Hôm nay,  

Xếp Hàng Mua Vàng Phòng Thân

13/08/201100:00:00(Xem: 253609)

Xếp Hàng Mua Vàng Phòng Thân

Tác giả: Phạm Hoàng Chương
Bài so:á 3329-12-28559vb7081311

Tác giả đã nhận Giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2009, Là một nhà giáo vui vẻ mà nghiêm túc, có hồi ông từng bị bà con đồng hương bắt làm Chủ Tịch Hội Ái Hữu Ninh Thuận. Ông chủ tịch và ông thầy nay về hưu, an cư tại Riverside, Nam Cali. Bài viết mới của ông là chuyện thời sự đang sôi nổi khắp nơi.

***

Tuy sinh ra dáng người thanh cảnh, ưa thích văn chương, tính tình hướng thượng, bản năng sinh tồn trong người Kiệt rất mạnh. Ngoài việc hay luyện tập thân thể cường tráng, học võ, ăn uống lành mạnh, xa lánh thuốc lá, rượu chè, trong anh còn có “survival skills” giỏi và năng khiếu nhạy bén của một thương gia.
Vào đời giữa thời chiến, Kiệt chọn nghề thầy giáo, đi lính biệt phái, rồi đổi về nguyên quán. Sẵn nhà cao cửa rộng ở chung với mẹ buôn bán lớn, Kiệt bắt chước mẹ kinh doanh,nhận làm đại lý sách giáo khoa Quốc văn đệ nhất cấp của một nhà văn nổi tiếng, liên lạc móc nối các giáo sư Quốc Văn từ Cam ranh đổ vào Phan rí Chàm .
Năm 1972, vàng 20 ngàn một lượng, có người rao bán một lô đất giá 300 ngàn ngay mặt đường lộ, sâu 50 mét, bề ngang 10 mét, ở khu sắp cất chợ mới, Kiệt thấy cơ hội tốt, bèn hốt huê non, mua bỏ đó . Ðược nửa năm , ra ở riêng mở tiệm sách lớn, có nguời quen tới xin mua lại giá 400. Kiệt đâu cần tiền, nên đủng đỉnh đòi 500, họ rút lui, không ngờ lúc đó Mỹ đang từ từ rút quân khỏi VN, cắt viện trợ, chính phủ không có tiền xây chợ mới như đã hoạch định. Qua 74, miếng đất trị giá 15 cây vàng đó bỗng trở thành bãi đất hoang, láng giềng thấy không ai ở, tỉnh bơ vứt rác bừa bãi lên đó. Qua 75, chiến tranh leo thang. Vàng lên giá mà buôn bán lại ế ẩm, đồng tiền khó kiếm. Kiệt tối ngày ân hận đã dại dột mua đất thay vì mua vàng.
Khi anh vô tù cải tạo, vợ ở nhà bán vở, sách đánh vần, bút chì, cục gôm, tạp hóa…nghe phong phanh đổi tiền, vót vét dành dụm mua được mấy lạng vàng cất.
Ở tù về, sợ đi kinh tế mới, anh bảo vợ dẹp mua bán, kéo nhau ra làm công nhân nhà máy gạch quốc doanh ở ngoại ô cho an tâm. Mỗi lần đạp xe ra thăm đất gần đó, thấy phủ đầy rác rưới, Kiệt lại ngậm ngùi hối tiếc cho lỗi lầm hấp tấp đầu tư. Phải chi lúc đó hốt huê lấy tiền mua vàng cất thì bây giờ đã rủng rẻng ung dung, đâu phải vất vả tấm thân làm thợ mộc, cuốc đất, đạp xích lô như vầy. Cộng sản đổi tiền hoài, nên vàng lúc đó rất quí.
Thanh, người em họ, ngoài Bắc vào thăm anh kể cô Hòa (mẹ Thanh) đang buôn bán giàu có ở Phan Rang xưa kia, năm 54 đất nước chia đôi, phải bế nó ra Bắc đoàn tụ với bố nó, thu vén tài sản, mang theo mấy lượng vàng dấu kín nhiều năm mà láng giềng không ai biết. Thanh kể 5 mẹ con ăn mặc xuềnh xoàng, chen chúc sống trên một cái gác hẹp nhà nước cấp nhiều năm dài, làm ra nghèo khổ để không ai chú ý, mỗi khi túng thiếu cô ngắt ra một chút đem bán lấy tiền tiêu, mà khi chết bất đắc kỳ tử năm 67 còn sót lại 2 lạng dấu trong hộc tủ để dành cho con.
Học cái khôn của bà cô sống duới chế độ ngoài Bắc, Kiệt bán lần máy móc bàn tủ đồ đạc trong nhà ra, cắc ca cắc cũm mua từng chỉ vàng cất. Ðạp xích lô, mỗi tháng sắm được một chỉ vàng, chôn kỹ dưới đất, sợ công an vô nhà bất tử lục lọi cướp lấy mang đi.
Nghiên cứu học tử vi, tự anh chấm lấy lá số thì thấy Mệnh Thân có Song lộc, Ðiền trạch có Song hao, Thân lại cư Thiên di, là số hưởng di sản nhưng phải bỏ hết ra đi lập nghiệp xứ người, nên không thèm buồn nữa, dồn hết tâm trí vào chuyện tìm mối vượt biên.
Năm 83 ,hai tháng trước khi Kiệt vượt biên thì tự nhiên người láng giềng tới xin mua lại miếng đất bỏ hoang với giá một triệu (bằng một chỉ vàng lúc đó), Kiệt sửng sốt, nhưng điềm nhiên ký giấy bán, coi như buông xả mọi thứ theo đúng lá tử vi có hạn Thiên không , sợ rằng nếu còn tiêc nuối thì không đi lọt.
Tháng 8 năm đó, hai cha con lên ghe ra biển, ghé Hongkong an lành, rồi qua Mỹ định cư, hưởng trợ cấp dài dài ...Ðúng là số Mệnh Thân có Song lộc thì đi đâu cũng có tiền xài, không sợ đói. Kiến thức tử vi giúp anh quyết định đúng đắn, tránh được nhiều lầm lỗi và khiến yên tâm. Miếng đất đó nhiều năm về sau, anh về nước chơi thấy họ đã cất nhà, nằm giữa khu phố xá nhà cửa hai ba tầng nhộn nhịp đông đúc, nghe nói rao bán 2 tỷ đồng, ngang với hơn 100 ngàn đô la .
Những năm 85, 86 Kiệt đi làm được 800$ một tháng ở San Diego, vàng có 300 đô một lạng, rẻ hơn một tháng tiền thuê apartment một phòng ngủ. Ở xứ này, nhà mắc chứ vàng không mắc. Rút kinh nghiệm ở VN, anh cũng dành dụm mua vàng cất, vàng gì mà mua dễ như mua kẹo, muốn mua mấy miếng cũng có, chả bù hồi ở VN kiếm tiền mua một chỉ vô cùng khó khăn. Bà cô anh qua đây từ 75, nghe anh mua vàng cất, phá ra cười ngất:
-Trời ơi, ở Mỹ mà lo mua vàng phòng thân. Bỏ saving có lời còn hơn.
Quả là vàng ở Mỹ không lên “vù vù” như ở VN sau 75. Trong một quốc gia mà kinh tế vững mạnh như Hoa kỳ, suốt nhiều năm, đồng tiền vững chắc đứng yên như bàn thạch, xăng nhớt thức ăn rẻ rề, vàng chẳng hề nhúc nhích lên giá.
Nhiều năm sau, vàng lên 7 tám trăm một lạng, nhưng lương cũng tăng đều đều theo mỗi năm, nên Kiệt cũng chả quan tâm đến việc mua vàng, chỉ nghĩ chuyện dành tiền mua nhà để được trừ thuế, khỏi phải trả tiền thuê apartment hàng tháng xót ruột.
