Hôm nay,  

Hai Mảnh Đời Lưu Lạc

27/07/201400:00:00(Xem: 13988)
Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 4287-14-29687vb8072714

Sao Nam Trần Ngọc Bình, nguyên sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo, là một trong những tác giả thân quen với bạn đọc Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả sách “Hành Trình về Phương Đông” do “Xây Dựng” xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn “Within & Beond” do tác giả viết vằng Anh ngữ.

* * *

Tháng 11 năm 1991 gia đình tôi định cư tại Santa Ana, CA, ngơ ngơ ngác ngác như chim lọt vào rừng hoang thì được mời dự đám cưới của người quen ở thành phố San Diego.

Nếu không có con trai tôi cùng đi tôi cũng đành từ chối vì rõ ràng tôi như con cá bị quẳng lên bờ. San Diego cách Santa Ana không xa, chỉ lối 2 giờ lái xe thôi. Đó là đối với người đã quen nước, quen cái chứ còn với “con cá lên bờ” như tôi thì trở ngại vô cùng, biết đường nào mà tới.

Thế rồi tôi cũng đến được đám cưới nhờ chàng con trai đã may mắn vượt biển an toàn từ lúc tôi còn ở tù.

Trong buổi tiệc cưới này vợ chồng chúng tôi được xếp ngồi bên cạnh một cô lối hơn 30 tuổi. Trong câu chuyện, cô cho biết cô đã có một cuộc tình dang dơ, sau đó may mắn vượt biển thành công cùng với đứa con trai riêng. Tại hãng cô làm cô gặp người chồng Mỹ hiện nay. Anh làm quen và mời cô đi ăn. Mỗi lần mời cô đi ăn anh không quên nhắc cô dẫn theo đứa con trai riêng của cô.

Một thời gian sau anh ngỏ ý xin cưới cô làm vợ, thấy anh chí tình, đẹp trai, đối xử với con riêng của cô rất tốt nên cô nhận lời cầu hôn của anh. Bây giờ cô đã có hai con gái với anh và cuối tuần khi cô phải làm overtime thì anh đi chợ mà là chợ Việt.

Món ăn mà anh chồng Mỹ này thích nhất là canh dưa chua nấu với thịt bò. Mỗi lần anh chồng đi chợ thì cô viết một cái “Sớ Táo Quân” cho anh mang theo ra chợ. Các cô, các bà ở chợ Việt rất tận tình, vui vẻ giúp ông Mỹ có vợ Viêt này đi chợ thành ra cô không ngại chồng cô mua lầm đồ ăn khi đi chợ.

Tôi hỏi cô:

- Thế các cháu nói tiếng Việt hay tiếng Anh?

Rất mau mắn cô nói:

- Anh chờ một chút nhé!

Rồi cô vẫy tay về phía bàn ăn ở phía xa tức thì có hai bé gái tóc vàng, mắt xanh mau mắn chạy tới. Rất dịu dàng, sự dịu dàng của một bà mẹ thương con, cô nói với hai bé:

- Hai con chào ông đi con!

Cả hai cô bé không đợi bà mẹ nhắc lần thứ hai, khoanh tay, cúi đầu, hướng về phía tôi, cất tiếng chào rất sõi bằng tiếng Việt:

- Con chào ông!

Trố mắt nhìn bà mẹ vì ngạc nhiên, tôi hỏi:

- Cô đi làm hãng, chiều về mệt lử rồi, lại còn lo cơm nước. Vậy làm sao cô có thì giờ dạy các cháu tiếng Việt?

Rất thản nhiên như là chuyện đương nhiên phải vậy, cô trả lời:

- Dạ, thưa có gì đâu, mỗi lần em nói với các cháu, ngay lúc cháu mới sanh ra, tuy chưa biết nói, em vẫn nói với các cháu bằng tiếng Việt. Dần dà theo năm tháng các cháu quen dần dần mà thôi. Ngay cả khi các cháu theo học ở nhà trẻ khi trở về nhà các cháu nói gì với em bằng tiếng Anh em không trả lời mà bảo các cháu bằng tiếng Việt: “Con nói với mẹ bằng tiếng Việt đi!”

Rồi cô tiếp:

- Thế là em tập cho các cháu khi nói chuyện với mẹ thì nói bằng tiếng Việt còn nói với bố thì dĩ nhiên các cháu nói bằng tiếng Anh.

Tôi hỏi lại:

- Thế thì mục đích của cô là gì khi cô muốn các cháu nói tiếng Việt với cô?

Mau mắn và kiên quyết, không úp mở, giản dị như hai với hai là bốn, với niềm hãnh diện hiện ra trên nét mặt, người mẹ trẻ nói:

- Chỉ vì một điều giản dị là em không muốn các con em gọi em bằng “mày.”

Nghe cô nói tôi thật sự ngạc nhiên, không ngờ người mẹ này hiểu cách sử dụng từ “you” trong tiếng Anh như vậy vì theo cô từ “you khi nói qua tiếng Việt có thể hiểu là “anh, chị, cô, bác, mày, tao, mi, tớ” tùy theo đối tượng và ngữ cảnh.

Từ “you” trong tiếng Anh là từ của sự bình đẳng, cha mẹ gọi con là “you” con cũng gọi cha mẹ là “you.” Vậy khi xử dụng từ “you” thì giữa cha mẹ và con cái không có cái trật tự tự nhiên phải có giữa đấng sinh thành và con cái như trong cách xưng hô của người Việt Nam ta.

Câu chuyện người mẹ trẻ dạy con trên đây làm tôi nhớ mãi. Xin kể thêm một bà mẹ khác.

Bà LL thì lại là người cẩn thận vô vùng. Vốn là nhà giáo bà đã may mắn theo gia đình di tản sang Mỹ trước ngày nước mất nhà tan. Khi đọc được mẩu tin về cuốn sách “Within & Beyond” của tôi, bà viết email đặt mua sách liền. Bà viết “...Thấy cuốn sách viết bằng Anh ngữ của một người Việt Nam, LL order ngay. Mặc dầu chưa đọc, nhưng LL muốn mua ngay lập tức, để cho ông xã LL thấu hiểu thêm một chút về VN. Rồi lần lượt LL sẽ mua thêm để tặng hai con trai của LL, để chúng hiểu thêm cuộc chiến trước 75, và vì sao người miền Nam phải sẵn sàng trả giá bằng cái chết để đổi lấy hai chữ TỰ DO. TỰ DO không phải là thứ bỗng nhiên mà có, mà đánh đổi bằng xương máu và nước mắt.


LL tâm sự “Trước 75 LL chỉ là cô giáo nhỏ trong một trường Tiểu Học ở Gò Vấp Saigon. Trong trường chỉ là con cái của những bậc phụ huynh ra trận chiến đấu hay các em chỉ là các trẻ mồ côi, cha mất trên trận địa, mẹ ở nhà gồng gánh nuôi con. Các em thiếu thốn mọi thứ, nhất là tình cha. Vì nhìn thấy cảnh đó nên LL tự bảo mình không nên lấy chồng là lính, lỡ mai mốt trở thành thiếu phụ ai nuôi con mình? Nên LL không có bồ, hay có ai theo đuổi cũng sợ lắm.

Đến khi qua tới nước Mỹ, tuổi cũng kề 30 rồi, chị em trong nhà hối thúc lấy chồng… Nhưng LL cũng không tìm thấy ai là VN để “tề gia”. Khi gặp người bản xứ thì LL trả lời OK sau khi anh chàng hỏi muốn lấy làm vợ. Rồi từ làm vợ đến làm Mẹ, LL vẫn quyết giữ nề nếp VN

Nhắc tới hai con trai, Bà LL cho biết ngay khi chúng mới 2, 3 tuổi là Bà đã phải tập cho chúng nói và nghe tiếng Việt. “Ở nhà LL chỉ trả lời khi nào các con hỏi bằng tiếng Việt,còn nói tiếng Anh thì LL làm ngơ. Dạy chúng nói, chào hay cách nói chuyện với ai, chúng cũng hiểu.”

Nhờ vậy, các con của Bà LL không chỉ nói mà còn đọc được tiếng Việt, dù gia đình Mỹ Việt này sống ở cái nơi không hề có cộng đông người Việt.

Có thể thấy, nếu con cái không nói được tiếng mẹ đẻ của chúng, thì quan hệ mẹ con làm sao có thể thân gần được. Sợi dây ràng buộc tình mẹ con chính là tiếng mẹ đẻ, tức là tiếng Việt vậy.

Ngoài trường hợp đặc biệt của hai bà mẹ kể trên, còn biết bao bà mẹ khác vẫn lặng lẽ thực hiện cái việc nhẹ nhàng mà không kém khó khăn này bằng nhiều cách thức khác. Dù bận rộn trong đời sống tất bật ở Mỹ, nhưng mỗi cuối tuần, các bà vẫn cố gắng chở các con mình đến lớp học Việt ngữ ở chùa, nhà thơ. Sau đó hàng ngày ở nhà vẫn kiên nhận tập cho các con nói tiếng Việt, đọc chữ Việt. Đây đúng là công việc “đội đá và trời” của các ba. Dù không có những tác phẩm viết về việc bảo tồn tiếng Việt ở Mỹ nhưngchính các bà lại là những người đã góp phần hữu hiệu trong việc gìn giữ tiếng Việt, cội nguồn văn hoá Việt.

Nước Mỹ là đất của cơ hội và của sự hòa nhập thường được ví với cái melting pot. Di dân tới đất này, chỉ sau một hai thế hệ sẽ trở thành người Mỹ, mang tên Mỹ. Dù có còn mang cái họ gốc Việt nhưng nếụ không hiểu tiếng Việt, chữ Việt thì làm sao kết nối được với văn hoá cội nguồn của mình.

Sự lợi ích mọi mặt của việc nói được hai hay ba ngôn ngữ khác nhau đã được nhìn nhận từ lâu. Điều ai cũng biết mà vẫn cần được thường xuyên nhấn mạnh, là chính các bậc cha mẹ -đặc biệt là các bà mẹ, bà ngoại, bà nội- là những người có thể trực tiếp giúp đỡ con cháu mình nhiều nhất trong việc học ngôn ngữ.

Tôi còn nhớ khi còn ở Miền Nam Cali có lần đã được đọc một bài trên tờ The Orange County Register kể lại câu chuyện một gia đình mà người mẹ là người gốc Pháp còn ông chồng gốc Latin. Bậc cha mẹ này đã tập cho các con mỗi lần nói chuyện với mẹ thì phải nói bằng tiếng Pháp còn với bố thì nói bằng tiếng Tây ban Nha. Khi các cháu tới trường thì nói chuyện với thầy, cô giáo và bạn bè bằng tiếng Anh, dĩ nhiên! Thành ra con em trong gia đình này dễ dàng nói được ba thứ tiếng, nhờ có sẵn hai ông thầy và bà thầy “mì ăn liền” ở nha.

Sinh ngữ không những làm giàu kiến thức mà còn giúp ta kiếm được việc làm dễ dàng đó là thực tế của đời sống. Mỗi lần về Cali thăm các con, tôi thường thấy nhan nhản các quảng cáo cần người nói được ba thứ tiếng: Việt, Anh, Quảng Đông!

Một ông bác sĩ Việt có bà vợ người Hoa gốc Singapore cũng là bác sĩ ở Thành Phố H. bên Texas phòng mạch lúc nào cũng tấp nập thân chủ người Việt và người Hoa!

Một cô em của anh bạn làm trong Sở Di Trú bên Cali nhờ học chương trình Pháp lúc còn ở Việt Nam trước 1975 nên mỗi khi cần cô đều được Sở nhờ dịch giúp những giấy tờ liên quan đến công dân Mỹ gốc Pháp!

Riêng cá nhân tôi, khi hãng tôi cần người làm thông dịch cho chương trình về hưu 401-K thì Hãng đã nhờ tôi làm thông dịch cho các đồng nghiệp người Việt của tôi.

Ngoài hai bà mẹ Việt lấy chồng bản xứ mà vẫn giúp con nói được tiếng Việt, còn biết bao bà mẹ Việt khác cũng đang làm cái chuyện “đội đá vá trời ” này.

Xin vinh danh các bà mẹ Việt tại Mỹ và hải ngoại đang lặng lẽ giúp con cháu duy trì tiếng Việt, văn hoá Việt.

Sao Nam Trần ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,576,396
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ XVIII. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Stephen Paddock, kẻ vừa xả súng tàn sát ở Las Vegas ngày 01 tháng 10, đã đặt phòng tại khách sạn Blackstone cao 21 tầng, nhắm xuống lễ hội âm nhạc Lollapalooza ở Chicago trong tháng 8 vừa qua. Đó là nội dung bài viết mới của Nguyễn Anh Nguyên. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa, từng có hơn một năm sống tại Chicago. Bài viết mới của ông đề cập tới việc
Tác giả định cư tại Mỹ 24 năm, tốt nghiệp đại học tổng hợp, hiện đang là cộng tác viên của một đài truyền hình nhưng chỉ mới bắt đầu dự viết về nước Mỹ từ Tháng Bảy 2017, với bút danh Như Nguyện, bài “Nước Mẹ, Nước Con.” Bài viết thứ ba của cô là chuyện dân Mỹ tự nguyện xếp hàng hiến máu, sau vụ thảm sát tại Las Vegas.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, bài mới của tác giả mo tả nhiều chi tiết sống động, hữu ích.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Thăm dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ ba của ông là một chuyện tình nhẹ nhàng.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Bài viết mới của tác giả nói lên đời sống chật vật của những người Việt tị nạn đầu tiên trên đất Mỹ, đồng thời đề cao tình yêu và sự ngưỡng mộ của mình đối với nước Mỹ. Bài nầy là chuyện tiếp nối cho tự truyện “Du Học Mỹ Năm 1975”. Tác giả tham dự VVNM năm 2015, được giải Danh Dự năm 2016 và giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả năm2017. Lúc còn trẻ tác giả là một chuyên viên kỷ thuật. Khi về hưu ông tiêu khiển với thú viết truyện. Ông đang định cư ở Orange County.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về một ngày thu, cảm tác lúc giao mùa.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Với cách viết như nói chuyện trực tiếp, bà vui vẻ tự sơ lược về mình: Đinh Nguyễn Thi ở nhà gọi là The. Có chồng hai con. Năm nay mới 61 tuổi. Học xong lớp 9 trường làng. Ở nhà được cha mẹ nuôi. Qua Mỹ năm 1985, sau đó 3 năm có người đòi rước về nuôi đến nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến