Hôm nay,  

Vui Buồn Túc Cầu Nữ Nhật-Mỹ

19/07/201100:00:00(Xem: 752816)

Vui Buồn Túc Cầu Nữ Nhật-Mỹ

Tác giả:Phan
Bài số 3306-12-28536vb3071911

Tác giả là một nhà báo tại Dallas, từng trong nhóm chủ biên tuần báo Trẻ và phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" cho Ca Dao Magazine. Phan đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2007 và từ 4 năm qua, không ngừng góp bài mới. Với ngòi bút -quên, thực sự là cái keybord- ngày càng tối tân hơn, bài mới của Phan ngày càng theo sát thời sự hơn. Bài Phan viết lần này là chuyện túc cầu nữ thế giới: “Tôi buồn cho cái quốc tịch Mỹ của mình thì vui được liền với gốc Á đông. Thể thao là vậy.” 
18-07-2011-01-07-01-674mdf60365-large-contentĐội túc cầu nữ Nhật Bản rạng rỡ khi chiến thắng đội Mỹ, dành được cúp vô địch thế giới. 

***

Ngày Chủ nhật 17 tháng 7, 2011 cả nước Mỹ theo dõi từng đường banh của đội bóng nữ Hoa Kỳ trong trận chung kết World Cup nữ thế giới lần thứ 6 giữa hai đội Hoa Kỳ và Nhật Bản diễn ra tại vận động trường FIFA Women's World Cup Stadium, Franfurt, Germany. Giải Women's World Cup ra đời từ năm 1991, lần đầu tổ chức tại Trung quốc với đội Hoa Kỳ vô địch. Sang năm 1995 là Na Uy (Norway), 1999 đội Hoa Kỳ vô địch lần thứ 2, và năm 2003; 2007 đội Đức liên tiếp giữ cúp vàng.
Nhưng năm nay bóng đá thế giới nữ đã sản sinh ra một nền bóng đá mới là bóng đá Nhật Bản. Có lẽ đó là điều đầu tiên nên nói về giải bóng đá nữ thế giới lần thứ 6. Người ham mê bóng đá đặc biệt là bóng đá nữ cứ nghĩ về 4 đội mạnh trong năm nay là Hoa Kỳ, Ba Tây, Đức và Thụy Điển sẽ vào bán kết hoặc chung kết. Thế nhưng khi xem đội Nhật Bản quật ngã Đức 1-0 rồi hạ Thụy Điển (Sweden) 3-1 để gặp Hoa Kỳ tranh nhất nhì hôm nay, - những tiên đoán buộc phải đổi chiều. Một đội bóng kiên cường và kỷ luật, tinh thần vững vàng tới phút cuối. Nhìn những nữ cầu thủ Nhật "chiến đấu" với lòng quả cảm và tinh thần vững hơn cả Đức trong trận thắng Đức 1-0 làm người xem nhớ đến phi đội Phong thần của Nhật đã bay đi Trân Châu cảng với những anh hùng dân tộc Nhật: lặng lẽ; mất hút trên vùng trời; dưới biển sâu Trân Châu cảng nhưng tinh thần võ sĩ đạo của họ sống mãi với người Nhật; làm thế giới khiếp đảm…
Đội Nhật bước vào trận chung kết lần này trong tư thế nước Nhật đang khủng hoảng nguyên tử vì động đất; tình hình kinh tế cũng không khá mấy theo tình hình chung của thế giới… những khó khăn nhất định của một quốc gia đắt đỏ đứng vào hàng nhất nhì thế giới. Nhưng không cản trở được quyết tâm chiến thắng trở về của những nữ cầu thủ Nhật. Sau tiếng còi trọng tài khai diễn trận đấu đã thấy đội Hoa Kỳ đá trên chân, áp đảo khung thành Nhật bằng những cú sút sấm sét như F22 không người lái. Đội Hoa kỳ tung tiền đạo số 15 (Megan Rapinoe) vào sân từ đầu trận là một điều dễ thấy quyết tâm áp đảo từ tinh thần tới tốc độ tấn công của đội Hoa Kỳ-muốn mở tỷ số áp đảo từ đầu - khi đội Hoa kỳ còn đầy đủ thể lực để thi triển lối đá banh dài, bạt góc từ cánh để khai thác tối đa chiều cao và độ chính xác của cái đầu cầu thủ nữ hay nhất thế giới - không ai khác hơn là Abby Wambach (số 20).
Nhưng Thần Mặt Trời đã phù hộ đàn con nước Nhật mong manh như những đứa con nít sống lâu năm (mặt già chát mà người thì nhỏ xíu); làm như khung thành biết di động để cản phá đội Mỹ… Trận đấu gần như chỉ đá có nửa sân; đội Nhật chống đỡ bá thở trước sức tấn công vũ bão của đội Mỹ như một phi đội F-thunderstorm… Phải kính nể sự bình tĩnh của đội quân xứ Mặt trời, trước hung hiểm của những tiền đạo Mỹ mà họ không rối chân nhau, hay làm mất đội hình, đặc biệt là thủ quân số 10 (Kagawa) cầm quân, điều binh khiển tướng trước trận tiền quá bản lĩnh, sáng suốt… Hiệp 1 kết thúc không tỷ số thì đã coi như đội Nhật đã thắng, vì sang hiệp 2 thì những phi cơ oanh tạc Mỹ (số 9, 10, 12, 15, 20) đã giảm nhiều power, người Mỹ mạnh hỗn thì khỏi nói.
Bước sang hiệp 2, Alex Morgan (số 13) của Mỹ được tung vô sân, là dấu hiệu quyết thắng, quyết tâm mở tỷ số trước của đội Mỹ đã không cần bàn cãi vì chưa ai quên Alex với những cú sút chân trái tuyệt vời trong trận gặp Ba Tây và trận đưa đội Pháp về nhà xem tivi trận chung kết này. Sự bình tĩnh, đieue luyện, kinh nghiệm, biết chạy chỗ và sáng banh cần thiết của một tiền đạo thì Alex bỏ xa hết mọi tiền đạo trong giải này. Và đúng như tính toán của tổ huấn luyện viên đội Mỹ, Alex Morgan đã tung lưới đội Nhật vào phút thứ 69 của trận đấu. Cả cầu trường như vỡ tung, cờ Mỹ bay rợp khán đài…


Huấn luyện viên Pia Sundhage của đội Mỹ chưa bao giờ biểu lộ nghiêm trọng trên gương mặt bà như 20 phút còn lại của trận đấu. Vì tăng cường hàng công tối đa để mở tỷ số thì hàng hậu vệ đương nhiên lỏng, thiếu defence kinh nghiệm để chuyên trị vũ khí Nhật. Làm sao đổ lỗi cho thủ môn Hope Solo được. (Ông hoạ sĩ Bảo Huân, bà xã tôi… cùng ngồi xem tivi, chê Hope hôm nay chơi dưới sức, chắc vì quá nhiều người cầu hôn nên cô nàng mắt xanh bị mất tập trung. Tôi đâu có chịu, bênh vực tới cùng! Tôi đang cầu chúc cho anh chàng triệu phú Stefan Plister đã nhờ máy bay kéo biểu ngữ xin cầu hôn cô trên bầu trời khi trận đấu Mỹ- Pháp đang diễn ra dưới sân. Kiểu cầu hôn rất đáng được Solo Hope gật đầu. Còn một tên tiểu tử trên khán đài hôm nay giăng biểu ngữ cũng thú vị lắm! "Marry Me HOPE. I'm SOLO") Tôi tính xúi Hope thương đều cho chúng khỏi ghen…
Trở lại với kỳ vọng nóng nảy của huấn luyện viên Pia Sundhage là thất vọng sớm, phút 81 của trận đấu, Miyama (số 8) của Nhật đã tận dụng được sự lọng cọng của hậu vệ không chuyên, thay vì hậu vệ chỉ cần cản Miyama trong khuôn khổ cho phép để Solo đón đường banh nhẹ hều thì đội Mỹ đã ôm cup sau phút 90-kết thúc trận đấu. Nhưng chính những hậu vệ không chuyên của đội Mỹ đã cố gắng phá banh (không cần thiết) trong vòng 5,5 mét, làm thủ môn Solo huốc đà, hậu vệ gây rối làm thủ môn không dứt khoát được là ra đón bóng hay tử thủ! Cuối cùng trong phút giây, số 8 của Nhật đã ăn hên. Cô ấy còn ngỡ ngàng trước thành tích của mình đến vài giây mới nhớ ra là phải la lên, chạy vung tay lên trời cho truyền hình làm việc. Tỷ số trận đấu 1-1 tới phải đá thêm 2 hiệp phụ.
Vào hiệp phụ thứ nhất, đội Mỹ lại tiền sung hậu xìu theo kiểu xe Mỹ - đường dài thua xe Nhật. Thế là cù cưa cũng có, kéo giãn đội hình đối phương để thọc khe thì Lương Trung Sách của Khổng Tử đã bàn qua, xưa như Khổng Tử lấy gì ăn… may nhờ cầu thủ xuất sắc nhất trận cầu hôm nay là Alex Morgan (số 13), cô đã khôn ngoan, bình tĩnh xử lý bóng như đặt banh lên đầu (số 20) Abby Wambach. Gặp người nữ đội đầu hay nhất hành tinh thì bóng ra ngoài khó hơn vô khung thành đội Nhật. Tỷ số 2-1 nghiên về cho đội Mỹ vào phút thứ 104, hết hiệp phụ thứ 1.
Sang hiệp phụ thứ hai, Nhật Hoàng cầu khẩn thần Mặt trời móc ngoặc với thần may mắn che chở cho đội Nhật viễn chinh xa xôi bên xứ Hitler. Trong khi Obama còn mải lo nâng trần nợ công lên 2,4 ngàn tỷ, gây qũy tranh cử tối đa để trù ẻo nước Mỹ thêm nhiệm kỳ nữa… Thế là giàn defence của đội Mỹ như ong vỡ tổ, che mắt thủ môn nhà. Chính những hậu vệ không chuyên lúng túng, che mắt Solo nhưng lại không biết kèm người, đã để thủ quân Sawa (số 10) của Nhật đệm nhẹ một đường banh phạt góc vào sát cột dọc bên trái khung thành của thủ môn Hope Solo. Phút 117 đã làm sụp đổ hết hy vọng nâng cup lần thứ 3 của đội tuyển Hoa Kỳ, vì trận đấu sẽ bước tới giai đoạn đá penalties luân lưu.
Những giây phút buồn nhất của nước Mỹ trong chiều chủ nhật buồn 17 tháng 7, 2011 sẽ khó phai mờ trong tâm trí người mê bóng đá, yêu đội nữ quốc gia. Những chân sút sấm sét trong đường tơ kẽ tóc của những đường banh ngoạn mục, những pha phối hợp nghệ thuật với trái banh sống. Nhưng đứng trước trái banh chết (một chỗ) của điểm chấm penalties. Áp lực tâm lý nặng nề đã đè bẹp các kiều nữ Mỹ với tỷ số chung cuộc 3-1 on penalties. Tôi không buồn bỏ phí một bài viết sẵn nhan đề "chiến thắng trở về" để ca ngợi đội tuyển nữ Hoa Kỳ, như một đóng góp công dân với nước sở tại. Thậm chí bài viết đã ghi tên tác giả, chỉ chừa trống chỗ ghi tỷ số chung cuộc. Nhưng giải vô địch bóng đá thế giới nữ lần thứ 6 sẽ không bao giờ có đội Mỹ vô địch. Áp lực tâm lý nặng nề đến không viết nổi bài bóng đá chung cuộc với kết quả nghiêng về đội Nhật.
Nhưng thể thao là nhịp cầu nối lại thế giới rạn nứt từ chiến tranh. Thời thế chiến có ai nghĩ là đội Mỹ đá banh với đội Nhật trên nước Đức"! Chiến thắng của đội Mỹ hôm nay chỉ làm thoả lòng mong ước những người ủng hộ; danh dự nước Mỹ, tự hào Hợp Chủng Quốc cũng cần thiết lắm trong hoàn cảnh nước Mỹ đương đại; Nhưng so với nước Nhật, chiến thắng của đội tuyển nữ Nhật Bản trên trường cầu quốc tế sẽ xoa dịu niềm đau, nỗi buồn chưa cũ của hàng chục ngàn đồng bào Nhật Bản tử nạn sau động đất, sóng thần tàn phá xứ Phù tang. Nếu tiếng cười có thể làm vơi đi những khổ đau phần nào thì nên giành cho nước Nhật trong trận cầu hôm nay. Tôi viết được 1926 chữ cho bài viết này trên tinh thần đó.
Về riêng khía cạnh túc cầu, thì xem trận banh hay nhất lịch sử bóng đá nữ giữa Ba Tây và Mỹ có thể nói hoài không hết về cái đẹp của bóng đá nữ. Nhưng xem trận Nhật thắng Đức; hôm nay xem thêm trận Nhật thắng Hoa Kỳ… từ một đội bóng không được xếp vào những đội mạnh của giải. Nhưng một nền bóng đá mới đã ra đời, đội hình, chiến thuật đều nằm trong khuôn khổ kỷ luật tuyệt đối. Tinh thần vững mạnh trong thi đấu thể thao không còn là độc quyền của các đội tuyển Đức. Mặt trời phương đông đã thức. Lần đầu tiên chiếc cup vô địch thế giới đến châu Á. Tôi buồn cho cái quốc tịch Mỹ của mình thì vui được liền với gốc Á đông. Thể thao là vậy.
Phan

Ý kiến bạn đọc
23/07/201118:48:28
Khách
THANK YOU
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 28 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục thêm bài mới.
Tác giả là một dược sĩ tại Toronto. Với bài viết đầu tiên “Hai Bà Đầm,” ông đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Ba năm sau, 2014, ông góp thêm bài “Hồi Ký Của Một Người Tên Ông.” Năm 2016, thêm bài “Bà Mẹ Tây” hay “Thằng Tầu Con của Mẹ.” Sang năm 2018, thêm bài thứ tư, “Đứa Con Lai...Hải Tặc.” Bài viết mới thứ 5 “Chuyện Tình...Hải Tặc” là phần kết của câu chuyện. Bạn đọc Viết Về Nước Mỹ trên Việtbao Online chỉ cần double click vào tên tác giả ở đầu bài, sẽ thấy bài cũ của cùng tác giả. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp và hết.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông, sống trong trại lính, làm việc theo một hợp đồng dân sự. Chuyện làm việc ở Trung Đông, bài đầu đã được phổ biến ngày 4 tháng 5. Sau đây là bài viết thứ hai, chuyện của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan.
Tác giả tên thật Huỳnh Thị Huệ, 69 tuổi, đến Mỹ năm 1991 theo diện HO. hiện đang là cư dân Downey, California. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là chuyện đau thương có thật của gia đình, khi ntgười con trai tử nạn trên xa lộ vì bị một anh Mễ không giấy tờ say rượu lái xe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết gần đây là ký ức Mậu Thân của cô bé thời mới lớn. Và sau đây, thêm một bài viết mới.
Từ 2005, tác giả Hoàng Đức, một nhà giáo hưu trí tại Westminster, góp bài “Dodautre tại Mỹ” và nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Mười ba năm sau, 2018, thêm một bài mới của Hoàng Đức 2018. Theo tiểu sử do tác giả mới tự sơ lược, tại Việt Nam, 1963-1975, ông là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Sau 1975 là mười năm thất nghiệp. Công việc tại Hoa Kỳ từ 1985: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu từ 2002. Mong ông tiếp tục viết và bổ túc địa chỉ liên lạc.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bài viết mới của bà là chuyện tấm hình một cô bé học trò 15 tuổi. Tấm hình từng qua tay kẻ trộm, trở thành bùa hộ mạng của một thuyền nhân, với những tình tiết éo le dài gần một đời người lưu lạc.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến