Hôm nay,  

Kẻ Đào Tẩu

25/07/201400:00:00(Xem: 13494)

Tác giả: Long Châu
Bài số 4285-14-29685vb6072514

Tác giả tên thật Phan Kỳ Long, vượt biển sang Mỹ năm 1990, hiện sống và làm công việc của một kỹ sư điện toán tại tiểu bang Oregon. Với bút hiệu mới là Long Châu, ông từng nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2006. Bài viết gần đây nhất của ông là “Liễn Buồn Nha Trang” từ 2009. Sau mấy năm vắng tin, bài mới của Long Châu là một chuyện tuy ngắn nhưng cách kể linh hoạt, sống động. Mong ông tiếp tục viết.

* * *

Trưa nay, đang đi công chuyện, tình cờ chạy xe ngang nhà, nhớ quên ít đồ, ghé về, chợt thấy chiếc xe bà cô 80 tuổi đậu trước garage, một chiếc xe Mỹ đậu sát ngay sau. Em Mỹ vừa thấy tui xuống xe, liền xông tới, vẻ mặt bực bội.

- Bà này là ai của mày?

- Ơ, cô của vợ tao, có gì không?

- Bà này ở đây?

- Không, ở chỗ khác, sao có chuyện gì?

- Bả tông hai chiếc xe, rồi cố tình chạy trốn, người bị đụng đã gọi 911, cảnh sát sẽ đến đây ngay bây giờ, tao là người làm chứng, chạy theo bả, để bả không trốn được.

Tui hết hồn.

- Cái gì? Chắc có sự hiểu lầm. Tui cố gắng giải thích.

Quay ra hỏi bà cô:

- Tại sao cô đụng người ta, lại bỏ chạy, tụi cảnh sát sẽ bắt mình vì tội "hit and run" đó. Thôi, cô vào nhà nghỉ đi, để con tìm cách giải quyết.

- Đâu có, cô đâu có đụng ai, thôi cô vô nhà, chóng mặt quá.

Tui nhìn xe bà cô, thấy xe bị đụng bể nát đèn, bung nắp hood phía bên trái, lẩm bẩm "trời ạ, đụng cỡ này, mà bà cô nói không có đụng ai"

Cùng lúc đó, ba chàng cảnh sát, mặt đằng đằng sát khí, ập đến. Một chàng móc cái còng số 8 ra.

- Yêu cầu dẫn người đụng xe chạy trốn ra. She is under arrest....

Tui cố gắng giải thích:

- Bà cô tao già rồi, mắt kém, lỡ đụng xe, chắc bả sợ, chứ không cố ý chạy trốn đâu.

Chàng cảnh sát trẻ cao cỡ 6.2f, lừ lừ bước đến trước mặt tui, gằn giọng.

- Đừng nói nhiều, yêu cầu dẫn người đụng xe ra.

Thấy bà cô đang ngồi run lập cập trong nhà, tội nghiệp quá, trời thì đang mưa, tui vòng trở ra, nói với tụi cảnh sát.

- Mày có thể vô trong nhà, gặp bà cô tao được không?

Chàng cảnh sát thứ 2 lớn tiếng, vừa mở bao, móc súng ra.

- Không được, yêu cầu người đó bước ra đây ngay lập tức (chắc hắn sợ vô nhà, bị bà già tấn công!)

Tui hoảng hồn chạy vội vô nhà, dìu bà già, đang run lẫy bẫy, lụm khụm đi ra, cố ý cho tụi cảnh sát thấy, bà già không có gì đe dọa tụi nó.

Chàng cảnh sát thứ ba trờ đến, có vẻ là người chỉ huy hai anh cảnh sát trẻ. Hắn chợt nhìn tui đăm đăm.

- Hình như tao gặp mày ở đâu rồi?

Tui cũng thấy hắn quen quen, trong tình hình dầu sôi lửa bỏng, rất muốn "thấy người sang bắt quàng làm họ" để giải cứu bà cô, nhưng kẹt nỗi, không nhớ ra gặp hắn ở đâu.

Hắn hỏi.

- Mày có làm cho một salon tên Poshe nằm trên đường Cornelius Pass?

Mừng quá, tui nói nhanh.

- Dạ đúng rồi, mày đến đó cắt tóc?

Chàng cảnh sát chỉ huy, cười to.

- À, tao nhớ ra rồi, mày và tao có lần nói chuyện, lúc tao đang chờ cắt tóc, mày là chồng Lily, Lily là người cắt tóc cho tao hơn mười năm nay.

Lúc đó tui mới nhận ra đó là Ken, bình thường Ken vào tiệm, mặc quần áo thường, nay mặc đồ cảnh sát, nên nhìn không ra.

Thế là xong, hắn quay sang nói hai chàng cảnh sát.

- Tao quen thằng này, let me handle the case.

Ken nói với tui.

- Bà cô mày may mắn lắm đó, tụi nó định bắt bả, tịch thu bằng lái luôn, thôi, mày dặn bả lái xe cẩn thận. Tụi tao để tùy gia đình quyết định, vấn đề có cho bả tiếp tục lái xe nữa hay không. Rồi hắn đưa tui incident report, để báo cáo cho bảo hiểm xe của bà cô, bồi thường cho hai chiếc xe kia. Ken hỏi thêm:

- Bà cô mày có số phone để liên lạc?

Tui quay sang hỏi bà cô, tội nghiệp bà già vẫn chưa hết hoàn hồn.

- Có có, 503-....

Hú hồn cho bà cô, trời mưa to, tui hỏi bà cô chạy đi đâu giờ này, quờ quạng quất hạ gục luôn hai chiếc xe Mỹ.

- Cô đi kiếm nhà thờ mới, trời mưa lớn quá...

Con chiên gắng đi tìm nhà Chúa gặp nạn tai, chắc Chúa thương, sui khiến cho người cảnh sát tên Ken xuất hiện cứu giúp cho chăng? Tôi nghĩ thầm, buổi trưa nay, nếu không ghé về nhà bất ngờ và không gặp người cảnh sát tên Ken, bà cô chắc phải ngủ ở khách sạn nhà nước tối nay, chờ thằng con trai bão lãnh ra sáng mai!

Nhóm cảnh sát vừa lên xe rời khỏi nhà, bà cô chợt hốt hoảng thều thào.

- Chết rồi con ơi, run quá, cô cho cảnh sát số phone sai rồi, area code của cô là 971 chứ không phải 503!

Trời ạ, kẻ đào tẩu, nay thêm cái tội lừa gạt nhân viên công lực nữa.

Long Châu

Ý kiến bạn đọc
29/07/201400:01:01
Khách
Cảm ơn các bạn đã cho ý kiến, đây là câu chuyện thật 100% mới xảy ra tuần trước, còn thiếu 1 chi tiết may mắn cho nhân vật chính, viên cảnh sát tên Ken còn tha cho bà cô một cái ticket cũng khá $$$, chỉ vì là khách quen của bà xã.
28/07/201414:26:21
Khách
Thank you for giving you a very lovely family story. Even MC NN Ngan would have admired your sense of humor.
28/07/201403:45:08
Khách
Sự sợ hãi là nguyên nhân gây phạm tội! (Dù là tín đồ). Cám ơn Long Châu đã ghi lại một trạng thái thật về tâm lý nhân vật. Dù câu chuyện có thể là hư cấu.
Hồng Đức.
25/07/201415:54:17
Khách
Đúng là già lão thì lẩm cẩm..tai điếc mắt mờ, đấu óc lãng đãng, anh Châu nhỉ? Sống lâu thì phải chịu vậy thôi. Chết trẻ thì được tai mắt trí óc nhạy bén. Luật bù trừ. Đâu có gì là perfect ở cõi đời này.
25/07/201415:11:42
Khách
Truyện hay và vui quá! Xin cảm ơn tác giả Long Châu.
Mímoa Phương Vinh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,570,283
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến