Hôm nay,  

Cùng Mẹ Già Đi Nghỉ Hè Ở Florida

20/07/201100:00:00(Xem: 125403)

Cùng Mẹ Già Đi Nghỉ Hè Ở Florida 

Tác giả:Anh Nga

Bài số 3307-12-28537vb4072011

Tác giả là cư dân Nam Cali, tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2001. Sau đây là bài viết mới nhất của cô, một du ký gia đình.

***

Bố tôi mất cũng gần 6 năm rồi nhưng vẫn như thông lệ mỗi chủ nhật gia đình chúng tôi kể cả các cháu lớn bé đều tụ họp tại nhà mẹ tôi để thăm ba. Năm nay bà đã gần 80 tuổi. Chúng tôi ăn uống tán dóc đủ thứ chuyện, mẹ tôi ngồi đó nghe con cháu um xùm nhưng bà vẫn quan sát, đứa nào nói gì bà đều nghe thỉnh thoảng lại phán cho một câu chí lý làm tụi tôi cười bò lăn, vui vẻ khi thấy mẹ còn minh mẫn.

Lần nào gặp nhau gia đình chúng tôi cũng bàn chuyện đi chơi xa. Bao năm bàn là bàn nhưng chỉ đi thì chỉ mới tới ... Las vegas, Big Bear, San Francisco là cùng. Cháu trai lớn của tôi lập gia đình năm ngoái, nó đi Florida vài lần nên thích biển ở Miami. Nước biển ấm trong sạch, sóng vừa phải buổi tối ra đường cũng vui như ở Santa Monica nhưng khí hậu ấm chứ không lạnh như Cali, nó nói và rủ cả nhà cùng đi.

Chẳng biết nó thuyết phục cách nào mà lần này mọi người quyết tâm. Vài hôm sau con trai gọi cho tôi nói con đã đặt vé máy bay cho gia đình các cậu rồi đó. Ba mẹ xem thu xếp để đi chung cho vui. Lúc bàn chuyện đi chơi nói mẹ tôi đi chung thì bà gắt lên:

- Già cả chân cẳng thế này đi cái gì . Mẹ tôi bị phong thấp nên đi đứng khó khăn. Khi nghe cả nhà quyết định cùng đi, chuẩn bị mua vé bay, hỏi mẹ tôi lần nữa thì bà nói dỗi tụi bay đi hết bỏ mẹ một mình ở nhà rồi biết làm gì. Biết ý ba,ø chúng tôi quyết định mua vé cho mẹ luôn dù trong bụng đứa nào cũng lo không biết bà đủ sức ngồi máy bay 5 tiếng không nữa. Cuối cùng, cả gia đình 17 người đi 2 chuyến bay vì tụi tôi trả lời trễ không còn chỗ phải đi hãng khác đắt hơn 100 đồng.

Cuối tháng 6/2011, từ phi trường LAX tôi và ông xã cùng mẹ tôi đi chung chuyến bay hãng Virgin America. Đây là lần đầu tôi nghe tên hãng máy bay này. Khi đi qua cổng security vì mẹ tôi ngồi xe lăn nên họ chỉ tôi đẩy xe ra 1 góc và cho 1 cô đeo găng tay sờ mó bà cụ từ trước ra sau và cả chiếc xe nữa rồi mới cho đi, đúng là đi với người ngồi xe lăn ưu tiên số 1 lên máy bay cũng ưu tiên vào trước (nhưng ra sau cùng vì phải đợi người trên máy bay xuống trước mới tới mình chậm chạp ra sau!).

Đến phi trường Fort Lauderdale, ra cửa máy bay đã có người mang xe lăn chờ sẵn đẩy mẹ tôi dến chỗ lấy hành lý sau đó chúng tôi đi xe buýt đến hãng máy bay Jet Blue để tập trung cùng đi. Vui thay, trên chuyến xe buýt đó nghe tiếng người Việt nam lao xao, hỏi ra họ cũng đi cả gia đình khoảng chục người nhưng khác chỗ tụi tôi, sau đó chúng tôi lại lên một chuyến xe buýt khác đến chỗ mướn xe rồi mới lái khoảng một tiếng rưỡi đến The Shore Club South Beach Miami Beach, nơi chúng tôi đặt phòng.

Vì đi chuyến bay đêm thứ năm từ 10 giờ ở Cali, đến Florida đã là 6 giờ sáng thứ sáu (Florida đi trước Cali 3 tiếng). Khí hậu Florida gần giống VN, vừa ra khỏi phi trường 6 giờ sáng mà thấy nóng rồi, nóng và ẩm chứ không khô như Cali. Về đến khách sạn mới 8 giờ rưỡi, chưa đến giờ check in, vừa đói vừa buồn ngủ nhưng một số ngồi lại khách sạn chờ phòng một số đi ăn sáng…

Ba gia đình mỗi gia đình 4 người ở 3 phòng trong khách sạn. Mẹ tôi và gia đình tôi 5 người ở 1 Condo gần đó, tất cả đều trông ra biển và có thể đi bộ ngay xuống bãi biển.

Khách sạn bên trên là phòng còn bên dưới là Club nhưng đặt ngoài trời cho mọi người vui chơi ăn uống nhẩy nhót, có vườn cây nhiệt đới, hồ bơi …

Còn Condo tụi tôi ở họ xây cất nhìn bên ngoài giống như khách sạn nhưng trong có đầy đủ đổ dùng như TV, tủ lạnh, máy giặt, sấy, bếp gas, microwave, máy xay sinh tố có đầy đủ chén bát nồi niêu, máy rửa chén … chúng tôi chủ yếu chọn chỗ này để buổi tối tất cả gia đình có thể tụ họp ăn uống thoải mái bên cạnh mẹ già.

Vừa nhận phòng là mọi người lo xuống tắm biển. Nước biển trong và ấm, sóng êm, trên bờ có để sẵn ghế bố cho mình phơi nắng, ghế của khách sạn không phải trả tiền họ đưa cho mình khăn bông mới luôn không phải mang theo khăn của mình. Tắm xong lên ai cũng đói, thế là mớ thức ăn mang theo xôi gà, xôi đậu phộng, bánh pate chaud, bánh bột lọc được chiếu cố tận tình.

Buổi chiều tối chúng tôi kéo nhau đi bộ dọc đường Ocean Drive qua các Condo mà mặt tiền của họ là nhà hàng bàn ghế xếp hai bên lối đi, nghe nhạc sập sình, các cô tiếp viên cô nào cũng đẹp đứng mời khách vào bar mình ăn uống. Đến đường Lincoln Road hai bên là cửa hiệu, khách sạn, rồi đến Esponola Road một khu phố mà họ ngăn không cho xe chạy vào để các nhà hàng bày bàn ăn lộ thiên ở giữa hai bên là các cửa hàng mua sắm, ăn uống.

Dân ở xứ nóng thích ăn kem chắc vậy nên tiệm kem lúc nào cũng đông khách, tụi tôi vừa ghé vào mua kem thì ngoài trời lất phất mưa. Vừa ăn kem vừa ngắm thiên hạ ô dù che trông lạ mắt. Chỉ vài phút sau, mưa bắt đầu nặng hạt rồi rào rào, mọi người chạy ùa vào mái hiên các cửa tiệm trú mưa. Chờ mãi, mưa nhỏ lại đôi chút nhưng không dứt, thấy khuya rồi nên quyết định lội mưa về. Quả thực lâu lắm rồi mới được tắm mưa, nước mưa mát chứ không lạnh như ở Cali.

Sáng thứ bảy mọi người dậy sớm chuẩn bị đi Snorkeling in Key West để ngắm mặt trời lặn ở mỏm cực nam của nước Mỹ. Đường xa, sợ mẹ tôi ngồi xe đi xa mệt, nên cô cháu dâu tình nguyện ở nhà trông bà.

Trên đường đi, tôi chưa thấy ở đâu nhiều hoa phượng như vậy, phượng đỏ ối trồng doc hai bên đường các cô em dâu tôi cứ đòi ngừng xe lại để được chụp hình với cây phượng đỏ, khung cảnh dọc hai bên đường y hệt đường đi Vũng tàu ngang qua Long Thành ngày xưa. Xe chạy hết 4 tiếng ngang qua nhiều cây cầu đẹp và dài, chạy song song là một cây cầu khác hẹp hơn đủ chạy xe đạp hoặc đi bộ, cách vài quãng lại có một khoang nhô ra biển để dân đia phượng đi ra giữa biển câu cá

Đến Key West vừa kịp giờ xuống tàu, trên tàu họ phát cho mỗi người áo phao, giầy bơi, kính và ống thở họ chỉ dẫn cách sử dụng ra sao… trên tàu có đầy đủ nước uống soda và cả bia nữa nhưng chỉ được uống bia sau khi bơi xong.

