Hôm nay,  

Dư âm "Cây đàn Mandolin"

09/08/201100:00:00(Xem: 115921)

Dư âm "Cây đàn Mandolin"

Tác giả: Lương Nguyên Thảo

Bài số 3321-12-28551vb7080611

Tác giả từng hành nghề bác sỹ răng-hàm-mặt tại Việt Nam, hiện là cư dân vùng Rancho Cucamonga, Nam California. Với bài viết "American Dream", cô từng nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2009. Thêm bài, “Cây Đàn Măng Đô Lin” cô được đề cử vào danh sách Chung Kết và dự phần biểu diễn trong chương trình họp mặt VVNM 2011.

image004-large-contentNguyên Thảo biểu diễn "Tico tico" với nhạc sỹ Ngô Tín bằng cây đàn do cô Iris Dinh mua tặng.
















image002-large-contentNguyên Thảo và phu quân Nguyễn Lưu Tâm Chính chụp ảnh với bức tranh "The Mandolin' do họa sỹ Lê Thúy Vinh vẽ tặng.

***

Tôi nhìn chăm chăm vào bức tranh "The Mandolin" do họa sỹ Lê Thúy Vinh vẽ tặng. So với tôi ba mươi năm trước, bé gái trong tranh có đôi chân dài hơn, vẻ mặt ít khắc khổ, chịu đựng hơn. Trong tranh, người thanh niên đứng bên cạnh, người anh trai tài hoa bạc mệnh tội nghiệp cuả tôi, có dáng dấp giống nhà tôi nhiều hơn.

Dạo đang phác họa bức tranh, họa sỹ Lê Thúy Vinh gọi phone hẹn gặp tôi ở Orange County. Mới nhìn bức phác họa, thấy hình ảnh anh em mình 30 năm trước, một bé gái ôm đàn Mandolin và một thanh niên ôm mâm thuốc lá bán dạo... tôi òa lên khóc. Chị Vinh vỗ về, nói lúc chị đọc truyện em viết, chị cũng khóc, huống hồ em là người trong cuộc... Rồi chị hỏi tôi có muốn sửa gì không, tôi mô tả chân dung anh mình "nhà em có nét hao hao anh em"--Chị trêu tôi " Nhờ vậy mà Chính mới cua được Nguyên Thảo phải không""--Tôi cười qua làm nước mắt, gật đầu.

Tôi ngập ngừng, dặn chị " Em mời chị đến dự lễ trao giải Viết Về Nước Mỹ 2011, khi nào mà hoàn tất bức tranh, chị đem đến buổi Lễ để em chụp ảnh; Em sẽ biểu diễn đàn Mandolin hôm đó với nhạc sỹ Ngô Tín. Anh là bậc thầy về đảo phách, đảo nhịp, em cần tập trung để "đấu" với tay flamenco guitairist cự phách này... Trước lúc perform, chị đừng để em nhìn thấy bức tranh, em sợ quá xúc động, mất bình tĩnh không đánh đàn được."

Họa sỹ Lê Thúy Vinh thật ân cần, chân tình... Hôm trao giải, chị gói bức tranh lại cẩn thận, chờ tôi biểu diễn xong, mới tháo giấy gói ra để tôi chụp ảnh với bạn bè thân quen gia đình Vietbut. Tôi thật biết ơn anh Cao Minh Hưng, đã giới thiệu tôi với họa sỹ Vinh.

Tôi và "đức lang quân" ôm bức tranh chụp hình. Nếu người thanh niên trong tranh còn sống, bước ra ngoài đứng cạnh tôi, thì không khác gì hình ảnh anh đứng cạnh tôi trong ảnh. Tội nghiệp anh, mấy hôm tôi chuẩn bị tập dợt, anh phải vừa đi làm ca sáng sớm, trông thằng "còi hụ " hú còi tối ngày, đêm khuya còn lái xe đưa tôi lên tuốt Northridge để rehearsal với anh Ngô Tín. Tôi đùa với chàng "Lấy vợ nghệ sỹ cực hơn là vợ bác sỹ phải không""

Anh Ngô Tín cũng thật nhiệt tình, mới đi lưu diễn ở Canada về, vẫn thức đêm rehearsal với tôi. "Tico Tico" là bản nhạc lừng danh đòi hỏi kỹ thuật chạy ngón tốc độ cao, vững về nhịp, phách mà tất cả các nghệ sỹ thính phòng, dàn orchestra trên thế giới đều chơi nó, post trên youtube rần rần... Nhà họ Đặng và các bạn nghệ sỹ thính phòng đồng môn trong nước đang chờ coi perform này của tôi. Lần trước biểu diễn "Toccata" của Pau Mauriatt với anh Ngô Tín, tôi đã "nếm đòn" kỹ thuật đảo phách ngoạn mục của anh...

Lần này, sau khi hai anh em biểu diễn, anh Luân Vũ, một nghệ sỹ violin tham dự chương trình do Vietbao mời, bảo tôi, "Nguyên Thảo bản lĩnh , giữ nhịp hay ghê, nhất là đoạn điệp khúc" ---Tôi cười "Em dợt với Ngô Tín ...bị giết cái dzụ này suýt chết mấy lần... nên phải kiên cường với sư phụ." Chị Khôi An thắc mắc sao mặt mũi tôi có vẻ "nghiêm trọng" khi perform. Tôi nói với chị, không lo canh phím khéo léo với Ngô Tín... là chết giấc. Anh quất dây rầm rầm...

Nói gì thì nói, được perform chung với anh, tôi lấy làm vinh hạnh. Cũng nhờ vậy mà anh Ngô Tín biết đến giải thường "Viết Về Nươc Mỹ" tổ chức hàng năm, một sự kiện văn hóa hải ngoại lành mạnh, sôi động...

Màu thời gian ...

Đã ba mươi năm rồi đó sao" Đứa bé gái khắc khổ, được trời phú cho chút năng khiếu âm nhạc, nay đã thành một phụ nữ "chồng con đùm đề". Tiếng đàn kiêu hãnh trẻ con ngày nào, không hiểu nay có đằm thắm" Nghe tôi tremolo bản "Una Limosna"... cô Iris than "đứt ruột đứt gan".

"Màu thời gian thanh thanh

Hương thời gian tím ngát..."

Những câu thơ êm đềm trong bài "Màu thời gian " của nhà thơ Đoàn Phú Tứ mà tôi rất thích, có lần chị Khôi An đã ngâm bài thơ này tặng tôi.

Những đưá trẻ chơi đàn Mandolin ngày nào nay tóc đã chớm bạc... Chỉ còn vài năm nữa sẽ bước qua cái dốc bên kia cuộc đời... Vậy mà những hệ lụy, nhức nhối vẫn còn đó, chưa phai theo thời gian.

Khi truyện Cây đàn Mandolin" đăng tải lên Vietbao, tôi nhận được nhiều lời chia sẻ, thông cảm từ bạn bè thân quen. Rồi một hôm có cú phone số lạ:

"Phải bạn là Lương Nguyên Thảo, nhà ở phố NTH, lúc trước học đàn Mandolin thầy Đặng N.A."

"Phải, mình là Nguyên Thảo"

"Còn mình là T.T"

"Trời ơi, sao T.T biết số phone này, sao lại mất liên lạc"

"Bác mình đọc Vietbao, thấy tấm ảnh những đưá trẻ đánh đàn Mandolin, thấy hình mình 30 năm trươc ngồi cạnh Nguyên Thảo... Bác hỏi mình có đứa bạn nào tên Lương Nguyên Thảo, trước hành nghề bác sỹ Răng -Hàm -Mặt trong nước, biết đánh đàn Mandolin, biết viết văn...---Mình mới nghe kể sơ là nhớ ngay Nguyên Thảo. Mình liên lạc tòa báo, nên có số phone này cuả Nguyên Thảo"

"T.T còn đánh đàn không""

"Bỏ lâu quá rồi, nhìn note cũng không biết note gì... Sao Nguyên Thảo nhớ dai ..à , mà Nguyên Thảo ký âm giỏi, nghe bản nhạc là đánh được, đâu có cần đọc note."

"Giờ cũng kém rồi...nè, bản đăng tải chỉ là một phần trong truyện "Cây đàn Mandolin". Nguyên Thảo đang viết phần một...sẽ kể chuyện hồi đó có lúc T.T không cho mình quá giang đi học."

"Thôi mà, đừng kể. Hồi đó con nít mà chấp làm chi!"

"Hương thời gian chưa thanh,

màu thời gian chưa ngát"

Cô Iris thấy tôi sa đà vào chuyện viết thêm về "Cây đàn Mandolin" nói với chị Khôi An, "Viết lên một tự truyện đớn đau là một ca mổ, sẽ mất máu, sẽ đau đớn sau hậu phẫu, phải chuẩn bị... Nguyên Thảo đã từng mổ người ta...phải biết điều này chứ"--" Nguyên Thảo phải gọi phone cho cô ngay", cô nhắn e-mail.

Tôi tránh né, âm thầm chịu đựng, những ký ức đớn đau... Cô gởi bài thơ "Muối Mặn"

"Hãy gửi nhau lá thư hôm nay

Hẹn gì đến mai sau

Ngày mai đó có bao giờ tới

...

Chỉ là những tiếc nuối khôn nguôi

Như nguồn nước muốn ra khơi

Hòa mình với biển trời

Cho muối mặn dung hòa bao cay đắng.." Tôi cầm vĩ đi violin...gởi nhạc qua computer cho cô. Cô xúc động, gọi phone, nó cô muốn rơi nước mắt.

"Cho muối mặn dung hòa bao cay đắng"

Sẽ là bao nhiêu muối, bao nhiêu nước mới dung hòa những mất mát, thương đau của cuộc chiến vô nghĩa đem tới cho dân tộc tôi....

Sẽ còn bao nhiêu muối, bao nhiêu nước để rửa sạch vết thương lòng của những đứa trẻ ngây thơ đánh đàn Mandolin , và bao nhiêu muối mặn, bao nhiêu dòng sông đổ ra biển để dung hòa bao cay đắng của người Việt những năm tháng đầu hội nhập "đất khách quê người"

Ba mươi năm hay một trăm năm nữa... màu thời gian có thanh, hương thời gian có ngát"

Hôm dự lễ trao giải VVNM 2011, một bác đến nói với tôi:

- Cháu là Lương Nguyên Thảo phải không" Bác đọc truyện cuả cháu. Bác muốn khóc... Thời nhỏ, bác thích học nhạc , học đàn... bác cũng có học, mà không có khiếu như cháu...

Sau đó bác mới cho tôi biết bác là thành viên Ban Giám khảo..tôi tẽn tò...vậy mà tôi đi hỏi bác có viết bài dự giải thưởng VVNM không. Cô Iri snói đúng, mấy cái đứa như tôi thuộc loại "ngớ ngẩn", ít để ý đến ai hay chuyện này chuyện nọ...

Và tiếng đàn tôi đã cất lên 

Tôi perform ở giảithưởng VVNM 2011 mà thấy mình quan trọng hơn cả Jo Jo Ma chuẩn bị perform ở lễ trao giải Oscar cuả Hollywood.

Các cô, các chị xúm xít chọn kiểu tóc, quần áo.... Dạo trước biểu diễn "Toccata" với anh Ngô Tín...cô Iris đã tặng tôi một cây đàn Mỹ nhập từ China... Đồ Tàu làm "xập xí xập ngàu"...sửa tới sửa lui âm thanh vẫn không vừa ý, tôi bực lắm. Khi cô Iris về Việt Nam, cô kiếm mua được một cây đàn Mandolin mà cô kể là tụi Orchestra Korea đặt hàng, còn sót lại một cây. Giá cuả nó chỉ băng một phần tư cây đàn cô mua tặng tôi tại Mỹ.

"Tuần tới Nguyên Thảo rehearsal với anh Ngô Tín, cô gởi xe đò Hoàng lên cho cháu được không""

"Cô không gởi đâu... công lao cô đi lựa hai ba ngày trời, mưa gió dầm dề, gởi rồi nó quăng quật , hỏng mất"

" Chị tính nhờ anh lơ xe ôm chặt cây đàn...chị sẽ trả tiền công giữ đàn"--Chị Khôi An phone cho tôi.

" Cô không đưa chị Khôi An đâu, nhỡ anh lơ xe không giữ lời, lơ xe người ta còn lo việc người ta.."-cô Iris nói với tôi qua phone.

Đón cô Iris ở bến xe, để cô đứng đày nắng...tôi xăm xăm giở bao đàn. Cây đàn thật tuyệt vời... cần đàn trơn tru, nhẵn bóng, khỏang cách giữa dây và phím thấp, âm thanh trầm ấm như cây đàn anh tôi mua cho tôi ba mươi năm trước.

Lòng tôi trỗi dậy niềm tự ái dân tộc... nghệ nhân làm đàn Việt Nam tay nghề không thua kém bất kỳ quốc gia nào... Một bạn đồng môn trong nước cuả tôi từng đoạt giải Concourt muà thu, anh đã sử dụng cây đàn Kim Thanh cuả nghệ nhân Hà Nội vậy mà phải dán thương hiệu Yamaha.... như nước mắm Phú Quốc phải dán mác Thái Lan... biết bao giờ dân tộc tôi mới "Hóa Rồng .

Bạn bè tôi thắc mắc... perform ở giải thưởng VVNM mà làm gì nghiêm trọng vậy. Tôi giải thích...họp mặt VVNM là một sự kiện văn hóa hải ngoại quan trọng cuả cộng đồng người Việt, ngoài ra còn có những vị khách có chức sắc người Việt, lẫn Mỹ...chương trình rất chọn lọc, không phải ai cũng được mời perform... Nguyên Thảo phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" với truyện "Cây đàn Mandolin" mới được trình tấu vào dịp lễ này"

"Em có cây đàn mới...chạy etude ngon lắm..Nguyên Thảo sẽ tăng tốc độ Tico Tico"---Tôi báo cho anh Ngô Tín biết.

Trước lúc bước lên sân khấu, tay guitair flamenco có hạng này hơi "khớp". Anh cũng không ngờ Lễ trao giải VVNM rất formal và hoành tráng ...

- Nguyên Thảo cho anh mượn foot stand-Anh vội vã nói với tôi trước khi bước lên sân khấu.

- Trời đất...không có đồ tựa làm sao em chạy ngón lại anh- Tôi la làng.

Giờ G đã điểm... tôi nhường anh foot stand, tự nhắc lấy ghế ra sân khấu.Tôi dùng gót giầy làm điểm tựa nâng đàn...

Ngô Tín đi dạo first movement...tôi cũng "khớp"...rồi bình tĩnh, tự tin lẩy phím...bản "Tico Tico " réo rắt vang lên, anh Ngô Tín dồi bass tuyệt vời... Rồi đến "Green Sleeves" ngọt ngào. Tôi và anh thay nhau đi hòa âm ăn ý.... Tôi tiếc rằng những giáo sư Mỹ như Dr John Chan, Jennifer dạy tôi ở trường Đại học và một số bạn Mỹ hay chơi đàn chung với tôi như Joseph, Jessica... đã không thể đến dự như đã định vì họ ở xa, thứ Hai phải đi làm...

Performance thành công... tôi đứng cầm đàn chụp hình nơi poster in hình ảnh tượng "Nữ thần tự do". Tôi hay đùa với cô Iri s, chị Khôi An..vì đây là nước Mỹ, đàn Mandolin chỉ là folk musical instrument, chứ nếu là nước Pháp, nước Nga, đàn Mandolin được trọng vọng hơn...coi chừng Nguyên Thảo được... tạc tượng.

Cô Iris trêu lại..."để cô về ViệtNam, quê cô có nhiều đất sét, để cô móc lên đắp tượng Nguyên Thảo... cho Nguyên Thảo đứng ngoài đồng làm hình nộm đuổi chim ăn lúa". Tôi cười ha hả "Vậy mà cháu tưởng cô tính tạc tượng cháu trước nhà cô đề bảng "Be aware of Dog" để canh trộm chứ!"

Hôm Lễ trao giải...tôi ngỡ ngàng nhìn chị Khôi An trong tà áo dài vàng dịu dàng như một dải lụa. Tội nghiệp cô Iris và chị Khôi An...mấy hôm tôi chuẩn bị perform, cô và chị cứ lo lắng chuyện quần áo. "Chị sắp biểu diễn mà em lo quá, muốn đau bao tử " -Thụy Nhã nói với tôi. Với chúng tôi, họp mặt Viết về nước Mỹ nơi đất khách quê người này là một Lễ trọng, một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc của người Việt.

Bác Bồ Tùng Ma chuẩn bị bấm máy... "Trước khi phím đàn rung, bạn phải được Tự do". Tôi đang đứng cạnh poster có hình tượng Nữ Thần Tự Do, nâng cao cây đàn. ...ánh flash camera lóe lên.

Và tôi đó... con bé gầy gò, khắc khổ ngày nào ba mươi năm trước, đang nâng đàn Mandolin đứng cạnh Nữ thần Tự do.

Lương Nguyên Thảo

Ý kiến bạn đọc
20/05/201223:07:16
Khách
Cô hãy tiếp tục chơi Mandolin hay nữa nhé ! Con hiểu những căm hận của cô với XHCN gia đình con cũng là những người bắc 54 còn kẹt lại VN . Ngay từ hồi nhỏ con đã nhìn nhận dc mặt trái của nó , các bác con cũng không dc học hành vì nó cho là con của Nguỵ ......
20/05/201215:13:21
Khách
Con chơi dc bài godfather rồi cô Thảo , dạo này con bận việc học trên lớp , hôm nay con đọc lại bài viết của cô cho bác của con nghe ! con mới thấy commen của cô , uhm http://www.youtube.com/watch?v=al8ojwpTmY4&feature=plcp đây là video của con , cô coi thử !
31/01/201213:33:30
Khách
Kỹ thuật tremolo co khó không ?? Con đang tập chơi nhưng chỉ tự học nên chưa biết nhiều
14/03/201206:44:22
Khách
@Đăng Nguyễn: Nguyên Thảo xin chân thành cáo lỗi cháu đã reply câu hỏi muộn vì cô đang bận, ít khi vào check Vietbao online comment, nay có người bạn báo tin cô mới biết câu hỏi cuả cháu.

Về kỹ thuật tremolo đàn Mandolin không khó như ở piano, guitair...có điều phải kiên nhẫn một chút--Thoạt đầu dùng phím lướt nhẹ trên dây , phớt qua phớt lại...mấy ngày đầu tiên rất chán và mỏi cổ tay...

Cháu vào go ogle search gõ tên cô :luongnguyenthao sẽ link tới một số blog cá nhân cuả cô :http://luongnguyenthao.wordpress.com---cô sẽ hướgn dẫn thêm về tremolo cũnh như các tech khác ở đàn Mandolin.

Cô rất thích dạy trẻ con đánh đàn để nhớ đến cô thuở bé--Mong nghe tiếng đàn cuả cháu
Thân mến,

Lương Nguyên Thảo

09/08/201115:11:02
Khách
Xin sửa thêm dùm Nguyên Thảo "Với chúng tôi, họp mặt Viết về nước Mỹ nơi đất khách quê người này là một Lễ trọng, một hoạ động văn hóa nghệ thuật đặc sắc của người Việt." Chữ "hoạ động" thành "hoạt động".


Xin chân thành cảm ơn.
09/08/201115:00:09
Khách

Xin Ban biên tập Vietbao sửa lỗi chính tả dùm cho Nguyên Thảo : "khônmg hiểu nay có đằm thắm? " thành chữ "không".

Lễ trao giải VVNM rất formly và hoành tráng ... thành "formal"

"be aware dog" thành "be aware of dog"

Xin chân thành cảm ơn.
10/08/201119:49:14
Khách
Bạn MAI thân mến, rất cảm động khi đọc được ý kiến chia sẻ, khuyến khích của bạn. Nguyên Thảo sẽ nói với anh Ngô Tín lời khen ngợi của bạn. Nguyên Thảo cũng không biết cách upload mp3 lên face book, trong computer của Nguyên Thảo có rất nhiều bản popular ballad đánh tập với anh Tín ...Nguyên Thảo thu lại để học kỹ thuật đi dây của anh Tín. Còn trên youtube chỉ có quay lại hai performance :

http://www.youtube.com/watch?v=HenUJi-u5dI&feature=related: Toccata "Forever and Ever" -Recuduoer de la Alhambra

http://www.youtube.com/watch?v=0fJLzQmurHU&feature=related: Granada & Romance

http://www.youtube.com/watch?v=vPBe_5fhH6s: Tico Tico & Green Sleeves, rehearsal

Bạn có thể gõ keyword ngotinvan hay luongnguyenthao kèm theo tựa bản nhạc trên

youtube .Performance "Tico Tico " & "Green Sleeves" tòa báo chưa có gởi video cho Nguyên Thảo.

Chúc bạn và gia đình luôn dồi dào sức khỏe, nhiều may mắn trong cuộc sống.

Thân mến,

Lương Nguyên Thảo






10/08/201115:07:32
Khách
Rất thích đọc các bài viết của Thảo, và mong muốn được thưởng thức màn song tấu mandolin/guitar của Nguyên Thảo và NS Ngô Tín. Đề nghị NT post lên youtube.com để bà con trong và ngoài nước đều có thể xem dễ dàng. Cám ơn NT thật nhiều.
23/08/201117:15:35
Khách
Bạn đọc thân mến,

Nguyên Thảo mới build up music blog :http://luongnguyenthao.wordpress.com/

Gia đình Vietbut cũng mới build up một diễn đàn http://www.vietbut.net/ ở category "âm nhạc"

Nguyên Thảo có post các perform và rehearsal của anh Ngô Tín và Nguyên Thảo, thân mời bạn đọc ghé qua thưởng thức.
Thân mến,
Lương Nguyên Thảo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,989,674
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến