Hôm nay,  

Tiệc Kinh 5 Hội Ngộ

30/11/201300:00:00(Xem: 28112)
Người viết: Nguyễn Viết Tân
Bài số 4073-14-29473vb7113013


resized-dsc-5118

Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, từng nhận giải bán kết và giải Việt Bút, hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Tác phẩm đã xuất bản: “Chuyện Miền Thôn Dã.” Bài viết mới nhất của ông kể về tiệc họp mặt của bà con Kinh 5 tại Quân Cam năm nay (hình bên).

* * *

Cộng đồng Kinh 5 rất vui mừng khi nhận được tin sơ Mary Nhung thuộc dòng khó nghèo của mẹ Têrêsa Calcuitta được bình an qua cơn bão dữ tại Philippine. Nhờ tin này mà năm nay, tiệc Kinh 5 Hội Ngộ ngày 24 tháng 11 thêm phấn khởi. Trước hết, số tiền hơn 7,000usd góp được trong ngày họp mặt đã được chuyến đến sơ Mary Nhung.

Đây là buổi tiệc họp mặt hàng năm của người cùng quê, gây quỹ giúp cho nhà thương Kinh 5 thêm hoàn chỉnh với máy Ultra Sound hiện đại nhất, có thể khám thai nhi, ung thư ngực, tắc mạch máu (stroke).... Máy này đã được gửi về tuần vừa qua.

- Cứu trợ nạn nhân cơn bão ở Philippine. -Tiếp tục giúp đỡ các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi.

- Giúp người cơ khổ có mái nhà che mưa nắng.

- Giúp gạo cho người già mất khả năng mưu sinh mà con cái không có, hoặc không thể tiếp tế cho cha mẹ già.

Sơ Phan Thị Ánh The thuộc dòng Saint Paul đang giúp nhà nuôi trẻ khuyết tật tại Phan Rang, nhân dịp qua Mỹ thăm gia đình ở San Jose đã về miền nam Cali để họp mặt với mọi người, vì từ ngày vào nhà dòng đã hơn 40 năm nay, sơ chưa hề gặp mặt lại hàng xóm láng giềng, cứ ở miết ngoài miền trung gió bão ấy mãi.

Năm nay tiệc được tổ chức tại nhà hàng Emerald Bay với 36 bàn, hơn năm ngoái 3 bàn.

Vì đã qua 3 năm kinh nghiệm nên năm nay tổ chức có vẻ văn nghệ văn gừng hơn, thế nên đã mời các ca sĩ Thanh Mai, Phượng Mai, Thảo Lee, Fatima, Khắc Minh, Khải Anh và..Tuấn Vũ.

Ban nhạc Atlantic Band với MC duyên dáng Jackie Lệ Hoa.

Thật không ngờ là khi khai mạc, có các ca nghệ sĩ khác đến chung vui hoặc góp thêm lời ca tiếng hát như Mỹ Lan, Bé Tí (của Thúy Nga Paris)...

Hào hứng nhất là màn tung hứng đấu giá những bình hoa, tranh sơn dầu, tác phẩm nhiếp ảnh giữa hai MC Mỹ Lan, Lệ Hoa và chủ nhân tiệm vàng Mai Ly cùng bạn hữu...

Cô Mai Ly hiến tặng và đem ra đấu giá đôi bông đang đeo trên tai mình giá là 1,200 với mức khởi đầu là 500. Người ta bỏ giá sôi nổi, vì với ai khác kia thì còn có thể nghi là của giả, nhưng của chủ tiệm vàng Mai Ly danh tiếng thì...ai lại làm thế.

Kết cục là Hoàng Anh đoạt giá cao nhất là 1,400 đô, được mời lên sân khấu, "cởi ra" từ cô Mai Ly và mang vào cho người yêu là Kathy trong tiếng vỗ tay và hô hoán của mọi người khi anh "nhỏ nhẻ" thưa rằng:

- Thưa chị Mai Ly, anh Tuấn Vũ... cho em xin rút lại lời hứa mua đôi bông này được không, vì hồi nãy em đang bị xỉn quá?

Không ai đồng ý cho Hoàng Anh rút lui vì "Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy".

Chúng tôi chân thành cám ơn anh Yersin, phu quân của ca sĩ Thanh Mai đã mang một tấm ảnh nghệ thuật của Aone photo ra đấu giá để ủng hộ Kinh5 Foundation. Thanh Mai và Fatima còn cho thêm CD để bán gây quỹ nữa. Nữ nghệ sĩ Phượng Mai cũng tặng CD của chị. Ngoài ra, tiệm hoa myKhan ngay kế bên nhà hàng Emerald Bay và chợ Mom cũng tặng hai bình bông lớn để đấu giá.

Anh chị Hiếu Lan của Western Insurance và Kathy Nguyễn không những ủng hộ 1 bàn với số tiền là 1 ngàn đồng, còn tặng thêm 2 coupons giá 250 mỗi cái. Ngoài ra chị Lan còn "thân chinh" đi bán vé rút thăm, số tiền lên tới 2 ngàn đồng.

Giải nhất do anh Đô (thế hệ một rưỡi của K5) ủng hộ là 1 TV "mắt ma" lớn đại chang.

Và có ai ngờ không? Vé rút ra từ một người khách, thì cháu bé con của Trưởng Ban tổ chức trúng mới lạ kỳ. Giá mà ban tổ chức bốc số thì còn nghi ngờ có tay trong.

Cháu mua có 20 vé mà lại trúng.

Sau cùng cháu tặng lại cái TV này, để bán lại cho thêm tiền vào quỹ.

Buổi trưa nay, khi chú Hà ghé nhà tôi để chở rượu wine, thấy có buồng chuối chín cây nên đốn xuống chở tới nhà hàng luôn. Quầy chuối chín vàng ươm coi rất đẹp, tôi đề nghị giá khởi đầu là 20 đồng, nó được vọt lên 50 đồng rồi tung qua hứng lại cứ lên cao mãi, vì nghe lời đồn là chính sơ Ánh The mang qua từ VN (Sao sơ gan vậy, không sợ bị phạt ở phi trường à). Và giá cuối cùng Nina đã mua là 550 đồng. Tính ra mỗi trái gần 3 đồng bạc, điệu này khi ăn phải ăn cả vỏ!

Có một trục trặc nhỏ đã xẩy ra làm tôi ái ngại quá. Số là khi quan khách đã vào bàn đông đủ, bữa tiệc đã khai mạc thì có một nhóm khách hơn 10 người tới trước cửa, tôi tiến ra xin mời vào và hỏi họ ngồi bàn số mấy, thì được trả lời là ban tổ chức mời nên không nhớ số bàn, và tiền bàn đã trả rồi.

Tôi hỏi là ai trong ban tổ chức mời, thì họ nói là chị Phương và chị Đào.

Tôi ngạc nhiên quá vì ban tổ chức không có ai tên là Phương và Đào, nhưng phía ngoài nhà hàng thì lạnh mà để đàn bà con gái đứng mãi cũng phiền, nên nói họ kêu điện thoại cho người mời, có phải đúng nhà hàng này và là tiệc gây quỹ của Kinh5 không. Họ nói đúng.

Thế là tôi đành mời vào và kêu thêm một bàn extra.

Mới ăn được một món, thì trong bàn có người kêu tôi ra ngoài nói nhỏ:

- Thành thật xin lỗi anh, người mời chúng tôi đợi mãi mà không thấy tới, bây giờ mới biết người ta cho sai tên nhà hàng, bởi vậy chúng tôi xin rút, nhưng biết đây là bữa tiệc gây quỹ giúp người nghèo, nên chúng tôi xin gửi lại 100.

Tôi cũng thông cảm cho họ và nhận 100 họ đưa. Kết quả, đành kêu nhà hàng "to go" bàn này. Cũng nhờ thế mà ban tổ chức có phần mang về lúc tan tiệc, vì chạy lăng xăng có ăn uống gì đâu. Mấy năm trước toàn là về nhà ăn mì gói. Xin cám ơn những khách đi nhầm nhà hàng.

Anh Vũ Hoàng Lân, đài PhốBolsaTV có tới quay hình và phỏng vấn khách mời và ban tổ chức, tôi tính trốn vì thấy mình không ăn ảnh, nhưng anh Yersin nói họ muốn phỏng vấn người có trách nhiệm, để nói rõ tôn chỉ, mục đích, đường hướng tương lai của Kinh5 Foundation.

Vì chưa sửa soạn trước, nên tôi ăn nói cũng va vấp nhiều.

Trả lời những câu hỏi của anh Lân, tôi cũng thú thật là hội chúng tôi không có ước vọng cao xa như những hội Bạn Người Cùi, hội Bác Ái Phanxicô, chỉ trong vòng người Kinh5 và thân hữu. Chúng tôi chỉ có thể giúp dân Kinh5 và vùng phụ cận, nhất là những người sau 1975 bị bắt buộc đi "Kinh tế Mới". Họ về sống trên bờ kinh ngang, không nghề nghiệp, ruộng nương, chỉ đi làm mướn, đánh lưới câu cá sống thắt thẻo qua bao năm nay, nghèo nàn so với người gốc Kinh5 từ hồi di cư năm 1954 khi cụ Ngô Đình Diệm đưa dân về khu Dinh điền Cái Sắn này.

Hội chúng tôi mới thành lập mấy năm nay, tiền bạc cũng không có nhiều, mà nhu cầu ở VN thì lớn, nơi nào cũng xin giúp đỡ, nhưng "Chiếu đâu mà trải khắp chợ".

Nhiều người cũng cho rằng đường sá, cầu cống, trường học, nhà thương là nhiệm vụ của chính phủ, nhưng nếu cứ mong đợi thì biết đến bao giờ người dân quê mới hết đói khổ.

Khi anh Lân thắc mắc là tiền gửi về VN có bị xà xẻo gì không? Có đến tận tay người khốn khó hay không? Tôi cũng tỏ bày rằng người Kinh5 có tới 90% gia đình có con cháu ra nước ngoài, những người còn ở lại được sự giúp đỡ của thân nhân nên có cuộc sống khá giả. Tiền gửi về thì chính những thiện nguyện viên bỏ công sức ra xây cầu, nhà cửa, trường học. Họ đã không lấy tiền công, mà thường thì cũng góp một nửa hay 1/3 chi phí cho công trình.

Ở đâu thì tôi không biết, nhưng đối với dân Kinh 5, ai mà tơ hào của công thì đó là một sự sỉ nhục cho gia đình và danh dự của cả Kinh 5 quốc nội lẫn hải ngoại.

Người ta thường nói "Phú qúi sinh lễ nghĩa" nhưng với người quê tôi, người khá giả đưa tay nâng đỡ người kém may mắn như trong Logo của Kinh5 Foundation là "Lá lành đùm lá rách".

Theo chương trình văn nghệ bữa tiệc năm nay thì mỗi ca sĩ sẽ lên hát hai ba tua, nhưng vì nhiều ca sĩ tới góp vui bất ngờ, nên mỗi người có một tua thôi mà đã đến gần 12g khuya. Ai cũng nói chương trình văn nghệ năm nay xôm tụ quá, các ca nghệ sĩ đã trình diễn hết mình.

Các bạn bè cùng khoá 5/69 và PĐ 233 cũng đến tiếp tay với chúng tôi. Bên Việt Bút thì có anh chị Trần Quốc Sỹ; Thụy Nhã và Fiance tham dự.

Riêng nhân viên công ty Intellipower đã đến tham dự 50 người. Hội Đức Mẹ Vô Nhiễm 30 người, trong đó có những Mạnh Thường Quân hào phóng như anh chị Chung-Phương, anh chị disigner Nancy-Lý..

Chúng tôi chân thành cám ơn tất cả qúi vị, thân hữu, các ca nhạc sĩ, ban nhạc, các thiện nguyện viên đã đóng góp công-của một cách tích cực và hào phóng, để bữa tiệc có được kết quả ngoài sự trông đợi.

Bởi vì ban đầu ban tổ chức chỉ cầu mong có đủ số khách cho 30 bàn, mỗi bàn kiếm được 100 sau khi trừ mọi chí phí. Nhưng không ngờ số khách tham dự đã đông hơn, mà mọi người đều mở lòng một cách rộng rãi hơn nên Qũy Bác Ái Kinh 5 Foundation đã sinh lợi thêm được hơn 12 ngàn. Ngoài ra, chúng tôi cũng gửi lời cám ơn đến tất cả quí vị đã góp bàn tay cứu trợ cho nạn nhân bão lụt bên Philipine, số tiền thu được là 6,750, nhưng LM Joseph phụ thêm nên được 7,400.

Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để chuyển tải tấm lòng yêu thương của quí vị đến nơi phải đến, hầu an ủi và nâng đỡ cho những người cùng khốn.

Hy vọng vào dịp lễ Tạ Ơn năm tới, chúng ta sẽ tiếp tục chương trình này và số người tham dự sẽ tăng gấp đôi.

Nguyễn Viết Tân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,238,431
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến