Thời Kỳ Đồ Đểu
Tác giả: Phan
Bài số 3119-28419 vb7021211
Đầu năm Dần, trong khi dân Việt Cali vui tết với nắng ấm thì bão tuyết là chuyện thời sự lớn tại nhiều vùng trên đất Mỹ. Xin mời đọc thêm bài viết thứ hai liên tiếp của Phan, kể về ngày mùng một tết đi vá vỏ xe trong cảnh tuyết. Tác giả là một nhà báo trong nhóm chủ biên Tuần báo Trẻ tại Texas, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008.
***
Sáng mồng một ra ngõ mới biết, việc làm đầu tiên của mình trong năm mới là đi vá xe. Ước gì hàn gắn được những đổ vỡ, sứt mẻ trong năm qua.
Tì vết không tránh khỏi trong quan hệ chằng chịt như xe trên đường, lớp nào còn cảnh sát như những cây đinh dấu mặt, luôn làm cho cuộc sống khó bình an như câu chúc đầu năm. Sao người ta lại có thể mở miệng chúc lành cho kẻ ác chỉ vì sợ gây hại cho mình. Người công nhân khốn khổ sao còn phải hùn tiền đi tết xếp trên để che chở cho mình một việc làm. Hay sau khi nhận quà và lời chúc; kẻ ác nhận món quà lớn hơn, lời chúc tâng bốc hơn của một người khác nữa. Người ta khác vô tri là đi trên hai chân; sao có chân mà đi trên đầu gối! Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu từ thời Tú Xương đến bây giờ người ta vẫn chúc nhau sống lâu trăm tuổi. Sao không chúc nhau đừng hết tiền già; medicare không bị cắt đầu cắt đuôi cho người hết sức lao động cũng có được cuộc sống dễ thở.
“Thời kỳ đồ đểu” là “cụm từ” mấy ông cán bộ về hưu mô tả thời kỳ cộng hoà xã hội chủ nghĩa độc lập tự do hạnh phúc của họ, “Cụm từ” này trăm hoa đua nở từ khi có phong trào chúc tết đồng bào hải ngoại vương vãi qua biển lớn. Đó. Lại chúc tết nữa. Tắt cha nó cái radio quốc tế trong xe đi cho đỡ bực mình.
Đường từ nhà ra chỗ vá vỏ xe chỉ 5 phút không mưa, thế mà lái nửa tiếng mới gặp được mấy anh Mễ sáng đầu năm, cứ như cái dằm đau đáu trong ngón tay mưng mủ. Hình như người di dân ưa so sánh với nhau để tự an ủi mình, chỉ đứng đợi vá xe chừng nửa tiếng trong thời tiết 14 độ F đã lạnh thấu hai đế giày, đi tới đi lui cho đỡ lạnh mà hai gót chân cũng làm khó nhau chi! Thế mà họ phải làm việc tới chiều tối trong cái tiệm vỏ xe không thấy cái máy sưởi nào; những cánh cửa lớn đều mở toang như phô bày cơ cực của người rời bỏ quê hương. Sáng đầu năm có quay về cố thổ cũng không biết phương nào trong vũng xám mênh mông. Cái buồn người di dân hơn tiền nhân loanh quanh trong nước đã kêu trời, "Quê nhà xa lắc xa lơ đó/ ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay". Nguyễn Bính tiên sinh mới đi từ bắc vô nam, đã...
Anh Mễ cười ra khói, xoa đôi bàn tay trong găng cao su làm người ta cứ nhầm với bác sĩ giải phẫu mới thất nghiệp, thợ neo bị rút bằng... "Xin lỗi, tôi không thử lại được lỗ vá; nhưng tôi nghĩ là nó ô-kê, nếu nó không ô-kê thì tôi vá lại, không tính tiền, ô-kê."
Không ô-kê cũng hết cách, nhưng phấn khởi cùng mình vì hiểu được tiếng Anh rành rọt, loại tiếng Anh của những người không nói tiếng mẹ đẻ; người Mỹ dở tiếng bản xứ nên nói chuyện với Việt Nam cứ wát, wát... wát-du-sê, sê-ờ-gen; pờ-li... mà con mắt liếc kỳ thị tới buồn lòng người di dân nói cái gì người nói còn không biết; người nghe cứ hỏi hoài. Việt Nam nói tiếng Anh với Mễ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau thì vạn sự thông; không thông suốt thì thông cảm cũng giải quyết được vấn đề trên bình diện ai nói nấy nghe; chia thêm mớ động tác chỉ tay thay cho động từ quy tắc, bất quy tắc... cuộc thương nghị thành công tốt đẹp!
Hỏi bao nhiêu tiền" Anh ta đưa 10 ngón tay. Hỏi: Sao ghi giá 7 đồng mà tính 10 đồng" Anh Mễ cười cười như gặp phải Hai lúa, nhà ngôn ngữ học Mexico không biết nói làm sao cho tên người cày không có ruộng- phải bỏ Việt nam mà đi- này hiểu! Anh ta trổ tài diễn kịch câm: Diễn tả vá xe bằng cọng dây bố tẩm nhựa đường: rút cây đinh ra; nhét cọng bố vào, bơm bánh xe lên, xong. Nhưng xe này cán phải miếng thép gỉ bằng 3 cây đinh, không vá dã chiến như thế được! Phải đội xe lên để tháo bánh xe, cạy vỏ, vá bên trong mới bảo đảm, nên tính 10 đồng.
Vở kịch câm đầy tình đủ lý, khơi dậy lòng từ bi bất ngờ trong một sáng mùa đông, thay vì sáng đầu năm xăm xăm vô chùa tranh nhau hái lộc, phá giấc ngủ đông chưa tròn của hoa lá sang xuân... chi bằng đưa cho anh Mễ tờ hai chục, nghe Phật tâm bập bẹ tiếng người: "Anh giữ lấy tiền thối. Chúc anh một ngày tốt lành."
Người khách lên xe còn khó chịu vì không nghe anh ta cảm ơn. Nhưng nghĩ cho cùng, dòng đời bôi trơn nhau bằng những câu sáo ngữ, nói sạo riết thành ghiền. Thử không nói một câu đâu ai trách bị câm như anh Mễ hiền lành, làm việc có lương tâm, trách nhiệm, trong thời tiết khắc nghiệt, anh ta xứng đáng được đối xử tử tế, hai tiếng cảm ơn không làm tăng tuổi thọ người giúp...