Đứng trên bong tàu gió lộng giữa biển nước bao la tự dưng thấy lòng bồi hồi, phải hơn nửa tiếng mới đến nơi cũng là giữa biển khơi. Tàu dừng lại đây cho mọi người lặn xuống “xem ca.ù” Từ trên bong tàu nóng hổi bước xuống các bậc thang thì đã lọt ngay xuống nước, chưa kịp khởi động bơi người đã nổi lên vì áo phao lại không quen cách đeo kính và ngậm ống thở của thợ lặn nên nhiều người chới với quờ quạng giữa những làn sóng dập dềnh. Bơi ra xa một chút, định thần lại, sải người úp mặt xuống mặt biển thì thấy cả một thế giới kỳ diệu. Nước biển trong vắt, các rặng đá san hô phất phơ. Từng đàn cá đủ màu nhơn nhơ bơi lượn. Ngâm mình dưới làn nước ấm giữa khung cảnh thanh bình của thế giới biển quả không có gì sánh bằng.

Bơi lội khoảng 45 phút thì họ gọi tất cả lên tàu trở về. Cạnh bến tàu là một khu phố cổ, phố cũng giống như ở Laguna Beach Cali nhưng ngoài có xe buýt chở đi tham quan còn có cho thuê xe vespa để các thanh niên nam nữ chở nhau tà tà dạo phố. Vì thấy không có gì mới lạ nên chúng tôi quyết đinh quay về Miami sớm để cùng đi ăn tối với mẹ tôi.

Xem dự báo thời tiết trước khi quyết đinh vào lại phố tối hôm qua để ăn vì thấy họ đề biển quảng cáo ăn lobster có 25 đồng/người, nhìn người ta ngồi ăn cũng hấp dẫn lắm.

Nha khí tượng báo 11 giờ sẽ có mưa lúc đó mới 9 giờ mọi người đã tập trung tại quán ăn đã chọn, gọi món ăn xong ngồi nhẩn nha chụp vài tấm hình. Nhìn đồng hồ thấy 11 giờ 15 thì thấy có vài giọt mưa. Đã biết trận mưa ràohôm qua nên chúng tôi vội vã ra về, nhưng chỉ đi khoảng 1/3 đường thì mưa bắt đầu nặng hạt. Lại một phen mọi người chạy ùa vào mái hiên núp mưa. Từ ngày qua Mỹ tôi chưa bao giờ chứng kiến cơn mưa to như vậy. Mưa mù mịt, gió thổi ào ào, dưới đường bắt đầu ngập vì mưa to nước thoát không kịp. Hơn nửa tiếng sau mưa nhẹ dần chúng tôi quyết đinh lại lội mưa về vì đâu biết mưa ở dây thế nào mà chờ tạnh.

Sáng hôm sau chủ nhật dậy sớm chuẩn bị đi xem cá sấu ở đầm lầy trên đường 22700 Southwest 8th Street Miami, FL 33194. Mua vé 22 đồng người lớn trẻ em từ 7-11 tuổi 11 đồng dưới nữa thì không tính tiền.

Trên tàu có cái quạt máy thật to phía sau với khoảng 5 băng ghế mỗi băng 5 người ngồi. Tàu chạy dọc theo đầm lầy đầy lục bình, hai bên trông nhiều cây bình bát, cứ tưởng sẽ thấy nhiều cá sấu lắm nhưng nhìn đi nhìn lại lâu lâu mới thấy 1 con cá sấu và 1 đàn cá sấu nhỏ vài tháng tuổi cùng sống trong đầm lầy với các con chim, cò, rùa…

Buổi chiều mọi người lại xuống biển tắm. Vùng ở đây đặc biệt có mấy cô để ngực trần, thản nhiên đi lại hay xuống biển tắm. 

Chơi chưa tới đâu nhưng đã đến ngày về. Sáng sớm thứ hai trước khi ra phi trường lái xe khoảng hơn 1 tiếng ghé West Palm Beach thăm nhà mấy ông cậu ho,ï nhà nào cũng có trồng đủ loại cây ăn trái. Những cây nhãn chi chít hàng ngàn quả, rồi cây na, cây mít, sa bô chê … Tiếc là chưa đúng mùa để được hưởng thú hái trái chín cây. Dù sao, cũng được phép ra vườn sau hái xoài, cóc, me mang về hai thùng đầy lại còn được chiêu đãi ăn uống nữa.

Trong suốt chuyến đi bốn ngày, mẹ chúng tôi thấy khỏe và vui hơn ngày thường. Hoà chung với niềm vui của con cháu, bà nói cười sang sảng. Chúng tôi cầu mong mẹ khỏe mãi để sẽ cùng con con cháu có thêm những chuyến đi chơi xa năm tới, năm tới nữa.

Anh Nga

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,068,573
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến