Hôm nay,  

Chạy Trốn Tháng Tư

14/04/201500:00:00(Xem: 12353)

Tác giả: Trần Du Sinh
Bài số 4509-16-29909vb3041415

Tác giả cho biết ông là một kỹ sư hàng hải, 37 tuổi, lớn lên khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa. "Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hòan thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego. Là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu, ông đã bay từ Nhật về Little Saigon để họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2014 và nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm. Bài mới của tác giả kể chuyện sau 30 tháng Tư.

* * *

Vào những năm đầu khi Việt Nam mở cửa thông thương với khối Tư Bản, lúc đó tôi đang học ở Sài Gòn, ngày 30-4 là ngày được tụi sinh viên trông đợi nhiều, đơn giản đó chỉ là một dịp nghĩ lễ dài. Cho dù báo đài cứ ra rả chuyện chiến công thì chúng tôi vẫn toan tính chuyện đi chơi xa chứ chẳng tưởng niệm gì, vì cả năm có quá nhiều cái tưởng niệm liên quan tới chiến tranh nên chúng tôi đã ngán tới tận cổ. Hơn nữa, sau đó một ngày là ngày Quốc Tế Lao Động 1-5, nên nhiều người lấy cớ nghỉ học đi chơi và nhậu nhẹt.

Tôi còn nhớ một dịp 30-4 người ta làm lễ rất lớn quanh dinh Độc Lập. Hôm đó nhiều con đường đổ xuống Sài Gòn đều bị chặn ba-ri-e, cảnh sát đứng đường rất nhiều làm kẹt xe hàng giờ. Cũng trùng hợp là kỳ nghỉ lễ năm đó tôi không có dự tính đi chơi xa mà chỉ muốn xuống trung tâm Sài Gòn uống cà phê. Đó là năm 1995, dịp kỉ niệm 20 năm cái ngày miền Bắc được giải phóng khỏi đói nghèo và lạc hậu.

Vào dạo đó thỉnh thoảng khi ngồi tán gẫu cà phê ở khu Bắc Hải tôi cũng đã nghe dân tình nói về nhiều giai thoại. Đó là chuyện nhiều bộ đội miền Bắc chưa hề biết uống cà phê hay đi đại tiện trên cái bồn cầu giựt nước. Không biết những câu chuyện dân gian đúng đến bao nhiêu phần trăm, nhưng có một điều dễ thấy, đó là sự kỳ thị người Bắc Kỳ 1975, mà sau này gọi là "Bắc Kỳ 2 nút" do con số 7 và 5 cộng lại theo kiểu bài cào, để phân biệt với người Bắc Kỳ di dân năm 1954 (9 nút) khi hai miền bị chia cắt theo Hiệp Định Giơ-ne-vơ.

Có nhiều điều khiến dân miền Nam, dù là phía thua trận, vẫn cho mình cái quyền kỳ thị người anh em miền Bắc không mời mà đến. Có thể đó là tâm trạng phẫn uất của bên thua trận, hay đôi khi chỉ là vì sự lạc hậu của bên thắng cuộc làm dân thua cuộc không phục. Thực tế là có những thanh niên thanh nữ miền Bắc đến từ những ngôi làng nghèo xơ xác, nơi chưa một lần chứng kiến nền văn minh vật chất như người miền Nam như quạt điện, tủ lạnh hay cái bồn cầu giựt nước.

Tôi cũng nhớ là trước đó vài tháng có rất nhiều cuộc thi kỉ niệm 20 năm giải đói này, từ văn chương, kịch nói cho đến âm nhạc. Riêng tôi chỉ nhớ cái mảng âm nhạc với bài đoạt giải của một huyền thoại âm nhạc miền Nam- Trịnh Công Sơn với bài "Hai mươi mùa nắng lạ". Bài này có hơi hướm nhạc nô viết theo chủ đề bưng bê, khác hẳn với phong cách lãng mạn mang tính Thiền học của nhạc Trịnh hay những ca khúc Da Vàng.

Tôi vốn mê nhạc Trịnh, và tự hào là người miền Nam có được một thiên tài âm nhạc như ông. Nhưng tôi vẫn không thích cái cách ông gọi thành phố Sài Gòn hơn 300 năm văn minh là "em hai mươi tuổi". Nếu là hai mươi tuổi thì nên gọi thành phố Trần Dân Tiên hay Hồ Quang thì đúng hơn, và là thành phố mang tên giống đực nên phải sửa lời là "anh hai mươi tuổi" mới đúng. Sau này tôi được biết ông là nhạc sĩ đứng giữa hai làn đạn. Bên hải ngoại cũng không có cảm tình nhiều với ông, trừ những bài tình ca xuất sắc trước năm 1975 do danh ca Khánh Ly trình bày.

