Hôm nay,  

Mất Chim Thật Rồi

23/07/201100:00:00(Xem: 201533)

Mất Chim Thật Rồi

Người viết: Nguyễn Viết Tân

Bài số 3310-12-28540vb7072311

Nguyễn Viết Tân, tác giả vừa nhận giải Việt Bút 2010, là thành viên thứ 10 của Ban Tuyển Chọn Chung Kêát Viết Về Nước Mỹ năm nay. Tham dự Giải thưởng Việt Báo từ năm đầu, ông nhận giải bán kết năm 2001 với bài "Bên Bờ Freeway" ký bút hiệu Tân Ngố. Nhiều truyện ký đặc biệt của ông về đất lề quê thói của miền Nam đã xuất bản thành sách "Chuyện Miền Thôn Dã," rất được bà con hâm mộ.

***

Cách đây hơn sáu năm, tôi có viết một chuyện về mất chim. Tưởng gì, hoá ra tôi làm mất con chim trĩ Pheasant đã ướp phọt-môn treo trên tường, màu sắc rất đẹp. Tiếc thì tiếc, nhưng đâu có gì mà làm ồn.

Tháng bảy năm 2011, cả thế giới, toàn nước Mỹ, nhất là cộng đồng VN thì náo động om xòm về vụ một bà VN mới 48 tuổi, cắt chim ông chồng Mỹ mà quăng vào máy xay cho "Đáng đời ông ta".

Tờ Việt Báo chỉ loan tin này một cách bình thường nhưng một số báo khác thì khai thác kỹ hơn.

Trong mục Toà soạn & Bạn đọc trên báo Người Việt, có đăng lại lời của một độc giả ký tên là Hung Le cự nự:

- Xin đừng bịa đặt tin tức (“Phụ nữ gốc Việt cắt 'của quý' của chồng, bỏ vào máy xay,” báo Người Việt ngày 13 tháng 7.) Tôi chắc chắc tin này quý vị lấy từ báo dòng chính, mà không có nguồn nào nói bà này người Mỹ gốc Việt. Chỉ vì bà có khuôn mặt Á Ðông và tên đệm là Kieu quý vị không thể tự cho rằng bà là người Việt Nam. Làm ơn, ráng giữ đạo đức báo chí (nếu có) và chỉ tường thuật tin tức thôi, đừng phóng tác, suy diễn, hay tệ hơn nữa là bịa đặt.

Nhưng Toà soạn trả lời như sau:

-Xin cám ơn quý độc giả Hung Le đã góp ý. Tuy quý độc giả “chắc chắc tin này quý vị lấy từ báo dòng chính” nhưng thật ra không phải là vậy. Tin này báo Người Việt nhận được từ thông cáo của Biện Lý Cuộc Quận Cam, và sau đó phóng viên Hà Giang đã đến tận nơi xảy ra vụ án, phỏng vấn hàng xóm và những người quen biết hai ông bà này. Hồ sơ bà Catherine Kieu trong nhà giam Orange County Jail ghi rõ “race” của bà Catherine Kieu là “Vietnamese.”

Tờ Viễn Đông số ra ngày 7/13/2011 thì đưa thêm chi tiết:

- Người phụ nữ 48 tuổi này tới Mỹ được 7 năm và trong hồ sơ còn có tên là Trần Quế Anh.

Như vậy thì chắc chắn Kiều nhi là người Việt chúng ta rồi. Hết cãi.

Tóm gọn các tin tức thì chúng ta được biết như sau:

Vào lúc 9g tối ngày 7/11/2011 một người đàn bà gọi 911, cảnh sát tới căn nhà trên đường Flower thành phố Garden Grove thì thấy nạn nhân là một người đàn ông 51 tuổi (sau này họ xác định lại ông ta 60 tuổi) bị trói chặt vào giường, hạ bộ đẫm máu. Người đàn bà khai tên Catherine Kieu Becker nói: He's deserved it.

Bà ta bị bắt giam vì nhiều tội: Đầu độc, bạo hành, làm nguy hiểm đến tánh mạng người khác, giam giữ trái phép ...

Theo báo chí, cứ như những tội trạng nặng như vậy, bà ta có thể bị tù lên đến chung thân.

Báo chí còn cho biết, tuy bà ấy qua Mỹ đã bảy năm, nhưng họ mới lấy nhau vào ngày Dec. 29 năm 2009.

Ngay sau đó, cộng đồng người Việt tại Little Saigon ai cũng truyền tai nhau cái tin kinh khủng này. Mấy đấng trượng phu kêu than tức ngực. Hỏi ra ông nào lúc đi ngủ cũng nằm xấp. "Cho chắc ăn".

Người thì kết tội Kiều nhi, người thì đòi thay chữ Anh hùng bằng chữ Nữ hùng.

-Người bênh thì cho rằng phụ nữ phải mạnh tay như vậy mới trị được những thằng đàn ông cà chớn. Nó về VN cưới qua đây, hành hạ con người ta cho đáng đồng tiền bát gạo. Phải làm gương cho những thằng khác coi đó mà chừa.

-Người chống thì nói đàn bà gì dữ hơn cọp. Con cháu Hoạn Thư ra tay quá nặng, như thế rồi ai mà dám lấy con gái VN nữa.

Đối diện nhà anh Nam bạn tôi, có ông Mỹ goá vợ, nhìn thấy cảnh ông bạn tôi được vợ cưng quá đỗi, ông bèn nhờ anh làm mối cho một người vợ chính gốc nước mắm, nhưng chuyện kinh khủng kia xẩy ra tối thứ hai, thì sáng thứ ba ông qua gõ cửa sớm, nói thôi anh khỏi làm cái sự mai mối kia nhen, tôi hãi quá.

Bây giờ cuộc điều tra chưa xong, chưa biết người phụ nữ này sẽ bị tuyên án như thế nào, nhưng ta thử tìm hiểu xem đã có án lệ nào (cắt chim chồng) trong quá khứ hay chưa (").

Có chứ:

-Chuyện xẩy ra năm 1993 cho John W. Bobbitt sinh năm 1967. Cô vợ là Lorena gốc người Nam Mỹ sinh năm 1970. Nhân lúc say rượu ngủ li bì, anh ta bị vợ thẻo của qúy và quăng ra ngoài đường. Cũng may hôm đó trời có tuyết nên khi anh gọi 911 thì lính cứu hoả đã tìm được nó, đem vào nhà thương khâu lại cho anh. Nếu nó không được ướp lạnh bởi tuyết thì khó lòng mà cuộc giải phẫu được thành công tốt đẹp như thế.

Khi ra toà, người vợ khai đã bị chồng hành hạ lúc ăn nằm y như kiểu hiếp dâm; khi vợ có bầu thì bắt đi phá thai. Những lời khai của cô ta đáng tin cậy vì có nhiều người làm chứng. Còn về phần ông chồng thì lời khai tiền hậu bất nhất, đến nỗi Công Tố Viện, Bồi Thẩm Đoàn và Quan Toà đều không còn tin anh ta nữa.

Toà tuyên án bà vợ phải đi giám định tâm thần trong một nhà thương 45 ngày, sau đó sẽ được tha bổng.

Sau vụ án đó, từ ngữ "hiếp dâm người phối ngẫu" mới được nhiều người nói đến.

Cô Lorena lấy lại tên họ ngày xưa là Galo và sống rất ẩn dật, nhưng anh chồng thì nổi đình đám một thời:

Anh ta lập ra một ban nhạc, hát như mèo cái hú đêm nên thất bại, quay qua đóng phim XXX.

Hồi năm đó chúng tôi có mở một tiệm cho thuê Video, có người mướn cuốn phim này về coi rồi đến tiệm chê là chẳng giống con giáp nào. Nó xù xì quăn queo trông rất gớm. 

Đóng đâu được vài ba cuốn phim loại này thì hết ăn khách, chàng Bobbitt về Las Vegas làm Bartender, xoay qua làm tài xế lái Limousine, rồi lái xe Tow Truck và cuối cùng -có ai tin được không- anh ta làm Minister chuyên làm phép cưới trong nhà thờ Universal Life Church ở Las Vegas.

Anh cũng chẳng chịu yên thân núp bóng nhà thờ, nên đã bị cảnh sát bắt tới 7 lần, mà lần nặng nhất là đồng loã trong một vụ trộm áo quần trong shop thời trang giá trị lên tới 140 ngàn.

Bà vợ bị một lần suýt vướng vòng lao lý tưởng biết tu thân, ai dè cũng còn ghê gớm lắm, có lần bị cảnh sát bắt năm 1997 vì đã đấm một cú rất mạnh vào mặt bà mẹ ruột gẫy cả răng (giả).

Năm 2009 cả hai bất ngờ chạm mặt nhau trên Talk Show của Oprah, "bốn mắt nhìn nhau trào máu họng", nhưng cu cậu xin lỗi cô nàng vì những điều mình gây ra khi còn chung sống. Nàng không nhìn chàng, nhưng thú nhận là năm nào vào lễ Valentine thì đều nhận được hoa hay quà do chàng gửi tặng, chắc là chàng vẫn còn yêu mình lắm lắm.

Ngày xa xưa, sau khi tàn cuộc chiến, người ta hay cắt chim những xác chết hay tù binh, để đếm xem đã giết chết hay bắt giữ được bao nhiêu kẻ địch. Đến đời nhà Chu bên Tàu thì cắt chim là 1 trong 5 hình phạt thời đó, hèn chi lưu truyền cho mãi đến ngày hôm nay, khi báo Tàu đăng đã có đến mấy trăm bà vợ đã cắt chim chồng, vì mấy ổng lậm vào tệ nạn bài bạc, mà toà chỉ tuyên án tù dưới 3 năm. Trong năm 2008 chỉ có 50 trường hợp gắn lại được cho mấy anh Tàu này thôi.

Tuy thế mấy ảnh cũng còn may hơn đàn ông Thái Lan, chỉ từ năm 1973 cho đến 1980 mà có đến hơn 200 anh Thái bị cắt, mà hầu hết không thể khâu lại được.

Chuyện có thật xảy ra bên Nhật, về sau được đóng thành phim là vào năm 1936, cô Kichizo cắt chim chồng xong bỏ vào trong túi áo Kimono nhiều ngày sau mới trao cho cảnh sát. Nàng bị tù có 4 năm. Con chim khô này còn được ướp, rồi trưng bày trong một tiệm bách hoá ở Tokyo năm 1949.

Trở lại chuyện người phụ nữ gốc Việt trừng trị ông chồng Mỹ bằng cách cắt của quí, không hiểu bà Catherine Kieu Becker rồi sẽ lãnh bản án ra sao, nhưng khi ra toà lần đầu, bà đã luôn phải dấu mặt sau mái tóc dầy của bà. Trong khi đó thì Mr Becker tức ông Mỹ vừa bị bà Kiều biến thành "thái giám", khi được nhà báo hỏi thăm bịnh tình, thì ông ta tươi tắn (sao lạ thế nhỉ) trả lời các câu hỏi, và nói đây là chuyện cá nhân nên không cần nói nhiều.

Cũng nên biết rằng ông này sui hơn anh chàng Bobbitt nhiều, vì của qúy đã bị máy xay rác làm từa lưa ra rồi, đâu còn cứu gỡ được. Vậy mà ông ta vẫn có vẻ tươi tắn, bình tĩnh khi TV phỏng vấn. Qua hình ảnh trên TV, trên báo, thật khó biết đôi uyên ương Việt-Mỹ này ai khổ hơn ai, nhưng chắc chắn là cả hai cùng khổ. 

Mang chuyện khổ của người ra mà bàn lui bàn tới e cũng bất nhẫn. Thôi thì xin chúc lành cả hai.

Nguyễn Viết Tân

Ý kiến bạn đọc
27/07/201122:43:10
Khách
Anh Viết Tân viết rất dí dỏm! Nhưng tôi không hiểu sao mấy ông tự nhiên đi ngủ phải nằm sấp hết vậy, chắc là "có tật nên rục rịch" phải không?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,404,272
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến