Hôm nay,  

Làm Cái gì Đó, Dù Rất Nhỏ

03/10/201200:00:00(Xem: 236460)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục naêm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài viết mới của ông là ba chuyện kể về việc làm từ đảo tị nạn tới đất Mỹ, đơn giản mà tử tế. Tựa đề chung đặt theo tinh thần bài viêt.

1. Dạy Tiếng Mỹ ở Đảo

Khoảng cuối năm tám mươi khi lên được đảo Galang tôi bắt đầu mở lớp dạy Anh văn liền cho người đi chung chuyến mình.“Lớp học”lúc đầu là căn trống phiá dưới một barrack với tấm ván tường làm bảng viết.“Học sinh” có kẻ bồng người ẵm con ngồi bệt trên nên xi măng chăm chú học bài.Nổi mừng tới được đảo và lòng hy vọng được đi định cư tràn trề làm mọi ngươì, cả thấy lẫn trò, hăng hái trong việc dạy và việc học hành.

Sau đó tôi được mời dạy cho chùa và một số hội đoàn trên đảo. Có nơi số người học thật đông gây cho tôi thật nhiều hứng khởi. Ngoài ra vì không có thân nhân ở ngoại quốc trợ gíup tiền bạc, tôi còn nhận dạy tư cho nhóm và cho cá nhân để kiếm tiền sinh sống trong thời gian daì hơn ba năm ở đảo. Chưa lúc nào tôi thấy mình gíup ích được cho những người đồng cảnh ngộ với mình như trong thời gian này. Đi đâu cũng được mọi người thân mến gọi bằng “thầy” làm tôi được vô cùng mản nguyện.

Những nhóm dạy tư thường là ở một phòng bào đó trong barrack, chừng năm ba người tụ lại với nhau để học trong hai hay ba tiếng đồng hồ, vài ba ngày trong tuần. Sách học thì gỡi mua hay người này mua lại của người đã đi. Lớp học chú trọng vào loại Anh ngữ đàm thoại, ít nặng vể văn phạm nhưng chú trọng về phần đàm thoại thực hành. Vaò thởi điểm có lệnh của Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên hiệp Quốc đóng cữ các trại tỵ nạn khoàn cuốn năm 89, làn sóng người vượt biển bổng dâng cao. Ngày nào cũng có vài ba chiếc tàu vưột biển được nhận vào trại. Theo đà nhân số vượt biển tăng, Galang 1 trước đây hoang tàn, bỏ phế bổng trổi mình sống lại. Từ Galang 2 trở ra Galang 1, lều trại bỗng đầy nghẹt người tị nạn cuối mùa, sô người học Anh ngữ tăng theo cấp số nhân. Một trong những kỷ niệm dạy tiếng Anh ở đảo mà tôi nhớ mãi đến giờ là anh học trò tên Thông.

Thông lúc đó trên dưới ba mươi, sống chung với người bạn gái, người này có con riêng và người em, coi như một gia đình.Thông có được đức tính siêng năng và tinh thân trọng sư đáng qúy. Để kiếm thêm nguồn thu nhập cho gia đình, Thông vào mé rừng Galang 2 để xây một lò làm bún nhỏ cung cấp cho các tiệm ăn trên đảo. Thức khuya dậy sớm để ra mẻ bún, xong rồi Thông đội thúng bún đi giao hàng, còn dư lại thì để gia đình ăn. Thông thường biếu cho tôi bún để tỏ lòng kính mến. Quần quật, đầu tắt mặt tối như vậy mà tối đến Thông vẫn đến barrack tôi để học.

Con đường thương mại phồn thịnh có thể gọi là “Lê Thánh Tôn - Galang 2” thì có điện do các chủ tiệm mua nhưng các barracks ở thì chỉ có ánh sang nhờ đền dầu thôi. Vậy mà dưới ánh đèn dầu mù mù, Thông siêng năng, chuyên cần học với tôi cho đến lúc Thông và gia đình đi định cư ở Canada.Vài năm sau khi định cư ở Mỹ, tôi có dịp qua chơi ở Toronto và có đến thăm Thông và giă đình. Lúc đó Thông mới mua chiếc xe Toyota mới tinh do đồng lương kiếm được với nghề làm thợ tiện trong khi tôi chưa có được một chiếc xe ra hồn để chạy.Thật là một bài học về tính chuyên cần mà tôi phải học ở Thông.

Tôi tiếp tục dạy tiếng Anh nhiều chỗ, nhiều nơi, cho những ai có nhu cầu để kiếm sống cho đến ngày rời đảo đi định cư.

2. Dạy Tiếng Việt ở Mỹ

Qua Mỹ, với sự giúp đỡ tận tình của người bạn trẻ là Nhân, tôi lại được cắp sách đền trường. Mỗi ngày hai anh em, Nhân chở tôi trên chiếc xe pickup hiệu Mazda màu đỏ để đi học tại trường đại học cộng đồng. Cuối tuần thì hai anh em đi làm cỏ để kiếm tiền trả tiền mướn phòng và chi tiêu vặt.

Sau khi ra trường tôi vào làm ở trường dạy cho trẻ em ngươi Da đỏ nhưng vẫn liên lạc thường xuyên với trường cũ.Một ngày nọ, khoảng vào năm hai ngàn, tôi đọc được một thông báo của trường tìm người dạy tiếng Việt cho học sinh lớn tuổi ngươì Mỹ học vì nhu cầu giao tiếp và thương mại., tôi nộp đơn ngay để được phỏng vấn.

Vì là cựu sinh viên của trường và đã có bằng bốn năm nên tôi được nhận. Lớp khoản bảy người lớn, đủ thành phần. Mỗi tuần hai buổi tối mỗi tối hai tiếng đồng hồ. Tôi cũng áp dụng lối dạy đàm thoại với những đề tài thực tế sát với đời dsống hằng ngày. Tôi cũng đem những băng hình về văn hoá và xã hội, âm nhạc Việt để tạo hào hứng cho lớp học. Lớp học kéo dài được ba tháng rồi ngưng.


Tôi cũng có dạy một lớp Viện ngữ cho người Mỹ lớn tuổi với tính cách tự nguyện cho trường Việt ngữ Hùng Vương ở Olympia vào buổi tối. Có anh Mỹ tên Jim là chủ tiệm ăn đưới phố có vợ là người Việt cần học để tiếp chuyện với bên vợ của mình. Có người là sinh viên cần học để tìm hiểu thêm về tiếng Việt vân vân. Tôi yêu câu mỗi học viên tự đặt cho mình tên Việt Nam để tạo không khí sát với thực tế. Tôi soạn bài học ngắn theo đề tài đi sát với thực tế hằng ngày rồi sau khi tôi đọc bài viết trên bảng, họ lặp lại cho quen âm Việt. Kế tiếp là từng học viên thay phiên nhau giữ một vai trò tập đàm thoại với nhau.

Khi dạy tiếng Việt cho người Mỹ, cái khó nhất là phần phát âm vì âm Việt có năm dấu mà hầu như âm Mỹ không có.Hầu hết học viên Mỹ đều không phát âm đứng được từ có dấu nặng.Lớp học vui vẻ và hào hứng nhờ đề tài tôi chọn ra từ các đề tài có tính cách va chạm trong cuộc sống hằng ngày.

Ngoài ra tôi còn phụ trách lớp dạy Việt ngữ cho các em nhỏ lớn lên tại Mỹ cũng ở trường Việt ngữ Hùng Vương mỗi tối thứ Sáu.Trở ngại của các em vẫn là phần phát âm tiếng Việt không được đúng vì lớn lên tại Mỹ.Trong khi dạy ở trường Hùng Vương, tôi được biết chị Dung, một giáo viên đầy nhiệt tâm và tận tụy với các em trong việc dạy muá hát dân vũ và nhạc Việt lâu năm tại trường.Đoàn vũ nhà trường do chị, đào luyện hưóng dẫn công phu thuờng được mời đi trình diển trong các lẽ hội trong quận.Chị xứng đáng là một giáo viên có công to lớn trong việc giữ gìn văn hoá và bảo tồn tiếng Việt ở nước ngoài.

Tôi thấy mình mãn nguyện khi dạy tiếng Mỹ cho người đồng cảnh ở đảo và phổ biến tiếng Việt khi ở xứ này.Mỗi khi được nghe tiếng gọi “thầy” nơi các học viên tôi cảm thấy mình đã làm được một cái gì đó, dù nhỏ nhưng được mọi người chấp nhận với lòng quí mến.Như vậy là tôi đã không uổng công sống chết vượt biển và phụ lòng kỳ vọng của ba má tôi khi hai người còn sinh tiền.

3. Chỉ Có Chút Này

Cứ mỗi lần chạy qua ngã tư trên đường xuống phố tôi đều thấy người đàn ông homeless ngồi đó. Ngay phía trước sân cỏ tiệm 7 11, kế bên cái vòi nước cứu hỏa ở góc ngả tư đông xe qua lại. Tóc anh ta dài hình như ít khi được gội, bù xù, vàng cháy, xoắn quăng vì nắng và bụi. Kế bên anh là cái ba lô cũ rich và vài thứ gì đó tôi không nhận ra. Đặc biệt là tôi không bao giờ thấy anh vẽ lên tấm bià dầy viết là “ I need help” hay “I need money” (Tôi cần giúp đở, tôi cần tiền). Anh cũng chẳng có con chó ngồi thảm não với mình như những người homeless khác để khêu gợi lòng trắc ẩn của người qua đường. Lần nào tôi có dịp chạy qua ngã tư này đều thấy anh ngồi, nhứt là vào buổi chiều tối, có khi mặt anh đỏ lơ vì bia rượu.

Tôi có quen Mark, anh bạn người Mỹ trẻ làm ở tiệm bán pizza. Mỗi khi còn bánh pizza dư, tiệm thường không bán cho khách hàng vào ngày sau nên Mark đưọc phép đem cho hay bỏ đi tùy ý. Tôi thường đến để xin Mark đem về nhà ăn hay cho bạn bè.Phí bỏ đồ ăn trong thời buổi này khó khăn tôi nghỉ đó là một điều phí phạm không nên. Tôi bổng nghỉ tới anh homeless. Tại sao mình không đem bánh cho? Chắc anh ta cũng cần.

Nghĩ như vậy tôi quyết định lần này đem bánh theo để lúc nào thấy anh thì đưa.Sáng sớm hôm Chúa nhật vừa rồi tôi chạy ngay ra góc đường xem anh có ngồi đó không. Không thấy anh ở đâu cả!

Không sao mình cứ để bánh trong xe khi nào đi ngnag qua thấy anh thì đưa vậy, tôi nghĩ. Sáng Thứ hai hôm sau tôi đi có hẹn đi làm răng chạy ngang qua thì thấy anh ngồi đó! Tôi cua quanh nhanh xe lại đậu vào chỗ đậu xe của một tiệm ăn rồi lấy hộp bánh ra đi bộ tới chỗ anh đang ngồi. Tôi tới từ phía sau lưng anh. Anh quay lại nhìn thấy tôi. Tôi đưa hộp bánh và nói:

- God bless you brother. (Ơn Trên ban phước lành cho anh.)

Anh cầm hộp bánh và nói cảm ơn.Bấy giờ tôi mới nhìn thấy rõ được mặt anh.Tuy bị dạn dầy vì sương gió nhưng khuôn mặt anh trông vẫn còn trẻ và có nét đẹp trai nữa.Tôi đoán là tuổi của anh chưa tới bốn mươi.Nhìn nét mặt anh không biết sao tôi vẫn còn thấy tràn đầy điều hy vọng cho tương lai.

Đưa bánh cho anh xong tôi đi bộ lại xe và lái đi.Đêm đó tôi ngủ một giấc thật ngon.

Này anh bạn homeless của tôi ơi:
Mình chỉ có chút này xin bạn nhận
chẳng là bao nhưng giúp bạn bớt đói lòng
ai trong vận rủi đều đành cuối mặt
mong một ngày nao ở khúc rẽ cuộc đời
bạn sẽ được có ngày ngẩng mặt.


Trương Tấn Thành

Ý kiến bạn đọc
08/10/201222:55:17
Khách
Ôi câu chuyện dễ thương quá ! có những "tâm hồn cao thượng" ..... Xin cảm ơn tác giả !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,976,760
Tác giả lần đầu gửi bài Viết Về Nước Mỹ và cho biết tên thật là Trương Thị Anh Đào là tên thật. Năm sinh: 1962. Qua Mỹ theo diện ODP năm 2011.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông là một du ký chất chứa nhiều tâm sự tác giả.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, một nhà giáo hồi hưu sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2009. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001.
Nhạc sĩ Cung Tiến