Năm 2000, Kiệt quyết định mua cái nhà lầu ở Nam Cali, có 170 ngàn, sông núi êm ả hữu tình, cây cối xanh tươi bên cạnh, vì chị bạn đồng nghiệp Vân Anh cứ luôn miệng nhắc nhở:
-Anh phải mua nhà gấp như tôi, chứ cái điệu nhà lên kiểu này sẽ không bao giờ có thể mua được. Tụi mình già rồi, không còn làm việc bao lâu nữa…Anh nghe tôi đi…
Kiệt “nghe”, nên khi về hưu 5 năm sau đó, có sẵn cái nhà đẹp. Vàng lúc đó còn rẻ, nên tuy ngoài lương hưu công hàng tháng đủ xài, có sẵn tiền hưu tư cả trăm ngàn, anh cũng không nghĩ đến chuyện rút ra mua vàng, hay trả bớt tiền vốn ngôi nhà.
Năm 2007, tự nhiên nhà cửa Cali khắp nơi đùng đùng lên giá, ngôi nhà anh từ từ vọt lên gần 500 ngàn. Tôi khuyên anh bán, mua căn nhà nhỏ 300 ở, còn dư mua vàng, hay mua vàng hết, cũng được khoảng 400 cây, dọn ra ở apartment chờ thời. Anh cười:
-Mua vàng không bằng kinh doanh.
Té ra, anh đã có sẵn ý định trong đầu. Anh refinance cái nhà, lấy ra equity 350 “down” mua một cây xăng triệu hai, mà vẫn ở yên trong nhà, không cần dọn đi đâu. Nhờ từng học thêm về địa ốc, làm “loan”, thấy giá nhà chựng lại muốn xuống sau khi lên tột đỉnh, anh refinance theo kiểu “interest only” và “5 năm adjustable” tức là trả bớt nợ bao nhiêu thì tiền payment hàng tháng tụt xuống bấy nhiêu, chứ không theo kiểu “cả vốn lẫn lời” thông thường 30 năm.
Xăng lúc đó bắt đầu lên, lên nhanh hơn vàng, anh trở thành ông chủ tiệm có 2 incomes, mướn 2 người làm, ngày đêm đi mua hàng rẻ chất tiệm tạp hóa bán lời nhiều,vài ngày đếm tiền đi gửi nhà bank. Tiền thu được bao nhiêu anh dồn vô trả nợ refinance nhà cho tiền tháng tụt xuống.
Giỏi thay cái anh ngó nho nhã văn chương mà khéo tính toán, chỉ nhờ hai khóa học địa ốc mà biến thành nhà kinh doanh đại tài, biết mượn tiền nhà bank làm giàu cho mình.
Qua năm 2009 , địa ốc xì bong bóng, thiên hạ thất nghiệp, bỏ của chạy lấy người, nhà xuống vù vù, nhà banks “kéo” lia chia, các khu ở tấp nập trước kia giờ đây vắng vẻ như mấy cái xóm hoang, bạn bè bà con ai gặp cũng khen anh có phước, có thời. Anh cười toe toét, khiêm tốn nói câu “Tái ông thất mã”, “có phước biết đâu tiềm ẩn cái họa, cái họa biết đâu lại đưa đến cái phước”.
Vàng lúc đó tự nhiên nhảy lên 1030$ một cây, làm anh giựt mình, mãi lo bán xăng mà quên mất vụ vàng. Thế là thừa thắng sẵn tiền trong tay, Kiệt lẳng lặng bỏ ra hơn 10 ngàn mua 10 lạng vàng bốn số 9 cất. Cầm những miếng vàng lấp lánh trong tay như đồ chơi, anh bùi ngùi nhớ lại quãng đời khốn nạn sau 75 , gầy đét đen đủi như con mắm, nai lưng đạp xích lô cắc ca cắc cũm vô chợ năn nỉ mua một hai chỉ vàng mà chảy nước mắt.
Sau 2009 thì giá xăng, giá vàng cứ liên tục từ từ tăng lên mà nhà lại mất giá, tiền lời khi Kiệt refinance cao tới 7 chấm nên Kiệt quyết định rút gần hết tiền hưu tư ra, trả vào nợ nhà, chỉ còn lại 20 ngàn, mỗi tháng trả vỏn vẹn có 110$. Hưu tư mỗi lần rút ra phải đóng thuế gần 25%, mà lời ít, ngâm tiền lâu không có lợi.


Qua năm 2011, thấy tiền mất giá, Kiệt lại muốn rút hết quách tiền hưu tư ra. Anh hỏi ý tôi. Tôi nói “ông có tiền hưu, trả vô cái nhà mỗi tháng một ít được rồi, Cần gì lo tới vài chục ngàn hưu tư, cứ bỏ mặc đó đ , coi như resource cuối cùng”. Người Mỹ thường khuyên muốn đầu tư, phải chia ra bỏ của vô vài ba bốn ổ trứng khác nhau, chớ nên dồn vào một ổ có ngày bể, tiêu tùng mất trắng. Mua vàng, mua stocks, mua đất, hùn vốn buôn bán, bỏ CD, hay saving accounts, phải đầu tư nhiều thứ….Bể ổ trứng này còn ổ trứng khác.Lỗ cái này mất giá còn có cái khác lên giá đập lại.
Bạn anh, có bằng cao học Kinh tế ở Việt Nam, lại khuyên:
-Rút ra mà ăn xài, cờ bạc, du lịch thì mới hết tiền. Rút ra mà đầu tư vào cái khác thì còn đó, có mất đi đâu mà anh lo.
Anh bèn nhờ tôi coi kỹ lại giùm đại hạn 66-75 tuổi, vì tài tử vi tôi cao hơn anh một bậc.. Tôi nhìn qua, khen:
-Trời, đại hạn này anh có Tử phủ vũ tướng hội Song Lộc Mã, Long phượng hổ cái, lại có Thái tuế, chẳng những tiền vô như nước mà còn nổi danh thiên hạ nữa. Người có Lộc tồn thì sách nói muộn có của , nhưng có vàng chôn ngọc cất. Có Hóa lộc, thì tiền nảy ra tiền. Lộc MÃ kết hợp là cách kinh doanh làm giàu, hạn đóng Thiên di có Thiên mã chiếu thì phải di chuyển nhiều, Long phượng hổ cái thì nhà cao cửa rộng, may mắn liền liền, anh thừa biết mà.
Quả nhiên, anh viết văn tiêu khiển mà được giải nhất, in sách ra độc giả ủng hộ tới mua tới tấp, bạn bè trong nước ngoài nước liên lạc qua Internet đều biết tiếng anh, gọi phone khen ngợi. Ra phố, trong đám đông thỉnh thoảng có người nhận diện kêu tên tươi cười chào hỏi. Nhóm này hội kia mời làm Hội trưởng, Chủ tịch, anh đều từ chối.
Qua đầu 2011 thì thế giới có nhiều tai biến dồn dập xảy ra, Bắc hàn khiêu khích Nam hàn, thiên tai động đất ở Nhật, ở Tàu, Âu châu nhiều nước vỡ nợ, chiến tranh khủng bố lung tung ở Trung Ðông, Cách mạng hoa lài nổi dậy ở Bắc Phi , stock xuống, vàng lên. Trung quốc xâm chiếm biển Ðông, Mỹ thiếu nợ quốc tế 14 ngàn tỷ đô, nghe mà choáng váng, kinh tế Mỹ suy xụp nặng nề vì chi tiêu quá nhiều cho medicare, thất nghiệp, và quốc phòng, đang đứng trên bờ vực thẳm vỡ nợ. Liên bang trả medicare cho cả trăm triệu người già. Bắc hàn dân đói, Somalia ở Nam Phi hạn hán, đói kém, mỗi ngày chết cả trăm đứa trẻ vì thiếu ăn. Vật giá thức ăn, xăng nhớt gia tăng, đồng dollar mất giá, ảnh hưởng dây chuyền khắp thế giới.
Cuối tháng 7, tổng thống Obama và hai đảng, hai viện trên dưới tranh cãi nhiều ngày không đạt nỗi thỏa thuận mức “nợ trần” và cắt giảm chi tiêu. Kiệt đứng ngồi không yên. Khách hàng mua xăng ít đi, hạn chế mua nước uống, quà vặt.. Bản năng sinh tồn và năng khiếu kinh tế trong người Kiệt cuồn cuộn sôi sục làm anh nhức đầu. Ai cũng nói” Ðừng lo, Mỹ khôn lắm, giả đò cãi nhau chứ không bao giờ để cho vỡ nợ đâu.” Có kẻ tỏ vẻ thông thạo, khinh khỉnh nói:
-Mỹ nợ quá thì “xù” , lo gì" Ai làm gì được Mỹ." Có nước nào đánh lại Mỹ không" Ai nói Mỹ sợ Tàu" Tàu sợ Mỹ xù nợ, phải giúp Mỹ đứng vững , mới đúng…
Kiệt nghe bán tín bán nghi. Cái gì cũng có lý, mà cái gì cũng có thể xảy ra cả. Nhiều người coi đây như một Depression thứ 2 của Mỹ, sau cái Great Depression khủng khiếp năm 1929 . Còn có 10 ngày nữa là đáo hạn phải thông qua thỏa thuận “ nợ trần” mà hai viện còn ỳ èo, cãi cọ tới lui, Obama phải hạ mình năn nỉ. Mỗi lần có sự kiện xảy ra là vàng lên, tiền xuống. Anh phải tính gấp cái khoản tiền hưu tư còn 23 ngàn MetLife đang giữ và cái nợ nhà 20 ngàn còn thiếu. Trả off tiền nợ nhà hay mua vàng trữ" Nợ ít, payment có trăm bạc, không trả cũng chưa sao.Còn mua vàng hết thì một ăn một thua. Lỡ tụt giá thì sao" Nợ trần thông qua, Mỹ khỏi vỡ nợ thì vàng xuống, lỗ vàng là cái chắc. Bằng như thỏa thuận không đạt thì vàng nhảy vọt lên như hỏa tiển, trúng mánh lời to. Anh quyết điịnh bắt phone gọi Metlife, điền mẩu request rút hết tiền ra gửi Bưu điện ngay. Một tuần sau Metlife gửi cho anh cái check 18 ngàn,sau khi trừ thuế 5 ngàn. Kiệt deposit ngay vô checking account. Anh nhấc phone gọi tiệm vàng quen hỏi giá vàng bao nhiêu. Giọng cô chủ thân quen trả lời:
-Bữa nay bán ra 1945$ rồi anh. Cao nhứt từ xưa tới nay rồi đó.
-Cái gì.. "! Năm kia anh mua có 1010$. Mới 2 năm mà lên gần gấp đôi vậy sao"
-Hồi đó anh mua tới 10 cây, lời to rồi còn gì nữa..Bây giờ anh mua nữa, hay bán ra"
-Em thấy thế nào" Mồng 2 tháng 8 này Mỹ vỡ nợ thì thế giới điên đảo, vàng sẽ vọt lên 2500 như chơi.
-Em nghĩ lên cao quá rồi, chắc phải xuống thôi. Mà Mỹ không có vỡ nợ đâu, anh đừng có lo.
-Anh mới rút hết tiền hưu tư ra. Tính mua vàng hết, hay một nửa mua vàng, một nửa trả bớt nợ nhà.
-Anh có mua vàng thì tháng sau, khi nó lên chút đỉnh, phải bán ngay, kẻo hạ thì lỗ đó.Chắc sẽ xuống nay mai. Vàng lên quá cao chưa từng thấy, em làm nghề này 20 năm lần đầu tiên mới thấy giá này.
-ANh check Internet thấy vàng ounce London 1630$, vàng ounce là nhẹ hơn vàng lượng mình bao nhiêu"
-Nếu vàng London 1630$ thì vàng mình 1945$, anh lấy giá vàng ounce chia cho 31.1,nhân lên 37.5 thì ra chính xác giá vàng lượng 9999 ngay. Giá London và Hongkong nhích lên nhích xuống nhiều lần mỗi giờ.
Kiệt quay ra email cho tôi, nói suy nghĩ muốn “điên đầu” về việc mua vàng hết, hay nửa này nửa kia, hỏi ý kiến tôi. Tôi nói:
-Anh lâu nay tu hành tâm trí rỗng rang mà sao để cho vật chất tiền bạc làm “điên đầu”" Có đức thì mặc sức mà ăn, có số giàu thì lộc tự nhiên đưa tới thôi. Hồi xưa, anh đầu tư vô đất 300 ngàn ở VN đó, rồi có giàu không"
-THì …bị một vố như vậy rồi, nên bây giờ phải tính toán cho kỹ. Hơn nữa, cung TÀi bạch tôi có Phá Quân+tang môn+khốc hư, hay bị hao tài lãng nhách. Mà này, anh Chương ơi, sao tôi tự nhiên linh tính vàng sẽ lên cao sau ngày 2/8 này, cho dù Mỹ có vỡ nợ hay không…Tôi tin chắc như vậy…
Thế là Kiệt quyết định cái rụp, vô nhà bank rút ra 10 ngàn mua 5 cây, rồi gọi phone cho mortgage lender trả thêm 8 ngàn vô nợ nhà, tiền premium mỗi tháng tụt xuống 65$, bằng tiền bill nước, rác. Ngày 2/8 lên Internet anh coi tin thấy Obama và lưỡng đảng, lưỡng viện đạt thỏa thuận mức nợ trần và cắt chi tiêu, cả thế giới thở phào nhẹ nhõm. Buổi chiều tôi nghe tin stocks xuống giá, vàng lên, check “gold price” thấy vàng lên 1662$ một ounce, hay 2006$ một lạng, tức là Kiệt lời ngay 70$ một lạng. Coi VN express và Vietnam Net, thấy hình ảnh dân Hà nội xếp hàng mua vàng đông như kiến. Qua 7 tây đọc tin stocks tiếp tục xuống ào ào, hãng Standasd & Poor’s đánh giá uy tín tài chánh Mỹ từ 3 chữ AAA xuống AA+. Mấy kinh tế gia Mỹ nổi tiếng lên Tivi báo động đang có một suy thoái kép sắp sửa xảy ra. Tôi nghĩ tới Kiệt mà phục cho linh tính và năng khiếu thương mại của anh, gọi phone chia mừng. Hai hôm sau, Kiệt hân hoan nói:
-Con trai tôi cũng bắt chước rút tiền CD saving trong bank 2 chục ngàn ra hỏi tôi mua vàng ở đâu, chở nó đi mua, chứ để tiền lời có 1 phân trong bank như vầy có ngày tiêu tùng hết vốn. Tôi bảo rút sớm sẽ bị phạt, nó nói phạt không đáng kể, để tiền mất giá mới là đáng sợ.
Tôi cười:
-Thấy chưa." Cung Phúc anh quá tốt. Anh thông minh học rộng, tính toán giỏi, tháo vát,mà lại biết thương người, đó là một phần gồm trong cung Phúc . Ðại hạn anh có Tử phủ vũ tướng hội Song lộc+ tứ linh thì có lộc tự nhiên đưa tới là phải rồi. Ngày xưa anh bỏ lại căn phố cũ đi vượt biên thì bây giờ có lại ngôi nhà lầu mới đẹp. Ngày xưa anh mất toi 15 cây vàng mua miếng đất thổ tả ở VN thì bây giờ có lại đúng 15 cây trên đất Mỹ, lại còn lời thêm một cây xăng bạc triệu tiền vô lai rai mỗi ngày, còn đòi hỏi gì. Cứ tiếp tục bố thí làm phước đi ông bạn, rồi sẽ tiếp tục hưởng phúc, sống lâu giàu bền…
Anh cãi:
-Không phải đâu, số tôi hưởng phước không được song toàn, phải nghèo thì mới sống thọ, còn giàu thì sẽ chết sớm…Nên sống “An bần lạc đạo” mới đúng cách…
Tôi cười ruồi:
-“An bần” mà như anh thì hàng chục chục triệu người VN, hàng tỷ tỷ người trên thế giới có mơ, có muốn “bần” cũng không được. Vàng ounce bữa nay lên 1740$ rồi đó cha.
Phạm Hoàng Chương

Ý kiến bạn đọc
19/08/201121:50:47
Khách
Linda gửi email cho chú Chương ở [email protected] sẽ dược hồi âm. OK?
18/08/201114:15:07
Khách
VÀng sáng nay nhảy lên 1822$ 1 ounce rồi. Không biết có chuyện gì đã xảy ra trên thế giới.
Với đà này sẽ còn lên 2500$ như chơi...
18/08/201123:00:09
Khách
Lam sao co the lien lac voi chu Pham Hoang Chuong ?
Cam on
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,608,053
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến