Hôm nay,  

Sẽ Chỉ Còn Trong Cổ Tích

08/09/201400:00:00(Xem: 11765)

Tác giả: Nguyễn Bích Thuỷ
Bài số 4325-14-29725vb2090814

Tác giả sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, đang làm việc trong phân xưởng in của một nhà máy tại địa phương. Với bài “Con Thề Không Lấy Chồng Việt Nam”, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài mới của tác giả khởi từ nỗi hoài cảm về Tết Trung Thu tới cảm thán về Sàigòn đổi đời, đổi mặt.

* * *

Ngày nay, với đà tiến hóa của loài người, nhiều thứ mới hôm qua còn được coi là giá trị cần gìn giữ thì hôm nay đã trở thành... chuyện xưa tích cũ! Cũng tương tự như thế, Trung Thu đối với trẻ em tại Việt Nam đang mất dần ý nghĩa của ngày TẾT NHI ĐỒNG, còn đối với những đứa trẻ gốc Việt lớn lên tại hải ngoại như con trai tôi thì Trung Thu... sẽ chỉ còn trong cổ tích!

Nhưng tôi đã từng là một nhân vật sống trong chuyện cổ tích đó cách đây chỉ hơn 40 năm về trước! Thuở mà không lâu lắm đâu trên cõi đời này khi con người chưa quen với cái máy vi tính, với cái điện thoại "di động", với internet hay facebook, google hoặc game điện tử... lúc đó lũ trẻ con chúng tôi rất nô nức chờ đợi mỗi độ Trung Thu về. Chúng tôi đã vui mừng biết bao nhiêu khi được cha mẹ dắt ra đầu ngõ, đến một tiệm tạp hóa bày bán đủ loại lồng đèn bằng giấy kiếng rực rỡ bóng loáng với những màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng thật tuyệt vời để lựa cho mình một chiếc đèn như mơ ước! Rằm Tháng Tám trong khu phố nhỏ thật rộn ràng, lấp lánh bởi những chiếc lồng đèn con bướm, con cá, trái bí... sáng cả một góc trời. Bọn chúng tôi đã vừa đi vừa hát nghêu ngao:

Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm
Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu..

Tết Trung Thu bánh quà đầy mâm
Em bé nhà ưa đứng quây quần
Đòi hạt sen bánh dẻo đầy nhân
Em muốn ăn bốn, năm ba phần
Ngọt thơm như bánh dẻo bánh nướng
Ngọt cay như mứt gừng mứt bí
Ăn mát lòng lại thấy vui thêm
Hạt dưa nghe cắn nổ lốp đốp
Người vui hoan nói cười hấp tấp
Bao tấm lòng mừng đón trăng rằm.

Dưới ánh trăng bàng bạc người lớn vừa nhâm nhi tách trà sen bốc khói vừa thưởng thức hương vị đậm đà của bánh Trung Thu với đủ hương vị ngọt bùi. Giờ thì những hình ảnh nên thơ, đẹp đẻ đó chắc chỉ còn trong tâm tưởng của những kẻ hoài cổ mà thôi bởi Sàigòn với những tòa nhà chọc trời đã che lấp Hằng Nga và Chú Cuội; còn xóm nhỏ ngày xưa giờ cũng đã bị đô thị hóa với nhà cao tầng san sát chen chít nhau đâu còn cơ hội thấy ánh trăng rằm vành vạch ở trên cao!!!

Trẻ con ngày nay đã không còn quan tâm đến Trung Thu như ngày xưa, lúc tôi còn bé, vì chúng có quá nhiều trò tiêu khiển trên các màn hình của thế giới phẳng. Làm sao chúng cảm nhận được cái "đau khổ" khi nhìn chiếc lồng đèn tưng tiu bỗng bị "bốc hỏa" vì chủ nhân của chúng do sơ ý cầm không đúng cách hay do cơn gió lớn thổi qua làm đèn cầy chao đảo ngả nghiêng và thế là... cháy trụi!

Trẻ con bây giờ thích ngồi tại nhà chơi game hàng giờ hơn là xách những cái lồng đèn "không-bao-giờ-cháy" chạy tung tăng khắp xóm với bạn bè. Ngày nay Rằm Tháng Tám với người lớn ở bên nhà còn là cơ hội tốt để biếu xén, quà cáp, lo lót với mục đích "lấy lòng" chớ không đơn thuần là "lấy thảo" như ngày xưa nữa!!!

Tết Trung Thu đối với trẻ em ở hải ngoại còn buồn hơn trẻ em Việt Nam gấp nhiều lần! Chúng chỉ biết ngày Tết của Thiếu Nhi khi ở chợ Châu Á người ta bắt đầu bày bán thật nhiều bánh Trung Thu và đèn lồng bằng nhựa. Nếu ngày Rằm Tháng Tám rơi vào cuối tuần thì rất hay vì người lớn được nghỉ weekend nên có thể đưa con em của mình đến các tụ điểm sinh hoạt cộng đồng như: siêu thị Việt Nam, chùa, nhà thờ để các em có dịp coi múa lân, vừa ăn bánh Trung Thu vừa xem thiếu nhi trình diễn văn nghệ. Còn như ngày rằm rơi vào giữa tuần thì đám con nít buộc lòng phải vui Trung Thu sớm hay muộn hơn một chút vì mọi sinh hoạt của cộng đồng chỉ diễn ra vào Thứ bảy hay Chúa Nhật hàng tuần mà thôi.

Nhưng không phải đứa trẻ gốc Việt nào cũng may mắn sống gần nơi có cộng đồng người Việt đông đúc như Cali, Texas hay Virginia...và không phải đứa trẻ nào cũng có cha mẹ được nghỉ làm cuối tuần đâu nhé! Do vậy, với những đứa trẻ này thì Trung Thu chỉ là một trong những "Chuyện Nghìn Lẻ Một Đêm" không hơn, không kém! Sau này lớn lên nếu có ai hỏi Tết Trung Thu là gì thì bọn chúng chỉ việc vào Google "search" là sẽ có ngay câu trả lời rất thỏa đáng!

*

blank
Thương xá Tax trên bưu thiếp xưa, khi đó còn mang tên Les Grands Magasins Charner.

Có rất nhiều thứ chung quanh ta đã, đang và sẽ chỉ còn trong cổ tích chẳng hạn như Thương Xá Tax tại Việt Nam chẳng hạn!

Thương Xá Tax trước kia là toà nhà mang lối kiến trúc Pháp cổ kính và độc đáo được xây vào năm 1880 với cái tên Les Grands Magasins Charner, đây cũng từng là địa điểm mua sắm tấp nập của giới thượng lưu Sài Gòn và điền chủ Lục tỉnh Nam Kỳ thuở xưa.

Một công trình kiến trúc đứng sừng sững giữa lòng Sàigòn 134 năm đã chứng kiến biết bao hưng, phế, thăng, trầm của Sàigòn và đã trở thành một phần đời của mỗi người dân tại đây mà bỗng một ngày Nhà Nước thông báo lệnh "xóa sổ" Thương Xá Tax để chuẩn bị xây dựng một cao ốc 40 tầng với những tiện nghi tối tân hơn, "tầm cỡ" hơn!?

Biết bao trái tim của người Sàigòn đang sống tại Việt Nam cũng như ở hải ngoại đã nhói đau khi nghe quyết định này. Đã có biết bao bài viết trên báo và trên mạng xã hội với niềm thiết tha xin dừng tay "hủy diệt" một hình ảnh đã quá thân quen với người Sàigòn qua bao thế hệ! Nhưng có lẻ chỉ là hoài công! Hợp đồng kinh doanh đã ký dựa trên những lợi nhuận song phương về kinh tế đôi khi có chen lẫn chính trị thì phải thi hành thôi! Người ta đã vờ đi chuyện phải hỏi ý kiến người dân mặc dù ai cũng nghe hoài câu "Nhà Nước và Đảng là do dân vì dân (?)

Ngày nay trong khi thế giới đang ra công gắng sức trùng tu, gìn giữ những công trình kiến trúc cổ xưa như bảo tồn di sản văn hóa của quốc gia thì tại Việt Nam người ta cứ tha hồ đập phá và xây cái mới để cố chạy theo "xu hướng thời đại". Thử tưởng tượng cái tổng thể kiến trúc của Sàigòn sẽ ra sao khi cái mới sẽ đối chọi với nét cổ điển phý phái của Nhà Hát, Ủy Ban Nhân Dân, Nhà Thờ Đức Bà, Bưu Điện Thành Phố... mà người Pháp đã để lại có giá trị lịch sử suốt hơn một thế kỷ qua?

Tôi đã đến Paris, đã từng men theo các con đường của vùng Montmartre mà cứ tưởng như mình đang dạo quanh những con phố nhỏ của Sàigòn. Trước năm 1975 Sàigòn cũng có những nét hao hao như một Paris thu nhỏ nhưng giờ đây người ta đã "cải tạo" và "xây dựng" nó theo kiểu "cổ kim hòa điệu" hay "nữa nạc nữa mỡ" thật đáng buồn! Có thể ý kiến của một người đang sống xa Sàigòn như tôi sẽ bị ít nhiều chủ quan chăng?! Xin hãy lắng nghe lời của Kiến Trúc Sư Hữu Khoa kết thúc bài viết "TẠI SAO KHÔNG NÊN ĐẬP BỎ THƯƠNG XÁ TAX" của mình với những đoạn thật gây gắt như sau:

"- Thủ Thiêm với diện tích 657 ha, đã được nghiên cứu quy hoạch và xúc tiến đầu tư từ một tầm nhìn chiến lược tiến trình phát triển thành phố trong thế kỷ XXI. Hãy qua đó mà xây cao ốc. Trả lại cho Sài Gòn vẻ cổ kính dù đã bị phá ít nhiều. Cứu được gì thì cứu.

- Xóa trắng thương xá Tax với những chi tiết nội thất và kết cấu mặt đứng đã có tuổi đời 134 năm là một hành động tội ác ngang với việc hủy hoại một phần văn minh nhân loại.

- Cải tạo lại thương xá Tax phù hợp với cảnh quan xung quanh, phù hợp với nhu cầu hiện đại hóa, nâng tầm thương xá lên để phù hợp với giá trị khu đất. Hãy học theo những gì phương Tây đã, đang, và sẽ làm sau những gì mà họ đã phải trả giá cho những mất mát về văn hóa, lịch sử.

blank
Thương Xá Tax hiện nay, đang chờ bị phá bỏ.

Và đây là một đoạn ngắn trong bài viết: THƯƠNG XÁ TAX "DI DỜI" SÀIGÒN CÓ CÒN THÂN QUEN của Trần Thùy Linh đã viết như sau:

"...Ngày người ta đập tòa nhà góc Đồng Khởi - Lê Thánh Tôn, tôi đã không dám đi ngang. Thậm chí không dám đưa máy lên chụp những bức hình cuối cùng. Sợ mỗi lần nhìn hình la#i thấy đau. Lần thứ hai, người ta đập tòa nhà 6 tầng, chung cư kiểu Pháp phía đối diện công viên Chi Lăng, thấy như bị ai dùng roi mây quất ngang người.

Và mấy hôm nay, có một nỗi đau tưởng đã lên da non, bỗng bùng lên, dữ dội, khi nghe tin thương xá Tax sẽ vĩnh viễn bị xóa sổ. Tôi tin rằng những “vô tri, vô giác” ấy, những “vật cần phải hy sinh cho sự phát triển” trên khu đất vàng ấy, đã đau lắm. Một cao ốc 40 tầng hiện đại, sáng choang sẽ mọc lên, thay thế cho Tax già nua cũ kỹ đã 134 tuổi. Khu trung tâm Sài Gòn sẽ còn gì? Một Union Square hoành tráng, một Rex nửa tây nửa ta, một bùng binh (nếu còn được giữ lại) quê mùa và một nhà hát như lạc điệu. Đường Đồng Khởi đã thành con hẻm. Các con đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ sẽ là gì đây, khi những dãy nhà phô´ kiểu Pháp đã hầu như hoàn toàn biến mất. Dãy phô´ cổ tại Chợ Lớn cũng đã cùng chung số phận…”

Ngồi nhớ lại những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước vào cuối tuần ba tôi thường chở cả nhà “ra Sàigòn chơi”; xe vừa chạy đến bùng binh Quách Thị Trang là lũ trẻ chúng tôi đã nhao nhao lên đòi phải ghé quán kem Bắc Cực phía trước Thương Xá Tax cho bằng được. Thế là ba tôi phải kiếm chỗ đậu xe vào lề đường Nguyễn Huệ rồi mua cho mỗi đứa một cây kem mà chúng tôi yêu thích. Sau đó, mấy chị em tôi vừa mút kem vừa theo chân ba mẹ dạo quanh các gian hàng của khu thương xá để mua sắm hay đôi khi chỉ là window shopping vì những mặt hàng bày bán ở đây đa phần là “hàng hiệu” rất đắc tiền so với đồng lương công chức của ba mẹ tôi thời đó.

Cũng như bao nhiêu người người con gái khác, câu chuyện tình yêu của tôi luôn gắn liền với Sàigòn những chiều hò hẹn, lang thang dạo phố, xem phim… chúng tôi cũng thường “đốt” thời gian trong các gian hàng dọc theo đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ … và không thể bỏ qua Thương Xá Tax.

Rồi đến khi chuẩn bị làm mẹ, thỉnh thoảng tôi cũng hay dành dụm chút tiền “bon chen” vào khu Thương Xá Tax “tha” về cho con gái đầu lòng của mình khi thì vài ba đôi vớ, lúc thì một hai bộ đồ trẻ sơ sinh rất dễ thương, xinh xắn và mềm mại... Tuy nhiên, chúng toàn là những mặt hàng cao cấp made in “nước ngoài” giá cả thường đắc gấp mấy lần so với các ngôi chợ nhỏ gần nhà tôi.

Nhớ hồi còn ở Sàigòn tôi đã từng làm việc tại cao ốc Sunwah trên đường Nguyễn Huệ chỉ cách Thương Xá Tax một quãng ngắn. Vào mỗi buổi trưa đám nhân viên văn phòng chúng tôi thường la cà trong các hàng quán chung quanh khu này và thường xuyên rũ nhau “ăn cơm bình dân” tại tầng trệt của Thương Xá Tax. Tại đây họ bán rất sạch sẽ, giá cả cũng khá là “bình dân” nên nhiều người buôn bán trong chợ, khách vãng lai và công nhân viên chức hay đến đây dùng bửa nên tạo cho cảnh quang rất nhộn nhịp và sinh động vào khoảng “đúng Ngọ”.

Tháng 3 năm 2000, theo lời nhiều người bày tôi cũng lên tầng trên của Thương Xá Tax mua về hai cái áo jacket cho tôi và con gái để chuẩn bị hành trang đi Mỹ! Đây là loại áo khoát may gia công xuất khẩu không biết lý do gì mà được “tuồng ra ngoài” và bán với giá “hết sức OK”. Loại áo khoát này vải mềm nhiều lớp khá tốt nên mặc rất ấm, chúng đã đồng hành với hai mẹ con tôi suốt mấy mùa Đông ở miền Bắc.

Giờ đây mỗi lần về Việt Nam thăm gia đình khi có dịp “ra Sàigòn” là tôi vẫn thường lang thang vào Thương Xá Tax để mua sắm ít hàng mỹ nghệ cho mình hay làm quà cho bạn bè. Vừa rão bước quanh các gian hàng, vừa đi tôi vừa ngắm nhìn không khí buôn bán tấp nập mà nhớ lại những kỷ niệm cũ ở nơi đây đã gắn bó với tôi suốt nữa thế kỷ qua mà không khỏi chạnh lòng!

*

Có lẻ vài năm nữa thôi khi về lại quê nhà đứng giữa lòng Sàigòn thì những kẻ tha hương như tôi sẽ ngơ ngác không biết mình đang ở chốn nào trên trái đất này vì nó đã bị “pha tạp” bởi nhiều nền kiến trúc của thế giới mà người bình dân như tôi có thể tạm gọi là Tả Pí Lù city vậy!!!

Và chẳng bao lâu nữa thì Thương Xá Tax sẽ được nối dài thêm trong danh sách “sẽ chỉ còn trong cổ tích” của tôi và của những người đang sống tại hải ngoại khi nhớ về một mùa Trung Thu và một Sàigòn tại quê nhà!

Nguyễn Bích Thủy

Ý kiến bạn đọc
27/09/201421:04:15
Khách
Thuong Xa TAX ngay 25/9 vua qua la chinh thuc ngung hoat dong, nguoi Dan Saigon bui ngui nhin voi cap mat nuoi tiec....toi nho lai ngay xua khoang 1965 hay 1966 hay 1967 gi do, vi luc do con qua nho tuoi chua di hoc, nen Ba toi hay cho toi den tiem Kem o ke ben Thuong Xa TAX de hen nhung moi lam an cua ong va toi nhu nam ngu luon o do...mot Tuan thi lai vai lan den do...noi do co nhieu an tuong voi toi trong thoi niem thieu.....long khong khoi bui ngui khi nghi den canh phai chia tay voi TX TAX....hy vong day chi la su dung lai de chuan bi cho viec xay dung cong trinh Mẻtro ...ai no long nao ma pha bo di mot cong trinh Van Hoa co tu bao doi nay....cam on Tac Gia Bich THuy da goi lai nhung ky niem dep cho nguoi Saigon...
08/09/201422:30:18
Khách
Nhân mùa Tết Trung Thu,đọc bài này gợi nhớ nhiều về những mùa TT lúc bé thơ nơi quê nhà!Ai cũng có cảm giác rước đèn TT thật dễ thương!Cũng như bộ mặt của SG bị biến dạnng với thời gian.Nỗi lòng tác giả cũng là niềm trăn trở của biết bao người dân SG xưa và nay.Đúng là "Sẽ chỉ còn trong cổ tích" thời @.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,162,176
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Bài viết thứ tư của bà kể về nỗ đau của “những ngày tháng Tư xưa ào ạt dày vò.”
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County.
Cuối tuần này, 20 và 21/04/2019, chương trình thăm viếng và an táng “Ó Đen” Lý Tống được tổ chức tại nghĩa trang Westminster Memorial Park, Orange County. Xin mời đọc bài viết đặc biệt của Sapy Nguyễn Văn Hưởng.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westmister. Tham dự Viết về nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã lần lượt nhận giải Đặc Biệt 2016, giải Danh Dự VVNM 2017 và giải Vinh Danh Tác Phẩm 2018.
Tác giả một mình vượt biển giữa thập niên 80 khi còn tuổi học trò. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, cô nhận giải danh dự 2001. Bốn năm sau, nhận thêm giải vinh danh tác phẩm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của cô cho mùa Phục Sinh và Tháng Tư 2019.
Tác giả quê gốc Kinh 5 Rạch Giá, hiện là cư dân Seattle, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2010. Ba bài đã viết là chuyện 30 năm của gia đình bà: Vượt biển tới đảo tị nạn, sau 7 năm chờ đợi, bị buộc phải hồi hương. Nhờ chương trình ROV, gia đình vẫn tới được nước Mỹ, và với sức phấn đấu chung, tất cả đã đứng vững.
Tác giả sinh năm 1957, cư dân Santa Ana, đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ với những bài viết cho thấy tình thương yêu và ý chí của một gia đình Việt Nam trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Nhạc sĩ Cung Tiến