Hôm nay,  

Lễ Tạ Ơn, Hướng Về Philippines

26/11/201300:00:00(Xem: 25905)
Người viết: Triều Phong
Bài số 4069-14-29469vb3112613

Tác giả tên thật là Trần Phương Ngôn, cho biết ông đã sống ở trại tỵ nạn PFAC của Phi Luật Tân gần mười một năm trước khi định cư tại Hoa Ky. Hiện hành nghề Nail tại tiểu bang South California và cũng đang theo học ở trường Trident Technical college. Bài viết mới của Triều Phong kể về tình nghĩa giữa người Việt với Philippinnes sau trận bão HaiYan.

* * *

Lễ Tạ Ơn tức Thanksgiving Day là ngày lễ truyền thống có từ thời những thuyền nhân đầu tiên vượt biển tới đất Mỹ.

Ngày 06 tháng 09 năm 1620 con tàu Mayflower rời Anh Quốc vượt biển tới Tân Thế Giới với 102 người gồm đủ nam, phụ, lão, ấu trong nỗi khát khao đi tìm tự do tôn giáo. Họ được gọi là những người hành hương (Pilgrims.)

Trải qua mùa đông khắc nghiệt đầu tiên, đến tháng ba năm sau, đã có tới 43 người qua đời. Nhờ được thổ dân tận tình chỉ dạy, những người hành hương còn lại biết cách săn bắn, trồng tỉa, nấu nướng... Nhờ vậy, đời sống được no ấm. Năm 1621, lễ hội Ngày Mùa được tổ chức để tạ ơn Thượng Đế và mời những thổ dân ân nhân tới dùng bữa với chim, vịt, ngỗng, gà tây, bắp và bí đỏ. Tù trưởng Massasoit và chín mươi người tới tham dự cũng tặng lại họ năm con nai. Từ đó Lễ Tạ Ơn ra đời.

Sau cuộc cách mạng giành độc lập từ tay người Anh thành công, Tổng Thống thứ nhất, George Whashington, chọn ngày 26 tháng 11 năm 1789 làm ngày Lễ Tạ Ơn cho toàn quốc (First National Thanksgiving) gồm mười ba tiểu bang.

Năm 1863, Tổng Thống Abraham Lincoln lựa ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11 làm ngày Lễ Tạ Ơn cho cả nước khi nội chiến sắp kết thúc. Sau một số quyết định dời đổi, ngày thứ năm trong tuần lễ thứ 4 của tháng 11 được quyết định là ngày Lễ Tạ Ơn toàn quốc cho đến tận bây giờ.

Hơn bốn thế kỷ sau lễ hội ngày mùa năm 1621, tinh thần Lễ Tạ Ơn đã mau chóng thấm nhuần trong cộng đồng người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ. Mỗi năm vào mùa Lễ Tạ Ơn, nhiều tổ chức, hội đoàn và cả những cá nhân người Việt đã tự đứng ra tổ chức nấu ăn, phục vụ cho những người thiếu thốn tại địa phương, nhằm nói lên lòng tri ân đối với chính phủ và nhân dân Mỹ đã cưu mang chúng ta.

Nhưng đặc biệt năm nay, hơi khác, hình như lòng biết ơn của chúng ta không chỉ được thể hiện loanh quanh ở địa phương, mà còn hướng tới những nơi xa xôi hơn, khi đông đảo người Việt hưởng ứng việc cứu trợ các nạn nhân trận bão hung tợn Haiyan ở bên Philippines.

Như tin tức cho biết, Haiyan là một trong bốn cơn bão hung hãn nhất của lịch sử nhân loại vì với sức gió 315km giờ, nó đã san bằng phía đông tỉnh Samar, hủy hoại nặng nề đảo Leyte và tàn phá hơn 80% nhà cửa, cơ sở vật chất của Tacloban.

Tính cho đến nay, cơn bão đã giết chết 5,200 người và hiện vẫn còn cả ngàn người mất tích. Thiệt hại về tài sản và nhân mạng do thiên tai này gây ra khiến cho nước Phi lâm vào tình cảnh nguy ngập với 620.000 ngàn người vô gia cư, ảnh hưởng đến đời sống của 12 triệu người trên khắp cả nước.

Ngay sau thiên tai, Hội Hồng Thập Tự quốc tế và chính phủ các quốc gia cùng rất nhiều tổ chức phi chính phủ vì lòng nhân đạo đã kêu gọi mọi người hãy xắn tay áo, chung lưng đấu cật giúp đỡ cho đất nước Philippines vốn thường chịu nhiều thiên tai. Hình ảnh tang thương của người Phi sau bão, đường xá nhà cửa đổ nát, thành phố bị xóa sạch, thây người chết nằm ngổn ngang được chiếu đi chiếu lại suốt ngày trên truyền hình và các phương tiện truyên thông khác đã thức tỉnh trái tim nhân loại.

Hưởng ứng sự kêu gọi giúp nạn nhân bão lụt vì tình tương thân tương ái, giúp người sống sót đang thiếu ăn, đói uống, bịnh hoạn thương tật, một số người Việt và các đoàn thể, báo giới, trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã nhanh chóng đáp ứng việc cứu trơ. Công việc này còn kéo dài trong những ngày sắp tới qua các hình thức gây qũy như tổ chức ca hát, đi bộ, dạ tiệc...cho nạn nhân bão Haiyan ở Philippines vô cùng rầm rộ. Đấy là một biểu hiện của tình người, của sự đùm bọc rất đáng ca ngợi và kính phục. Người Việt hải ngoại chúng ta năm nay đang tổ chức lễ Tạ Ơn sớm!


Ngoài ý nghĩa chung mang tính cách nhân đạo ra, việc hô hào mạnh mẽ, tích cực đóng góp giúp cho nạn nhân thiên tai hiện nay của chúng ta còn có một ý nghĩa vô cùng to lớn khác vì nhìn lại lịch sử trong mấy thập niên vừa qua thì

Từ thời trước năm 1975, Phi Luật Tân đã là một đồng minh của Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến chống cộng. Cựu Tổng Thống Fidel V. Ramos từng là một đại uý công binh, đồn trú tại Tỉnh Tây Ninh trước đây. Rồi những ngày cuối cùng của cuộc chiến, hàng trăm ngàn người Việt đã được chính phủ Mỹ mượn đất Phi để cho họ tạm trú trong khi di tản. Sau hết là chuyện dài thuyền nhân, biết bao nhiêu người đã dung thân nơi xứ này, được chính phủ và nhân dân Philippines dang rộng vòng tay đón nhận bằng cả tấm lòng nhân hậu.

Phi từng là vùng đất an toàn nhất cho những thuyền nhân Việt liều chết ra đi tìm tự do. Bởi khi đến Phi họ không gặp cướp bóc, hải tặc. Ở Phi họ ít bị hà hiếp, hơn các trại khác. Và cho dù không phải tị nạn bằng ghe thuyền thì một số lớn người Việt đang định cư tại Hoa Kỳ cũng đã được chính phủ Mỹ đưa sang trại PRPC (The Philippine Refugee Processing Center) ở Bataan, Philippines học về đời sống, văn hoá Mỹ trước khi hội nhập vào xứ này. Nên có thể nói Phi là cửa mở vào thiên đường của dân tị nạn quả không ngoa. Chính phủ và dân tộc Phi đã có ơn quá lớn đối với người tị nạn Việt Nam. Hơn lúc nào hết, đây là lúc chúng ta phải thể hiện lòng tri ân của chúng ta đối với họ bằng cách giúp đỡ nạn nhân bão lụt Haiyan.

Chung sức gánh vác với chính phủ Phi phần nhỏ nhoi của mình để tái lập đời sống dân vùng thiên tai. An ủi, chia xẻ với họ nỗi đau là góp phần xoa dịu mất mát người thân không gì bù đáp được của họ. Cứu trợ của chúng ta lúc này dưới mọi hình thức là mang tình người đi xoá nỗi đau thương!

Riêng tôi, thì Philippines như là quê hương thứ hai sau quê mẹ. Vì tôi đến Phi năm 1989, sau ngày đóng cửa, rớt thanh lọc nên ở trại PFAC (The Philippine First Asylum Camp) của đảo Palawan hơn bảy năm. Nhà tôi ở Khu Một lại nằm sát bờ tường rào của trại và bãi biển. Chính tại đây, chúng tôi cũng từng trải qua cảnh bị bão tấn công. Trận bão tuy nhỏ, nhưng sóng cũng đánh phủ qua bờ tường cao khỏi đầu làm chúng tôi hoảng kinh. Đêm ấy, theo sự giục giã của các Sơ người Phi đang làm việc ở văn phòng CADP (The Center Assistance for Displaced Persons), chúng tôi phải mang mùng mềm lên ngủ trước hàng hiên của văn phòng Cao Uỷ vì trại qua đông người không còn chỗ chứa! Mới đây, nghe sức gió kinh hoàng của bão Haiyan thì tôi có thể tường tượng đến sự hung tợn và chết choc của nó đến là dường nào!

Rồi ngày được chính phủ Phi cho định cư tại chỗ tôi có cơ hội đi ra ngoài. Hơn ba năm mưu sinh kiếm sống trong xã hội Phi tôi có dịp đi qua nhiều đảo, nhiều vùng trên đất nước này để thấy rằng người Phi tuy nghèo nhưng rất hiền hòa và hiếu khách.

Nếu người Việt chúng ta từng chịu đựng và đấu tranh sinh tồn trong chiến tranh thì người Phi lại quen chịu đựng với thiên tai. Họ có rất nhiều kinh nghiệm và biết phải làm sao để sống sót. Ngày tôi ở thành phố Balanga thuộc tỉnh Morong tôi đã có dịp chứng kiến thảm cảnh của những nạn nhân núi lửa Pinatubo. Họ đã tìm mọi cách để sống sau khi ngọn núi lửa ngủ yên suốt sáu trăm năm bỗng thức dậy. Mỗi lần về Manila, ngồi trên Genesis Bus đi ngang qua Pampanga nhìn con sông to như sông Saigon bị tro vùi lấp, sền sệt như một đống bùn rộng lớn mênh mông, những bãi chiến trường (battle field) thời Đệ Nhị Thế Chiến nay lầy lội, ngập ngụa trong mưa mới thấy nỗi cơ cực, cam chịu nhưng quật khởi, lạc quan của người Phi.

Tôi tin rằng dân tộc này đủ bản lãnh vượt khó trong mọi hoàn cảnh như họ đã từng. Cầu xin Thiên Chúa ban phước lành và bảo vệ họ trong tình yêu thương của Người.

Mùa thu, Ohio. Miami Township. Triều Phong (TPN)

Ý kiến bạn đọc
27/11/201308:00:00
Khách
Rất đồng ý với bạn !
26/11/201308:00:00
Khách
Kính gửi Ban Biên Tập,

Cám ơn Ban Biên Tập cho đăng bài, tuy nhiên nếu có "edit" xin BBT sửa chữa cho chính xác giùm. Ví dụ như: Hơn bốn thế kỷ sau thì thật sự nếu viết đúng thì chỉ là hơn bốn thập niên sau mà thôi ! Mong BBT điều chỉnh lại giùm nếu có thể được. Chân thành cám ơn.

Triều Phong (TPN)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,229,771
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Sau đây là bài mới của bà trong mùa Lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ tư của ông.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Vui vẻ nhưng bốp chát, thẳng thừng. Sống độâng, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Bài mới viết của ông là tự truyện hiếm có: trực chiến với Pit Bull, loại chó chiến trận lợi hại nhất. Chúc tác giả mau hồi phục công lực.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên 2001 và đã liên tục góp bài. Sau nhiều năm tham gia ban tuyển chọn, từ 2018, Trương Ngọc Bảo Xuân hiện là Trưởng Ban Tuyển Chọn Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, bà đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân. Bài Viết về nước Mỹ gần đây của Susan Nguyễn là “Thăm Cali, Nhớ Vườn Xưa, Nhớ Mẹ”. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài viết mới nhất kể về một tai nạn của tác giả. Kính chúc bà mau hồi phục.
Nhạc sĩ Cung Tiến