Hôm nay,  

Chuyện Tình Phố Núi

29/09/201200:00:00(Xem: 100414)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ giá trị. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

Baì hát vơí âm điệu phổ nhạc bài thơ Phố núi vẫn dỗ ông vào giấc ngủ hàng đêm. Ông thích bài nhạc này vì nó gợi nhớ cho ông thời mặc aó lính đóng quân trên vùng cao nguyên hồi thập niên 60. Nay ở thập niên đầu của thế kỷ hai mươi mốt, ông đang ngụ trong một cư xá dành cho ngươì già gần khu tượng đaì Việt Mỹ, thành phố Westminster. Khi ông mơí dọn đến đây khoảng hai chục năm trước thì chưa có tượng đài, phố xá còn yên tĩnh, xe cộ không đông đúc như bây giờ. Nhưng mấy năm gần đây, cảnh quan có thay đổi, tất nhiên sinh hoạt có phần nhuận sắc, khiến cuộc sống của ông cũng vui lây.

Người ta quen gọi ông là ông già Hát Ô vì hình như ông có đi tù cộng sản và quá khứ cũng một thời vang bóng. Về mặt thu nhập thì lúc này tuổi ông là tuổi ăn tiền già, sinh hoạt thường nhật thì tập dưỡng sinh, ăn uống ba bữa nấu lấy, kiêng mỡ và đồ xào, khám bệnh định kỳ có xe đưa rước, uống thuốc trị cao máu, cao mỡ, bổ xương môĩ ngày. Chuyện thời sự thì hàng ngày đọc đủ bốn tờ báo Việt có đông độc giả nhất quận Cam, hàng tuần thì có thêm tờ Sàigòn Nhỏ hoặc một tuần báo Mỹ. Ông không có xe, vì mắt kém họ không cho ông lái chứ không phaỉ không đủ tiền mua xe, nhưng ông cũng đóng thêm mươì đô một tháng cho cư xá để giữ một chỗ đậu xe cho khách đến thăm.

Có bạn bè đến chở thì ông tham gia mấy cuộc họp mặt chiến hữu hoặc sinh hoạt cộng đồng trên đường Moran, tất nhiên chỉ họp hành thôi, còn chuyện biểu tình, mít tinh ông đi không nổi, chuyện mặc lại đồ nhà binh lúc này già rồi ông không quen. Có con đến chở thì ông về thăm bà xã bị tiểu đường đang sống chung với cô gaí lớn cách đó vài chục phút. Muốn đi đâu đã có xe bus tiện đường cho moị tuyến chẳng phải phiền ai.

Ở tuổi 77, ông trở laị cuộc sống độc thân, tuy cô độc về chốn ở nhưng không đến nôĩ cô đơn trong những năm tháng cuốí đời. Căn phòng ông ở nằm trên lầu ba của khu apartments nhìn ra tượng đài. Ban ngày cũng thấy vui vui vì khách tham quan, đặc biệt là người Việt tị nạn, già có, trẻ có, mặc thường phục có, mặc quân phục có, đủ mọi binh chủng. Thỉnh thoảng laị có cờ quạt, vòng hoa, có người đeo huy chương, có vị mặc đaị lễ, rồi baó chí, ký giả, quay phim, truyền hình, thậm chí có lúc có cả mấy chục ứng viên hoa hậu hải ngoại với xiêm y mùa hạ cũng đổ về tượng đài làm cho khu ông ở vừa đông, vừa vui, vừa sáng lên. Quả thật các hoạt cảnh này có làm lịch sinh hoạt của ông bị chi phối, nhất là vào những ngày chào cờ đầu năm, đầu tháng, ngày di tản buồn, ngày quân lực, ngày giỗ cụ Diệm..., vì vậy cơm nấu chậm, thuốc uống trễ, đọc chưa hết mấy tờ báo, cũng tại cửa sổ phòng ông nhìn ra tượng đài có lợi thế như là một ban công bao quát toàn cảnh.

Nhưng khi đêm về, khu tuợng đài trở nên thinh lặng thì hình ảnh hai người lính trẻ Việt Mỹ lại trở thành gần gũi với ông khi ông tản bộ quanh khu. Gần gũi đến độ ông cảm thấy mối quan hệ giữa họ với ông giống như trong tình hàng xóm. Ông thầm cám ơn người nghệ sĩ tạc tượng đã nhân cách hóa khá tài tình hai chàng trai Mỹ, Việt dù ở hai phương trời cách biệt, nhưng vì chung lý tưởng nên họ trở thành tri kỷ cùng đứng bên nhau trong tư thế của những người lính trở về nhà sau khi hoàn thành nhiệm vụ nam nhi thời chiến.

Nói về ông thì ít cô đơn không có nghĩa là không cô đơn. Ở tuôỉ ông, dĩ vãng đôi lúc cứ đổ về, có lúc như triều dâng thác đổ, thôi thúc con tim mơí thông của ông như đập mau đập mạnh hơn. Có lúc laị như suối mát ven rừng nhẩn nha khơi laị từng cảnh đơì đứt quãng. Giấc ngủ của ông không trọn vẹn, ngon giấc như truớc đây, mà môĩ đêm, cứ nửa đêm về sáng laị có những thổn thức, xao động trong tiềm thức đánh thức ông dậy, giống hệt như cuốn “Thức Giấc Nửa Khuya” của nhà văn Song Linh, bạn nối khố của ông đã viết từ hôì đầu 60. Hôì đó do thân tình được tặng một ấn bản đặc biệt có chữ ký của tác giả, nhưng ông chỉ đọc lướt qua vì nghĩ thằng cha này đã bạc đầu đâu mà viết chuyện của người già, nay ngẫm laị các nhà văn, nhà thơ bao giờ họ cũng đi trước người thường một hai thế hệ. Ông thầm tiếc nếu bạn ông, một nhà văn Thủy quân Lục chiến năm xưa nếu không hi sinh khi trực thăng đổ quân xuống vườn dừa Bến Tre thì bây giờ đã trở thành một nhà văn lớn.

Lại noí về tình yêu, một đề tài muôn thuở, thì hình như không có biên giới bất luận tuổi tác, xúc cảm dạt dào không nhất thiết chỉ có ở tuổi thanh xuân. Con người ông vốn là một sinh vật từng trải, biết yêu caí đẹp biết ghét cái trớ trêu của cuộc đơì, đã từng có một quá khứ may mắn hơn nhiều ngươì đồng thơì đồng khóa, laị trải qua những cuộc tình vừa công khai có khi vụng trộm từ lúc trẻ đến tuổi trung niên. Con người như vậy bảo sao khi về già mà không có những tiếng thở dài trong đêm, không có những thức giấc nửa khuya một mình in bóng?

Nói vậy chứ tuổi tác vốn dĩ không thể quay ngược được thơì gian, quá khứ có vọng laị cũng chỉ là aỏ ảnh, thân xác ở tuôỉ cổ lai hy buộc ông phaỉ đầu phục qui luật của thiên nhiên. Nhiều cái ông muốn nhưng không làm được, nhiều cái ông tránh nhưng nó vẫn tới, chưa nói đến phạm trù tâm linh vừa cao sâu vừa huyền bí ông chưa hiểu nôỉ. Nhưng ông phaỉ nhìn nhận moị sự có Thượng đế xếp đặt, moị số phận có sự an bài, có hạn chế bất biến của nó. Bản thân ông không phaỉ là người bi quan, khép kín. Ông thích sống có bạn bè, có đàn bà, có hàng xóm. Ông it khi buồn lâu, ngay cả những nôĩ buồn đòi ông phaỉ nhớ nhưng ông vẫn giả vờ quên. Ông rất thật thà, đôn hậu vơí những ngươì ông kính, ông quen, nhưng vơí những kẻ muốn haị, muốn diệt ông thì ông cũng có đủ nôị lực, mánh khoé để đương đầu, đối phó.

Có người hỏi sao ông không về ở chung vơí con cái hoặc vơí bà vợ già cho đỡ cô đơn, vì ông cũng có vợ, có con, không phải một đứa mà tới bảy đứa. Caí gì cũng có nguyên nhân, lý do của nó. Trước hết là khi ông sang tơí Mỹ thì tuổi đơì đã sáu muơi, ông là người cuối cùng trong gia đình tới đất này để xum họp vơí vợ con.

Đầu thập niên 80, bà xã ông cùng sấp nhỏ đã vượt biên đi trước. May mắn thế nào mà chỉ hai chuyến là đi thoát cả mẹ lẫn con. Sang đất Mỹ học hành làm ăn con ông đứa nào cũng có chân đứng vào thời điểm này. Ở chung ít lâu, các con ông ra riêng yên bề gia thất. Vợ ông theo đứa gái lớn nhất vì thằng rể sống có tình, còn ông không chịu theo ai bèn bảo thằng lớn xin cho housing. Tuôỉ ông lớn, lại chỉ một người đứng đơn, ông được cấp ngay một căn hộ khang trang khu trung tâm thành phố.

Nói cho ngay ở tuổi về già ông thích sống một mình, laị quen cảnh cu ki ở Việt nam tù trong tù ngoaì hơn mười lăm năm, nên nhân lúc sang đây được cấp nhà, được cấp bảo hiểm y tế, được sống giữa cộng đồng người Việt, được gần bạn bè, đồng đội ở tuổi cao niên, tình cảm riêng tư chăn gối thấy chẳng cần thiết thì vạ gì ở chung vơí đám con vốn đã xa ông khá lâu lại có vợ có chồng, tổ ấm riêng của nó. Chưa kể bà thì bệnh họan đau lên đau xuống, laị chỉ thích ở với con, không có cháu bà thấy thà về ở lại Việt nam. Có điều ông chưa nói hết là trong quan hệ tình cảm, ông có phần lỗi với bà và hình như bà vốn thù dai nên chưa sẵn lòng tha thứ những chuyện xảy ra cả mấy chục năm.


Chuyện đời của ông thì khá lòng dòng. Ông laị ít tâm sự vơí ai một cách trọn vẹn, cho nên cứ phaỉ nghe đi nghe laị hỏi tới hỏi lui, rồi chắp vá sắp xếp laị mới thành một bức tranh tổng thể.

Ông quê Ninh Bình, đất Hoa Lư địa danh lịch sử, xuất thân gia đình nho giáo, có ruộng đất, người ăn kẻ ở. Bố ông có tới ba bà, ông con bà thứ ba. Hỏi ông sao cụ lắm vợ như vậy, ông trách người hỏi sao móc họng, nếu không nhiều thì làm sao có ông. Hết hỏi. Lớn lên ông cùng một người anh được gửi lên Hà nội học. Thi đậu vào trường Bưởi, học chưa hết tú taì thì cũng là lúc hết tuổi, bị động viên khóa 3 Sĩ quan Thủ đức. Ra trường, ông tình nguyện về một đơn vị lưu động, hành quân khắp vùng châu thổ sông Hồng. Được hai năm thì đình chiến, ông quyết định vào Nam cùng đơn vị, mang theo bà vợ bố mẹ cưới cho ở quê cùng thằng nhỏ ba tháng tuổi. Toàn bộ gia đình ông ở laị miền Bắc, bố ông nói hai năm nữa laị thống nhất mất công bỏ cơ ngơi đi sao đành. Sau này, dù vợ con bên cạnh ông vẫn cảm thấy cô đơn khi nhớ mẹ nhớ cha.

Vào Nam, ông quyết chọn con đường binh nghiệp, tình nguyện theo phò xếp lớn Big Minh đi dẹp Bình Xuyên, được cụ Diệm cho lên đại úy sớm nhất khóa. Ít năm sau, khi Big Minh tái xuất giang hồ, ông lên cấp Tá sau dịp đảo chánh cụ Diệm, được biệt phái sang Tòa Đô chánh làm giám đốc một ngành chuyên chở công cộng. Cuộc sống gia đình ổn định, sung túc. Bà lại sanh thêm cho ông đứa con thứ năm.

Chẳng bao lâu, con bài Big Minh laị mờ nhạt trên bức tranh chính trị miền Nam, ông thầm trách xếp mình thiếu tài đảm lược bỏ lỡ nhiều cơ hôị làm cho đất nước khá hơn. Ngày xếp ông lên đường đi Đaị sứ cũng là ngày ông được trả về bên quân đội. Phương vị mơí là một sư đoàn đóng ở Tây nguyên. Đời ông có đặc điểm là có số “khẩu thiệt”(vạ miệng), nhưng laị đào hoa (phụ nữ họ mê) và có quí nhơn phù trợ (xếp lớn nâng đỡ). Khẩu thiệt thì thấy rồi, quan trên nâng đỡ thì hai lần lên lon sớm đều có sao chiếu, nhưng đào hoa thì chưa có sự trải nghiệm. Ông vốn thương vợ, dù hai người chẳng thương nhau theo kiểu tình yêu lứa đôi vơí cái nghĩa thông thường của nó, nhưng bà là một mẫu người chỉ biết có chồng con, quán xuyến gia đình như bao phụ nữ cùng thế hệ, cho nên trong thâm tâm ông mong chuyện trăng sao đừng đến vơí ông.

Chiều cao nguyên vào những ngày cuối thu trời se lạnh làm những kẻ xa nhà có phần trống trải cô đơn. Phố núi cao, phố nuí buồn tênh, ông chẳng biết đi đâu. Chợt ông nhớ ra một địa chỉ, chỗ ở của một cô giáo người Saìgòn nhưng laị tình nguyện lên dạy ở miền núi. Hai ngươì mới hôị ngộ trong một buổi trường cô nhận đỡ đầu cho một đơn vị tác chiến trong chương trình hậu phương yểm trợ tiền tuyến. Cô còn độc thân, còn ông cũng đang trong hoàn cảnh đơn chiếc. Do sự đồng cảm, laị gặp cảnh gái cần trai, trai thơì chiến, hai người không biết là đã đi xa hơn mức bình thường. Tất nhiên cảnh sắc và tiết trời cao nguyên có phần nào đồng lõa với cuộc tình vụng trộm của họ. Chỉ biết ông vốn trai Bắc kỳ có lối noí chuyện khá hấp dẫn, chưa kể ngoaị hình, lon lá khá ăn khách ở tuổi sấp xỉ bốn mươi. Còn cô dù kém ông cả chục tuổi, laị biết ông có gia đình ở Sài gòn nhưng cũng chẳng mấy quan tâm. Cô chỉ biết cô đã tìm được một tình yêu khả dĩ thay thế, noí đúng hơn là chôn vuì môí tình đầu một lần dang dở. Họ gặp nhau thường xuyên hơn và qua hết mùa đông thì cô cho biết cô đã có thai. Cô còn thổ lộ cô muốn có con vì cô thích có con vời ông. Ông trong hoàn cảnh khó xử laị không muốn mất nguời yêu lẫn mất con, nên theo lao đành bước theo lao. Thằng nhỏ lấy họ mẹ có cái tên rất tây nguyên và được nuông chiều hết cỡ.

Chuyện nhà chưa giải quyết xong, tình hình đất nước laị tới hồi phức tạp. Tây nguyên bắt đầu di tản, mấy tháng sau đến các tỉnh địa đầu miền Trung... Nhưng đất nước đến hôì mạt vận, chuyện di tản là chuyện bàn ra tán vô công khai ở chốn công đường. Cơ quan ông thuộc ngành tiếp vận, có lệnh chuẩn bị phương tiện cho vợ con các vị lớn đi trước. Còn ông thì đang phân vân, vì hai “gánh” phải chọn một, chần chừ hoài cuối cùng kẹt lại.

Đầu năm 76 ông được chuyển ra Bắc làm tù cải tạo, chuyến xe lửa bít bùng có đi qua địa phận quê ông. Nhìn cảnh quê qua kẽ hở thân tàu, ông khóc, đây là lần duy nhất ông khóc kể từ ngày chập chững biết đi. Trong lúc ông đi thì ở nhà sẵn có số vàng dành dụm, bà lớn dẫn con tìm đường vượt biên. Cô giáo ở lại, vẫn chưa nghỉ dạy, nên tình cũ nghĩa xưa cô lo tiếp tế cho ông chu đáo. Mấy năm sau không thấy ông về như nhà nước hứa, cô giáo nhẹ dạ đi theo một anh luật sư, đang lúc vợ bỏ cũng có một con, hai ngươì mang theo con riêng tìm đường xa xứ. Mơí đến đảo được một năm thì ông về. Ông nghe chuyện, đâm thù cô giáo sao nỡ bạc tình. Đợi cô và đứa con nhập Mỹ, ông gửi cho cô một lá thư giã từ với lời lẽ khá nặng nề trách cứ kẻ vô tâm.

Bà lớn nghe phong phanh cô ta đã lấy chồng, lòng bà thơ thới bắt đầu tiếp tế thường xuyên cho ông xã. Ở quê nhà, cuộc sống cu ki tuy có buồn, rồi dần dà cũng quen, laị có tiếp tế đầy đủ xem ra sống được. Tuy có trách thầm cô giáo, ông nhìn nhận là lửa lòng vẫn chưa tắt, nhưng dứt khoát chia tay. Ít lâu sau có chương trình bảo lãnh cho thân nhân, ông cũng chẳng mặn mà cho lắm. Ông chần chờ cho đến khi đi diện H.O. về định cư taị vùng Cali nắng ấm.

Lúc này càng về khuya càng khó ngủ, xương cốt hay nhức mỏi, có khi phải dùng cả thuốc an thần. Nhưng vốn giàu nghị lực không thích phụ thuộc người khác, ông cứ sống một mình, ăn uống sinh hoạt đều đặn khi nào yếu quá đã có nursing home. Mỹ họ rất chu đáo đốí vơí ngươì già và điều này làm ông như được an ủi. Có điều buồn là ông không còn đi sinh hoạt, gặp gỡ bạn bè như mấy năm xưa, bù lại ông giải khuây bằng các hoạt động cộng đồng quanh khu tượng đài mà mấy năm sau này xem ra nhộn nhịp hơn xưa.

Mấy bữa rầy người ta hay nghe có tiếng thở dài trong đêm phát ra từ căn phòng ông, nhất là từ hôm có chàng thanh niên trạc tuổi ba mươi ghé nhà dù chỉ một lần, nhưng có làm tâm tư ông xáo trộn.

Theo một người bạn già học laị thì chàng trai trẻ đó là con riêng cuả ông ở bang khác sang mời ông dự đám cưới của cậu ta. Ông bố ghẻ của cậu đã mất, chỉ còn người mẹ hình như là cô giáo nay cũng đã yếu. Gần ba mươi năm gặp lại, qua phút bỡ ngỡ ban đầu, hai cha con chuyện trò trao đôỉ với nhau khá thẳng thắn. Khi trao tấm thiệp, cậu ta xin lỗi từ ngày nhập tịch Mỹ đã đổi tên sang họ của ông, nhưng không biết ông ở đâu để xin phép trước. Ông xúc đông ra mặt, cám ơn thằng con rơi còn nhớ đến cha, nhưng xin cậu con thông cảm vì ông không thể có mặt trong tiệc cưới của cậu. Ông gưỉ lời thăm mẹ cậu và nhờ trao một kỷ vật trả lại cho bà. Chàng thanh niên cầm kỷ vật trên tay, buồn, lặng lẽ bước ra khỏi phòng. Hai người, một già một trẻ laị trở thành xa lạ như khi mới đến.

Không ai đoán được tâm trạng của ông những tháng ngày kế tiếp, có chăng là âm hưởng điệu nhạc Phố Núi vẫn văng vẳng hằng đêm và thỉnh thoảng có tiếng thở dài trăn trở lúc nửa khuya.

Đỗ Xuân Tê

Ý kiến bạn đọc
11/10/201220:55:49
Khách

Đời người sao lắm nỗi éo le !

Ông đa tình thì ông khổ luỵ đã đành,bà trao duyên nhằm ông đào hoa thì bà cũng khổ còn bà đến sau hưởng chút tình muộn có chắc gì vui !!!

Cậu con rơi đi tìm bố cũng chẳng phải ngậm ngùi trăn trở lắm ru...!

"Giết nhau chẳng cái lưu cầu,

Giết nhau bằng cái ưu sầu độc chưa ? "

Trích Cung oán ngâm khúc của Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều.

Chia xẻ với người đọc,tác giả ắt cũng tìm được chút cảm thông ...phận trai...2 bến nước,bây giờ

"Đã lìa ngó ý còn vương tơ lòng"

Trích Đoạn trưường tân thanh của Nguyễn Du

Chấm dứt chuyện kể nhung dư vị còn lãng đãng kéo dài vương vấn không nguôi ! Thôi đành hát bài Không

tên mà sống tiếp :

"Hãy cứ vui lên mà sống , lâu rồi đời mình cũng qua..."
29/09/201214:54:38
Khách
Bài hay lắm! Cách viết rất độc đáo!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,224,447
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Giải Thưởng Việt Báo Việt Báo
Nhạc sĩ Cung Tiến