Hôm nay,  

Tết Ất Mùi Kể Chuyện Ông Dê

19/02/201514:25:00(Xem: 11597)

Bài số 4465-16-29865vb4021915


Bài viết về nước Mỹ cho ngày cuôi của tháng Chạp là một chuyện tết vui của Phương Hoa. Tác giả là một nhà giáo tại Marrysville, thành phố cổ nhất của tiểu bang Calif. Với sức viết mạnh mẽ và loạt bài về Vietnam Museum, “Viện Bảo Táng Của Những Người Lính Bị Bỏ Quên” bà đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2014.

*
Chiều Ba Mươi Tết, quanh cảnh trong ngôi chợ Việt Nam ở downtown thành phố Oakland rất nhộn nhịp. Bầu không khí Tết rực rỡ từ ngoài cửa đến bên trong, với bông hoa và các loại trái cây đủ màu, bên cạnh những thùng giấy đựng bánh tét bánh chưng có dán chữ Phước Lộc Thọ đỏ chóe trên nền lá chuối xanh mượt. Những chiếc quả hộp đỏ lớn nhỏ bọc giấy bóng kiến, đựng các loại bánh và mức gừng mức bí, chất chồng lên nhau cao như núi. Giữa cảnh tấp nập vội vã kẻ ra người vô, một ông già râu tóc bạc phơ chống cây can chầm chậm bước vào chợ.
Ông lão mặc quần tây đen, áo len có cổ màu xanh xám. Lưng ông hơi còng, da mặt nhăn nheo, trổ đồi mồi lấm tấm, nhưng đôi mắt sâu trông vẫn còn sáng quắt dưới cặp lông mày bạc rậm rì, gần như giáp lại với nhau bên trên sống mũi. Ông len lỏi đi lần đến khu vực hoa quả, chọn một chậu cúc đại đóa loại nhỏ chỉ có ba bông, rồi đem lại quầy tính tiền, đứng sắp hàng sau lưng mấy người khách. Đang bận rộn tính tiền, người phụ nữ nhìn thấy ông liền quay ra sau gọi lớn:
-Chị Bảy! Đem cái bánh chưng nhân tôm ra đây cho bác De nghe!
Sau tiếng "Dạ", người nhân viên cầm ra một cái bánh chưng thật lớn, cũng có dán giấy đỏ giống như những chiếc bánh bày bán trong thùng.
- Chèng ơi! Một bà khách đang đứng trong hàng bỗng lên tiếng, giọng rặc miền Tây:
- Bánh chưng nhưn tôm! Ngộ quá hén! Nào giờ tui mới nghe lần đầu đó!
- Là bánh chưng nhân tôm khô và thịt heo quay, không có đậu xanh. Người thâu ngân
vừa thoăn thoắt bấm máy vừa nói. - Tôi cũng ăn thử rồi. Ngon lắm! Ông bác này năm nào cũng đặt riêng một cái, và người cung cấp bánh Tết cho chợ chúng tôi rất chịu khó gói cho ông và còn gói mấy cái nữa cho gia đình tôi.
Sau khi tính tiền, chị trao túi đồ cho ông cụ:
- Cám ơn bác De và chúc bác ăn Tết vui vẻ nhé!
Ông vừa quay lưng, chị thâu ngân liền thì thầm với mấy người khách: - Tội nghiệp ông già! Vợ ổng mất bốn năm năm rồi, mà năm nào Tết đến ông cũng đều đặt mua một cái bánh chưng nhân tôm để cúng bà ấy.
Mặc cho ai vội vã, ông lão tay cầm cây can, tay xách cái túi bánh chưng và hoa cúc lững thững bước ra cửa đi bộ về. Người già như ông thì đâu có gì phải vội. Đi một đoạn, nhớ lại lời chào của người thu ngân, ông chợt mỉm cười, cái miệng móm mém lũng vào, rồi cong lên như một nét cắt dấu á.

*
Bác De. Ngày xưa còn trẻ đi làm, ông thường đùa với bạn bè điều vui nhất ông có được khi đến Mỹ là cái tên mới của ông. Hồi còn ở Việt Nam, ông đã từng khổ sở vì phải mang một cái tên trêu chọc. Lê văn Dê.
Ông Dê là người làng tôi. Đúng ra, tên cúng cơm cha mẹ đặt cho ông là "Dế" vì ông thích chơi với mấy con dế từ lúc còn rất bé. Nhưng khi bắt đầu đi học, người cấp "Chứng chỉ thế vì khai sinh" đoản vị đã làm mất đi cái dấu sắc oai phong trên đầu Dế. Thế là ông phải mang cái tên Dê suốt cả quãng đời trai trẻ.
Sinh ra ở làng quê, nhà nghèo em đông, mỗi khi xong vụ lúa là ông Dê đi làm thuê để phụ giúp gia đình. Dê thường nhận làm những công việc nặng nhọc, đào đất đắp đìa, gánh đất đổ nền nhà, hoặc gánh gạch cho người ta xây. Tuy người hơi thấp, da ngăm đen, nhưng Dê có nét mặt dễ nhìn, lại ngực nở vai u, giống như một lực sĩ. Khi làm việc, Dê thường cởi trần, mặc độc cái quần đùi, đi chân đất. Kẽo kẹt quang gánh nặng trĩu trên vai, mỗi khi bước chân Dê nhún nhẩy là vùng ngực và tay chân anh nổi lên cuồn cuộn những bắp thịt, làm cho các cô gái đi qua phải liếc mắt nhìn theo.
Ông Dê có một sức mạnh phi thường mà trong làng ai ai cũng biết. Một mình ông gánh đất đổ nguyên cả cái nền nhà chỉ trong một vài ngày, tùy theo nhà lớn nhỏ. Người ta kháo nhau, trong một lần đi vào rừng chặt củi mới sáng tinh mơ, khi núi đồi còn phủ sương mờ, ông Dê nghe tiếng cọp gầm. Trong tích tắc bước chân ông ba mươi đạp gãy cây khô răng rắc thật gần. Không đủ thời gian tìm chỗ núp, ông Dê chui đại, ngồi lọt thỏm vào bụi rậm cạnh con đường mòn ông đang đi. Con cọp già nghe mùi người phảng phất nên kiếm chỗ ngồi rình. Bất thần cọp ta kê đít ngồi xuống bụi cây, vô phước lại ngồi nhằm lên đùi ông Dê! Ông Dê phải cố gắng nhịn thở, ngồi im không động đậy. Được một hồi, vừa mệt mỏi vừa sợ, ông Dê bất thình lình dùng hết sức bình sinh chộp lấy cái đuôi cọp, giật mạnh về phía sau, cùng lúc thét lên một tiếng long trời, vang động cả núi rừng.
Ông ba mươi hoảng vía, vãi cả phân vào mặt ông Dê, và co giò phóng thẳng vào rừng. Sau đó có người bắt gặp ông Dê xuống suối rửa cái mặt và đầu dính đầy phân cọp.
Nhiều năm sau này, người ta hỏi ông Dê về chuyện ấy thì ông chỉ cười cười. Những chuyện đại loại về "tài" của ông Dê thì nhiều lắm.
Chàng thanh niên tên Dê nhờ có duyên may học được một nghề phụ rất độc đáo. Đó là nghề tẩm quất. Ai cũng cho là Dê "mát tay", làm cho người ta dễ chịu và hết đau nhức một cách nhanh chóng, dù kiểu tẩm quất của Dê khá lạ lùng. Chập hai bàn tay lại với nhau, vỗ lộp bộp một cách nhịp nhàng trên lưng khách từ vai xuống mông rồi ngược lại, âm thanh nghe như những hồi trống dục. Xong, ông véo từng mảng da lưng của người ta mà giật lên kêu lốc cốc. Cuối cùng là màn giật tóc. Từng chòm tóc ngắn được ông tóm lấy, lựa lựa xoa xoa một hồi rồi bất thình lình giật mạnh. Nơi chòm tóc phát ra một tiếng nổ "bốp" làm như mảng da đầu bị bứt ra. Nhưng khách hàng thì rên rỉ, "Ôi! Dễ chịu quá đi!" Cứ thế ông giật cùng khắp da đầu. Và khi người khách đứng lên thì mọi sự đau nhức mệt mỏi đều tiêu tán hết.
Cũng nhờ cái nghề phụ này mà gia đình ông Dê đỡ vất vả. Độc đáo ly kỳ hơn, nhờ đi tẩm quất mà ông cưới được hai bà vợ cùng một lúc. Họ là chị em sinh đôi xinh đẹp, lại con nhà giàu, có cửa hiệu tạp hóa to nhất làng tôi. Ông già của hai cô bị chứng nhức mỏi trường kỳ, nên rước Dê tới nhà đấm bóp. Riết rồi ông già mê chàng trai nên tình nguyện gả cô chị. Về sau cô em cũng khoái cái môn tẩm quất của ông anh rể nên đem lòng thương thầm. Mọi sự vỡ lỡ khi cô em có bầu, và ông già vợ đành gả luôn cho Dê.
Những giai thoại về ông Dê được người làng truyền miệng thì nhiều lắm. Người ta nói, không biết có phải cái tên nó vận vào người hay chăng, mà đã có một lúc hai bà vợ đẹp, trẻ, ông lại còn vương vấn đó đây lẻ tẻ nhiều mối tình, con rơi rải rác. Nhưng chuyện "nóng" nhất, được cánh quý ông lấy làm đề tài bàn tán khi rượu vào lời ra, là chuyện ông Dê "trùm pông sô" (poncho) cô nàng bán mắm.
Làng tôi xa chợ, nằm cạnh một dòng sông, bên kia sông là đồi núi chập chùng. Mỗi tháng vài lần, có một cô gái miền biển gánh nước mắm nhĩ đến đổi lúa. Cô nàng rất xinh, dân biển mặn mà với làn da ngâm ngâm bánh mật. Khi ấy cô bán mắm là niềm mơ ước của bao trai tráng trong làng, nhưng dù nhiều cậu tò tò theo sau gánh mắm mỗi lần cô đến cũng không làm sao "cưa đổ".
Đùng một phát, trong lần cô bán mắm đến, người ta thấy bụng cô phình ra. Gánh nước mắm trên vai như oằn xuống, bước đi cô chậm chạp nặng nề. Tưởng cô đã lập gia đình, nhiều người mừng cho cô tìm ra bến đậu. Nhưng khi hỏi ra, người ta càng "tá hỏa" vì cô vẫn...chông chừa chưa chồng. Thế là cánh thanh niên trong làng xôn xao, lòng đầy tiếc hận, ai cũng nôn nao muốn tìm ra tác giả cái bào thai.
Sự việc được bật mí, khi người ta thấy cô bán mắm thường lảng vảng trước cửa nhà ông Dê. Mỗi khi đổi hết mắm ra lúa, trên đường về cô thường gánh đi ngang qua nhà người đàn ông hai vợ, dù không phải tiện đường. Và cô luôn dừng lại ngồi nghỉ rất lâu trước cửa nhà ông, mắt nhìn chừng vào nhà như đợi chờ ai.


Sau đó, ông Dê bị coi là thủ phạm. Chẳng biết bằng cách nào, chuyện được kể ra còn kèm theo lời cam đoan có thật, rằng trong một lần bị bọn thanh niên bày mưu phục rượu, chính chàng Dê đã tự khai ra hết. Lần đó anh đang làm ở ruộng nếp bên kia sông thì gặp cơn mưa lớn, anh đội chiếc poncho lội sông về sớm. Đến quãng đường vắng đầu làng, anh thấy cô bán mắm đang đứng trú mưa dưới gốc cây. Nhìn quanh không thấy ai, cô bèn ngồi xuống và bắt đầu...tưới nước. Đúng lúc ấy thì chàng Dê thình lình xuất hiện và chiếc poncho được tung lên. Chỉ một lần đó, rồi thôi!
Mọi chuyện cũng êm dần. Cô bán mắm sinh con trai. Chẳng biết thu xếp ra sao mà sau này cô bán mắm trở thành “bà ba” của ông Dê.
Nhờ có nghề làm mắm, gia đình phía bà Ba phát đạt dần, có thuyền riêng chở hàng. Sau năm 75, ông Dê cùng gia đình bà ba bán mắm dùng ghe nhà vượt biển.
Đến Mỹ ông Dê sống với bà vợ ba và thằng con độc nhất của hai người, ông cật lực làm việc lo cho thằng con ăn học. Nhờ có sức khỏe tốt, ông vào làm cho một hãng đồ hộp, khâu đóng gói nặng nhọc. Dần dà, thấy ông siêng năng nhanh nhẹn và rất khỏe, người ta cho ông học lái xe Forklift, chuyên bốc dỡ hàng. Ông lao vào làm việc cật lực, làm thêm giờ bất cứ khi nào hảng cần để kiếm tiền gửi về giúp hai bà vợ và lũ con bên nhà. Bà vợ ba thật tốt tính và hiền lành, chẳng bao giờ càm ràm việc ông lo cho gia đình lớn. Bà còn mua thẻ điện thoại cho ông gọi về Việt Nam liên tục, cùng chuyện trò với hai bà lớn.
Nhờ làm việc cực nhọc, đóng thuế liên tục trong nhiều năm, khi về hưu ông Dê đã lấy lại được một số tiền cũng đủ sống.
Bây giờ thì ông Dê đã quá tám mươi. Hai bà vợ lớn không còn. Rồi bà ba cũng bỏ ông đi mấy năm về trước. Thằng con nay đã là kỹ sư dầu lửa, làm việc cho công ty dầu lửa ở Philadelphia. Nhưng nó thường xuyên đi khảo sát mỏ dầu, cả năm chưa về lấy một lần, chỉ gọi điện thoại thăm ông bố khi nào nó rảnh.
Một mình cô đơn, dù ông vẫn còn có thể tự lo cho mình, ông cũng tình nguyện dọn vào ở trong nhà dưỡng lão thành phố để sớm hôm có người chuyện vãn, và có người giúp đỡ khi đau yếu. Tuy sống trong viện dưỡng lão, nhưng ông Dê hàng ngày thường đi bộ ra ngoài downtown, ngắm nhìn sự tấp nập của khu vực người Á Châu buôn bán. Thỉnh thoảng ông cũng lấy xe buýt đi tham quan đây đó với mọi người trong viện.
Con đường số 9 trên downtown vào buổi chiều xe cộ tấp nập bao nhiêu, thì trên lề mấy block đường gần đó càng náo nhiệt bấy nhiêu. Những thanh niên da màu vô công rỗi nghề tụ tập, uống bia, mở nhạc Rap, cùng nhau nhảy múa ca hát om sòm. Từ ngày người phụ nữ gốc Hoa được bầu làm thị trưởng, thành phố hình như càng nổi tiếng hơn về tội phạm, người ta luôn cảm thấy không an toàn khi ra đường. Nhiều người đi bộ đã bị bọn Mỹ đen hút xách đè xuống giữa đường trấn lột, không moi được tiền thì chúng đánh đập tàn nhẫn, nhưng chẳng ai dám can thiệp. Nếu hôm nay không phải đi lấy chiếc bánh chưng và mua hoa Tết, ông Dê cũng chẳng muốn ra ngoài vào giờ này. Không biết vì ông đi bộ qua lại thường xuyên nên quen mặt hay vì sợ "kungfu" của người Á Châu cùng chiếc gậy sắt trên tay ông già, mà bọn chúng chưa bao giờ "hỏi thăm sức khỏe" ông. Dù vậy ông luôn thủ thế mỗi khi đi ngang qua bọn chúng.
Đến đầu đường số 7, ông Dê cảm thấy chân hơi mỏi nên dừng lại ngồi nghỉ một lát. Mùi bánh chưng từ trong cái túi nilon phảng phất cùng mùi tôm khô và heo quay thơm ngát ập vào mũi, làm ông chợt nhớ đến bà ba. Thắm thoát đã bốn cái Tết rồi, từ khi bà bỏ ông đi. Ngày trước khi bà còn sống, mỗi độ Xuân về dù nhà chỉ hai vợ chồng, bà cũng làm đủ thứ bánh mức. Đặc biệt không bao giờ thiếu món bánh chưng nhân tôm khô và thịt heo quay. Bà là dân biển, nên món bánh chưng của bà đặc biệt khác thường. Mới đầu ông không thích mấy, nhưng về sau ông cảm nhận được cái mùi vị thơm tho của heo quay, quyện vào mùi hành hương, lẫn mùi ngai ngái của tôm khô, tạo thành một mùi đặt trưng rất là độc đáo. Đặc biệt, nhân bánh kiểu này không có đậu xanh nên để được rất lâu, dù để ở ngoài.
Ở trong viện dưỡng lão, thức ăn đồ uống đầy đủ, ông chẳng cần gì. Nhưng năm nào ông cũng đặt mua một chiếc bánh chưng để cúng bà ba vào Mồng Một Tết. Không có chỗ thờ cúng, không được phép thắp hương, ông đặt bánh và hoa trên chiếc bàn nhỏ có tấm ảnh phóng lớn của bà cạnh đầu giường, rồi khấn vái. Xong ông nhờ y tá cắt bánh ra dùm, và mời những người bạn gần bên ăn chung. Năm nào may mắn có người Á Châu hay Việt Nam ở gần, thì họ vui vẻ lại ăn với ông. Có một vài năm bên cạnh toàn người Mỹ, thì dù ông có mời, họ chỉ mới ngửi mùi tôm khô đã kêu "mùi gì kỳ quá!" (weird) nên ông thôi không dám mời họ, mà cất vào tủ lạnh ăn dần.
Khi ông Dê đứng lên đi tiếp thì mặt trời đã ngã bóng về Tây. Đi ngang qua góc đường, trước cửa ngôi nhà trắng, ông Dê nheo mắt, che tay nhìn vào vật gì như một đống chăn cũ rách nát, nhưng lại động đậy liên tục.
Bước đến gần ông mới thấy đó là một người Mễ trông rất ốm yếu. Anh ta đang run rẩy cúi gập người vào cái thùng rác bên đường, lục tung lên. Sau cùng, anh ta moi ra được một khúc bánh mì, nhìn cũ mốc cũ meo. Chùi lia lịa khúc bánh vào cái mền đang khoát trên người, anh ta ngồi bệt xuống đất, hai tay run rẩy đưa khúc bánh lên miệng cắn một miếng và nhai ngấu nghiến. Vừa nhai anh ta vừa thở hổn hển như sắp đứt hơi, gân cổ rướn lên, cố nuốt một cách trợn tròng trợn trạc, không biết vì bệnh hay vì đói.
Bỗng đâu có tiếng cười nói ồn ào từ phía sau, ông Dê quay lại nhìn thì thấy một đám Mỹ đen choai choai ào ào lao đến. Chúng dừng lại trước mặt người Mễ, cười hô hố:
- Ê tụi bay! Thằng Mễ lậu này ăn trộm bánh mì! Go away! Hãy cút xéo khỏi đây!
Có vẻ như chúng biết anh ta. Vừa hét la cười nói, chúng vừa vung chân đá mạnh vào người Mễ. Khúc bánh mì mốc bật khỏi tay anh ta, văng qua gần đến phía bên kia đường. Chúng lại cười lên ùng ục rồi bỏ đi.
Người đàn ông rên rỉ bằng tiếng Mễ, đôi mắt luyến tiếc nhìn khúc bánh mì bị một chiếc xe chạy đến nghiền nát. Nhìn một lúc thì anh ta như không còn sức lực nên ngã vật ra, nằm mẹp xuống lề đường. Chiếc mền rách trồi lên hụp xuống theo hơi thở dồn dập thoi thóp của anh ta.
Ông Dê đứng sững sờ, nhìn chăm chăm vào người Mễ tội nghiệp. Được một lúc, ông bỗng cúi xuống mở cái túi nilon, lấy ra chiếc bánh chưng. Bước lại gần người Mễ, ông đỡ anh ta dậy và trao chiếc bánh vào tay:
-Ông biết ăn thứ bánh này không?
Người sắp chết đói mở mắt ra, thấy chiếc bánh liền vồ lấy ngoạm vào, cắn một miếng luôn cả lá chuối.
-Khoan đã! Phải mở lá ra rồi mới ăn! Ông Dê nói xong phụ giúp anh ta tháo mấy sợi dây. – Chiếc bánh này thật lớn, ông phải để dành ăn từ từ. Nếu ăn hết một lần ông sẽ bị trúng thực đó!
Nhưng anh ta không biết tiếng Anh nên đâu có hiểu người đứng trước mặt nói gì. Mặc kệ ông Dê, anh ta tiếp tục cắn bánh, mồm lẩm bẩm mỗi một câu cám ơn bằng tiếng Mễ: - Gracias! Gracias!
Đến khi chiếc bánh chưng còn ít hơn một nửa, ông Dê mới dành lấy từ tay anh ta, gói lại bằng những mảnh lá chuối đã lột ra, và đưa trả lại, rồi dùng tay ra dấu kêu anh ta hãy cất đi, lần khác hãy ăn.
Bấy giờ có lẽ anh ta đã hiểu, nên mỉm một nụ cười méo mó và gật gật. Ông Dê cũng cười lại, vỗ vỗ vào vai anh ta rồi đứng lên xách cái túi hoa cúc đi về.
Khi ông Dê về đến viện dưỡng lão thì trời cũng đã gần chạng vạng tối. Đâu đó phía downtown lẹt đẹt đì đùng vài tiếng pháo chuột đốt lén. Ông thức chờ đến giao thừa, đem chậu hoa cúc nhỏ đặt lên bàn, trước tấm di ảnh của bà ba, và bắt đầu lâm râm khấn vái. Ông xin lỗi bà về việc Tết năm nay cúng bà không có chiếc bánh chưng tôm khô như mọi năm. Rồi ông nhìn lên khung hình, thấy đôi mắt bà ba nhìn ông dường như hấp háy mỉm cười. Và ông hiểu rằng, dù không có bánh chưng, nhưng bà ba cũng rất vui, có thể bà nhận biết, đây là một cái Tết thật ý nghĩa và hạnh phúc đối với ông…
Khấn xong, ông lấy ra chiếc thẻ điện thoại, gọi về Việt Nam chúc Tết mấy người con.
Phương Hoa
Xuân Ất Mùi

Ý kiến bạn đọc
03/03/201515:58:13
Khách
CÁc bạn Lahoang, Thanhlụi, và Long Nguyên thân mến,
Cám ơn các bạn đã đọc truyện và cho comment. Sự ủng hộ của các bạn là niềm khích lệ to lớn đối với tác giả để cố gắng.
Chúc các nạn và gia đình luôn may mắn hanh phúc
Thân mến
PH
28/02/201522:01:20
Khách
Mot cau chuyen that hay va co tinh nguoi, cam on tac gia, chuc tac gia that nhieu may man trong nam moi, cong hien cho moi nguoi nhieu bai viet nua that hay. Cam on nhieu.
Long Nguyen
20/02/201520:12:24
Khách
Chuyện hay! Đúng là chuyện năm Dê! Chuyện tẩm quất này thì tôi biết và đã từng gặp một người đấm bóp cái kiểu như vậy ngày xưa bên VN. Ông Dê này đúng quả là...dê hết biết! Có đến ba bà vợ luôn.
Cám ơn tác giả
Thành lụi
20/02/201520:08:45
Khách
Một câu chuyện thật vui cho ngày Tết, nhưng cũng lồng vào đó tình cảm rất cảm động giữa người và người. Cám ơn tác giả PH đã cho đọc câu chuyện đầu năm. Chúc chị vui và gặp nhiều may mắn trong năm mới.
Lahoang
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,312,826
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và sau 12 năm, vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018, với bài “Thằng Tý Con là... Con Thằng Tý”.
Tác giả cho biết ông nguyên là lính Hải Quân VNCH; 12 năm 4 tháng đúng tính đến ngày 30 tháng Tư 75, tự lái tầu vượt biển năm 1982, hiện định cư tại Úc. Sau đây là một bài viết mới của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Bài mới viết của tác giả là một du ký Hawaii trước ngày núi lửa phun lại vào tyha1ng Sáu vừa qua.
Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín. Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết thứ tư của cô. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Cùng với số báo này, Chủ Nhật 12 tháng 8, 2018 là Họp Mặt Phát Giải và Ra Mắt Sách Mới: Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín Trong danh sách những người viết mới nhận giải năm nay, có Tố Nguyễn. Bài viết đầu tiên của cô tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Chào mừng tác giả lần đầu họp mặt với Viết Về Nước Mỹ, mời đọc thêm bài viết thứ tư của cô.
Tác giả là cư dân Phoenix, Arizona. Tốt nghiệp cử nhân ngành Nursing tại San Antonio, Texas năm 1974. Làm Registered Nurse cho Saint Joseph's Hospital, Phoenix, Arizona từ năm 1975. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015, là lời cầu nguyện của một bệnh nhân “Thương Đế! Đừng Bắt Con Phải Chết”. Hai năm sau, bà gửi bài thứ hai.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của tác giả là tự sự vui về Little Sakigon.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, là phần chính trích từ một bài mới.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Sau bốn năm ngừng viết, bài mới của Thăng là một du ký mùa he2.
Nhạc sĩ Cung Tiến