật đại lãng của thằng con cầu tự. Mẹ đành để mặc tôi muốn làm gì thì làm. Thật ra, mẹ bận bịu luôn tay luôn chân, không lúc nào rảnh. Khi hết việc đồng áng, bà phải lo chăm sóc mấy con heo con gà, cho chúng ăn uống, dọn chuồng, rồi thì vun xới, tưới nước mấy luống rau sau vườn.…
Khi không còn gì để đọc, tôi lại đi lang thang trên cánh đồng hoặc nằm dài bên bờ cỏ, nhìn trời và mơ mộng. Tôi thích ngắm những đám mây với đủ thứ hình thù trên bầu trời cao rô?ng. Tôi ao ước được tự do, thung dung như mây, bay khắp nơi không vướng bận. Tôi thường nằm mơ thấy mình thành chim lượn trên trời. Tôi không biết thế giới ngoài kia có những gì. Cả tuổi thơ của tôi cũng chỉ quanh quẩn trong làng. Tôi chưa đi đâu xa hơn ngoài những rặng núi và cánh đồng quê mình. Thế giới trong ký ức tuổi thơ của tôi ngày ấy chỉ gói gọn trong một khung trời nhỏ hẹp.
Không ai hiểu được tôi. Tôi cô đơn với ngay cả mơ ước của chính mình. Cuộc sống tẻ nhạt ở quê càng lúc càng khiến tôi cảm thấy tù túng, bực bội. Ý tưởng muốn thoát ly trong tôi cứ không ngừng thôi thúc và lớn dần.
Vào một đêm, tôi bỏ nhà theo người quen, bước lên chuyến ghe đi vượt biên. Đó là năm 1986. Năm ấy tôi vừa tròn hai mươi tuổi.
Chicago, 2015
Nguyễn Văn
Bài số 3508-16-29908vb6050815
Mỗi người lưu vong tị nạn đều có cái đầu đầy ký ức, kể cả những người trẻ tuổi. Mời đọc Nguyễn Văn, giải Vinh Danh tác giả Viết Về Nước Mỹ năm 2000, chuyện dĩ vãng của một thuyền nhân 20 tuổi.
* * *
Tôi nhận được thư nhà sau ba tháng sống ở trại tị nạn Palawan của Phillipines. Thư viết trên giấy vở học trò. Nhìn nét chữ quen thuộc ngày nào của mẹ, tim tôi như thắt lại trong lồng ngực. “Nếu biết trước, mẹ không để con đi. Biển mênh mông là sóng gió. Mẹ chỉ có mình con là con trai. Lỡ có bề gì …”
Tôi nghe mắt cay xè. Tôi muốn thét lên cho vỡ tan lồng ngực. Tôi muốn thét lên cho thấu tận trời xanh…
Tôi sinh ra ở một làng quê thuộc tỉnh Phú Yên. Gia đình tôi chỉ có hai anh em. Tôi là anh cả, sau tôi còn một đứa em gái. Ba tôi đi lính, chết trận năm 1968. Năm ấy, mẹ tôi mới hai mươi tuổi. Người không chịu đi bước nữa, ở vậy nuôi anh em tôi đến ngày khôn lớn. Ngày ba mất, tôi được hai tuổi, em gái tôi bốn tháng sau mới chào đời. Tôi không nhớ được chút hình ảnh nào về ba tôi. Trí nhớ non nớt của tôi lúc ấy chưa có chỗ để khắc ghi những kỷ niệm, những mất mát.
Ngày mỗi lớn, lối xóm ai cũng bảo tôi giống ba như hai giọt nước. Mẹ nghe, mặt tươi lên rạng rỡ. Mẹ chỉ vui mỗi lúc ấy. Có đêm chợt thức giấc, tôi thấy mẹ ngồi trầm ngâm nhìn vào tấm ảnh thờ ba tôi, khuôn mặt đầm đìa nước mắt. Mẹ sống bằng kỷ niệm. Cả tuổi xuân và mảnh nhan sắc còn lại của người cũng chỉ dành cho một bóng hình yêu thương đã quá vãng. Tôi thương mẹ, và buồn cho mình. Nào ai hiểu được nỗi buồn của một đứa trẻ mồ côi bố tròn méo ra sao?
Năm lên sáu, có ông thầy tướng số, sau một hồi nhìn tôi, nói với mẹ: “Số thằng này phải lập thân một mình nơi tha phương. Nếu để nó sống ở nhà chỉ bệnh hoạn, yểu mạng!” Tha phương là đâu? Sao lại một mình? Tôi nghe không hiểu. Kể từ hôm ấy, mẹ cứ đêm đêm đứng trước bàn thờ ba tôi khói nhang, khấn vái. Điều ấy, bao giờ cũng gây cho tôi sự huyền bí và nỗi sợ hãi khôn lường.
Ba tháng sau, mẹ gửi tôi sang ở với ông bà nội. Nhà nội tôi chẳng có nhiều người. Ông bà nội tôi đã già. Người cô Cả lên rừng theo cách mạng từ năm mười lăm tuổi, biệt tích. Bác trai kế làm xã trưởng dưới thời Ngô Đình Diệm, bị cách mạng bắt, đem xử bắn. Ba tôi thì đi lính, chết trận. Nhà chỉ còn lại cô Út.
Nhà nội tôi cất theo lối xưa. Mái lợp ngói vảy cá, chẳng biết từ đời nào, rêu mốc. Tường xây bằng gạch, quét lớp vôi trắng bên ngoài. Lớp vôi, theo thời gian đã ngả màu ố vàng, loang lổ. Giữa nhà là bàn thờ gia tiên. Gian bên trái kê chiếc giường đôi, kế bên còn mắc thêm chiếc võng. Gian phải đặt bộ ván, nước gỗ đen bóng. Phòng ngủ của cô Út nằm ở chái trong. Chái kia dùng làm nơi chứa thóc. Nhà bếp được cất riêng ở phía sau. Trước nhà có khoảnh sân nhỏ bằng xi măng. Xung quanh nhà được bao bọc bỡi hàng rào dâm bụt rậm rịt, đó đây điểm vài bông hoa trắng muốt.
Tôi nhớ ngôi nhà của mẹ, mái tôn vách đất, nằm chơ vơ trên bãi đất hoang cuối làng. Trong nhà đồ đạc chẳng có gì ngoài chiếc tủ đứng thô ráp bằng ván ép, trên đặt tấm ảnh thờ ba tôi, bên cạnh còn có bộ lư đồng sứt mẻ, cũ kỹ. Bên hông nhà kê chiếc giường đôi, chỗ ngủ cho cả ba mẹ con. Sát vách còn có cây sào tre mắc ngang, dùng để treo dăm ba bộ quần áo cũ.
Làng tôi có chừng vài chục nóc nhà, nằm ép mình lọt thỏm giữa hai dãy núi. Từ quốc lộ Một, theo con đường sỏi, đi về hướng Đông khoảng ba cây số là đến nơi. Đây là con đường độc đạo. Làng nằm ở vùng hẻo lánh. Các trận đánh giữa hai phe Quốc, Cộng diễn ra ở đây hàng tuần. Cảnh người chết vì bom đạn xảy ra như cơm bữa. Thanh niên trai tráng trong làng, nếu không cầm súng cho phía bên này thì cũng theo về phía bên kia. Trong làng chỉ còn lại ông bà già, đàn bà góa và đám con nít chúng tôi.
Người làng tôi nhìn hao hao, giống nhau đê´n lạ. Dáng người nào cũng rắn rỏi, khắc khổ, khuôn mặt khó đăm đăm. A´nh mắt ai nâ´y cu~ng mệt mỏi, cam chịu, như chất chứa tất cả sự khổ đau va` phiê`n muô?n.
Tối đến, nơi bàn thờ gia tiên nhà nội, khói nhang nghi ngút. Cô Út dắt tôi, sau mỗi lần cắm nhang lên lư hương lại giảng giải chô~ này thờ ai, chô~ kia treo hình ông bà nào. Tôi nghe mù tịt. Những khuôn mặt trong ảnh nhìn tôi xa lạ. Ông tôi ngồi uống trà nơi bộ ván, cất tiếng: “Con là giọt máu nối dõi còn lại duy nhất của nhà này. Khi lớn lên phải biết thờ cúng ông bà tổ tiên, giữ gìn hương hỏa dòng họ. Hiểu không?” Tôi no´i: “Còn cô Út?” Ông bảo: “Con gái ngoại tộc. Không tính!”
Mỗi sáng, cô Út đạp xe đưa tôi đi học. Trường nằm tận trên quốc lộ Một. Ngoài những giờ học khô khan, tôi mặc sức nô đùa cùng lũ bạn. Tôi không phải sợ ánh mắt nghiêm khắc của ông. Tôi cũng khỏi phải nghe bà, cứ chốc chốc lại kêu lên: “Cháu ăn thêm trái chuối này. Phải ăn nhiều để chóng lớn!”
Cả nhà, tôi chỉ thương cô Út. Tôi không bao giờ quên được những buổi trưa hè, cô thường đưa tôi ra chiếc võng mắc dưới hàng dừa bên hiên nhà, vừa đan áo vừa hát ru tôi ngủ. Giọng cô trong và ấm. Mẹ cũng thường hát ru tôi như vậy.
Nhưng cô Út cũng bỏ tôi mà đi. Cô bị trúng đạn lúc hai phía bắn nhau. Máu cô loang đỏ, chảy ướt cả chiếc áo cánh trắng. Cô mất không kịp trối trăn lại điều gì, mắt cứ mở trừng trừng. Ngoài đường, lính vứt súng chạy tán loạn. Cả làng gồng gánh tản cư ra đồng. Đó là vào tháng Tư, năm 1975.
Sau ngày cô Út mất, nhà nội trống trải hẳn. Tối đến, ông ngồi thẩn thờ bên ấm trà nơi bộ ván, cứ một lúc lại đứng lên thắp vài nén nhang nơi bàn thờ. Bà nằm đong đưa, thiêm thiếp trên chiếc võng. Không gian đặc quánh mùi khói nhang, huyền hoặc. Căn nhà trở nên tịch mịch và im ắng lạ thươ`ng. Tiếng võng đưa kẽo kẹt. Tiếng thạch sùng chă?t lưỡi đâu đó trên trần nhà. Tiếng chó sủa văng vẳng ngoài đầu xóm. Tất cả tạo nên một bản hợp âm buồn tẻ, uể oải giữa đêm khuya thanh vắng nơi thôn dã.
Bộ đội về đóng khắp xóm. Đám con nít tập hát râm ran từng đêm ở đầu làng. Mít tinh. Hô khẩu hiệu mỗi chiều. Giọng bắc trọ trẹ vang lên trên loa phát thanh, chữ nghĩa lạ hoắc khiến đám dân quê nửa tò mò, nửa ngơ ngác. Mẹ đưa em gái tôi về ở chung với ông bà từ đó. Để hôm sớm có nhau, bà bảo thế.
Hòa bình rồi! Từ nay không còn phải sợ cảnh bom rơi, đạn lạc. Người bỏ quê đi tha phương, lục tục kéo về. Những mái ngói đỏ au đua nhau mọc lên. Ai không có tiền cũng ráng đi vay, đi mượn để làm lại nhà mới.
Nhưng niềm vui không kéo dài được bao lâu. Đến năm 1978, nhà nước bắt đầu ban hành chính sách mới về nông nghiệp. Bao nhiêu trâu bò, đất đai canh tác đều phải đưa hết vào hợp tác xã. Tất cả đều là của chung. Đảng bảo thế. Ngày làm được tính bằng công điểm, căn cứ vào đó mà chia thóc. Cán bộ, dân quân súng ống kè kè bên mình đi vận động từng nhà. Không người nào dám hé môi phản đối. Cả làng, ai nấy nhìn nhau ngỡ ngàng. Mấy mẫu ruộng nhà nội cũng không ngoại lệ. Ông ngã bệnh từ đó. Cả xóm không tìm đâu ra được thầy thuốc. Bà cứ nấu mãi những bài thuốc nam bằng lá cây hái ở vườn cho ông uống. Bệnh tưởng không có gì, nhưng chỉ độ mười hôm thì ông mất. Lúc lâm chung, ông cứ nắm chặt tay tôi như muốn dặn điều gì nhưng lưỡi ríu lại, không nói được. Bà suy sụp hẳn, người gầy rộc, lại không chịu ăn uống. Ba tháng sau đó, bà cũng theo ông mà đi.
Tôi lớn dần lên trong căn nhà khói hương nghi ngút của nội, lớn lên bằng những bữa cơm chắt chiu, khó nhọc của mẹ và những giấc ngủ đầy mộng mị, ám ảnh về bóng dáng của người đã chết. Mười mấy tuổi đầu, tôi tập làm quen với công việc đồng áng, cũng thức khuya dậy sớm như bao người nông dân quê khác. Công việc nhà nông lúc nào cũng bận bịu. Hết cày bừa, đến gieo lúa, rồi làm cỏ, bón phân. Lúa chín thì gặt về. Xong việc dưới ruộng thì đến việc trên rẫy. Lại trồng sắn, trồng mía, tỉa bắp.
Cứ như thế, mùa nào việc nấy. Quần quật suốt năm nhưng vẫn không đủ ăn, lúc nào cũng thiếu trước hụt sau. Cái đói như bóng ma chờn vờn khắp ngõ. Mẹ khuyên: “Con là trai, phải ráng học!” Ngày tôi tốt nghiệp cấp ba xong, gửi đơn thi đại học chẳng trường nào nhận. Lý lịch gia đình tôi đầy tì vết. Trong phần xác nhận của chính quyền địa phương, ghi: “Thành phần gia đình có liên quan đến chế độ Mỹ-Thiệu” Mẹ bảo: “Hay là con cưới vợ?” Tôi nghe xong, lắc đầu. Thật ra, tôi cũng có thương một cô gái, nhà ở đầu xóm. Bố mẹ cô ấy đều là cán bộ ở xã. Họ chê tôi thuộc thành phần gia đình Ngụy. Chuyện không thành, cô ấy đi lấy chồng, một người đàn ông đã luống tuổi, nghe nói làm chức gì lớn lắm trên huyện. Mối tình này làm tôi buồn khá lâu.
Em gái tôi nghỉ học khi hết lớp chín. Mẹ nói “Con gái học nhiều làm gì!” Chuyện này khiê´n em tôi khóc mãi. Nó rất siêng năng, lại có sức vóc. Từ việc trong nhà đến việc đồng áng đều do một tay nó quán xuyến, lo lắng. Mẹ nói với tôi: “Chẳng bù với mày, lười chảy thây!” Em tôi đi lấy chồng từ năm mười bảy tuổi. Chồng nó là người cùng làng, mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cưới bắt rể. Nhà lại thêm người làm, cũng thêm miệng ăn.
Tôi thường trốn việc, ra nằm trên vựa rơm sau hè đọc truyện. Ngày ấy tôi mê tiểu thuyết cách mạng. Mấy quyển “Chiến tranh và hòa bình” của Lev Tolstoy, “Thép đã tôi thế đấy” của Nikolai Ostrovsky, tôi đọc đi đọc lại đến nhàu nát. Tôi dấu mẹ để đọc. Trong nhà, ngoài mấy quyển Kinh Phật của ông để lại, mọi thứ sách vở khác đối với mẹ chỉ là thứ ấm ớ, không ra gì. Mẹ luôn nghĩ, chữ nghĩa trong mớ giấy lộn thời nay sẽ làm con trai bà hư hỏng. Mẹ muốn tôi bớt đọc sách để làm ruộng. Còn tôi thì lại luôn tìm cớ để lẫn tránh. Cuối cùng mẹ cũng đành chịu thua cái tật đại lãng của thằng con cầu tự. Mẹ đành để mặc tôi muốn làm gì thì làm. Thật ra, mẹ bận bịu luôn tay luôn chân, không lúc nào rảnh. Khi hết việc đồng áng, bà phải lo chăm sóc mấy con heo con gà, cho chúng ăn uống, dọn chuồng, rồi thì vun xới, tưới nước mấy luống rau sau vườn.…
Khi không còn gì để đọc, tôi lại đi lang thang trên cánh đồng hoặc nằm dài bên bờ cỏ, nhìn trời và mơ mộng. Tôi thích ngắm những đám mây với đủ thứ hình thù trên bầu trời cao rô?ng. Tôi ao ước được tự do, thung dung như mây, bay khắp nơi không vướng bận. Tôi thường nằm mơ thấy mình thành chim lượn trên trời. Tôi không biết thế giới ngoài kia có những gì. Cả tuổi thơ của tôi cũng chỉ quanh quẩn trong làng. Tôi chưa đi đâu xa hơn ngoài những rặng núi và cánh đồng quê mình. Thế giới trong ký ức tuổi thơ của tôi ngày ấy chỉ gói gọn trong một khung trời nhỏ hẹp.
Không ai hiểu được tôi. Tôi cô đơn với ngay cả mơ ước của chính mình. Cuộc sống tẻ nhạt ở quê càng lúc càng khiến tôi cảm thấy tù túng, bực bội. Ý tưởng muốn thoát ly trong tôi cứ không ngừng thôi thúc và lớn dần.
Vào một đêm, tôi bỏ nhà theo người quen, bước lên chuyến ghe đi vượt biên. Đó là năm 1986. Năm ấy tôi vừa tròn hai mươi tuổi.
Chicago, 2015
Nguyễn Văn
- Từ khóa :
- Viết Về Nước Mỹ
- ,
- Phillipines
- ,
- Chicago
Mimosa Phương Vinh
Của gia đình và không giup được gì cho mẹ mà không viết về thành qua của tac giả và báo hiếu cho người mẹ sau khi vượt biên.
==============
Ba ý kiến tiêu cực từ cùng 1 IP với ba tên khác nhau trong vòng thời gian ngắn? nếu là 1 người nên dùng 1 tên là đủ. Lần sau chúng tôi buộc phải xoá bỏ vì cảm thấy là spam.
VB Admin
==============
Ba ý kiến tiêu cực từ cùng 1 IP với ba tên khác nhau trong vòng thời gian ngắn? nếu là 1 người nên dùng 1 tên là đủ. Lần sau chúng tôi buộc phải xoá bỏ vì cảm thấy là spam.
VB Admin
==============
Ba ý kiến tiêu cực từ cùng 1 IP với ba tên khác nhau trong vòng thời gian ngắn? nếu là 1 người nên dùng 1 tên là đủ. Lần sau chúng tôi buộc phải xoá bỏ vì cảm thấy là spam.
VB Admin
Vậy mà một thoáng bay đi, tóc bạc hết rồi, bây giờ nhìn lại, không hiểu sao mình còn sống sót. Ôm con cháu trong tay, chỉ muốn dặn dò, không bao giờ.... không bao giờ nhưng tủi nhục khổ đau tái diễn trong gia đình mình.
Nhưng buồn thay, trên quê hương mình, những chuyện tương tự nào đã chấm dứt.