Về phần ca sĩ, tôi vẫn còn nhớ đôi song ca Minh Tuyết- Cẩm Ly đoạt giải với bài song ca của một nhạc nô cũng tung hê 20 năm sống trong hạnh phúc, dù trước khi ông Võ Văn Kiệt mở cửa năm 1986 thì dân miền Nam phải ăn cơm độn khoai và bo bo, món ăn mới do băng đảng Quốc Tế cộng sản viện trợ.

Tôi còn nhớ thêm cô ca sĩ Thu Minh nổi tiếng với bài "Bóng cây Kơ-nia". Bài hát này mới nghe qua thì tưởng đâu là tâm tình của một sơn nữ ngây thơ, nhưng nhạc nô nó nhồi sọ người nghe một cách tinh vi qua cái câu: "Mẹ hỏi cây Kơ-nia. Rễ mày uống nước đâu. Uống nước nguồn miền Bắc." Đến giờ chừ tôi cũng không biết cây Kơ-nia là cây gì, mọc phổ biến ở đâu mà uống nước nguồn từ miền Bắc xa xôi. Nếu nó sanh ở miền Nam thời chiến thì chắc là không uống được nước nguồn miền Bắc, vì sông Bến Hải đã chia đôi hai miền. Mà nếu gỗ của cây Kơ-nia có giá trị thì chắc cũng bị lâm tặc chặt hết rồi, vì ngay tận Thủ Đô ngàn năm văn vật mà những cây cổ thụ hàng trăm năm vẫn bị chặt như thường. Buồn hơn khi biết người bưng bê miền Bắc lại là một nhạc sĩ của Quảng Nam-Đà Nẵng, một vùng thuộc miền Nam xưa. Chắc tôi phải đi hỏi Diva Thu Minh mới hiểu được hết ý nghĩa của bài hát đã đưa cô lên đài danh vọng. Nhưng giờ đây cô ca sĩ giỏi hát nhạc đỏ này đã lấy một người mắt xanh mũi lõ, không tư bản bóc lột thì cũng đế quốc thực dân như lời sách giáo khoa của bên thắng cuộc biên sọan.


Còn có một ca sĩ nữa cũng "tị nạn" qua Mỹ, người có giọng hát khàn đục đặc biệt. Cô đi lên từ cuộc thi Tiếng Hát Truyền Hình toàn quốc vào những năm 90 nhờ lọt được vào chung kết với bài hát chống Mỹ nổi tiếng "Vì Sao Em Chết". Bài hát nói về chất độc màu da cam. Đến tận bây giờ tôi cũng không quên cái gào thét thảm thiết của cô với câu: "Chất độc màu da cam năm xưa đã giết chết mẹ tôi trong một buổi chiều". Nghe qua thật kinh khủng và sợ sự tàn độc của Đế Quốc Mỹ. Sau này tôi biết được rằng, chất độc màu da cam không giết người nhanh kiểu "trong một buổi chiều" như lời của nhạc nô, ngay cả chất phóng xạ cũng không thể giết chết ông Nguyễn Bá Thanh "trong một buổi chiều" nhanh như vậy.

Nhạc nô ngàn đời vẫn thế, vẫn hèn hạ và nô lệ cho kẻ mạnh mà làm chuyện phi nghệ thuật để kiếm chác hay đơn thuần là để tồn tại.

Sau này thoát ra khỏi "thiên đàng", tôi được biết là ngày 30-4 có một cái tên khác: Ngày Quốc Hận, và ngày 1-5 là quốc tế lao động của Quốc Tế cộng sản, là ngày kỉ niệm hàng triệu công nhân bị lừa đứng dậy đập bể chén cơm của mình để lật ông chủ tư bản, người tạo ra việc làm và trả tiền thuê mướn để họ sống qua ngày. Họ chống phá tư bản để vài chục năm sau học làm tư bản rừng rú nhờ nhuộm đỏ từ trong ra ngoài. Karl-Max thuộc loại bậc thầy của "ngồi rình và chỉ trích" (tôi mượn lời của MC Kỳ Duyên trên Facebook), vì ông chỉ giỏi chỉ trích Tư Bản, trong khi cái chủ nghĩa cộng sản của ông càng thối nát hơn, và cũng không tài nào xây dựng được chủ nghĩa xã hội do ông và Lê Nin huyễn hoặc tưởng tượng ra.

Thế là tháng Tư là tháng chứa nhiều quá khứ bi thương và sự dối trá của dân tộc Việt.

Chỉ trong tuần thứ hai của tháng Tư đã có một lũ lâu la đi sứ Thiên Triều xin Thánh Chỉ trước khi qua Mỹ bàn về hợp tác xuyên Thái Bình Dương gì đó. Nhìn thấy những kẻ lèo lái Việt Nam thật là thảm hại, chẳng tự hào dân tộc, chẳng chính nghĩa quốc gia, lưng thì khúm núm trước Tàu, mắt thì láo liên trước Mỹ vì vốn là thân phận đu dây tiểu xảo trục lợi để tồn tại với cái ghế của mình.

Trong khi đó, cũng một ngày đầu tháng Tư, một người con mang dòng máu Việt đã làm rạng rỡ tổ tiên nơi xứ của những cuộc đua: Đại Tá Hải Quân Hoa Kỳ Lê Bá Hùng. Anh đang về thăm Đà Nẵng cùng hai chiếm hạm để mở rộng hợp tác quân sự đồng thời cũng tỏ thiện chí của Hoa Kỳ trong việc hòa giải, chuyển thù thành bạn, nhưng đám chóp bu lại qua nâng bi đối thủ chiến lược Trung Cộng của Mỹ. Tréo ngoe cái cổ cò.

Và tôi bắt đầu chạy trốn tháng Tư vì đây là tháng của những nỗi đau, của thù hận, của văn nô, bồi bút và nỗi đau của mẹ Thứ ở Quảng Nam, chứ không phải là nỗi đau của bà mẹ miền Bắc hai lần tiễn con đi, ba lần khóc thầm lặng lẽ (Đất Nước- Phạm Minh Tuấn) vì sợ con mình vào Nam bắn chết họ hàng Bắc 54.

Cũng tháng Tư này, Trung Cộng đang tiến qua Châu Phi, lấn qua Mỹ La Tinh, sân sau của Mỹ, và độc chiếm Biển Đông dưới sự tiếp tay của Hán nô đang tung hoành cai trị ở Việt Nam. Đây mới chính là "Giấc Mơ Trung Hoa" của Tập Cận Bình và phái đoàn cao cấp Giao Châu đang qua Thiên Triều nhận Thánh Chỉ.

Cũng trong lúc này, Hoa Kỳ bật đèn xanh cho anh láng giềng lì lợn Cuba xóa chủ nghĩa cộng sản, và ông Castro “em” đang tay bắt mặt mừng với Tổng Thống Obama ở nước trung gian Panama, nơi dùng hẳn tiền đô la xanh của Mỹ trong thanh toán, và từng có ước nguyện làm lãnh thổ thuộc Hoa Kỳ như Puerto Rico hay thậm chí muốn làm một bang viễn xứ của Hoa Kỳ như Hawaii.

Có lẽ cộng đồng người Việt ở hải ngoại nên nâng tầm cái tên "Little Saigon" thành "Little Vietnam" để vài trăm năm sau có người nhớ là đã từng có một quốc gia tên Việt Nam. Nếu không thì sẽ giống người Chăm chỉ còn cái tháp Mỹ Sơn để thế giới tới chụp hình hoài niệm. Ở Đài Loan đã có cả trăm ngàn con lai Tàu, miền Tây có cháu lai Tàu, Hà Tĩnh đang nhập khẩu tinh trùng Tàu... và dân Việt đang ăn đồ ăn độc hại Tàu để một là chết sớm vì ung thư bệnh tật, hai là con cái sẽ bị biến đổi gien què quặt kém thông minh.

Có lẽ nước Việt nhỏ thuần Việt chỉ còn ở hải ngoại. Và tôi lại chạy trốn tháng Tư.

Trần Du Sinh

Ý kiến bạn đọc
08/12/201506:43:19
Khách
Sao moi nguoi lai khen bai viet cua Tran Du Sinh (TDS)? Toan bai cua anh ta thi chui cha CSVN vi nhung tai uong tui no dem den cho dan toc Viet. Nghia la TDS da nhan thúc duoc ai phai & ai trai. Va cung co nghia la TDS da dung ve phia "ben thua cuoc". Neu khong dung ve phia do sao chui CSVN va nhat la doan ket thu vi la "little Saigon" nen doi la "little VN". Neu vay, tai sao phan gop y o duoi anh ta nhay ra giua ma dung "CHANG HANG" nhu vay. Theo toi, TDS co hoc nhung khong co "TRI THUC" (TRI o day khong co dau mang nghia: nhan biet). Xin doc gia coi phan gop y cua TDS.
25/04/201522:20:48
Khách
bai bao nay viet dung qua doi voi bon cong san tran vao mien nam chung chang lam duoc gi ngoai tru chia nhau nhung loi loc de huong thu nhung thu ma chung ko co phai chiu kho may chuc nam qua cho ko mang toi mot cai gi cho nguoi dan dem khi cung duong va nguoi dan vn ca nuoc kho qua thi moi mo cua ra cho tu ban vao de chung tiep tuc co duong song va tiep tuc huong thu nhieu hon cho con chau giong ho chui tu ban khong ra gi doi giai phong mien nam cho bang duoc chet bao nhieu linh cung khong them quan tam mien sao chiem duoc mien nam chiem xong thi dua ca nuoc di toi cho the tham dan chung doi kho tan cung de roi cuoi cung chay theo loi song va lam an voi tu ban mot thu ma dang cong san cam ghet tu khi khai sanh ra chu nghia cong san de cuoi cung chui boi hy sinh chet cho nhieu de roi lai choi lai theo duong loi kinh te tu ban ma dang cong san vn goi la tu ban boc lot khong phai gi ghet hay vach la tim sau ma su that nhu vay ai cung nhin thay chi co bon cong san moi tieu nhan khong bao gio quen qua khu mieng noi bang giao voi my ma cu ra ra chui my va cam thu cam ghet my nguy co bao gio quen dau cong san la nhu vay luon thu dai va nho mon tieu nhan chung chi gia bo tuoi cuoi ben ngoai khi co loi loc cho chung chu trong dau trong bung chung cam ghet my nguy toi tan xuong tuy
16/04/201502:06:34
Khách
Chào các bạn độc giả thân thương của mình. Cám ơn các bạn đã bỏ thời giờ đọc và góp ý. Đã 40 năm rồi mà chẳng biết bên nào là bên thắng cuộc hay thua trận, vì bên nào cũng hạ bệ và nói xấu nhau, đồng thời tự cho mình là đúng. Chỉ có mẹ Việt Nam là thua cuộc vì đau xót nhìn con gái mình được mua làm "heo nái" duy trì giống nòi cho Hán tộc hay Đại Hàn, mẹ đau xót nhìn những đứa con trai nhỏ đi làm lao nô ở xứ người, và hai thằng con lớn vẫn đánh nhau, cãi nhau ai đúng ai sai. Báo lề phải thì viết theo chỉ đạo và qua kiểm duyệt. Báo lề trái thì chỉ biết có "vạch lá tìm sâu" để chửi đổng. Còn bao nhiêu cái 40 năm nữa thì dân ta mới trở lại thời xưa của tổ tiên là một dân tộc đoàn kết chống ngoại xâm và văn minh ở chiếu trên của khu vực ???
15/04/201500:18:47
Khách
Bài viết hay quá ! Thật hùng hồn, súc tích, cảm động, và phản ảnh rất đúng sự thật. Mong tác giả viết tiếp.
14/04/201517:39:36
Khách
Hello Du Sinh
Bài viết rất hay , thêm 1 cái đinh đóng vào quang tài cộng sản, mà vốn nó nên được MỒ YÊN MÃ ĐẸP cùng các đ/c của nó ở Liên xô và Đông âu.
14/04/201516:48:28
Khách
Bạn trẻ Trần du Sinh mến, thật cảm mến về tư duy đã viết của người với trình độ văn hóa cao sống và lớn lên trong “thiên đàng” như bạn nghĩ mà thế hệ tôi đã nói đến từ 1954 đến 1975 chỉ khác là thêm hai chữ “cộng sản “ và là sau bức màn sắt thôi .Thật thêm hiểu biết nhiều với suy nghĩ của bạn.Rất nhấn mạnh về thay đổi hai chữ đầy thi vị “ Little Vietnam”.
14/04/201515:17:11
Khách
toi la doc gia trung thanh chua anh tran du sinh nay
rat thich doan cuoi anh viet..khong sai ti nao
cam on anh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,022,192
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến