Hôm nay,  

Cậu Mỹ Đen Homeless

07/05/201400:00:00(Xem: 37332)

Tác giả: Phạm Hoàng Chương
Bài số 4205-14-29615vb4050714

Tác giả là một nhà giáo hưu trí, cư dân Riverside, đã góp nhiều bài viết đặc biệt cho giải thưởng Việt Báo từ năm đầu tiên, và nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới, một cảnh ngộ bên đường phố Mỹ cho thấy tấm lòng của tác giả.

* * *

Tháng Năm, trời Cali bắt đầu nóng dữ dội. David, một người bạn học cũ Mỹ trắng khá thân mời tôi lên Holywood dự party tại nhà.

Những năm 1987-1990, David học chung với tôi nhiều lớp ở Cal State University of Fresno, làm thân và hay rủ tôi đi chơi biển chơi núi mấy lần ở Santa Barbara và Josemite. Khi tôi xuống San Bernardino dạy, Dave có xuống thăm, sau đó xin vào làm cho IRS ở Fresno. Về hưu, theo vợ dọn về Holywood ở, thường gọi phone hay email thăm tôi luôn.

Hai giờ trưa thứ bảy, tôi lái xe theo xa lộ 101 lên tới nơi, vừa kiếm được một đường hẻm vắng gần nhà David trong khu Silverlake để đậu xe, thì thấy sau lưng có cái shopping cart đầy nhóc đồ linh tinh ở vệ đường, đàng sau có bóng một người nhỏ thó ngồi cử động. Đoán chắc lại Mỹ đen homeless, tôi lục bóp thấy có 2 đồng lẻ, móc ra rảo bước tới cho, thấy một thanh niên Mỹ đen còn trẻ, gầy ốm, hiền khô, ngồi núp nắng bên cạnh xe cart đầy nhóc chai nước nhựa, lon Coca và linh tinh. Thấy bàn chân phải nó da sần sùi đầy mụn đỏ để trần trên đất, chân kia xỏ dấu đút trong dép, tôi dang tay đưa tiền cho, mắt nhìn vào mấy ngón chân sưng húp. Nó xòe tay trái ra nhận, bàn tay hình như có tật.

- Em ở đâu mà tới đây lượm đồ recycle? Mỗi ngày kiếm đụợc một xe đầy như vậy hả?

- Not everyday...

- Nhiêu đây đồ bán đụợc mấy đồng? Đủ ăn một ngày không?

- Ba cái đồ này không đáng bao nhiêu. Có khi con lượm đụợc những thứ đắt tiền đổi lấy tiền, như cái gương mát này chẳng hạn. Bù qua sớt lại cũng tạm đủ sống.

Nó móc ra hai cái kính mát lên, đeo một cái vào mắt, đưa cái kia lên khoe:

- Chẳng hạn như mấy cái kiếng mát này...bán được khá tiền.

Mặt mày thằng bé coi cũng đựoc trai, hiền lành. Áo quần mặc kín, chỉ hở cổ và một bàn chân. Cái cổ ngăm đen, mọc đầy mụn nhọt sần sùi, lan cả ra sau ót. Tôi ái ngại hỏi:

- Có đủ mua food mỗi ngày không?

- Dạ đủ. Con tự lo được thức ăn qua ngày.

- Em homeless thế này, ban đêm ngủ ở đâu? Ở chung với đám homeless dễ lây bệnh của họ lắm...

- Không, con ở một mình. Con "built" cái lều ở một mình, góc đường Melrose và freeway....

- Police có tới đuổi, hay "harass" em bao giờ không?

- Lúc trước có, nhưng giờ thì thôi rồi...

Tôi thấy cổ nó phủ đầy mụn lở lói đen, nhìn xuống bàn chân phải thì sần sùi chai cứng khô khan, tò mò kéo chiếc dép bên trái ra coi, thấy mu bàn chân bên đó cũng đầy mụn đỏ, chai dày, không biết mắc thứ bệnh gì mà ghê vậy.

- Em mắc bệnh gì? HIV? AIDS? Cổ và chân như vậy là có vi trùng bệnh trong máu... không phải bệnh ngoài da... Có đi bác sĩ khám chưa?

- Có khám, nhưng không phải HIV. Con cũng không biết tại sao và bệnh gì.

- Có hút xì ke không?

- Có...

- Trời đất. Đừng. Em muốn chết hả? Sao cổ và chân em đầy mụn nhọt như vậy? Trong người có bị không?

- Không.

- Nghe nói kẻ hút xì ke lâu năm, cơ thể chống lại chất độc không nổi, xì mụn lở lói ra ngoài da rồi chết... Ăn uống thiếu chất bổ da cũng không có chất mỡ nhờn tiết ra bảo vệ che chở vi trùng xâm nhập, lại ở dơ không tắm cũng sanh ghẻ lở mụn nhọt. Nghe nói mấy ngừoi hút xì ke sợ nước lắm phải không?

Thằng bé không trả lời, nhìn đi chỗ khác.

- Phải năng tắm rửa thuờng xuyên, rửa chân cho sạch, thoa thuốc sát trùng, pommade trụ sinh,nếu không có, phải rửa bằng nước muối mỗi ngày. Muối rẻ lắm, mua 1 hộp khỏang một đồng. Hay rửa bằng achohol. Tiếc là tôi ở xa tới, không có đem theo thuốc gì cả trong xe. Em tắm rửa ở đâu? Vô các tiệm ăn lớn, cây xăng, có restroom, hay public rest rooms?

- Con hay tới mấy tiệm rửa xe cho khách, xin rửa giùm không lấy công, lợi dụng cầm vòi nước xịt lên mình kỳ cọ. Ở đó có cái sink.

- Em bao nhiêu tuổi? 20 chưa? Ba má ở đâu?

- Con 25 tuổi. Má bỏ rơi con hồi con còn nhỏ xíu. Ba con.. con cũng không biết là ai... Con sống sau đó với cha mẹ nuôi nhiều năm. Họ ở Los Angeles.

- Sao không ở với họ nữa? Có học nghề ngỗng gì không mà ra tự lập?

- Lớn rồi... phải ra đời tự lực cánh sinh. Trước con làm thợ mộc cho hãng...sau rồi kinh tế xuống, mất việc, lang thang, lây lất... đành chọn sống vô gia cư cho khỏe. Tới đâu hay đó...

- Còn anh chị em? Có ai không? Họ có giúp đỡ em không?

- Con có một anh một chị, nhưng họ đều ở riêng cả...

- Em phải săn sóc hai bàn chân, có bị diabetes không? Bị bệnh đó là cưa chân đó. Thế đi đứng, chạy có được không?

- Không có diabetes. Đi được, không đau mấy.

- Coi chừng có ngày chân làm độc, phải cưa chân, nằm chết đói một chỗ đó. Già còn được chính phủ bỏ vô nursing home nuôi, chứ trẻ như em...

- Hai bàn chân không đáng lo bằng bàn tay này. Năm ngoái con bị bọn "băng đảng" bắn trúng gân ở vai trái, khiến mấy ngón tay giữa co rút lại.

Tôi ái ngại rờ mấy ngón tay tàn tật, chỉ có ngón cái và út bình thừong, ba ngón giữa quặp lại, cứng và đen sạm.

- Tay này có cầm được đồ dùng lâu không?

- Có khi được, có khi không, gân yếu lắm..

- May mà bị tay trái. Em là right hander chứ?

- Vâng, con chuyên tay mặt, nhưng bàn tay trái bất lực như vầy nhiều khi cần cả hai tay hốt hay lựợm cái gì cũng vất vả lắm....

- Thôi, gân tay liệt thì bác sĩ chịu thua rồi, mình cũng không làm gì được, còn lại 2 bàn chân, còn đi đựợc, phải lo giữ. Em may là tay phải còn mạnh....có ngừoi cụt cả 2 tay. Trên mạng Internet, tôi thấy có người Tàu cụt 2 tay, què một chân mà mang chân giả,đi bắt ốc hái rau, nấu ăn và ăn cơm vẫn được. Họ dùng cái vai, cùi chỏ, cái cầm, cái miệng.... Họ cắn cái muỗng xúc thức ăn bỏ vô chén,dùng 2 cùi tay cụt ôm cái chén đưa lên miệng ăn....

Cậu Mỹ đen chăm chú nghe, chớp mắt cúi đầu nhìn xuống đất. Tôi hỏi:

- Tại sao em bị bắn? Chắc dính dáng gì tới bọn "băng đảng" buôn ma túy chứ gì?

- Em không dính gì tới băng đảng tụi nó cả...Cũng không biết nó có phải là băng đảng không....

- Tiền đâu mà em có để mua xì ke hút? Đồ recycle bây nhiêu đây bán giỏi lắm năm ba đồng, biết có đủ nhét bao tử không mà bày trò hút ma túy. Bỏ hút đi, em còn trẻ, cả một tuơng lai trước mặt, phải giữ sức khỏe để sống, rồi khi đau thân thể liệt bại, nằm một chỗ không có bạn bè gia đình bên cạnh, ai lo cho em?

- I am a hustler. Con tự lực một mình sống mấy năm nay như vậy đâu có sao...Tự xoay sở lấy một mình.

- Tại em còn trẻ, còn sức chống chọi, bệnh tật chưa phát, lớn lên chút nữa sẽ biết...Tôi thấy có kẻ ra các chỗ shopping center parking, cầm cái sprayer và miếng giẻ xin lau kiếng xe cho họ, khách cho một đồng nửa dồng, hay tới các cây xăng xin tiền lẻ...Em thử coi.

- Con cũng đôi khi có làm...nhưng cũng không được bao nhiêu...

- Có thiếu quần áo không? Tới xe tôi coi, có mặc thứ gì đựợc thì lấy mặc. Tôi có đem theo nhiều quần áo cũ còn tốt trong trunk sau xe.

Nó nghe nói đứng dậy, gầy ốm khẳng khiu, cao gần bằng tôi, bụng lép xẹp. Cái quần tây dài, rộng quá, tụt xuống tới đùi trên đầu gối; nó vội chụp lại, kéo lên, hỏi:

- Chú có pyjamas pants không?

- Cái gì? Quần áo ngủ hả? Sang vậy?

- Không...loại áo quần sweater, chạy bộ tập thể thao...

- Không, nhưng có mấy áo thun, hai cái quần tây chật, chắc vừa khít bụng em.

- Để em kiếm cái gì làm dây nịt....

Nó tới đống rác ai vất vưởng vãi bên vệ đường, bứt ra một mớ bao plastic cuộn tròn nối lại như sợi dây, tính luồn vô mấy móc lưng quần, cột lại. Tôi ái ngại cúi mặt lắc đầu:

- Thôi, bữa nào tao đem cho sợi dây belt. Bỏ, đừng mặc quần đó nữa.

Tôi dở cái nắp trunk lên, đưa mấy cái áo T-shirt cũ còn tốt, 2 quần tây. Nó cầm kê lên mũi ngửi coi có hôi không, kẹp vào nách, chợt thấy cái áo jacket ba màu nylon trong hốc, tỏ ý muốn xin luôn. Tôi bảo:

- Mùa hè nóng mà mặc chi áo này...

- Nhưng ban đêm ngủ lạnh lắm, cho con xin.

- OK, lấy đi.

Nó hí hửng ôm quần áo về lại chỗ cũ. Tôi mở cửa thấy mấy gói kẹo gương phết mè mua ở Costco, cất trong hộc xe để dành lúc đói, cầm mang lại cho nó ăn. Tội nghiệp, trai mới lớn mà ăn uống bậy bạ bữa đói bữa no, thiếu chất, ốm nhom,bụng xẹp lép, da mọc mụn sần sùi trên cổ trên ót, dưới chân như người cùi hủi. Tôi nhìn trong xe coi còn thứ gì đáng giá mang tới cho nó, tần ngần muốn ở lại thêm với nó năm mười phút, an ủi coi có giúp đuợc gì thêm cho nó, hỏi nó cần gì không, nhưng không có thuốc men hay thứ gì quí giá để cho, bèn hỏi:

-Tuần tới em vẫn quanh quẩn lượm đồ recycle ở khu này chứ? Tôi sẽ ghé tìm cho em thuốc men trị ghẻ và lotion...

-Dạ, cái lều con ở dựng ở góc đường Melrose và freeway 101,cũng gần khu này. Melrose đi thêm một block thì tới Santa Monica.

Tôi từ giã quay gót, đi bộ lên đồi tới nhà David, trong lòng nghĩ tới thằng bé da đen homeless mà tự dưng bùi ngùi. Tuần tới chắc phải lái xe tới đây tìm lại thằng bé đáng thương kia, mang theo thuốc men, vật dụng sinh họat cần thiết hàng ngày, trái cây, và chút ít tiền cho nó.

Hình ảnh cậu trai hiền lành bất hạnh ám ảnh mãi trong đầu tôi suốt con đuờng leo lên đồi nhà David.

Phạm Hoàng Chương

Ý kiến bạn đọc
29/09/201723:41:04
Khách
Article From Article Directory DatabaseWhite Sox Ventura Agree To Multiyear Extension RealGM WiretapThe Chicago White Sox have signed Robin Ventura to a multiyear contract extension. Instead, look up free resources online, and do it yourself.Whichever web hosting site is selected, the consumer needs to make sure that the company has superb security. You have to put in the legwork in order to see the profits start to roll in. All they need to do is set it up, collect the money and pay the bills.
[url=http://www.wholesalenfljerseysforcheapest.com/]Wholesale Jerseys China[/url]
08/05/201405:01:54
Khách
Truyen cam dong qua! Xin cam on anh Chuong da viet truyen nay.
08/05/201401:00:06
Khách
Excellent article! It reminds me of a passage from the Bible "For I was hungry and you gave me something to eat, I was thirsty and you gave me something to drink, I was a stranger and you invited me in, 36 I needed clothes and you clothed me, I was sick and you looked after me, I was in prison and you came to visit me" (Matthew 25:35)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,108,866
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài viết mới là chuyện ngôi nhà đã mất sau tháng Tư 1975.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới, với lời ghi của tác giả: Thương kính viết tặng để tưởng nhớ Anh Tư - Cố Đại úy Pháo đội trưởng Trương Văn C., Tiểu đoàn 183, Sư đoàn 18 Pháo Binh.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ. Phần cuối: Chuyện 30 Tháng Tư của sinh viên gốc Việt tại Đại Học Stanford 2015 - 2019.
Khôi An định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hãng Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đã nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài tác giả mới viết sau đám tang của Ó Đen Lý Tống.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây là bài viết thứ tư.
Tác giả hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến