Tác giả: Lý Anh Tuấn
Bài số 4371-14-29771vb8102714
Tác giả sinh năm 1963, đến Mỹ từ 1989, an cư tại San Jose, công việc: Kỹ thuật viên xét nghiệm. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của ông. Mong Lý Anh Tuấn sẽ tiếp tục viết.
Thời gian trôi quá nhanh! Sang năm tới là chúng ta sẽ kỷ niệm 40 năm ngày Miền Nam Việt Nam mất vào tay cộng sản Bắc Việt. Đây cũng là thời điểm đánh dấu 40 năm khai sinh cộng đồng Việt tại Mỹ.
Hai mươi sáu năm qua nhìn lại chặng đường định cư tại Hoa Kỳ theo "diện ODP" hơn phân nữa thời gian tôi sống tại Việt nam. Lòng tôi không khỏi bồi hồi và xúc động khi nhớ về những năm tháng chờ đợi ở VN để được đi theo diện ODP.
Tôi nhớ rất rõ là gia đình tôi đã "đăng ký" xin xuất cảnh vào tháng Sáu năm 1980, nhưng có bao giờ hy vọng là được ra đi đâu!
Sau ngày 30/4/1975, gia đình tôi tả tơi, anh em như " đàn chim" vỡ tổ, bốn anh em trai trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, ba người thì phải vào tù với tên gọi là "Trại cải tạo" một người anh thì di tản tháng 4/1975. Đang sống tại Sàigòn, ngày ngày bị đủ loại cán bộ đến tận nhà “động viên” theo kiểu hù doạ, đành phải lui về quê ngoại lo làm ruộng sinh sống. Nhưng ruộng vườn quê ngoại cũng chẳng yên. Chính quyền cộng sản ra lệnh tất cả ruộng đất đều phải vào hợp tác xã để canh tác để xóa bỏ giai cấp địa chu, tiến nhanh tiến mạnh lên xã hộ chủ nghiã. Thế là mất tất cả ruộng đất, gia đình tôi quyết định trở lại Sàigon để sinh sống. Mẹ tôi đã dùng mọi cách ( kể cả hối lộ) để được "Tạm trú" ở Sàigon để được đăng ký xuất cảnh đi Mỹ.
Cứ sống lây lất để chờ đợi như thế, cho đến mãi tháng 10/1984 chúng tôi mới được cấp thông hành tại văn phòng xuất nhập cảnh trên đường Nguyễn Du, Sàigon. Ôi cha ơi, mấy tên công an hống hách, lạnh lùng, quát nạt đủ điều và mắng mỏ chúng tôi "qua Mỹ lo làm ăn, chứ đừng chống phá nhà nước cách mạng."
Dù bị mắng mỏ, hạch xách đủ điều, nhưng cầm được giấy xuất cảnh trong tay là hy vọng tràn đầy, những tưởng sớm sẽ được đi Mỹ định cư nhưng nào ngờ đâu, phái đoàn Mỹ ngưng phỏng vấn theo diện ODP vô thời hạn vì vấn đề ngoại giao giữa hai nước.
Chính quyền cộng sản thời bây gìờ theo chính sách "lý lịch hay là chủ trương để trả thù đế quốc Mỹ, hễ ai có vấn đề xuất cảnh là phải nghỉ việc hoặc thôi hoc.
Vậy là hy vọng xuất cảnh như mành chỉ mong manh, vì vào thời điểm đó phần nhiều thanh niên nam nữ có xuất cảnh đều đã bị cho nghỉ việc hoặc bị đuổi học. Thời đó, tôi đang học kỹ thuật Trung cấp Cao Thắng thì bị đuổi học trong thời gian tập sự. Hoàn cảnh gia đình chúng tôi thời ấy là vô vàn khó khăn.
Con đường xuất cảnh theo ODP không có hy vọng, bản thân lại không có "hộ khẩu" tại Saigòn, chúng tôi như kẻ sống tạm bợ trên chính quê hương mình, tôi phải mưu sinh bằng mọi cách, dạy kèm tư gia, buôn bán đồ hóa chất từ những công ty quốc doanh tuồn hàng ra chợ đen, buôn bán hàng chuyến trên tàu hỏa Sàigon Hà Nội.... Thời gian đó có thể bị công an bắt bất cứ lúc nào nếu buôn bán những thứ gì mà không theo quy định của nhà nước cộng sản theo chính sách "ngăn sông cấm chợ".
Vượt biên hai lần không thành công, gia đình không còn khả năng để lo cho tôi đi nữa. Đêm đêm lén nghe ca sĩ Việt Dũng hát trên radio đài VOA (Voice Of America)
Gởi về cho em chiếc nhẫn yêu thương
Để em bán đi tìm đường vượt biển
thật đúng cho hoàn cảnh của tôi lúc đó. Thôi thì cam lòng chờ đợi ngày ra đi theo chương trình ODP.
Mẹ tôi lúc nào cũng nuôi hy vọng sẽ có một ngày được đoàn tụ với anh tôi ở Mỹ và thoát khỏi Việt Nam. Thế nên Mẹ luôn luôn an ủi chúng tôi và thường viết thư cho anh tôi "Mẹ và các em không cần con phải gởi tiền bạc và quà cáp gì hết cả, chỉ mong con cố gắng lo bảo lãnh cho gia đình qua được Mỹ." Khi tôi viết những dòng chữ này, tôi nghĩ rằng những bạn thanh niên nam nữ, cùng trang lứa tuổi với tôi sẽ nhớ lại những ngày tháng vô cùng bi đát đó, vô vọng, chờ đợi trong mỏi mòn. Thậm chí không dám có bạn trai hay là bạn gái và đừng bao giờ nghĩ đến chữ "Yêu" vì gia đình ngăn cản, nếu có lập gia đình thì không được đi đoàn tụ, nếu có ai không tuân thủ những nguyên tắc đó sẽ để lại một hệ lụy đau khổ và khó khăn cho cả gia đình (sau hơn 26 năm sống ở Mỹ, nhiều đêm nằm ngủ,vẫn còn mơ về những ngày tháng kinh hoàng đó) thức giấc tưởng mình chưa được đi Mỹ.
Đêm nằm suy nghĩ, ngày mai sẽ phải làm gì để mưu sinh, trằn trọc suốt đêm lo sợ “phường đội" xông vào nhà bắt đi nghĩa vụ quân sự, thanh niên xung phong.
Thời ấy, ngày ngày dân chờ xuất cảnh thường đạp xe xuống sở ngoại vụ trên đường Thái Văn Lung, công viên Kennedy trước Dinh Độc Lập, để nghe ngóng tin tức phỏng vấn của phái đoàn Mỹ, nghe ngóng tin tức. Mọi người đến đó đa số là các ông bà lớn tuổi mong mỏi được đi Mỹ để đoàn tụ với con cái, một số là những Sĩ quan bị tù "cải tạo" hy vọng được chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ định cư tại Mỹ. Mỗi người một tin, truyền tai cho nhau nghe, cứ thế mà nuôi hy vọng mà sống để chờ đợi.
Mãi đến năm 1988, sau khi Đặc Phái Viên của Tổng Thống Mỹ Reagan là một cựu Đại Tướng qua thương thảo với cộng sản Việt Nam, vấn đề xuất cảnh mới được khai thông dần. Cuối cùng thì gia đình tôi được phái đoàn Mỹ phỏng vấn vào tháng năm/1988, nhưng một người chị và một ông anh phải ở lại vì đã lập gia đình. Cứ tưởng rằng được phỏng vấn là được đi ngay nhưng lại phải chờ đợi, mãi sáu tháng mới được xếp chuyến bay. Có một số gia đình quá nóng ruột lại "chạy chọt" lo tiền để mong có chuyến bay để đi sớm hơn.
Gia đình tôi đã ra đi âm thầm, lặng lẽ vì mẹ tôi không muốn ồn ào vì lý do không muốn để công an khu vực để ý cho gia đình anh chị của tôi còn ở lại Việt Nam, riêng tôi để có thể ra đi, phải cắn răng bỏ lỡ một mối tình thật đẹp.
Vượt qua được công an hải quan Tân Sơn Nhất, gia đình lên được máy bay tưởng là thoát khỏi bọn cộng sản nhưng ôi Chúa ơi! Máy bay của "Air việt cộng" thuê bao của máy bay Liên Xô sao mà nó cũ kỹ, động cơ gầm rú, chao đảo trước khi cất cánh. Nhiều người trên máy bay đều cầu nguyện Thượng Đế cho chúng con thoát được địa ngục trần gian này được bình an, vô sự.
Bỏ lại Sàigon thân thương
Nhưng Sàigon vẫn mãi trong trái tim tôi
Gia đình tôi đã tạm trú ở trại tạm cư Sulu tại Bankok Thái Lan một tuần. Đây là những ngày nhiều kỷ niệm rất vui, dù trong cảnh “Sáng ăn canh cải / “Chiều ăn cải canh”.
Suốt một tuần lễ cái điệp khúc được lập đi lập lại và vui nhất là mỗi buổi chiều được đón đồng hương ODP đổ về trại tạm cư này làm thủ tục để qua trại Battan Phi Luật Tân để học Anh Văn hoặc tiếp tục đi thẳng qua Mỹ.
Thời ấy, sáu tháng ở trại Battan Phi Luật Tân, với tôi, cũng là thời gian vui vẻ và bình an nhất với những kỹ niệm đẹp của các thuyền nhân từ khắp các trại tỵ nạn Đông Nam Á, chương trình " Con lai Mỹ" ODP, v.v... được tập trung về đây.
Chúng tôi đã làm quen và học hỏi được thế nào là hệ thống công quyền và đời sống văn hóa cuả người Mỹ, cũng như được huấn luyện về đàm thoại Anh Văn. Sau khi hoàn thành khóa học được gọi là Cycle và không có vấn đề gì về sức khỏe thì được phái đoàn ICM, IOM chấp thuận cho đi Mỹ.
Trải qua cuộc hành trình dài từ Việt Nam qua Thái Lan rồi đến Phi Luật Tân, cuối cùng chúng tôi được định cư tại thành phố Milpitas thuộc vùng Bắc Cali. Thật là may mắn, tôi và một người chị được hưởng quy chế "Tỵ Nạn" được trợ cấp một năm và giúp đỡ công việc học nghề để hòa nhập trong cuộc sống mới. Mẹ tôi thuộc diện "Di dân" nên chỉ được trợ giúp GA (General Aid) trong vòng 3 năm thì mới được hưởng SSI của chính phủ Liên Bang.
Mặc dù trong thời gian đầu vẫn còn khó khăn trong cuộc sống nhưng gia đình tôi đã được đến bến bờ tự do, có điều kiện đi học lại đại học, mẹ tôi rất vui khi được đoàn tụ lại với ông anh của tôi sau 15 năm xa cách. Nhưng niềm vui đoàn tụ không được bao lâu. Vì nhiều khổ cực, lao tâm khi cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam, mẹ tôi bị căn bệnh ung thư màng phổi hành hạ và mẹ tôi đã đi vào cõi vĩnh hằng sau ba năm định cư tại Mỹ.
Trước khi mẹ tôi được Chúa gọi về, bà đã tỉnh táo căn dặn chúng tôi "đừng đưa mẹ về Việt nam vì mẹ và các con đã trãi qua bao khó khăn và vất vả mới đến đất nước Tự do, mẹ xin nhận nơi đây làm Quê Hương."
Mẹ ơi! Nơi cõi vĩnh hằng, chắc mẹ tôi đã yên lòng khi anh chị em chúng tôi đã được định cư nơi vùng đất tự do và cơ hội này. hình như mẹ lúc nào cũng phù hộ, che chở cho các anh chị em và đàn cháu của chúng con có được sống tốt đẹp, một tương lai sáng lạn và thành công trên quê hương mới này. Con cám ơn Mẹ.
Tôi hy vọng, rất nhiều người đã từng di tản năn 1975, những người vượt biên bằng đường bộ (ODBộ) đường biển (ODGhe), ODP, HO tiếp tục viết lên những chặng đường đầy gian nan, vất vả để tới được bến bờ Tự Do, cho con cháu chúng ta có thể phần nào hiểu biết về lớp người đi trước và trân quý giá trị của người Việt tại Mỹ.
Lý Anh Tuấn
Bài số 4371-14-29771vb8102714
Tác giả sinh năm 1963, đến Mỹ từ 1989, an cư tại San Jose, công việc: Kỹ thuật viên xét nghiệm. Sau đây là bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của ông. Mong Lý Anh Tuấn sẽ tiếp tục viết.
* * *
Thời gian trôi quá nhanh! Sang năm tới là chúng ta sẽ kỷ niệm 40 năm ngày Miền Nam Việt Nam mất vào tay cộng sản Bắc Việt. Đây cũng là thời điểm đánh dấu 40 năm khai sinh cộng đồng Việt tại Mỹ.
Hai mươi sáu năm qua nhìn lại chặng đường định cư tại Hoa Kỳ theo "diện ODP" hơn phân nữa thời gian tôi sống tại Việt nam. Lòng tôi không khỏi bồi hồi và xúc động khi nhớ về những năm tháng chờ đợi ở VN để được đi theo diện ODP.
Tôi nhớ rất rõ là gia đình tôi đã "đăng ký" xin xuất cảnh vào tháng Sáu năm 1980, nhưng có bao giờ hy vọng là được ra đi đâu!
Sau ngày 30/4/1975, gia đình tôi tả tơi, anh em như " đàn chim" vỡ tổ, bốn anh em trai trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, ba người thì phải vào tù với tên gọi là "Trại cải tạo" một người anh thì di tản tháng 4/1975. Đang sống tại Sàigòn, ngày ngày bị đủ loại cán bộ đến tận nhà “động viên” theo kiểu hù doạ, đành phải lui về quê ngoại lo làm ruộng sinh sống. Nhưng ruộng vườn quê ngoại cũng chẳng yên. Chính quyền cộng sản ra lệnh tất cả ruộng đất đều phải vào hợp tác xã để canh tác để xóa bỏ giai cấp địa chu, tiến nhanh tiến mạnh lên xã hộ chủ nghiã. Thế là mất tất cả ruộng đất, gia đình tôi quyết định trở lại Sàigon để sinh sống. Mẹ tôi đã dùng mọi cách ( kể cả hối lộ) để được "Tạm trú" ở Sàigon để được đăng ký xuất cảnh đi Mỹ.
Cứ sống lây lất để chờ đợi như thế, cho đến mãi tháng 10/1984 chúng tôi mới được cấp thông hành tại văn phòng xuất nhập cảnh trên đường Nguyễn Du, Sàigon. Ôi cha ơi, mấy tên công an hống hách, lạnh lùng, quát nạt đủ điều và mắng mỏ chúng tôi "qua Mỹ lo làm ăn, chứ đừng chống phá nhà nước cách mạng."
Dù bị mắng mỏ, hạch xách đủ điều, nhưng cầm được giấy xuất cảnh trong tay là hy vọng tràn đầy, những tưởng sớm sẽ được đi Mỹ định cư nhưng nào ngờ đâu, phái đoàn Mỹ ngưng phỏng vấn theo diện ODP vô thời hạn vì vấn đề ngoại giao giữa hai nước.
Chính quyền cộng sản thời bây gìờ theo chính sách "lý lịch hay là chủ trương để trả thù đế quốc Mỹ, hễ ai có vấn đề xuất cảnh là phải nghỉ việc hoặc thôi hoc.
Vậy là hy vọng xuất cảnh như mành chỉ mong manh, vì vào thời điểm đó phần nhiều thanh niên nam nữ có xuất cảnh đều đã bị cho nghỉ việc hoặc bị đuổi học. Thời đó, tôi đang học kỹ thuật Trung cấp Cao Thắng thì bị đuổi học trong thời gian tập sự. Hoàn cảnh gia đình chúng tôi thời ấy là vô vàn khó khăn.
Con đường xuất cảnh theo ODP không có hy vọng, bản thân lại không có "hộ khẩu" tại Saigòn, chúng tôi như kẻ sống tạm bợ trên chính quê hương mình, tôi phải mưu sinh bằng mọi cách, dạy kèm tư gia, buôn bán đồ hóa chất từ những công ty quốc doanh tuồn hàng ra chợ đen, buôn bán hàng chuyến trên tàu hỏa Sàigon Hà Nội.... Thời gian đó có thể bị công an bắt bất cứ lúc nào nếu buôn bán những thứ gì mà không theo quy định của nhà nước cộng sản theo chính sách "ngăn sông cấm chợ".
Vượt biên hai lần không thành công, gia đình không còn khả năng để lo cho tôi đi nữa. Đêm đêm lén nghe ca sĩ Việt Dũng hát trên radio đài VOA (Voice Of America)
Gởi về cho em chiếc nhẫn yêu thương
Để em bán đi tìm đường vượt biển
thật đúng cho hoàn cảnh của tôi lúc đó. Thôi thì cam lòng chờ đợi ngày ra đi theo chương trình ODP.
Mẹ tôi lúc nào cũng nuôi hy vọng sẽ có một ngày được đoàn tụ với anh tôi ở Mỹ và thoát khỏi Việt Nam. Thế nên Mẹ luôn luôn an ủi chúng tôi và thường viết thư cho anh tôi "Mẹ và các em không cần con phải gởi tiền bạc và quà cáp gì hết cả, chỉ mong con cố gắng lo bảo lãnh cho gia đình qua được Mỹ." Khi tôi viết những dòng chữ này, tôi nghĩ rằng những bạn thanh niên nam nữ, cùng trang lứa tuổi với tôi sẽ nhớ lại những ngày tháng vô cùng bi đát đó, vô vọng, chờ đợi trong mỏi mòn. Thậm chí không dám có bạn trai hay là bạn gái và đừng bao giờ nghĩ đến chữ "Yêu" vì gia đình ngăn cản, nếu có lập gia đình thì không được đi đoàn tụ, nếu có ai không tuân thủ những nguyên tắc đó sẽ để lại một hệ lụy đau khổ và khó khăn cho cả gia đình (sau hơn 26 năm sống ở Mỹ, nhiều đêm nằm ngủ,vẫn còn mơ về những ngày tháng kinh hoàng đó) thức giấc tưởng mình chưa được đi Mỹ.
Đêm nằm suy nghĩ, ngày mai sẽ phải làm gì để mưu sinh, trằn trọc suốt đêm lo sợ “phường đội" xông vào nhà bắt đi nghĩa vụ quân sự, thanh niên xung phong.
Thời ấy, ngày ngày dân chờ xuất cảnh thường đạp xe xuống sở ngoại vụ trên đường Thái Văn Lung, công viên Kennedy trước Dinh Độc Lập, để nghe ngóng tin tức phỏng vấn của phái đoàn Mỹ, nghe ngóng tin tức. Mọi người đến đó đa số là các ông bà lớn tuổi mong mỏi được đi Mỹ để đoàn tụ với con cái, một số là những Sĩ quan bị tù "cải tạo" hy vọng được chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ định cư tại Mỹ. Mỗi người một tin, truyền tai cho nhau nghe, cứ thế mà nuôi hy vọng mà sống để chờ đợi.
Mãi đến năm 1988, sau khi Đặc Phái Viên của Tổng Thống Mỹ Reagan là một cựu Đại Tướng qua thương thảo với cộng sản Việt Nam, vấn đề xuất cảnh mới được khai thông dần. Cuối cùng thì gia đình tôi được phái đoàn Mỹ phỏng vấn vào tháng năm/1988, nhưng một người chị và một ông anh phải ở lại vì đã lập gia đình. Cứ tưởng rằng được phỏng vấn là được đi ngay nhưng lại phải chờ đợi, mãi sáu tháng mới được xếp chuyến bay. Có một số gia đình quá nóng ruột lại "chạy chọt" lo tiền để mong có chuyến bay để đi sớm hơn.
Gia đình tôi đã ra đi âm thầm, lặng lẽ vì mẹ tôi không muốn ồn ào vì lý do không muốn để công an khu vực để ý cho gia đình anh chị của tôi còn ở lại Việt Nam, riêng tôi để có thể ra đi, phải cắn răng bỏ lỡ một mối tình thật đẹp.
Vượt qua được công an hải quan Tân Sơn Nhất, gia đình lên được máy bay tưởng là thoát khỏi bọn cộng sản nhưng ôi Chúa ơi! Máy bay của "Air việt cộng" thuê bao của máy bay Liên Xô sao mà nó cũ kỹ, động cơ gầm rú, chao đảo trước khi cất cánh. Nhiều người trên máy bay đều cầu nguyện Thượng Đế cho chúng con thoát được địa ngục trần gian này được bình an, vô sự.
Bỏ lại Sàigon thân thương
Nhưng Sàigon vẫn mãi trong trái tim tôi
Gia đình tôi đã tạm trú ở trại tạm cư Sulu tại Bankok Thái Lan một tuần. Đây là những ngày nhiều kỷ niệm rất vui, dù trong cảnh “Sáng ăn canh cải / “Chiều ăn cải canh”.
Suốt một tuần lễ cái điệp khúc được lập đi lập lại và vui nhất là mỗi buổi chiều được đón đồng hương ODP đổ về trại tạm cư này làm thủ tục để qua trại Battan Phi Luật Tân để học Anh Văn hoặc tiếp tục đi thẳng qua Mỹ.
Thời ấy, sáu tháng ở trại Battan Phi Luật Tân, với tôi, cũng là thời gian vui vẻ và bình an nhất với những kỹ niệm đẹp của các thuyền nhân từ khắp các trại tỵ nạn Đông Nam Á, chương trình " Con lai Mỹ" ODP, v.v... được tập trung về đây.
Chúng tôi đã làm quen và học hỏi được thế nào là hệ thống công quyền và đời sống văn hóa cuả người Mỹ, cũng như được huấn luyện về đàm thoại Anh Văn. Sau khi hoàn thành khóa học được gọi là Cycle và không có vấn đề gì về sức khỏe thì được phái đoàn ICM, IOM chấp thuận cho đi Mỹ.
Trải qua cuộc hành trình dài từ Việt Nam qua Thái Lan rồi đến Phi Luật Tân, cuối cùng chúng tôi được định cư tại thành phố Milpitas thuộc vùng Bắc Cali. Thật là may mắn, tôi và một người chị được hưởng quy chế "Tỵ Nạn" được trợ cấp một năm và giúp đỡ công việc học nghề để hòa nhập trong cuộc sống mới. Mẹ tôi thuộc diện "Di dân" nên chỉ được trợ giúp GA (General Aid) trong vòng 3 năm thì mới được hưởng SSI của chính phủ Liên Bang.
Mặc dù trong thời gian đầu vẫn còn khó khăn trong cuộc sống nhưng gia đình tôi đã được đến bến bờ tự do, có điều kiện đi học lại đại học, mẹ tôi rất vui khi được đoàn tụ lại với ông anh của tôi sau 15 năm xa cách. Nhưng niềm vui đoàn tụ không được bao lâu. Vì nhiều khổ cực, lao tâm khi cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam, mẹ tôi bị căn bệnh ung thư màng phổi hành hạ và mẹ tôi đã đi vào cõi vĩnh hằng sau ba năm định cư tại Mỹ.
Trước khi mẹ tôi được Chúa gọi về, bà đã tỉnh táo căn dặn chúng tôi "đừng đưa mẹ về Việt nam vì mẹ và các con đã trãi qua bao khó khăn và vất vả mới đến đất nước Tự do, mẹ xin nhận nơi đây làm Quê Hương."
Mẹ ơi! Nơi cõi vĩnh hằng, chắc mẹ tôi đã yên lòng khi anh chị em chúng tôi đã được định cư nơi vùng đất tự do và cơ hội này. hình như mẹ lúc nào cũng phù hộ, che chở cho các anh chị em và đàn cháu của chúng con có được sống tốt đẹp, một tương lai sáng lạn và thành công trên quê hương mới này. Con cám ơn Mẹ.
Tôi hy vọng, rất nhiều người đã từng di tản năn 1975, những người vượt biên bằng đường bộ (ODBộ) đường biển (ODGhe), ODP, HO tiếp tục viết lên những chặng đường đầy gian nan, vất vả để tới được bến bờ Tự Do, cho con cháu chúng ta có thể phần nào hiểu biết về lớp người đi trước và trân quý giá trị của người Việt tại Mỹ.
Lý Anh Tuấn
Đăng ký 登記 là mình ghi chép vào sổ một vật được đưa đến. Với con người, mình không thể nói đăng ký mà phải nói: ghi danh hay ghi tên mới đúng. Ngày nay bên VN bị bọn dốt csVN áp đặt, nên đa số ai ai cũng dùng chữ đăng ký cho mọi thứ, thật là hết biết nói sao với bọn csVN đây, nghe thật là lai căng tàu cộng! Thí dụ nói: “Tôi đã đăng ký đi nước ngoài”. Nghe như người ta sẽ gói tôi lại rồi đem gởi ra nước ngoài vậy....