Hôm nay,  

Việt Tộc và Kinh Tạ Ơn

28/11/201300:00:00(Xem: 29028)
Người viết: Nguyễn Trung Tây
Bài số 4071-14-29471vb5112813


Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười, 2010. Ông là một Linh mục dòng truyền giáo Ngôi Lời thuộc tỉnh dòng Chicago, đang ở Alice Springs, Northern Territory, lo cho thổ dân vùng sa mạc đất đỏ Úc Châu, nơi những ngày này đang là mùa nắng lửa.

* * *

Ăn Lễ Tạ Ơn tháng 11 năm 2005 tại phố Louis xong, đầu năm 2006 tôi bỏ đi, lần này bay đi xa, xa ngàn dặm. Vậy là không còn dịp ăn thịt gà tây cho một ngày Lễ Tạ Ơn nữa. Ngoài trừ năm 2010 (?), tại vùng đất sa mạc nắng nung đốt cháy (đủ sức hoán đổi mầu đen tóc phương Đông), một gia đình Mỹ cùng hoàn cảnh xa xứ lái xe "thổ mộ" bám đỏ đất bụi ghé vào, mời tác giả tới nhà ăn mừng Thanksgiving với thổ sản thịt Kangaroo chiên vàng... Nói ra thì sợ thiên hạ mắng tác giả dạo này dở chứng, cám lợn dở hơi (!), bỏ nghề cũ, nhặt việc mới, vác lên đôi vai gánh than, mang đi rao bán khắp cùng thiên hạ, "Ai mua than!". Nhưng không nói thì ấm ách no hơi, bởi tối hôm đó, bữa ăn Tạ Ơn vẫn không được trọn vẹn; nó vẫn nhàn nhạt đầu lưỡi sao sao đó (!!!), cứ như cơm nguội thiếu nước mắm. Thì đấy, ba mặt một nhời, Úc Châu không phải Bắc Mỹ, tháng 11 mùa hè, nắng trời đổ từng gầu than lửa, đốt cháy cư dân sa mạc... Giời ạ! Thanksgiving mà không có thịt gà tây chiên vàng, không có bầu không khí giá rét lạnh run lẩy bẩy, không có lò sưởi cháy đỏ, nổ văng than hồng thì hỏng bét, rách việc (!), "đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi"...

Dòng thời gian đẩy tới, 2013, tính cho tới ngày hôm nay, chỉ còn mấy bữa nữa thôi, Lễ Tạ Ơn 28/11 lại ghé về thăm hỏi cư dân Hoa Kỳ. Ngồi trong văn phòng, nhìn ra khung cửa, nhận ra nắng hè đỏ lửa chói chang (như thường lệ), tác giả biết năm nay lại một lần nữa sẽ không ăn Lễ Tạ Ơn. Ngồi quởn quởn, không biết mần chi (hôm nay day-off), tác giả lôi một đống kỷ niệm bầy hầy mấy năm xa xứ ôn cố tri tân.

Năm 2006, khi đó trên vùng đất lạ, một mình một góc trời Mỹ, lạ lẫm với bầu không khí hè cuối năm Úc Châu, người xa xứ không ăn Lễ Tạ Ơn, nhưng lại no lời đồng nghiệp mắng cho mấy mắng. Khổ! Chuyện là như thế này, chiều hôm trước ngày Lễ Tạ Ơn 2006, vừa mới họp ban với đồng nghiệp Úc Châu xong, Mỹ con ngứa miệng nói (chia sẻ?), "Biết chi không... Ngày mai, người Mỹ tụi tớ mừng Lễ Tạ Ơn/You know... Tomorrow, we, Americans, celebrate the Thanksgiving..." Nói chưa hết ý, môi chưa kịp mở ra tròn đều cho chữ "ving", đồng nghiệp Úc Châu, chân mày nhăn nhăn, mở miệng cự nự, "You...You re really confused... The Thanksgiving is for Americans!" Ôi chu choa! Dễ thương quá! Mỹ con thế là tắt đài tựa "laptop" hết pin!!! Tối hôm đó, về tới nhà, không biết bởi no lời mắng mỏ hay bởi đời sống tha hương một mình một bóng trong khi Lễ Tạ Ơn đang về, xa xứ tự nhiên nhớ Mỹ da diết; nhớ bầu không khí mùa Lễ Hội lành lạnh cuối tháng Mười Một; nhớ gà tây chiên vàng nhồi thịt heo bằm công thức Việt Nam; nhớ chú gà tây được tha mạng tại tòa nhà Bạch Ốc; và đương nhiên nhớ nhất ý nghiã tuyệt vời của ngày Lễ Tạ Ơn...

Khởi đi từ những ngày đầu tiên khi di dân phương xa đặt chân tới bờ biển phiá đông, bản xứ Da Đỏ hào hoa mở cửa chào đón di dân. Bản xứ còn chỉ dẫn khách lạ cách thức trồng trọt trên vùng đất mới. Tạ ơn Ông Trời Bắc Mỹ, năm đó trúng mùa! Thế là bản xứ và di dân ngồi xuống bên nhau ăn ba ngày (?) bữa tiệc Tạ Ơn (có thể gọi là) đầu tiên vào năm 1621. Tiệc hôm đó, di dân dâng cao lời Kinh Tạ Ơn Ông Trời đã mang những chuyến tàu phương xa tới đất mới, tạ ơn Ông Trời cho tấm lòng hiếu khách của di dân, và tạ ơn Ông Trời cho trúng mùa. Dòng thời gian lịch sử trôi qua, người Mỹ quyết định tổ chức Lễ Tạ Ơn vào ngày thứ Năm cuối cùng của tháng Mười Một hằng năm. Cứ thế, tới ngày Lễ Tạ Ơn, từ bản xứ Da Đỏ cho tới con cháu của cả hai, di dân rễ mọc sâu và di dân mới tinh khôi, đều ngồi xuống bàn ăn tối cho bữa ăn Thanksgiving với lời Kinh Tạ Ơn,


We give thanks to God for all the blessings of the past year/Xin dâng lời tạ ơn cho những hồng ân của một năm qua.

Bởi tinh thần đặc biệt của ngày Lễ Tạ Ơn, dù là di dân nhập lậu hay hợp pháp, dù là đến từ Á Châu huyền bí xa xôi, hay Phi Châu thủy tổ nhân loại, hay Âu Châu văn hóa tây phương, hay Nam Mỹ hàng xóm sát bên, nếu đã có mặt ở Mỹ vào ngày Lễ Tạ Ơn, mọi người đều có quyền ăn mừng Thanksgiving, và nhập gia tùy tục, đều có bổn phận phải dâng lời Kinh Tạ Ơn trước khi thò ngón tay bốc, hay cầm đũa mộc gắp, hay nắm xiên sắt nhặt miếng thịt gà tây chiên vàng đưa vào miệng. Và nếu hiểu theo tinh thần tạ ơn như thế, Việt Tộc trên vùng đất mới dư thừa lý do để ngồi xuống quây quần bên nhau cho bữa ăn Thanksgiving hằng năm...

Tương tự như di dân của những năm 1621, Việt Tộc, từ phương trời xa xôi của những ngày 1975, ngơ ngác đặt chân lên vùng đất mới. Cũng những bỡ ngỡ với văn hóa lạ và thời tiết mới; cũng được bản xứ hiếu khách giúp đỡ, cũng những nhanh chóng hòa mình vào vòng quay nhanh nhanh của xã hội mới. Tháng ngày trôi qua, Việt Tộc mọc rễ; một nắng hai sương, hạt nẩy mầm, sau cùng vươn vai lớn mạnh. Từ những bàn tay trắng, hốt hoảng bỏ đi ngày nào, hôm nay là thương xá Việt Nam mọc lên tại Little Saigon Quận Cam, Thung Lũng San Jose, và Houston, Texas. Con cái di dân Việt nói song ngữ, tiếng Việt tiếng Anh, thành công vẻ vang tại học đường và công sở. Di dân Việt Nam trên vùng đất mới có (dư) nhà cửa, có việc làm, có tài chánh, có sức khỏe, và hơn hết có niềm tin, niềm tin vào mình và niềm tin vào tương lai. Với một vài điểm son vừa nhắc đến ở trên, di dân Việt Tộc trên khắp 50 tiểu bang, ngày Tạ Ơn tới, đều ngồi xuống, gia đình quây quần xum họp dâng lên Ông Trời lời Kinh Tạ Ơn,

"...Tạ ơn cho bầu không khí đầm ấm trong căn nhà mới tinh, kiếng cửa sổ còn bóng lộn. Tạ ơn cho chiếc xe mới nằm trong nhà xe còn đang thơm mùi sơn mới. Tạ ơn cho tiếng cười tiếng nói trong những căn phòng khách thơm tho mùi thảm mới... Tạ ơn cho gạo trắng cơm ngon. Tạ ơn cho những bữa cơm thơm nồng được nấu bởi bàn tay của ông của bà, của bố của mẹ, của chị của anh, và của cả những người em, em trai và em gái" (Và Lễ Tạ Ơn Tới, NTT).

Và đương nhiên, để có những thành công trên vùng đất mới, di dân Việt Tộc không thể quên lời Kinh Tạ Ơn,

"...Tạ ơn cho những con thuyền, những chuyến bay đã mang gia đình tới đất mới, trời mới" (Và Lễ Tạ Ơn Tới).

Bởi vững vàng niềm tin vào tương lai, Việt di dân cũng dâng lời Kinh Tạ Ơn,

"...Tạ ơn cho những thân hình lực lưỡng của những đứa con, con trai, mới ngày nào còn nhỏ xíu, nay vươn vai đứng dậy hóa ra thanh niên với những sợi râu mọc lưa thưa trên mép. Tạ ơn cho những đứa con, con gái, ngày nào tóc còn ngắn ngang vai, giờ này tóc dài đen nhánh êm đềm bước đi những gót hài sen đầu tiên của tuổi thanh xuân, tuổi của đẹp, đẹp rực rỡ, đẹp huy hoàng..." (Và Lễ Tạ Ơn Tới).

Vững vàng niềm tin vào chính mình, vào văn hóa riêng biệt, Việt Tộc dâng lời Kinh Tạ Ơn,

"...Tạ ơn cho nước mắm, mắm tôm, mắm ruốc bay thơm lừng nguyên cả một khu phố có người Hoa Kỳ gốc Văn Lang quây quần xum họp. Tạ ơn cho Bún Bò Huế, Bún Vịt Sáo Măng, Bún Mọc, Cháo Gà, Cháo Vịt, Cháo Lòng Heo và Phở. Tạ ơn cho Bánh Cuốn, Bánh Bèo, Bánh Đúc, Bánh Phồng Tôm..." (Và Lễ Tạ Ơn Tới).

Đặc biệt nhất, Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn, cũng là ngày Việt Tộc dâng lời Kinh Tạ Ơn tới Ông Trời của một nền văn hóa riêng biệt, văn hóa Việt Nam,

"Tạ ơn Ông Trời cho một năm vừa trôi qua, trôi qua trong hạnh phúc, trôi qua trong thanh bình, trôi qua trong an lạc, trôi qua trong hồng ân" (Và Lễ Tạ Ơn Tới).

Những lời Kinh Tạ Ơn cứ thế tựa như hương trầm toả ngát bay cao vươn tới trời xanh.

Thanksgiving 28/11/2013

Nguyễn Trung Tây

Ý kiến bạn đọc
01/12/201308:00:00
Khách
Đúng là tác giả dạo này dở hơi. :-) Người Việt Nam ta co' ngay` Thanh Minh, ý nghĩa như ngày Tạ Ơn . Có lẽ ông theo Công Giáo thuần thành nên không biết ngày Thanh Minh. Ngày này chó mèo chạy. long nhong sủa bậy, người ta cũng tha thứ .
02/12/201308:00:00
Khách
Bài này vùa do vùa vô duyên.
30/11/201308:00:00
Khách
Thí dụ người VN qua Thái lan hay camouchia cũng ăn lễ xứ đó, chứ hơi đâu mà Việt tộc với Tạ ơn!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,200,017
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ ba của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông vượt biển tháng 12 năm 1983, đến Mỹ tháng 1 1985, hiện là một kỹ sư làm việc tại San Jose. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên kể về bà mẹ Việt du lịch Mỹ thăm con, được phổ biến vào dịp Mothers Day 2013, hiện đã có hơn 541,000 lượt người đọc. Sau đây là bài viết thứ năm của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Bài viết mới của Võ Phú năm 2018 là chuyện vui từ lớp dạy tiếng Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Tại Việt Nam. bà là cô giáo dạy bậc tiểu học, sau khi tốt nghiệp trường Quốc gia sư phạm Sàigòn. Dạy ở Việt nam 22 năm. Qua Mỹ diện con bảo lãnh, năm 1992. Đi may hãng Mỹ hơn 10 năm thì hưu trí, ở nhà dạy cháu học chữ Việt, và dạy chữ Việt ở trường Lạc-Việt ở Louiville, KY. Bà đã xuất bản ba quyển sách:
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến