Hôm nay,  

Như Từ Trong Mơ

01/05/201100:00:00(Xem: 173323)

Như Từ Trong Mơ

Tác giả: Hạ Vũ
Bài số 3182-28482 vb8050111

Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Trước ở Việt Nam, là cô giáo dạy Việt văn tại một vài trường trung học Miền Nam. Khi qua Mỹ, tôi "xuống cấp" làm cô giáo Nhà Trẻ - Mẫu Giáo. Sau một số bài Viết Về Nước Mỹ kể chuyện tình vui vẻ, tác giả viết ký sự "Tôi Làm Cô Giáo Nhà Trẻ Mỹ" kể lại nhiều kinh nghiệm sống động trong việc chăm sóc trẻ. Sau đây là bài viết mới nhất, chuyện tù cải tạo sau 1975.

***

Còn 5 tháng nữa mới tới ngày khai mạc Đại hội Không Quân thu hẹp trong phi đoàn cũ của tôi. Vì lớn tuổi và được nhiều người tín nhiệm, thương mến nên Ban Tổ Chức yêu cầu tôi đứng tên đại diện mời gọi các anh em trong Phi Đoàn tham dự. Tên, điạ chỉ email, và số điện thoại của tôi được đưa lên mạng cùng với những thông báo về Đại hội. Nhờ vậy, mấy tuần nay mà tôi bắt được liên lạc với những người không ngờ. 
Mỗi ngày hai lần sáng và tối, tôi mở email để đọc thư. Sau khi xoá thư rác, tới các thư lạ. Hôm nay, một tài liệu chính trị gởi từ một địa chỉ lạ. Tên người gởi lạ nhưng sao tôi cảm thấy thân quen. Một lực vô hình nào đó giữ tay tôi lại không cho xoá đi. 
Phân vân một lúc, tôi quyết định mở đọc. Trên đầu bài văn là hai câu thơ người gởi thêm vào:
"Rừng Vĩnh Phú sương mù giăng lạnh,
Cánh thư hồng quét sạch giá băng""

Tôi sững sờ. Hai câu này nhắc tôi nhớ lại gần ba mươi năm về trước, một cánh thư hồng gởi tới trại tù Vĩnh Phú đã làm ấm lòng tôi và nâng đỡ tinh thần tôi rất nhiều. Đúng rồi, không còn nghi ngờ gì nữa. Chính là nàng. Tên người gởi là tên lót của nàng và của tôi ghép lại. Nàng đi tìm tôi một lần nữa. Sao đời tôi mắc nợ nàng nhiều quá! Từ khi qua Mỹ tới giờ gần hai chục năm rồi, tôi đã tìm nàng một cách vô vọng. Vào lúc tôi tuyệt vọng và bỏ cuộc thì nàng lại xuất hiện. Ngày xưa cũng vậy, bây giờ cũng vậy. Tôi không thể quên được: vào một ngày tháng 8 năm 1980....

*
Mỗi ngày như mọi ngày, đời tù trong chế độ Cộng sản cứ lập đi lập lại thê thảm từ ngày nầy qua ngày khác, tháng nầy qua tháng khác, năm nầy qua năm khác. Tù nhân làm việc vất vả, theo chỉ tiêu chỉ có tăng tới tối đa, chứ không giảm, ăn thì tối thiểu, đủ cho khỏi chết. Đến thời điểm này (1980), nhân dân Miền Bắc và ngay cả bộ đội đã hơn hai chục năm sống trong "Thiên Đường" Xã Hội Chủ Nghĩa, đều ăn độn khoai- sắn- bắp triền miên, thì những người tù không bản án như chúng tôi cũng mùa nào thức nấy triền miên khoai- sắn- bắp. Hơn năm năm, sức lực chúng tôi bị vắt cho kiệt trong các trại tù mà người Cộng Sản đặt cho mỹ danh là Trại Tập Trung Cải Tạo. Riêng tôi bị đọa đày một năm trong Nam, hai năm rưởi trên miền Thượng Du Bắc Việt, và hơn một năm rưởi tại miền Trung Du này. 
Trưa chúng tôi được nghỉ hai giờ, vừa tắm giặt vừa ăn uống. Trong phòng giam im phăng phắc, nhìn qua song sắt: vài áng mây trắng lững lờ trôi... Những kỷ niệm trong mười mấy năm bay bổng chợt hiện về. Bạn bè người chết, người tù, người sống tha hương khắp bốn phương trời. Còn tôi... đang nằm trong nhà giam rào kẽm gai dày đặc, không một mảy may hy vọng thoát khỏi nơi nầy. Không gian ngày xưa bao la nhưng đối với tôi nhỏ hẹp, bây giờ sao thăm thẳm xa vời! Tôi đã ở lại bên cạnh Mẹ Việt Nam trong những giờ phút Mẹ cần đến tôi nhất. Tôi đã tận lực cứu Mẹ trong tuyệt vọng trước lằn tên mũi đạn khốc liệt ở giờ thứ 25. Tôi suýt bị SA7 và phòng không 37 ly bắn hạ đêm 28/4/75 để hơn năm năm sau vẫn còn nằm trong song sắt nầy. 
Đang miên man nghĩ đến số phận tù đày mất tự do, bị hành hạ cho chết lần mòn trong đói khát, bệnh hoạn, nhọc nhằn, tủi nhục, sẽ bị vùi thây nơi rừng thiêng nước độc này một cách uổng phí, chợt anh trực trại mở cửa phòng giam la lớn: " có thư". Tuy nghe, nhưng tôi cũng không màn để ý, vì gia đình tôi bị tống đi kinh tế mới, năm khi mười họa vợ tôi mới viết một lá thư. Chưa đọc tôi cũng dư biết vợ tôi nói gì, vì chỉ có một khuôn: ca ngợi chính sách nhân đạo, sáng suốt (!) của các "đỉnh cao trí tuệ" (!), ca ngợi cuộc sống ấm no, độc lập, tự do, hạnh phúc (!) do Nhà Nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa đem lại. Chợt có tiếng gọi: "anh Quân." Tôi uể oải ngồi dậy đi nhận thư. Tôi sửng sốt bàng hoàng vì nét chữ ở phong bì "lạ nhưng quen". "Lạ" ở đây có nghĩa không phải chữ của vợ tôi mà bấy lâu nay tôi vẫn nhìn thấy. "Quen" vì đây là nét chữ trong những lá thư thân thương ngày nào mà nhiều năm dài tôi đã âm thầm mong đợi một cách vô vọng. Từ ngày vào tù, tôi coi mình đã chết nên buông bỏ tất cả, buông luôn mong ước được nhìn lại nét chữ thân quen này, thì... hôm nay bất ngờ nó đến với tôi như từ trong chiêm bao. Tôi biết ai là người gởi lá thư này, nhưng vẫn liếc qua góc trái: tên em hiện ra chập chờn trước mắt. Tôi cố gắng bình tĩnh đi về chỗ nằm. Tuy trấn tĩnh tối đa, nhưng Lân, anh bạn đồng tù nằm cạnh và là người bạn thân thiết cùng phi đoàn ngày xưa, cũng nhận ra sự khác thường. Anh hỏi:
-Thư quan trọng hả"
Tôi lắc đầu, từ từ nằm xuống, mở ra đọc, nhưng tôi không đọc được gì hết. Tôi chỉ thấy những hàng chữ loăng quăng, nhảy nhót trước mắt. Những kỷ niệm của mối tình đầu ngủ yên trong tiềm thức tiếp nối hiện về trong trí óc tôi. Tôi thì thầm như có em hiện diện: 
"Mới đây mà thắm thoát đã hơn mưòi bốn năm xa cách, em vẫn còn nhớ tới anh" Em không giận anh sao, em" Anh đã bỏ đi không một lời từ giã và không thư từ tin tức cho em. Sao em tìm được anh trong hoàn cảnh này" Những lúc anh hoạn nạn là em xuất hiện. Em có biết sự xuất hiện của em lần này làm anh đau xót và ân hận lắm không" Bằng cách nào em có địa chỉ của anh ở nơi rừng thiêng nước độc nầy" Em đã tha thứ cho anh nên mới tìm và viết thư cho anh" Em sống như thế nào" Có vui vẻ hạnh phúc không".... "
Biết bao câu hỏi dồn dập trong tim óc tôi làm tăng tốc độ nhịp thở. Tôi cứ trăn trở. Lân an ủi:
-Bây giờ gia đình nào cũng khổ cả, không nhiều thì ít, không việc này thì cũng chuyện kia. Dù thư không dám viết, nhưng mình cũng đoán biết được.
Tiếng kẻng báo đi làm vang lên, tôi theo đoàn tù thất thểu ra cửa. Hình ảnh của nàng lởn vởn trong đầu tôi liên tục từ đó, cả ngày lẫn đêm. 
Lá thư của nàng ca ngợi Nhà Nước Cách Mạng hết lời. Nhưng ẩn chứa trong đó là những tin tức bên ngoài nàng vừa thông tin cho tôi biết, vừa mang đến sức sống cho tôi. Với giọng văn kể kể bình dị thoáng chút chua xót, nàng cho biết ngắn gọn gia cảnh của nàng. Tuy nhiên, có một câu ẩn ngữ mà tôi suy nghĩ rất nhiều cũng không biết đúng hay sai. Nàng không nhắc kỷ niệm, không trách móc, không một lời nhớ thương, nhưng phảng phất trong thư đượm cả một tấm chân tình tha thiết. 
"Bặt tin túc, mất liên lạc mười bốn năm trời mà em tìm được anh đang bị tù đày nơi đây, đủ nói lên tấm lòng của em. Đủ đau và ân hận cho anh nhiều lắm. Trời khiến chúng ta kẹt lại đây, để hôm nay em tìm anh. Và bắt đầu hôm nay, anh biết thêm mình có một sai lầm nữa vô cùng to lớn trong đời. Đó là anh đã để mất em. Anh đã đánh rơi một tấm chân tình! Muời mấy năm qua rồi, anh những tưởng em đã quên mất anh, nhưng sao em không quên" Thời gian mười bốn năm không đủ sao em" Phải mất bao lâu để quên" Em có biết thân xác bị đoạ đày trong tù không làm anh đau đớn bằng sự có mặt của lá thư em" Ngày xưa, anh đã trốn em, trốn mối tình chúng ta với hi vọng thời gian xoá nhòa tất cả. Thật anh có lỗi với em vô cùng!
"Làm sao anh quên được ngày em đổ đường đến quê anh, khi anh về phép dưỡng thương! Ngày đó, gặp lại em anh vô cùng xúc động. Anh thật muốn nói một ngàn lần tiếng "yêu em", nhưng mà nghĩ tới cặp mắt trong sáng đầy tin yêu của em nhòa lệ, anh không chịu nỗi. Anh không muốn xa em, mất em, nhưng đồng thời anh cũng không muốn em đau khổ khi anh không còn trên cõi đời này. Em còn nhớ bài hát chúng ta nghe trong quán Gió cạnh bờ sông ngày đó" Bài hát trỗi lên thật không đúng lúc chút nào. Có phải là định mệnh đưa đẩy không em" Vào lúc anh định nói với em : "anh vô cùng yêu em, anh không muốn thiếu em trong cuộc đời anh", thì giọng ca của Thái Thanh xoáy vào tim anh: "Người vọng phu trong lúc gió mưa, bế con đã hoài công để đứng chờ...." Anh vừa suýt chết, và cái chết vẫn còn đang rình rập anh, chờ đợi anh. Nhìn cặp mắt rạng rỡ của em, anh đành buông một câu ngoài ý định: "Anh muốn nói với em một chuyện quan trọng, thôi để hôm nào anh viết thư cho em." 
"Thế rồi chúng ta tạm biệt nhau. Anh về đơn vị ở Đà Nẳng. Em về trường học của em, làm cô giáo tỉnh lẻ vùng biên giới Miền Nam. Kẻ Bắc người Nam xa cách muôn trùng! Chiến tranh càng ngày càng khốc liệt! Trong Phi đoàn của anh một vài đồng đội đã nằm xuống. Vành khăn tang quấn vội vã lên đầu trẻ thơ, đôi mắt tròn xoe lạ lẫm nhìn quanh. Thiếu phụ xuân xanh, chít khăn tang, gục đầu lặng lẽ ngồi khóc bên quan tài chồng dưới đôi hàng nến lập loè ảm đạm. Những hình ảnh này làm anh khựng lại mỗi khi định viết thư cho em. Anh buồn lắm em ơi! Một tương lai vô định! Một mất mát đau thương! Anh không ngừng lao vào cuộc chiến với ước vọng góp phần mau chóng chấm dứt chiến tranh cho máu và nước mắt đừng chảy thêm nữa. Thời gian nghỉ ngơi, anh lao vào cuộc vui để tìm quên. Anh có lỗi với em, anh biết, nhưng anh càng có lỗi với em hơn nếu anh bỏ ngang em trên đường đời, bơ vơ côi cút với gánh nặng con thơ. Anh mong mỏi với thời gian em quên anh, và gặp một người chồng dân sự để đem lại cho em một cuộc sống an lành hạnh phúc trọn đời. Đó là mong ước của anh, một mong ước đem đến cho anh nỗi đau không nguôi, nhưng anh phải chấp nhận. Xin em hiểu cho anh và tha thứ cho anh. Bây giờ đây em có sống hạnh phúc như anh mong ước không em"" 
Đang miên man quay về quá khứ thì anh Lân nằm bên nhắc nhở:
- Thôi! Ráng ngủ đi, Quân. Ngày mai còn làm việc vất vả lắm. Mấy đêm nay thấy anh trằn trọc, ngày thì bần thần như người mất hồn. Bây giờ chuyện gì cũng ngoài tầm tay mình. Đành phải chấp nhận tất cả thôii! Ráng giữ gìn sức khỏe. Sinh mạng là quan trọng nhất, còn sống mới còn tính tới những chuyện khác được. 
-Tôi có chuyện buồn bất ngờ, không mong mà vẫn tới.


- Chuyện gì cũng có thể có được cả. Tôi đã chuẩn bị tinh thần nếu mai kia rơi vào tình trạng xấu nhất là hay tin vợ lấy chồng cán cối, mình cũng nên cám ơn kẻ thù. Tốt nhất là bình tĩnh, chấp nhận, và cầu chúc nàng hạnh phúc. Cứ kể như mình chết từ ngày bước chân vào tù, thì đến nay nàng goá bụa đã hơn năm năm. Để "tang chồng" như thế là quá dư. Giờ nàng tái giá cũng đã tròn đạo phu thê lắm rồi. Trong trại mình có vài người, vợ vượt biên, sống bơ vơ ở xứ lạ quê người, biết đâu nay mai lại chẳng được tin "em" ôm cầm sang thuyền khác. Kẻ thì con gái mất tích biển Đông, con trai đánh giặc bên Cam- Bốt. Người thì vợ tái giá để kiếm chỗ tựa mà nuôi con. Thằng thì người yêu từng thề thốt sống chết bên nhau, giờ ngâm câu: "Anh đi đường anh, tôi đường tôi. Tình nghĩa đôi ta có thế thôi" ... Tụi nó trong này làm gì được nào, buồn cũng vô ích, còn hại sức khỏe thêm. Chuyện phải tới thì nó tới thôi. 
Tôi biết Lân hiểu lầm tâm sự của tôi. Để anh an tâm, tôi nói:
-Cám ơn anh quan tâm. Tôi sẽ cố gắng làm theo lời anh.
Nói xong, tôi xoay lưng nhắm mắt dỗ giấc ngủ, nhưng nào có ngủ được. Người yêu của tôi không bỏ tôi, nàng đi tìm tôi vào lúc tôi ở đáy địa ngục. Đó mới là điều đáng quý nơi nàng. Không biết bằng cách nào nàng biết tôi kẹt lại và ở tù tại trại này trong khi chúng tôi cách biệt đã mười bốn năm không hề liên lạc thư từ hay có một lần gặp gỡ. Trong thời gian xa nhau, tôi đã đổi bao nhiêu đơn vị, chắc nàng cũng đổi vài trường học, bằng cớ là nàng viết thư cho tôi từ Sài Gòn, không phải từ nhiệm sở đầu tiên của nàng. Chúng tôi xa mặt không cách lòng. Năm tháng không làm phai nhạt tình yêu. Nàng đến với tôi trong hoàn cảnh này, đem cho tôi niềm vui và niềm tin rằng đời còn những điều tốt đẹp đáng yêu, đáng quý. "May mà có em, đời còn dễ thương!" Lần này tôi phải viết thư báo cho nàng biết tôi còn sống và hiện ở nơi đây, không nên để nàng lo lắng mong đợi và buồn phiền nữa. Tôi phải đem đến niềm vui cho nàng. Tôi dỗ giấc ngủ với hình ảnh cặp mắt biết nói long lanh, và nụ cười tươi thắm hiền lành của nàng. Ngày xưa, tôi đã lụy vì đôi mắt này. Những năm tháng bị đày ải trong ngục tù, tôi hầu như quên mất đôi mắt đó. Bây giờ nó hiện về ngự trị trọn trái tim tôi. Tôi tưởng tôi đã quên được nàng, nhưng không, hình ảnh nàng chỉ nằm im, lặng lẽ, thầm kín trong tim tôi, và chờ đợi có cơ hội là trổi dậy. Những kỷ niệm ngọt ngào của một thời tuổi trẻ dồn dập trở về, không thể nào kềm chế được. 
Không đàn áp nỗi trái tim, tôi bỏ một kỳ gởi thư về gia đình để viết cho nàng, và bắt đầu chờ thư nàng từ đó...
Thư tôi gởi đi đã hơn hai tháng mà chưa được hồi âm. Tôi đợi thư nàng từng ngày như ngày xưa đã từng đợi. 

*
Tiếng kẻng báo hết giờ vang lên. Chúng tôi vội vã xuống suối tắm rửa để sớm về trại nghỉ ngơi. Một ngày như mọi ngày trôi qua nặng nề, mệt mỏi, và vô vọng. Tôi uể oải ngồi xuống, nhìn những khuôn mặt thiểu não của các bạn đồng tù. Tôi thấy bao trùm lấy chúng tôi là một tương lai mờ mịt như sương mù núi rừng buổi sáng. Hi vọng gặp lại nàng dù chỉ một lần tắt lịm trong tôi. Người cán bộ bước vào gọi tên những người có quà của thân nhân lên văn phòng trại để lãnh. Tôi không quan tâm, vì phiếu gởi quà của trại phát cho, tôi không gởi về cho vợ tôi. Tôi đang mong thư nàng, mong biết cuộc sống của nàng sau ngày mất nước như thế nào thì bị cắt ngang bằng gịọng hách dịch của cán bộ trại đọc tên tôi trong danh sách năm người lãnh quà. Tôi vô cùng ngạc nhiên. 
Vợ tôi gởi quà! Tôị nghiệp nàng tiểu thư Huế về tận đồng ruộng miền Nam để hưởng "cái vinh quang" của lao động chân tay mà nàng mới biết lần thứ nhất trong đời! Sở dĩ tôi không gởi phiếu cho vợ tôi vì gia đình tôi đang thiếu thốn trăm bề. Vợ tôi là một người phụ nữ chân yếu tay mềm mà phải chạy ngược chạy xuôi tìm miếng cơm manh áo cho nàng và ba đứa con thơ trong một xã hội khắc nghiệt, phân biệt đối xử với những gia đình quân cán chính Miền Nam. Nàng vất vả, cực khổ, và cay đắng lắm rồi nên tôi không muốn nàng gồng thêm gánh nặng nuôi chồng nữa. Vậy mà nàng vẫn nhịn ăn nhịn mặc, gói ghém gởi quà cho tôi. Cám ơn em và cám ơn con! 
Nhận quà xong, tôi vội vàng túm gọn lại, ôm về phòng bày ra ngắm nghía: nào là gạo, muối, đường...nào là mắm ruốc với thịt bò băm nhuyễn xào xả ớt, món đặc biệt của Huế đây. Ở quê miền Nam tôi thì món mắm ruốc được xào với thịt heo ba rọi, không phải thịt bò. À, có bột nêm để nấu ăn của Mỹ nữa. Ở dưới quê mà vợ tôi tìm được món này, giỏi thật! Có cả thuốc tây: Trụ sinh và thuốc trị các bệnh thông thường, bông băng cúu thương... và một thứ mà hiện tại tôi vô cùng cần là Decaris, thuốc sán lãi. Với gói quà hạn chế không quá 5 kg mà vợ tôi gói ghém gởi đầy đủ những thứ cần thiết cho người tù. Nàng khéo tính toán thật! Nỗi ân hận tràn vào tim tôi. Vậy mà hơn hai tháng nay, tôi nhớ thương một hình bóng khác! Tôi đang ngẩn ngơ vì ân hận giằng xé, thì Lân đến bên hỏi:
- Sao" Có thư từ tin tức gì đặc biệt không mà ngẩn tò te vậy"
Lân ngồi xuống, cầm tờ giấy bọc quà lên, vuốt thẳng, anh hỏi:
- Ủa, ai gởi quà cho Quân đây" Cháu gái, hay "em gái hậu phương kết nghĩa"" 
Nghe anh nói, tôi vói tay cầm bao giấy đọc tên người gởi mà khi nhận quà vội vàng, tôi đinh ninh của vợ tôi nên ôm đại về phòng, không để ý tới. Tôi nghẹn ngào. Tên em hiện ra, rồi nhạt nhòa trước mắt tôi. Tôi ngồi bất động trước gói quà. Tôi không còn thấy gì nữa, chỉ thấy dáng em e ấp đi bên tôi trong những buổi chiều nhạt nắng ở phi trường Tây Lộc, với tà áo dài bị cánh quạt trực thăng thổi bay quấn lấy tôi như một gắn bó không rời; dáng em ngồi co ro trong gió đêm lành lạnh ở quán nước ven bờ sông Hương. Em, cô sinh viên đại học Huế người Miền Nam thật thà, đôn hậu, và tươi trẻ với nụ cười rạng rỡ chưa biết ưu sầu.... Hạnh phúc làm sao "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy"! 
Tiếng kẻng báo giờ làm vang lên. Tôi thẫn thờ gom quà lại cất, làm rớt lên rớt xuống. Anh Lân giúp tôi một tay thu dọn. Một miếng giấy nhỏ ghi danh sách các món quà rớt ra. Nét chữ của em, nét chữ thân thương ngày nào. Tôi lật mặt sau. Nàng viết: "Địa chỉ của anh, em biết được nhờ ba anh. Gởi anh hai câu thơ Kiều đọc cho vui: ...." Nàng không viết trọn hai câu. Trước mắt tôi, chữ nàng nhoè nhoẹt, chập chờn... Tôi vô cùng đau xót và ân hận: "Một lần nữa, em đổ đường xuống tận quê anh, tìm ba của anh đề xin địa chỉ. Vô cùng cám ơn em! Muôn vàn xin lỗi em!" 
Anh Lân nói nhỏ bên tai tôi:
- Chuyện gì mà buồn so vậy" Bí mật lắm hả" Nói ra cho nhẹ bớt đi! Ở đây đã cực khổ thể xác và tinh thần lắm rồi. Đừng tự hành hạ mình thêm nữa! 
Hôm sau, chúng tôi ngồi dưới tàn cây, "thưởng thức" mì gói, tôi kể cho Lân nghe ngày gặp gỡ đầu tiên với nàng cũng vào một mùa thu. Nàng từ Sài Gòn ra Huế nhập học, chúng tôi tình cờ cùng đáp chung một chuyến bay quân sự về Đà Nẳng. Tôi nhắc lại những kỷ niệm về một mối "tình trong như đã, mặt ngoài còn e", cuộc tạm biệt mà không ngờ lại là chia tay một cách êm ái, không nước mắt, không chủ tâm, bề ngoài tưởng như vô tình, nhưng thực tế không kém đau thương, dằn vật, dai dẳng, vướng mắc không thôi. Chính tôi đã đánh mất mối tình này. Tôi đã phụ nàng! Tôi đưa cho Lân lá thư nàng gởi từ hơn hai tháng trước mà tôi đọc đến thuộc lòng. Đọc xong, Lân thở dài:
- Qua thư này thì cuộc sống bên ngoài chẳng khác chi một nhà tù lớn. Đời sống của người dân bị khống chế đủ mọi mặt. Cô ấy cũng nghèo khổ, vất vả lắm. Nhà giáo mà, làm sao khá được về vật chất, chỉ có giá trị tinh thần là niềm vui và an ủi thôi. Mấy trăm gram thịt tiêu chuẩn mỗi tháng, vậy mà gởi cho anh mắm ruốc xào xả ớt có thịt bò. Quân, anh mang món nợ này to lắm. Còn thuốc men nữa. Toàn những thứ phải mua với giá chợ đen! Món quà đắt giá quá, không gì sánh được, chỉ còn một cách duy nhất là "đem thân đền đáp thôi", Quân ơi! 
Nghe anh nói, tôi càng xúc động. Im lặng hồi lâu, tôi mới mở lời được :
- Nàng bảo nền nhà của nàng vì tôi mà hỏng, khi nào về phải sửa chữa lại đền cho nàng. Anh nghĩ nàng muốn ám chỉ gì"
- Trước khi trả lời, cho hỏi vài câu. Nàng là cô giáo mà lại yêu anh tha thiết như vậy. Anh cũng yêu nàng nữa. Điều kiện quá tốt. Tại sao không cưới cô ta, bỏ ngang xương, uổng vậy"
- Tôi cũng muốn lắm chứ, nhưng sợ nàng goá bụa.
- Xạo quá! Yêu người ta mà chạy trốn, rồi cưới người khác. Nói nghe dễ giận thật! 
- Thiệt mà! Bọn mình lúc đó chết nay chết mai, không ai dám có ý nghĩ lập gia đình, trừ trường hợp lỡ thì phải cưới thôi.
- À..., thì ra vậy! Lỡ! Tạm tin, tuy không lọt tai lắm.
- Từ khi nhận lá thư này tôi mất ngủ đến nay. Bây giờ với gói quà này, không biết tôi mất ngủ bao lâu nữa đây! Thôi, làm ơn cho nhận xét đi, xem có giống như tôi nghĩ không.
Suy nghĩ một lúc, Lân đáp:
- Theo tôi, không chắc trúng phóc đâu nghe, vì nàng yêu anh, chồng biết được bỏ đi vượt biên với người khác. Gia đình (nền nhà) nàng tan nát. Khi về anh phải cưu mang nàng. Sướng nhé, một kiểng hai quê. "Một vợ nằm giường Lèo, hai vợ nằm... chuồng heo", làm bạn với Trư Bát Giới, anh chàng đào hoa ơi! 
Lân nhìn tôi cười hóm hỉnh rồi chia tay. Giả thiết sau của Lân có lý, và tôi cũng nghĩ như anh. Tội nghiệp cho nàng! Chưa một lần tôi chia cho nàng ngọt bùi để "đồng cam", nhưng giờ sao nàng lại xẻ bớt cay đắng của tôi để "cộng khổ" như thế này! Từ đó, nàng tiếp tục gởi thư và quà đến tôi. Những bức thư và quà của nàng đem lại sức sống cho tôi. Tôi đã sung sướng lẫn đau khổ và ray rứt suốt những năm tháng tù đày vì đó. Tôi đã quyết tâm khi ra tù nhất định phải đến thăm nàng. Nhưng khi ra tù, tôi bị quản chế ở dưới quê mất hai năm, đến khi hết hạn, tìm đến nhà thì nàng đã biền biệt nơi nào trên đất Mỹ. Lòng tôi nặng trĩu như đeo đá.

*

Khi định cư ở Mỹ, tôi đã cất công dọ hỏi tin nàng. Biết là vô vọng, nhưng tôi vẫn mong quả đất tròn rồi sẽ có một ngày cơ duyên hội đủ, chúng tôi sẽ gặp nhau. Nhưng... bao năm đã qua chúng tôi bặt tăm biệt tích nhau. Tôi nghĩ thôi thì đành trọn kiếp ôm mối ân tình này xuống tuyền đài. Nhưng thật bất ngờ, hôm nay lại được "gặp" nàng, dù là gặp nhau trong thế giới ảo cũng là niềm vui to lớn đối với tôi. Cám ơn Trời Đất đã cho tôi cơ hội này.
Tôi ngồi vào máy vi tính viết thư cho nàng. Tưởng tượng đến nụ cười rạng rỡ của nàng khi nhận được thư hồi đáp, lòng tôi buồn vui lẫn lộn. Tôi biết nàng và ngay cả tôi nữa đều không cam lòng gặp nhau ở thế giới ảo như thế này, nhưng biết làm sao bây giờ! Tôi nhủ thầm: Em ơi, anh không muốn mất em, cũng không muốn xa em, nhưng mà mọi chuyện đã lỡ rồi. Chúng mình có duyên không nợ, nên

Lỡ buộc dây tơ, tơ lỡ đứt,
Lỡ thương, lỡ nhớ, lỡ chờ mong,
Lỡ để sóng tình đong đầy mắt,
Lỡ đêm đối bóng ngọn đèn chong.

Lỡ khiến cây đa sầu héo hắt,
Nhỏ lệ thuyền mơ lỡ bến bờ!...

Nhưng mà... chúng ta đừng để lỡ chữ Đồng ở kiếp sau, nghe em!
Hạ Vũ

Ý kiến bạn đọc
05/05/201118:48:59
Khách
- Tôi cũng muốn lắm chứ, nhưng sợ nàng goá bụa.
- Xạo quá! Yêu người ta mà chạy trốn, rồi cưới người khác. Nói nghe dễ giận thật!
- Thiệt mà! Bọn mình lúc đó chết nay chết mai, không ai dám có ý nghĩ lập gia đình, trừ trường hợp lỡ thì phải cưới thôi.

Thế thì cô vơ sau này có yêu không? show off hơi nhiều đấy nhé.
01/05/201120:36:39
Khách
Đời vẫn thế, toàn vẹn cả thì có gì để nói! Đã biết vậy, còn cưới vợ để khổ làm chi?
Vũ viết hay mong cô tiếp tục.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,284,024
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, Minh Thúy là cư dân miền Bắc California. Trong mùa lễ Tạ Ơn mới đây, bà đã cùng hội Huế địa phương, tổ chức mời ăn và tặng quà những người vô gia cư. Nhân đây cũng xin nhắc lại, là từ 16 năm trước, có tác giả Minh Thùy, một thuyền nhân Việt định cư tại thành phố Mainz, Germany đã nhận giải danh dự năm 2004. Hai bút hiệu Minh Thúy (2018, dấu sắc) và Minh Thùy (2004, dấu huyền) vốn dễ gây nhầm lẫn. Mong tác giả Minh Thúy tiếp tục viết và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông.
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả trở lại với Viết về nước Mỹ từ 2016. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, là bài mới của tác giả nhân mùa lễ Tạ Ơn.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Tựa đề bài viết được đặt lại theo nội dung.
Đón Lễ Tạ Ơn, mời đọc chuyện về gia đình một thuyền nhân Việt từ Paradise, thị trấn vừa bị thiêu rụi vì nạn cháy rừng. Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College.
Thứ Năm 22-11 sắp tới là Ngày Lễ Tạ Ơn, mời đọc bài viết của Chu Kim Longh. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018, ông đã nhận giải đặc biệt về Huế Tết Mậu Thân với bài viết về một gia đình bên cầu Bạch HổHuế, có người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống. Bài viết mới nhất của ông viết về tình nghĩa gia tộc, họ hàng nam bắc thời hậu chiến sau 1975, và trong ngoài nước hiện nay.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến