Hôm nay,  

Bụt Nhà Vẫn Thiêng

12/08/201100:00:00(Xem: 221564)
Bụt Nhà Vẫn Thiêng

Tác giả: Nguyễn Trần Diệu Hương
Bài so:á 3328-12-28558vb6081211

Tác giả đã hai lần nhận giải viết về nước Mỹ: Ngay từ năm đầu tiên, với bài "Chương Kết Của Cuộc Đời", cô được trao giải danh dự 2001. Bốn năm sau, cô nhận giải vinh danh tác phẩm 2005, với bài về một cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà và bài về một quả phụ Mỹ thời chiến tranh Việt Nam. Bài mới nhất, lần đầu tiên tác giả viết ve chuyện văn chương, chữ nghĩa.

***
Truyện dài đầu tiên tôi đọc trong đời là tác phẩm "Bồn lừa" của nhà văn Duyên Anh. Trước đó , tôi đọc những truyện ,không dài cũng không ngắn, trên những tác phẩm Tuổi hoa cùa các tác giả còn rất trẻ, nhiều người trong số họ vẫn còn ôm sách vở đến trường mỗi ngày. Trong đó, tôi nhớ và thích nhất tác phẩm "Nhóm lửa" và "Chiếc lá thuộc bài " cùa cùa hai "nhà văn học trò" khá nổi tiếng với các độc giả teenagers.
Lúc đó, chưa đến mười tuổi, tôi không đủ khôn để nhận xét bút pháp và lối viết cùa các nhà văn , dù đã lão luyện trong nghề , sống bằng tiền bản quyền, hay chỉ mới vương mang nghiệp văn chương, chỉ có tiền nhuận bút đủ để dẫn bạn bè đi coi movie ở các rạp hát sang trọng ở Saigon đầu thập niên 70. Nhưng dấu ấn của các tác phẩm đó và bút pháp của các tác giả đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong tôi. Có thể vì đó là những truyện rất hay , các tác giả đả viết bằng cả tấm lòng, không phải chỉ vì tiền nhuận bút; có thể vì đó là có thể vì đó là những chuyện dài đầu tiên tôi được đọc trong đời.
Lên Trung học, một giáo sư dạy Công dân đọc cho chúng tôi nghe bản dich Việt ngữ tác phẩm “Le Petit Prince” cùa Antoine de Saint-Exupéry mỗi tuần vài trang. Cuối năm học, chúng tôi chỉ hiểu lờ mờ những triết lý được gởi theo những ý nghĩ của ông Hoàng tử trẻ thơ, nhưng trong tâm hồn chúng tôi vẫn có một góc nhỏ cho “Hoàng tử bé”.
Những năm cuối Trung học, lịch sử đất nước sang trang, đời sống đảo lộn, như một con đà điểu chúi đầu vào cát sa mạc để trốn những đe dọa của thiên nhiên, tôi chúi đầu vào sách vở để thấy đời vẫn còn dễ thương. Đó là lúc tôi dành một mãng lớn "tình yêu văn chương" cùa mình cho nhà văn Gerald Gordon và đứa con tinh thần nổi tiếng khắp thế giới của ông “Let the day perish” , bản dịch Việt ngữ là "Hãy để ngày ấy lụi tàn" .
Vào Đại học ở Mỹ, tôi được học “Uncle Tom’s Cabin” cùa nhà văn Harriet Beecher Stowe trong một lớp Triết học, và “ Of Mice and Men” cùa nhà văn John Steinbeck trong một lớp Văn học . Tấm lòng của các nhà văn và lối giảng dạy nhiệt tình của các vị giáo sư ở SJSU lúc đó đã đặt cả "Túp lều của chú Tom" lẫn"Chuột và Người" vào tâm hồn tôi.
Cũng ở môi trưởng tự do cùa quê hương thứ hai, tôi được đọc “One Day in the Life of Ivan Denisovich” để thấy là tấm lòng bao la cùa Aleksandr Solzhenitsyn. Nếu Solzhenitsyn ra ứng cử Tổng thống, chắc chắn là tôi sẽ tự nguyện vận động tranh cử cho NHÀ VĂN tài hoa này.

Như bất cứ một người thích đọc nào, tôi cũng tập tành viết lách từ thời thơ dại, dù chỉ có một độc giả duy nhất là chính mình. Không muốn, nhưng bằng một cách nào đó, bút pháp của các nhà văn tôi thích đã ảnh hưởng đến lối viết của tôi. Văn phong của họ đã thầm sâu vào tiềm thức của tôi dù tôi chưa một lần được gặp họ, chỉ mới "văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình " .

Gần hai mươi năm nay, từ khi xong "nợ đèn sách", dù vẫn còn tất bật với "nợ áo cơm", dù chưa bao giờ dám mơ tưởng mình là nhà văn, tôi vẫn dành thời gian cho hai mươi bốn chữ cái kỳ diệu đã giúp nhân loại tiến bộ không ngừng.
Dù chỉ viết lách lăng nhăng, chẳng đâu vào đâu, thỉnh thoảng tôi cũng nhận được một vài lời khen từ độc giả ở khắp nơi. Những lúc như vậy, tôi vẫn thầm cảm ơn các NHÀ VĂN Việt Nam : Duyên Anh, Nhã Ca, Mai Thảo...; các NHÀ VĂN Mỹ John Steinbeck, Harriet Beecher Stowe; NHÀ VĂN Pháp Antoine de Saint-Exupéry, NHÀ VĂN Nga Aleksandr Solzhenitsyn, và NHÀ VĂN Nam Phi Gerald Gordon . (Tôi muốn dùng chữ NHÀ VĂN viết hoa để nhắc đến những cây bút kể trên, để phân biệt với chữ nhà văn viết chữ nhỏ cùa những ‘nhà văn tự phong “ hay được bạn bè thân thiết 'tấn phong" một cách hào phóng) .
Các NHÀ VĂN với năng khiếu bẩm sinh, với cảm xúc trước một sự việc nào đó đã sáng tạo ra những đứa con tinh thần "sống lâu" ít nhất cũng vài thế kỳ và có một sồ tác phẩm có thể đã ở trong lòng cả chục và có khi cả trăm thế hệ độc giả.
Một lần, tôi nhận được món quà giáng sinh sớm và có giá trị cũng liên quan đến một NHÀ VĂN. Đó là một ngày trời lạnh se sắt ,đầy sương mù, tôi được một người bạn thân (cũng là một người rất thích "Of Mice and Men" cà trên sách vở lẫn trên màn ảnh ) đưa đến thăm nơi an nghĩ ngàn đời của John Steinbeck ở Salinas , California nhân ngày ông mất, 20 tháng 12.
Không biết di ảnh của John Steinbeck hay cái bình đựng tro cốt cùa ông nằm giữa những người thân yêu đã làm chúng tôi mang quê nhà xa xôi vào những trang giấy, như trong các tác phẩm của nhà văn tài hoa này luôn có hình ành Salinas , nơi ông sinh ra và lớn lên.
Không lâu sau đó, tôi thấy mình không được trải qua thời niên thiếu ở quê hương, không bao giờ đưa được quê nhà vào lòng người đọc một cách tài tình như John Steinbeck đã đưa Salinas vào văn chương (và cả điện ành) hay như Duyên Anh đã đưa Thái Bình vào lòng cả trăm ngàn độc giả ở miền Nam.
Hai NHÀ VĂN này tài hoa đến nỗi rất nhiều độc giả của họ (mà chúng tôi là một điển hình) đều xin nhận cả Salinas và Thái Bình làm quê hương.
Mãi về sau, sau này có dịp đọc nhiều hơn, tôi nhận ra rằng quê hương luôn phảng phất trong các tác phẩm của các NHÀ VĂN. Quê ngoại với tôi đẹp hơn nhiều và rất rõ nét từng bụi cỏ, gốc cây, từng nhịp cầu, ngõ ngách (mặc dù tôi chưa bao giở được về thăm Huế) nhờ các tác phẫm của nhà văn Nhã Ca. Và Nha Trang, thành phố nơi tôi lớn lên, êm đềm, thân thiết hơn; từng hạt cát, viên sỏi trên đường nằm lại trong lòng tôi qua các tự truyện của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng (cũng là Thầy dạy Triết cho các đàn anh đàn chị ở trường Ngô Quyền xưa).
Từ lúc nào không nhớ, gần đây khi ngồi vào gõ keyboard viết bất cứ đề tài nào, quê hương vẫn phảng phất đâu đó. trên những trang giấy vụng về, thô sơ cùa tôi.Có quê hương trong bài viết tức là có tấm lòng , và có tấm lòng là không ít thì nhiều cũng có những độc giả trung thành.
Càng có nhiều độc giả, tôi càng cảm ơn các NHÀ VĂN đã dạy cách viết văn gián tiếp cho tôi và các Thầy Cô dạy Quốc văn suốt thời đi học đã trực tiếp dạy tôi cách viết văn.
Và như vậy, Quê hương và Bụt nhà rất thiêng trong thế giới văn chương chữ nghĩa.

Nguyễn Trần Diệu Hương

Ý kiến bạn đọc
29/12/201700:59:31
Khách
Bài viết tuy ngắn nhưng súc tích. Chở đầy một thuyền tuổi thơ miệt mài si mê với chữ nghĩa văn chương đủ loại...
Kể cả những loại chưa đến tuổi để được phép đọc!
Thì ra cũng có người... giống mình đến vậy!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,465,549
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến