Hôm nay,  

Lá Cờ Của Em

24/07/201400:00:00(Xem: 10939)

Tác giả: Thái NC
Bài số 4284-14-29684vb5072414

“Năm 1975, chiến tranh chấm dứt. Cờ đỏ chiến thắng, đem chuyên chính vô sản trải khắp non sông từ bắc chí nam. Cờ vàng thất cơ làm người tỵ nạn lưu vong năm châu bốn bể. Lịch sử đã trôi qua, nhưng ngẫu nhiên hay định mệnh, hai lá cờ vàng và đỏ lại đụng độ nhau trong một lớp học nhỏ bé tại xứ Hoa Kỳ này.” Trên đây là trích đoạn từ bài viết của Thái NC., tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.

blank
Một học sinh Việt Nam vẽ 4 biểu tượng em chọn cho nguồn cội của em: Lá cờ hiện tại của Việt Nam nền đỏ sao vàng, bản đồ nước Việt Nam, chiếc nón lá, và phong pháo tết. Đến phiên con gái tôi, cháu vẽ 3 biểu tượng bằng hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi, dưới lá cờ vàng, trên cánh đồng lúa. Hình: Bản vẽ của Valerie Nguyen.

* * *

Ngày 20 tháng 7 cách nay đúng 60 năm, hiệp định Geneve (Thụy Sĩ, 1954) lấy dòng sông Bến Hải tại vĩ tuyến 17 chia đôi đất nước. Từ đó, có hai quốc gia Việt Nam dưới hai ngọn cờ khác nhau. Cờ đỏ sao vàng cho miền Bắc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hỏa, và cờ vàng ba sọc đỏ cho miền Nam Việt Nam Cộng Hòa.

Suốt 21 năm đằng đẵng, hai lá cờ này nồi da xáo thịt. Năm 1975, chiến tranh chấm dứt. Cờ đỏ chiến thắng, đem chuyên chính vô sản trải khắp non sông từ bắc chí nam. Cờ vàng thất cơ làm người tỵ nạn lưu vong năm châu bốn bể.

Lịch sử đã trôi qua, nhưng ngẫu nhiên hay định mệnh, hai lá cờ vàng và đỏ lại đụng độ nhau trong một lớp học nhỏ bé tại xứ Hoa Kỳ này.

Đầu năm học, lớp con gái tôi được cô giáo cho làm một project như sau:

“Hoa Kỳ là một Hợp Chủng Quốc. Mọi người, trừ một thiểu số rất nhỏ là người bản xứ, tất cả đều có nguồn gốc ông bà tổ tiên từ nơi khác đến đây lập nghiệp. Trong môt ô vuông khoảng 5 x5 inch, mỗi học sinh phải vẽ 3 hay 4 biểu tượng về nguồn cội của mình. Cùng với hình vẽ mỗi em có 3 đến 5 phút đứng trước lớp trình bày cho các bạn biết biểu tượng mà em vẽ đó là gì, và tại sao em chọn nó.”

Lớp có khoảng 30 học sinh, quá nữa có nguồn gốc nước ngoài như Tầu, Nhật, Phi, Đại Hàn, Ấn Độ, Mễ Tây Cơ… và dĩ nhiên là cóViệt Nam.

Một học sinh Việt Nam vẽ 4 biểu tượng em chọn cho nguồn cội của em: Lá cờ hiện tại của Việt Nam nền đỏ sao vàng, bản đồ nước Việt Nam, chiếc nón lá, và phong pháo tết.

Đến phiên con gái tôi, cháu vẽ 3 biểu tượng bằng hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi, dưới lá cờ vàng, trên cánh đồng lúa.

Em trình bày trước lớp như sau:

“Hình ảnh hai phụ nữ cưỡi voi là huyền thoại lịch sử của Hai Bà Trưng, hai vị anh thư được ngưỡng mộ nhất của Việt Nam, và cũng của em. Hai Bà Trưng luôn được gắn liền với hình ảnh cưỡi voi chiến, lãnh đạo cuộc cách mạng đầu tiên của người Việt chiến thắng sự đô hộ của người Tầu. Một thi nhân thế kỷ thứ 15 đã nói rằng: Giới tuấn kiệt mày râu cũng phải cúi đầu khâm phục và tự hào về hai bậc nữ lưu đã can đảm đứng lên đấu tranh cho đất nước. Cho đến ngày nay, Hai Bà Trưng vẫn là một biểu tượng cho sức mạnh và tinh thần chiến đấu của người Việt, nhất là giới phụ nữ.”

Nguyên văn bài viết:

The two women riding elephants represents the legend of “Hai Ba Trung” or the Trung Sisters. The Trung Sisters are two of Vietnam’s most celebrated women, and my personal favorite Vietnamese heroines. They are often depicted riding into battle on war elephants. The story goes that the two women led the first great revolt against the tyrannous Chinese rule of Vietnam and led the army to victory. A 15th century poem states "All the male heroes bowed their heads in submission; only the two sisters proudly stood up to avenge the country.” They still stand as a symbol of the strength and fighting spirit of Vietnam and its women.)

Ngay sau khi em trình bày, các bạn trong lớp thắc mắc cờ Việt Nam các em được biết là nền đỏ sao vàng, tại sao lại có lá cờ Việt Nam khác màu vàng này?

Dù không biết gì về hiệp định Geneve 20 tháng 7, sông Bến Hải, hay cầu Hiền Lương… nhưng em đã giải thích với các bạn rằng:

Nếu là project nói về đất nước Việt Nam hiện tại, em sẽ dùng lá cờ đỏ sao vàng hiện nay là cờ chính thức của Việt Nam, nhưng đây là project nói về NGUỒN CỘI, và em đã sinh ra, lớn lên trên đất Mỹ, không liên hệ gì đến lá cờ đỏ đó

Vậy lá cờ vàng liên hệ gì đến nguồn cội của em?

Em giải thích thêm với các bạn:

- Nói về nguồn cội tức là nói về cha mẹ, ông bà. Cha mẹ em đều sinh ra và lớn lên tại miền nam Việt Nam, và lá cờ của miền nam lúc đó là lá cờ màu vàng có ba sọc đỏ. Ông nội và ông ngoại của em cùng từng chiến đấu và phục vụ dưới lá cờ này. Sau năm 1975 vì miền nam thua trận nên cả nước mới cùng có một lá cờ đỏ, và cũng vì vậy mà gia đình em đã phải tỵ nạn lưu vong sang đất nước này.

Cho nên đối với em, lá cờ màu vàng mới là biểu tượng của nguồn cội../.

Thái NC

Ý kiến bạn đọc
28/07/201422:03:54
Khách
Mong người Việt tị nạn cs ở hải ngoại, ai cũng dạy dỗ con cái mình được như cháu trong truyện mà tác giả ThaiNC viết. Cám ơn tác giả đã chia sẽ cùng bạn đọc.
28/07/201408:53:04
Khách
Cám ơn các bạn Le Chi, Saigonmylơve vu, Phuong Hoa, và Khôi An đã có lời ngợi khen cháu. Là ba mẹ của cháu, tôi rất cảm kích các thầy cô Việt ngữ mà cháu đã theo học hơn 3 năm trời. Chính các thầy cô Việt ngữ đã dạy cháu về sự tích Hai Bà Trưng.
26/07/201403:20:07
Khách
Bài viết mong đợi đã xuất hiện nhưng hơi ngắn hơn KhA nghĩ. Tuy nhiên vẫn rất hay và làm cho KhA ước mong có nhiều em bé gốc Việt khác có suy nghĩ chững chạc, đối đáp khôn ngoan như bé Valerie. Cám ơn anh chị đã dạy dỗ cháu về nguồn cội và lịch sử VN.
25/07/201420:34:55
Khách
Chào anh Thái,
Như Tôi đã nói lần trước cùng với nhóm VB Bắc Cali khi nghe về bài tập của cháu, đây là một cảm nhận tuyệt vời mà cô co.n gái dễ thương của anh đã học được từ cha mẹ. Thật là đáng ngưỡng mộ vô cùng! Chúc cháu tiếp tục phát triển sở trường và trí thông minh của cháu để tìm tương lai huy hoàng cho bản thân cháu trên đất nước tự do này! Cam ơn bài viết mà chúng tôi đã chờ "xuất hiện".
PH
25/07/201414:58:55
Khách
Nhờ xem bức tranh này mà em mới biết bà Trưng Nhị thuận tay trái :). Hy vọng những thế hệ sau này sẽ mãi nhớ về nguồn cội gốc Việt của mình. Cám ơn những phụ huynh như của bé Valerie.
24/07/201414:17:01
Khách
Tôi nhìn bức vẽ đơn sơ của bé Mà khâm phục cha mẹ bé đã Hun đúc lòng tự hào dân tộc cho một bé Viẹt sinh ra tại đây. Cám ơn tác giả đóng góp một bài ngắn mà thật sâu sác. Và cho toi gửi lời khen tới bé gái con anh.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,033,749
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.
Nhạc sĩ Cung Tiến