Khách vui vẻ ra về, nhưng còn loay hoay chờ những xe khác ngoài sân đang di dời, mới có đường ra. Anh Mễ lượn một vòng quang đống vỏ xe như hết cách, đến gõ cửa: Xin lỗi, sớm quá, không có tiền thối. Tôi có 5 đồng thôi. Lần sau vá xe sẽ trừ 5 đồng. Thì ra Mễ-Việt chung ông tổ vá, những vá tử Sài gòn quên thối tỉnh bơ hơn nữa kìa! "Chời, bảnh dzậy mà cũng lấy tiền thối nữa hả đại ka, để em út sống dzới... hì" Thời kỳ đồ đểu không biết có từ bao giờ trong lịch sử nhân loại; nhưng đã ăn mòn hết lòng tin con người về sự tử tế đã từng hiện diện trong đời sống.
*
Sáng mồng một mênh mông, trắng xoá. Tuyết còn dễ lái hơn đường bị đóng đá, sleet như nước đá bào mới dễ sợ, chúng rơi rào rào như ai đổ cát trên nóc xe, nhưng nhanh chóng đóng băng trên mặt đường, tạo thành một lớp nước đá trong veo trên mặt đường như mặt đường được tráng thủy tinh. Đó là cạm bẫy vĩ đại của thiên nhiên mến tặng con người. Tầm nhìn không giới hạn như bão tuyết, sương mù, vì sleet thì trời thường trong... nếu có việc phải lái về hướng bắc trong thời tiết này thì nên hoãn lại, xuôi nam có thể lái được vì thời tiết ấm hơn. Nhưng nhà bà chị lại ở về hướng bắc của thành phố, bó tay. Cũng may là cái xe còn tốt, máy sưởi chạy ào ào mà lạnh cứ lạnh, lạnh như kiến trong xương bò ra...
Nhưng từ nhà bà chị thì được xuôi nam để vào downtown Dallas, tôi lái vào parking bệnh viện lớn nhất thành phố này, trời lạnh đến nỗi cái máy nhả ticket đậu xe đứng luôn. Bấm hoài nút xanh nó cũng không chịu nhả ra ticket, nhiệt độ bên ngoài đang âm 10 độ C, tuyết đá mênh mông...
Nhìn vào cái chuồng cu bằng kính trong, bà Mỹ đen như con gấu sập bẫy, khoát tay ra hiệu: vô luôn đi. Bà ấy lạnh quá nên quên bấm nút cho thanh chận giở lên thì xe mới vô được chứ, sao lại tỏ ý bực dọc người lái xe: không hiểu cái khoát tay của bà. Bà là truyền nhân của những người có nguồn gốc được tác phẩm Cội Rễ (Roots) của Alex Haley ghi chép, sự quan sát của tác giả còn thiếu yếu tố khệnh khạng, ưa quan trọng hoá vấn đề, trịch thượng và dễ bực vọc với người cầu cạnh... Đặc biệt có nụ cưới xoà trơ trẽn khi biết mình trớt lớt da me...
Chị tôi làm Y tá nên rành bệnh viện, rành vụ đậu xe và những trò bãi đậu, chị nói: "Phải ra nói họ ghi giờ vô, để thôi hồi mình ra, biết đã đậu bao lâu mà tính tiền." Tôi không thấy vấn đề nghiêm trọng như bà chị lo xa, làm lơ cho qua chuyện. Dù chưa quên trong đầu mới bị một vố đi đóng ticket cảnh sát dưới downtown, chạy loanh quanh toà nhà cảnh sát, toàn thấy đậu xe từ 8 tới 12 đồng. Gặp được chỗ đậu 2 đồng, mừng như trúng số. Hiền nội ngồi bên đã nhắc nhở: Coi chừng rớt số 1, hoặc số 2 bự không quan trọng bằng những chữ li ti, ông tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa cho coi!
Y chang như má thằng Tịt dồi dào kinh nghiệm, vô đóng ticket trở ra bị tính 8 đồng gởi xe! Hỏi-Đáp: Đậu dưới 20 phút thì 2 đồng; trên 20 phút là 8 đồng. Cũng một bà Mỹ đen như con gấu mẹ vĩ đại; cái kiểu khinh khỉnh của người hiểu biết nhưng không làm cho người khác mến phục; người ta trả phứt cho xong. Nội đi bộ từ packing đến nơi đóng phạt, qua bao nhiêu cửa khám xét đã hơn 20 phút. Thời kỳ đồ đểu không biết có từ bao giờ trong lịch sử nhân loại; nhưng bắt chẹt người khác là thú tính chưa từng đột biến gene.
Tính kể cho bà chị nghe chuyện đậu xe 8 đồng, nhưng sáng mồng một không nói chuyện xui! Chị gom túi xách, tập hồ sơ trên xe để lao vào gió rét. Không biết còn đi làm được mấy năm, nhưng ở chị luôn toát ra ý chí kiên cường, lòng tự tin và bản lĩnh của một người dám bắt cây kim đồng hồ ngưng lại! Tiếc là thời gian không có tuổi như chị nên cuộc chiến này sắp ngã ngũ rồi đây! Chị có gồng mình cho cậu em nể mặt nhưng vai chị vẫn run trong mấy lần áo ấm, quỹ thời gian của chị dường như chỉ còn đủ để hưởng nhàn chứ không phải là tiến lên phía trước, đi xin đổi việc cực hơn để thoả mãn sĩ diện người có bằng cấp không làm việc nơi vô danh. Chả bù cho người vô danh làm việc không bằng cấp nhưng để lại ấn tượng trong lòng người được phục vụ như anh Mễ vá xe. Hình như công việc nào cũng có mặt tàn nhẫn của nó: đánh gục người này vì quá sức vẫn không đủ sống; giết chết người kia vì đam mê, tự ái nghề nghiệp...
Không biết chị nói hay đánh thức cậu em ưa lơ mơ, "Em vô luôn với chị chớ, ngồi đây chi cho hao xăng-mở heat!" Ừ, thì vô. Tôi biết mình sẽ trở ra vì thà hao xăng mở máy sưởi cũng hơn hít thở không khí bệnh viện, chưa kể đến không gian của bất cứ bệnh viện nào dù sạch sẽ đến đâu cũng vương mùi tử khí. Còn một lý do cần vô để chào hỏi cái restroom vì lái xe từ sáng tới giờ, càng lạnh càng nốc trà nóng tới cạn bình trà trong xe.
Hai chị em thả những bước thăm dò như đi rà mìn vì tuyết đá muôn phương, "bệnh viện lớn mà tệ thật, không cho người cào tuyết thì người ta té ngã rồi sao"" Chị tôi ta thán cũng chỉ có gió u u thổi, gió lạnh kinh hồn từ tiền kiếp thổi về báo oán người đời bây giờ năng thu lười chi; những thứ trước đây không phải trả tiền thì bây giờ trả, như đậu xe; những thứ trước đây có người làm như xúc tuyết thì bây giờ người ta tản lờ đi như không thấy! Chỉ chú mục vào việc thu tiền đậu xe. Thời kỳ đồ đểu không biết có từ bao giờ trong lịch sử nhân loại; nhưng ngày càng lộ nguyên hình.
Không ngờ vào đại sảnh của bệnh viện lại có bán café. Thời kỳ cà phê bánh ngọt miễn phí ở những nơi công cộng như nhà thương, nhà băng, nhà trường... đã qua từ bao giờ" Một đất nước suy thoái kinh tế như một gia đình khánh tận, không còn thấy những món ăn chơi làm cho người ta mãn nhãn hơn là hưởng thụ.
Chị tôi lên lầu 8 để bổ túc hồ sơ nhận việc, tôi đi restroom ra, chọn cái bàn khuất trong góc khuất gió mỗi lần cửa mở, ném cuốn báo xuân lên đó, rồi đi mua ly cà phê. Trên đường trở ra bàn đã thấy một lão già Việt Nam co ro cúm rúm trong mấy lớp áo, lão lật lật vài trang báo mà mắt láo liên chớ có đọc gì đâu! Lão muốn thuỗm. Ngày đầu năm sao buồn chi lạ, "Bác cứ lấy xem đi, cháu biếu bác đó! Chúc mừng năm mới." Ông già cười vô mánh, một người già thiếu nét tử tế làm cho tuổi tác choắt cheo như con chồn thảm hại. Lão cầm cuốn báo xuân đỏ tươi, khổ lớn của Việt Báo Houston, đi về phía thang máy...
Tôi cũng không còn lý do gì để ở lại nơi đây, cái bàn trong bệnh viện nhung nhúc vi trùng tâm lý, cái ghế ngồi bóng lưỡng dị chủng... biết là quê mình luôn thiếu vệ sinh, thau nước rửa tô của gánh bún riêu chỉ lớn hơn cái tô chút xúi; rửa từ sáng tới chiều đến người bán lầm nước rửa tô với nước lèo. Nhưng người ăn tự tại yên tâm trong tình dân tộc bao la. Cái bát ngát của vùng trời ô nhiễm với người này, in sâu vào tâm khảm nhớ thương của người khác rất vô ưu. Như người Mỹ không uống cà phê Việt Nam vì quá đậm đặc; người Việt bưng ly cà phê Mỹ ra xe trong một sáng đầu năm, vì đâu, vì sao..." Chỉ có gió u u thổi trên hành tinh của thế kỷ di dân, tỵ nạn...
Thấy ai ngồi băng ghế nhìn ra tuyết trắng mênh mông như bác sĩ Nguyễn Ý Đức, tóc trắng phau, dáng người tao nhã, định đến chào hỏi ông và chúc tết. Sẵn lấy cho được câu trả lời của câu hỏi đã lâu: "Người nghiện rượu truyền máu cho người không uống rượu thì Viện cai nghiện rượu có thêm một học viên; hay tiệm rượu có thêm một khách hàng"" Há chẳng phải là dịp may đầu năm được thấy bác sĩ Nguyễn Ý Đức vào trang mạng www. bótay.com. Chọc ghẹo bác Đức được cái yên tâm là không bị đòn vì bác ấy hiền lắm! Một năm mới hên nhiều rủi ít khi gặp bác sĩ Đức sáng mồng một.
Nhưng quên mình nhìn từ phía sau, cái gì mặt trái cũng dễ làm người ta chưng hửng, mau miệng càng khó đỡ! "Bác đợi mùa xuân bên cửa sổ đấy à""
Chỉ có cái nhìn sứt mé ném vào mặt tôi...
"Xin lỗi, xin lỗi bác. Cháu tưởng là bác sĩ Nguyễn Ý Đức. Nhìn dáng bác ngồi với mái tóc trắng phau, cháu tính đến thăm hỏi và chúc mừng năm mới bác sĩ Đức..."
"Cậu quen lớn nhỉ!..."
Không biết người bị mỉa thời tiền sử thường bỏ đi hay lụi cho kẻ mỉa một mũi đồng trí mạng! Chỉ biết người bây giờ hố to, thường cười xoà - rất vô duyên và trơ trẽn như nụ cười Cội Rễ.
Ông già nói tiếp: "Tôi là Nguyễn Ý Ẹ, nên mới phải ngồi chờ khám bác sĩ..."
"Chúc bác Ẹ năm mới sức khoẻ bình phục, bệnh tật cáo lui,..."
Ông già cười khoan hồng, "Cảm ơn, cảm ơn... anh không biết tôi nhưng tôi biết anh. Tôi đã thấy anh từ ban nãy, nhớ là quen nhưng không nhớ trong trường hợp nào, rồi chợt nhớ ra: tôi thường đọc bài của anh trên báo chí, nhớ ra hình tác giả bên góc trang báo; nhưng không chắc lắm nên không dám tới chào hỏi anh."
"Cảm ơn bác rộng rãi đầu năm! Cháu tính là bác định nói: Tôi không chắc lắm nên không dám tới mắng anh..."
Hai người trò chuyện như đã quen nhau lâu lắm, cái khổ của nghiệp thỉnh thoảng được bù đắp bằng cái vui của nghề. Từ hôm toà soạn đưa hình tác giả lên mặt báo, toàn bị nhận diện bất lợi, nhưng trường hợp này thì vui. Hai người chào nhau lưu luyến lúc chia tay, tôi chào ông không dám mong gặp lại vì so với bác sĩ Nguyễn Ý Đức, bác Nguyễn này Ý Ẹ hơn cả sự trào phúng của bác ấy: nói cũng ho, cười cũng ho, như hoạ sĩ Bảo Ho chuyên vẽ minh họa bằng cách thả cọ theo những cơn ho mà thành danh ở Dallas.
Tôi quay đi, ông già "ối giời" ai oán. Không biết mình đắc lỗi gì với độc giả lớn tuổi" Thì ra, bác ấy nói: "Tôi mải nói chuyện với anh. Cuốn báo vừa mua, để trên ghế này, đã mất!"
"Mua tờ khác, thùng báo ở đâu, cháu đi mua cho bác."
"Tôi nói là cuốn báo. Cuốn báo xuân của Việt Báo Houston, màu đỏ, bản lớn... không phải báo Dallas Morning News, tôi có biết tiếng Anh tiếng u gì đâu mà đọc báo Mỹ."
Tôi không biết mình có quáng gà giữa hai ông già đã gặp sáng nay" Một người nho nhã và hài hước; có khiếu quan sát khi đặc tả những nhân vật cộng đồng, thì không thể lầm với một người lấm lấm lét lét... Thì ra, bác Ẹ nói: "Ông già mà anh nói, ông ấy đến chỗ tôi ngồi, hỏi: Ông anh có muốn đọc báo không" Báo xuân Tân Mão của Việt Báo Houston, bài vở phong phú, trình bày đẹp..."
Tôi nói: "Cảm ơn anh, tôi quên đem theo cái kính nên chắc không đọc được."
Ông ấy thở dài: "Tôi quên mình đã hết tiền ăn sáng, thấy cuốn báo đẹp quá nên mua rồi mới nhớ ra. Tôi hỏi là định nhường lại cuốn báo cho ông anh..."
"Anh biết, Tôi nghe tội nghiệp quá, giúp ông ấy 5 đồng nhưng không lấy cuốn báo. Ông ấy nài thêm 5 đồng cho đủ cả bữa chiều. Tôi nghĩ thân mình, ngày đầu năm đã đi bác sĩ, buồn khổ tuổi già nhưng cũng không đến nỗi phải lo ăn từng bữa như ông ấy. Tôi đưa thêm 5 đồng, rồi tự ông ấy để lại cuốn báo cho tôi đem về nhà đọc, chứ tôi không ép. Thế mà..."
"Thôi được, bác cho cháu địa chỉ nhà của bác đi. Cháu sẽ gởi tới cho bác cuốn báo khác, vì cuốn báo bác mất là cháu vừa cho một ông già trước khi gặp và nói chuyện với bác. Chắc là người bán lại cho bác đó, cháu không tin có cuốn Việt Báo Houston thứ hai trong bệnh viện này."
Ông già lại cười mỉa mai, nhưng nét mặt buồn chứ không vui như cú mỉa mai lúc nãy, ông nhìn tôi nghi ngại, "Anh viết những bài phóng sự vỉa hè là có đi thực tế hay chỉ nghe kể từ quán cà phê" Lịch duyệt của anh còn yếu lắm đấy nhé! Không tin thì chúng ta đi loanh quanh đây thôi, sẽ gặp lão già nọ đang gạ bán cuốn báo xuân cho một người Việt... quanh năm ăn cướp-mồng một ăn chay..."
"...như bác!"
"Ấy, thế mới đúng phong độ của anh, (bác Ẹ cười nụ cười Di Lạc mà nhìn ra rất đểu). Nào chúng ta đi..."
Trên đường tìm thủ phạm một vụ lường gạt-sáng đầu năm. Tôi nói, "Không biết thời kỳ đồ đểu có từ bao giờ bác nhỉ" Nhưng cháu tin là vĩnh cửu vì người ta như ngày càng đểu hơn..." Ông già tư lự, trả lời: "cũng có thể từ khi loài người nguyên thủy với gậy gộc, cả trăm người hò hú để dồn một con khổng tượng tới đường cùng, vách núi, trượt ngã và chết dưới vực sâu. Họ xuống vực ăn tươi nuốt sống, chứ ai bắt nổi con khổng tượng."
Chị tôi gọi, nên tôi từ giã ông già vui tính. Khuyên ông bỏ qua cho một đồng hương, đừng tìm nữa (vì tôi không biết chuyện gì xảy ra trong trường hợp bác Ẹ bắt gặp ông kia đang gạ bán cuốn báo xuân cho một người đồng hương thứ ba, -trong một sáng đầu năm lưu lạc, người mình lại vạch áo cho Hợp chủng quốc xem lưng).
Tôi nói chị tôi đợi ngoài driveway của bệnh viện, em đi lấy xe. Chị đừng ra parking trơn trợt và lạnh lắm! Vì thế chị không biết chuyện tôi cãi nhau tới cùng với bà Mỹ đen trong chuồn cu về việc không có ticket đậu xe nên bà chém đẹp: 10 đồng. Tôi thì chỉ trả 1 đồng vì đậu không tới tiếng đồng hồ. Nếu bà không đồng ý giở cây chặn cho tôi ra xe thì kêu xe kéo tới kéo. Tôi đi gặp giám đốc bệnh viện chớ không lui xe.
Bà nhất quyết không sợ một tên đầu đen cứng cổ, một cái đầu đen ăn thua gì với bà-đen toàn thân. Tôi tự nghĩ tự cười trong xe tôi-vô tư. Có tiếng còi xe sau của một bà Mỹ trắng, hù doạ đuổi việc bà Mỹ đen - đã có tác dụng hơn. Tôi được ra cổng như kẻ mở đường cho người bản xứ lườm, nguýt đám thiểu số da màu, da đen...
Thời kỳ đồ đểu vỡ lẽ trong đôi mắt người bản xứ. Tôi tin bác Ẹ nói có lý và đào sâu thêm một ngày đàng. Thời kỳ đồ đểu có từ khi người nguyên thủy biết tư hữu, -tạo ra sự chênh lệch của cải giữa người này với người khác, -ban đầu thì minh bạch; nhưng theo thời gian, biện bạch nhiều hơn vì cảm giác tư hữu cho người ta an tâm hơn công hữu. Sự chênh lệnh giàu-nghèo trên địa cầu đã tạo ra những làm sóng di dân; tạo ra những cộng đồng thiểu số sống giữa lòng người bản xứ như những công dân hạng hai - không được đối xử theo đóng góp xã hội nên phát sinh ra lừa đảo để lấy lại những gì lẽ ra thuộc về mình. Nhưng hoàn cảnh yếm thế nên phải dùng mưu, có gì đâu mà gọi nhau là đểu.
Phan
Tác giả: Phan
Bài số 3119-28419 vb7021211
Đầu năm Dần, trong khi dân Việt Cali vui tết với nắng ấm thì bão tuyết là chuyện thời sự lớn tại nhiều vùng trên đất Mỹ. Xin mời đọc thêm bài viết thứ hai liên tiếp của Phan, kể về ngày mùng một tết đi vá vỏ xe trong cảnh tuyết. Tác giả là một nhà báo trong nhóm chủ biên Tuần báo Trẻ tại Texas, đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008.
***
Sáng mồng một ra ngõ mới biết, việc làm đầu tiên của mình trong năm mới là đi vá xe. Ước gì hàn gắn được những đổ vỡ, sứt mẻ trong năm qua.
Tì vết không tránh khỏi trong quan hệ chằng chịt như xe trên đường, lớp nào còn cảnh sát như những cây đinh dấu mặt, luôn làm cho cuộc sống khó bình an như câu chúc đầu năm. Sao người ta lại có thể mở miệng chúc lành cho kẻ ác chỉ vì sợ gây hại cho mình. Người công nhân khốn khổ sao còn phải hùn tiền đi tết xếp trên để che chở cho mình một việc làm. Hay sau khi nhận quà và lời chúc; kẻ ác nhận món quà lớn hơn, lời chúc tâng bốc hơn của một người khác nữa. Người ta khác vô tri là đi trên hai chân; sao có chân mà đi trên đầu gối! Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu từ thời Tú Xương đến bây giờ người ta vẫn chúc nhau sống lâu trăm tuổi. Sao không chúc nhau đừng hết tiền già; medicare không bị cắt đầu cắt đuôi cho người hết sức lao động cũng có được cuộc sống dễ thở.
“Thời kỳ đồ đểu” là “cụm từ” mấy ông cán bộ về hưu mô tả thời kỳ cộng hoà xã hội chủ nghĩa độc lập tự do hạnh phúc của họ, “Cụm từ” này trăm hoa đua nở từ khi có phong trào chúc tết đồng bào hải ngoại vương vãi qua biển lớn. Đó. Lại chúc tết nữa. Tắt cha nó cái radio quốc tế trong xe đi cho đỡ bực mình.
Đường từ nhà ra chỗ vá vỏ xe chỉ 5 phút không mưa, thế mà lái nửa tiếng mới gặp được mấy anh Mễ sáng đầu năm, cứ như cái dằm đau đáu trong ngón tay mưng mủ. Hình như người di dân ưa so sánh với nhau để tự an ủi mình, chỉ đứng đợi vá xe chừng nửa tiếng trong thời tiết 14 độ F đã lạnh thấu hai đế giày, đi tới đi lui cho đỡ lạnh mà hai gót chân cũng làm khó nhau chi! Thế mà họ phải làm việc tới chiều tối trong cái tiệm vỏ xe không thấy cái máy sưởi nào; những cánh cửa lớn đều mở toang như phô bày cơ cực của người rời bỏ quê hương. Sáng đầu năm có quay về cố thổ cũng không biết phương nào trong vũng xám mênh mông. Cái buồn người di dân hơn tiền nhân loanh quanh trong nước đã kêu trời, "Quê nhà xa lắc xa lơ đó/ ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay". Nguyễn Bính tiên sinh mới đi từ bắc vô nam, đã...
Anh Mễ cười ra khói, xoa đôi bàn tay trong găng cao su làm người ta cứ nhầm với bác sĩ giải phẫu mới thất nghiệp, thợ neo bị rút bằng... "Xin lỗi, tôi không thử lại được lỗ vá; nhưng tôi nghĩ là nó ô-kê, nếu nó không ô-kê thì tôi vá lại, không tính tiền, ô-kê."
Không ô-kê cũng hết cách, nhưng phấn khởi cùng mình vì hiểu được tiếng Anh rành rọt, loại tiếng Anh của những người không nói tiếng mẹ đẻ; người Mỹ dở tiếng bản xứ nên nói chuyện với Việt Nam cứ wát, wát... wát-du-sê, sê-ờ-gen; pờ-li... mà con mắt liếc kỳ thị tới buồn lòng người di dân nói cái gì người nói còn không biết; người nghe cứ hỏi hoài. Việt Nam nói tiếng Anh với Mễ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau thì vạn sự thông; không thông suốt thì thông cảm cũng giải quyết được vấn đề trên bình diện ai nói nấy nghe; chia thêm mớ động tác chỉ tay thay cho động từ quy tắc, bất quy tắc... cuộc thương nghị thành công tốt đẹp!
Hỏi bao nhiêu tiền" Anh ta đưa 10 ngón tay. Hỏi: Sao ghi giá 7 đồng mà tính 10 đồng" Anh Mễ cười cười như gặp phải Hai lúa, nhà ngôn ngữ học Mexico không biết nói làm sao cho tên người cày không có ruộng- phải bỏ Việt nam mà đi- này hiểu! Anh ta trổ tài diễn kịch câm: Diễn tả vá xe bằng cọng dây bố tẩm nhựa đường: rút cây đinh ra; nhét cọng bố vào, bơm bánh xe lên, xong. Nhưng xe này cán phải miếng thép gỉ bằng 3 cây đinh, không vá dã chiến như thế được! Phải đội xe lên để tháo bánh xe, cạy vỏ, vá bên trong mới bảo đảm, nên tính 10 đồng.
Vở kịch câm đầy tình đủ lý, khơi dậy lòng từ bi bất ngờ trong một sáng mùa đông, thay vì sáng đầu năm xăm xăm vô chùa tranh nhau hái lộc, phá giấc ngủ đông chưa tròn của hoa lá sang xuân... chi bằng đưa cho anh Mễ tờ hai chục, nghe Phật tâm bập bẹ tiếng người: "Anh giữ lấy tiền thối. Chúc anh một ngày tốt lành."
Người khách lên xe còn khó chịu vì không nghe anh ta cảm ơn. Nhưng nghĩ cho cùng, dòng đời bôi trơn nhau bằng những câu sáo ngữ, nói sạo riết thành ghiền. Thử không nói một câu đâu ai trách bị câm như anh Mễ hiền lành, làm việc có lương tâm, trách nhiệm, trong thời tiết khắc nghiệt, anh ta xứng đáng được đối xử tử tế, hai tiếng cảm ơn không làm tăng tuổi thọ người giúp...
Khách vui vẻ ra về, nhưng còn loay hoay chờ những xe khác ngoài sân đang di dời, mới có đường ra. Anh Mễ lượn một vòng quang đống vỏ xe như hết cách, đến gõ cửa: Xin lỗi, sớm quá, không có tiền thối. Tôi có 5 đồng thôi. Lần sau vá xe sẽ trừ 5 đồng. Thì ra Mễ-Việt chung ông tổ vá, những vá tử Sài gòn quên thối tỉnh bơ hơn nữa kìa! "Chời, bảnh dzậy mà cũng lấy tiền thối nữa hả đại ka, để em út sống dzới... hì" Thời kỳ đồ đểu không biết có từ bao giờ trong lịch sử nhân loại; nhưng đã ăn mòn hết lòng tin con người về sự tử tế đã từng hiện diện trong đời sống.
*
Sáng mồng một mênh mông, trắng xoá. Tuyết còn dễ lái hơn đường bị đóng đá, sleet như nước đá bào mới dễ sợ, chúng rơi rào rào như ai đổ cát trên nóc xe, nhưng nhanh chóng đóng băng trên mặt đường, tạo thành một lớp nước đá trong veo trên mặt đường như mặt đường được tráng thủy tinh. Đó là cạm bẫy vĩ đại của thiên nhiên mến tặng con người. Tầm nhìn không giới hạn như bão tuyết, sương mù, vì sleet thì trời thường trong... nếu có việc phải lái về hướng bắc trong thời tiết này thì nên hoãn lại, xuôi nam có thể lái được vì thời tiết ấm hơn. Nhưng nhà bà chị lại ở về hướng bắc của thành phố, bó tay. Cũng may là cái xe còn tốt, máy sưởi chạy ào ào mà lạnh cứ lạnh, lạnh như kiến trong xương bò ra...
Nhưng từ nhà bà chị thì được xuôi nam để vào downtown Dallas, tôi lái vào parking bệnh viện lớn nhất thành phố này, trời lạnh đến nỗi cái máy nhả ticket đậu xe đứng luôn. Bấm hoài nút xanh nó cũng không chịu nhả ra ticket, nhiệt độ bên ngoài đang âm 10 độ C, tuyết đá mênh mông...
Nhìn vào cái chuồng cu bằng kính trong, bà Mỹ đen như con gấu sập bẫy, khoát tay ra hiệu: vô luôn đi. Bà ấy lạnh quá nên quên bấm nút cho thanh chận giở lên thì xe mới vô được chứ, sao lại tỏ ý bực dọc người lái xe: không hiểu cái khoát tay của bà. Bà là truyền nhân của những người có nguồn gốc được tác phẩm Cội Rễ (Roots) của Alex Haley ghi chép, sự quan sát của tác giả còn thiếu yếu tố khệnh khạng, ưa quan trọng hoá vấn đề, trịch thượng và dễ bực vọc với người cầu cạnh... Đặc biệt có nụ cưới xoà trơ trẽn khi biết mình trớt lớt da me...
Chị tôi làm Y tá nên rành bệnh viện, rành vụ đậu xe và những trò bãi đậu, chị nói: "Phải ra nói họ ghi giờ vô, để thôi hồi mình ra, biết đã đậu bao lâu mà tính tiền." Tôi không thấy vấn đề nghiêm trọng như bà chị lo xa, làm lơ cho qua chuyện. Dù chưa quên trong đầu mới bị một vố đi đóng ticket cảnh sát dưới downtown, chạy loanh quanh toà nhà cảnh sát, toàn thấy đậu xe từ 8 tới 12 đồng. Gặp được chỗ đậu 2 đồng, mừng như trúng số. Hiền nội ngồi bên đã nhắc nhở: Coi chừng rớt số 1, hoặc số 2 bự không quan trọng bằng những chữ li ti, ông tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa cho coi!
Y chang như má thằng Tịt dồi dào kinh nghiệm, vô đóng ticket trở ra bị tính 8 đồng gởi xe! Hỏi-Đáp: Đậu dưới 20 phút thì 2 đồng; trên 20 phút là 8 đồng. Cũng một bà Mỹ đen như con gấu mẹ vĩ đại; cái kiểu khinh khỉnh của người hiểu biết nhưng không làm cho người khác mến phục; người ta trả phứt cho xong. Nội đi bộ từ packing đến nơi đóng phạt, qua bao nhiêu cửa khám xét đã hơn 20 phút. Thời kỳ đồ đểu không biết có từ bao giờ trong lịch sử nhân loại; nhưng bắt chẹt người khác là thú tính chưa từng đột biến gene.
Tính kể cho bà chị nghe chuyện đậu xe 8 đồng, nhưng sáng mồng một không nói chuyện xui! Chị gom túi xách, tập hồ sơ trên xe để lao vào gió rét. Không biết còn đi làm được mấy năm, nhưng ở chị luôn toát ra ý chí kiên cường, lòng tự tin và bản lĩnh của một người dám bắt cây kim đồng hồ ngưng lại! Tiếc là thời gian không có tuổi như chị nên cuộc chiến này sắp ngã ngũ rồi đây! Chị có gồng mình cho cậu em nể mặt nhưng vai chị vẫn run trong mấy lần áo ấm, quỹ thời gian của chị dường như chỉ còn đủ để hưởng nhàn chứ không phải là tiến lên phía trước, đi xin đổi việc cực hơn để thoả mãn sĩ diện người có bằng cấp không làm việc nơi vô danh. Chả bù cho người vô danh làm việc không bằng cấp nhưng để lại ấn tượng trong lòng người được phục vụ như anh Mễ vá xe. Hình như công việc nào cũng có mặt tàn nhẫn của nó: đánh gục người này vì quá sức vẫn không đủ sống; giết chết người kia vì đam mê, tự ái nghề nghiệp...
Không biết chị nói hay đánh thức cậu em ưa lơ mơ, "Em vô luôn với chị chớ, ngồi đây chi cho hao xăng-mở heat!" Ừ, thì vô. Tôi biết mình sẽ trở ra vì thà hao xăng mở máy sưởi cũng hơn hít thở không khí bệnh viện, chưa kể đến không gian của bất cứ bệnh viện nào dù sạch sẽ đến đâu cũng vương mùi tử khí. Còn một lý do cần vô để chào hỏi cái restroom vì lái xe từ sáng tới giờ, càng lạnh càng nốc trà nóng tới cạn bình trà trong xe.
Hai chị em thả những bước thăm dò như đi rà mìn vì tuyết đá muôn phương, "bệnh viện lớn mà tệ thật, không cho người cào tuyết thì người ta té ngã rồi sao"" Chị tôi ta thán cũng chỉ có gió u u thổi, gió lạnh kinh hồn từ tiền kiếp thổi về báo oán người đời bây giờ năng thu lười chi; những thứ trước đây không phải trả tiền thì bây giờ trả, như đậu xe; những thứ trước đây có người làm như xúc tuyết thì bây giờ người ta tản lờ đi như không thấy! Chỉ chú mục vào việc thu tiền đậu xe. Thời kỳ đồ đểu không biết có từ bao giờ trong lịch sử nhân loại; nhưng ngày càng lộ nguyên hình.
Không ngờ vào đại sảnh của bệnh viện lại có bán café. Thời kỳ cà phê bánh ngọt miễn phí ở những nơi công cộng như nhà thương, nhà băng, nhà trường... đã qua từ bao giờ" Một đất nước suy thoái kinh tế như một gia đình khánh tận, không còn thấy những món ăn chơi làm cho người ta mãn nhãn hơn là hưởng thụ.
Chị tôi lên lầu 8 để bổ túc hồ sơ nhận việc, tôi đi restroom ra, chọn cái bàn khuất trong góc khuất gió mỗi lần cửa mở, ném cuốn báo xuân lên đó, rồi đi mua ly cà phê. Trên đường trở ra bàn đã thấy một lão già Việt Nam co ro cúm rúm trong mấy lớp áo, lão lật lật vài trang báo mà mắt láo liên chớ có đọc gì đâu! Lão muốn thuỗm. Ngày đầu năm sao buồn chi lạ, "Bác cứ lấy xem đi, cháu biếu bác đó! Chúc mừng năm mới." Ông già cười vô mánh, một người già thiếu nét tử tế làm cho tuổi tác choắt cheo như con chồn thảm hại. Lão cầm cuốn báo xuân đỏ tươi, khổ lớn của Việt Báo Houston, đi về phía thang máy...
Tôi cũng không còn lý do gì để ở lại nơi đây, cái bàn trong bệnh viện nhung nhúc vi trùng tâm lý, cái ghế ngồi bóng lưỡng dị chủng... biết là quê mình luôn thiếu vệ sinh, thau nước rửa tô của gánh bún riêu chỉ lớn hơn cái tô chút xúi; rửa từ sáng tới chiều đến người bán lầm nước rửa tô với nước lèo. Nhưng người ăn tự tại yên tâm trong tình dân tộc bao la. Cái bát ngát của vùng trời ô nhiễm với người này, in sâu vào tâm khảm nhớ thương của người khác rất vô ưu. Như người Mỹ không uống cà phê Việt Nam vì quá đậm đặc; người Việt bưng ly cà phê Mỹ ra xe trong một sáng đầu năm, vì đâu, vì sao..." Chỉ có gió u u thổi trên hành tinh của thế kỷ di dân, tỵ nạn...
Thấy ai ngồi băng ghế nhìn ra tuyết trắng mênh mông như bác sĩ Nguyễn Ý Đức, tóc trắng phau, dáng người tao nhã, định đến chào hỏi ông và chúc tết. Sẵn lấy cho được câu trả lời của câu hỏi đã lâu: "Người nghiện rượu truyền máu cho người không uống rượu thì Viện cai nghiện rượu có thêm một học viên; hay tiệm rượu có thêm một khách hàng"" Há chẳng phải là dịp may đầu năm được thấy bác sĩ Nguyễn Ý Đức vào trang mạng www. bótay.com. Chọc ghẹo bác Đức được cái yên tâm là không bị đòn vì bác ấy hiền lắm! Một năm mới hên nhiều rủi ít khi gặp bác sĩ Đức sáng mồng một.
Nhưng quên mình nhìn từ phía sau, cái gì mặt trái cũng dễ làm người ta chưng hửng, mau miệng càng khó đỡ! "Bác đợi mùa xuân bên cửa sổ đấy à""
Chỉ có cái nhìn sứt mé ném vào mặt tôi...
"Xin lỗi, xin lỗi bác. Cháu tưởng là bác sĩ Nguyễn Ý Đức. Nhìn dáng bác ngồi với mái tóc trắng phau, cháu tính đến thăm hỏi và chúc mừng năm mới bác sĩ Đức..."
"Cậu quen lớn nhỉ!..."
Không biết người bị mỉa thời tiền sử thường bỏ đi hay lụi cho kẻ mỉa một mũi đồng trí mạng! Chỉ biết người bây giờ hố to, thường cười xoà - rất vô duyên và trơ trẽn như nụ cười Cội Rễ.
Ông già nói tiếp: "Tôi là Nguyễn Ý Ẹ, nên mới phải ngồi chờ khám bác sĩ..."
"Chúc bác Ẹ năm mới sức khoẻ bình phục, bệnh tật cáo lui,..."
Ông già cười khoan hồng, "Cảm ơn, cảm ơn... anh không biết tôi nhưng tôi biết anh. Tôi đã thấy anh từ ban nãy, nhớ là quen nhưng không nhớ trong trường hợp nào, rồi chợt nhớ ra: tôi thường đọc bài của anh trên báo chí, nhớ ra hình tác giả bên góc trang báo; nhưng không chắc lắm nên không dám tới chào hỏi anh."
"Cảm ơn bác rộng rãi đầu năm! Cháu tính là bác định nói: Tôi không chắc lắm nên không dám tới mắng anh..."
Hai người trò chuyện như đã quen nhau lâu lắm, cái khổ của nghiệp thỉnh thoảng được bù đắp bằng cái vui của nghề. Từ hôm toà soạn đưa hình tác giả lên mặt báo, toàn bị nhận diện bất lợi, nhưng trường hợp này thì vui. Hai người chào nhau lưu luyến lúc chia tay, tôi chào ông không dám mong gặp lại vì so với bác sĩ Nguyễn Ý Đức, bác Nguyễn này Ý Ẹ hơn cả sự trào phúng của bác ấy: nói cũng ho, cười cũng ho, như hoạ sĩ Bảo Ho chuyên vẽ minh họa bằng cách thả cọ theo những cơn ho mà thành danh ở Dallas.
Tôi quay đi, ông già "ối giời" ai oán. Không biết mình đắc lỗi gì với độc giả lớn tuổi" Thì ra, bác ấy nói: "Tôi mải nói chuyện với anh. Cuốn báo vừa mua, để trên ghế này, đã mất!"
"Mua tờ khác, thùng báo ở đâu, cháu đi mua cho bác."
"Tôi nói là cuốn báo. Cuốn báo xuân của Việt Báo Houston, màu đỏ, bản lớn... không phải báo Dallas Morning News, tôi có biết tiếng Anh tiếng u gì đâu mà đọc báo Mỹ."
Tôi không biết mình có quáng gà giữa hai ông già đã gặp sáng nay" Một người nho nhã và hài hước; có khiếu quan sát khi đặc tả những nhân vật cộng đồng, thì không thể lầm với một người lấm lấm lét lét... Thì ra, bác Ẹ nói: "Ông già mà anh nói, ông ấy đến chỗ tôi ngồi, hỏi: Ông anh có muốn đọc báo không" Báo xuân Tân Mão của Việt Báo Houston, bài vở phong phú, trình bày đẹp..."
Tôi nói: "Cảm ơn anh, tôi quên đem theo cái kính nên chắc không đọc được."
Ông ấy thở dài: "Tôi quên mình đã hết tiền ăn sáng, thấy cuốn báo đẹp quá nên mua rồi mới nhớ ra. Tôi hỏi là định nhường lại cuốn báo cho ông anh..."
"Anh biết, Tôi nghe tội nghiệp quá, giúp ông ấy 5 đồng nhưng không lấy cuốn báo. Ông ấy nài thêm 5 đồng cho đủ cả bữa chiều. Tôi nghĩ thân mình, ngày đầu năm đã đi bác sĩ, buồn khổ tuổi già nhưng cũng không đến nỗi phải lo ăn từng bữa như ông ấy. Tôi đưa thêm 5 đồng, rồi tự ông ấy để lại cuốn báo cho tôi đem về nhà đọc, chứ tôi không ép. Thế mà..."
"Thôi được, bác cho cháu địa chỉ nhà của bác đi. Cháu sẽ gởi tới cho bác cuốn báo khác, vì cuốn báo bác mất là cháu vừa cho một ông già trước khi gặp và nói chuyện với bác. Chắc là người bán lại cho bác đó, cháu không tin có cuốn Việt Báo Houston thứ hai trong bệnh viện này."
Ông già lại cười mỉa mai, nhưng nét mặt buồn chứ không vui như cú mỉa mai lúc nãy, ông nhìn tôi nghi ngại, "Anh viết những bài phóng sự vỉa hè là có đi thực tế hay chỉ nghe kể từ quán cà phê" Lịch duyệt của anh còn yếu lắm đấy nhé! Không tin thì chúng ta đi loanh quanh đây thôi, sẽ gặp lão già nọ đang gạ bán cuốn báo xuân cho một người Việt... quanh năm ăn cướp-mồng một ăn chay..."
"...như bác!"
"Ấy, thế mới đúng phong độ của anh, (bác Ẹ cười nụ cười Di Lạc mà nhìn ra rất đểu). Nào chúng ta đi..."
Trên đường tìm thủ phạm một vụ lường gạt-sáng đầu năm. Tôi nói, "Không biết thời kỳ đồ đểu có từ bao giờ bác nhỉ" Nhưng cháu tin là vĩnh cửu vì người ta như ngày càng đểu hơn..." Ông già tư lự, trả lời: "cũng có thể từ khi loài người nguyên thủy với gậy gộc, cả trăm người hò hú để dồn một con khổng tượng tới đường cùng, vách núi, trượt ngã và chết dưới vực sâu. Họ xuống vực ăn tươi nuốt sống, chứ ai bắt nổi con khổng tượng."
Chị tôi gọi, nên tôi từ giã ông già vui tính. Khuyên ông bỏ qua cho một đồng hương, đừng tìm nữa (vì tôi không biết chuyện gì xảy ra trong trường hợp bác Ẹ bắt gặp ông kia đang gạ bán cuốn báo xuân cho một người đồng hương thứ ba, -trong một sáng đầu năm lưu lạc, người mình lại vạch áo cho Hợp chủng quốc xem lưng).
Tôi nói chị tôi đợi ngoài driveway của bệnh viện, em đi lấy xe. Chị đừng ra parking trơn trợt và lạnh lắm! Vì thế chị không biết chuyện tôi cãi nhau tới cùng với bà Mỹ đen trong chuồn cu về việc không có ticket đậu xe nên bà chém đẹp: 10 đồng. Tôi thì chỉ trả 1 đồng vì đậu không tới tiếng đồng hồ. Nếu bà không đồng ý giở cây chặn cho tôi ra xe thì kêu xe kéo tới kéo. Tôi đi gặp giám đốc bệnh viện chớ không lui xe.
Bà nhất quyết không sợ một tên đầu đen cứng cổ, một cái đầu đen ăn thua gì với bà-đen toàn thân. Tôi tự nghĩ tự cười trong xe tôi-vô tư. Có tiếng còi xe sau của một bà Mỹ trắng, hù doạ đuổi việc bà Mỹ đen - đã có tác dụng hơn. Tôi được ra cổng như kẻ mở đường cho người bản xứ lườm, nguýt đám thiểu số da màu, da đen...
Thời kỳ đồ đểu vỡ lẽ trong đôi mắt người bản xứ. Tôi tin bác Ẹ nói có lý và đào sâu thêm một ngày đàng. Thời kỳ đồ đểu có từ khi người nguyên thủy biết tư hữu, -tạo ra sự chênh lệch của cải giữa người này với người khác, -ban đầu thì minh bạch; nhưng theo thời gian, biện bạch nhiều hơn vì cảm giác tư hữu cho người ta an tâm hơn công hữu. Sự chênh lệnh giàu-nghèo trên địa cầu đã tạo ra những làm sóng di dân; tạo ra những cộng đồng thiểu số sống giữa lòng người bản xứ như những công dân hạng hai - không được đối xử theo đóng góp xã hội nên phát sinh ra lừa đảo để lấy lại những gì lẽ ra thuộc về mình. Nhưng hoàn cảnh yếm thế nên phải dùng mưu, có gì đâu mà gọi nhau là đểu.
Phan
Ý kiến bạn đọc
17/02/201100:24:31
T.T
Khách
Wow, ta'c gia? vie^'t 1 ba`i ra^'t tha^.t, cho tho+`i ma.t pha'p ! Xin ca?m o+n ta'c gia? "Phan" !
12/02/201116:34:41
Thanh Le
Khách
Bài viết hay lắm! Tôi đã đọc các bài viết của tác giả Phan từ nhiều năm nay, kể cả trên các website khác. Nhiều bài rất hay. Xin cám ơn tác giả và chúc Phan một năm mới nhiều sức khỏe và tiếp tục viết nhiều bài hay nữa!
14/02/201122:47:33
nate pham
Khách
True master of sarcasm - thank you.