Hôm nay,  

Từ Thằng Tèo Tới Jeni, chuyện Gay & Lesbian

19/01/201100:00:00(Xem: 277182)
Từ Thằng Tèo Tới Jeni, chuyện Gay & Lesbian

Tác giả: Anne Khánh Vân
Bài số 3097-28397 vb4011911
(trích Việt Báo Tết Tân Mão, 2011)

Báo Xuân Việt Báo Tết Tân Mão 2011 đã phát hành. Những bài viết về nước Mỹ 2011 trong báo xuân của nhiều tác giả sẽ lần luợt được phổ biến. Sau đây, xin mời đọc Anne Khánh Vân, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, cô hiện sống tại Virginia và làm việc cho AECOM. Bài dành cho Việt Báo Tết năm nay của cô là loại đề tài khó viết nhất. Theo tác giả, đây là chuyện dựa trên những dữ kiện có thật, nhưng tên nhân vật và nơi chốn trong chuyện đã được thay đổi.

***

1. Thằng Tèo...
lệt phệt hai cái chân bước vào nhà ngoại tôi. Tôi không nhận ra nó. Bà nội nó đang ở nhà ngoại tôi chơi. Khi thấy thằng Tèo, bà liền kêu tôi chỉ: "Ồ kìa, nó là cái thằng Tèo mà con hỏi thăm hôm qua. Chắc nó đến thăm ông ngoại con." Tôi thầm nghĩ, cái thằng Tèo ngày xưa bây giờ cao ráo, sáng sủa, đẹp trai đến thế sao" Nét hiền từ trên khuôn mặt nó mới thật đặc biệt. Chỉ tội nghiệp...hai cái chân.
Tèo vào nhà, khoanh tay chào từng người. Khi đến trước mặt tôi, bà nội nó nói, "Chị Mi là con bác Nhi. Hôm qua, chị Mi vừa hỏi thăm con đó." Tôi nhìn Tèo đang ngoan ngoãn khoanh tay đứng trước mặt mình, thương quá trời quá đất! Có lẽ trong đầu nó đang vẽ ra cái sơ đồ gia đình bà con dòng họ để xem tôi và nó nằm chỗ nào trong những nhánh li ti ấy...
"Em ngồi xuống đi. Chắc em không nhớ chị là ai đâu vì hồi chị đi, em còn nhỏ lắm. Chị và mẹ chị có đến thăm em ở bệnh viện Vì Dân..."
Thằng Tèo bắt đầu mường tượng lại chuyện của mười mấy hai chục năm về trước... "Ô, phải rồi, hồi xưa em được chữa chân ở đó."
Thăm nó xong những lần... lâu lắm rồi đó, tôi rời Việt Nam - trong lòng cứ hy vọng hai cái chân thằng Tèo sẽ mạnh. Tôi tin tưởng nhiều thì đúng hơn vì mẹ thằng Tèo rất giàu, sẽ có khả năng chữa chân cho nó. Ông ngoại thằng Tèo là... "cách mạng gộc". Ông chết đi, để lại khá nhiều tiền của, đất đai, và uy thế cho con cháu. Ba thằng Tèo lấy được mẹ nó, ai cũng nói "hên quá trời!" Chẳng biết ông ta nghĩ sao, nhưng với cái mã cao ráo bảnh bao, giờ túi lại... thoải mái tiền, ba thằng Tèo đâm ra hơi "dư giả đào". Mẹ thằng Tèo điêu đứng. Ngày mẹ thằng Tèo đau ung thư chết, nó chỉ 14 tuổi. Mọi thứ trong gia đình đều cạn kiệt. Ba thằng Tèo bị "nghiện"... Thằng Tèo quyết định nghỉ học vì không muốn dì nó phải tốn kém nuôi nó ăn học. Tèo lên Đà Lạt, tìm đến một ngôi chùa sâu xa trên núi, xin đi tu. Thỉnh thoảng nó về Saigon thăm hai em: đứa ở với dì, đứa ở với bà nội.
*
Thằng Tèo đến bên giường ông ngoại tôi thăm hỏi. Cái thằng năm nay chỉ mới 21 tuổi mà nói chuyện nghe như... người đã đứng tuổi. Chữ nghĩa nó dùng, tôi ít khi được nghe. Không biết có phải vì những cảnh đời nó chứng kiến hay vì nó đã đi tu... "Ông ơi, con xin lỗi đến thăm ông chậm. Bữa nay con về lại Saigon, con mới biết tin ông. Hồi đó, khi mẹ con đau, ông thường đến thăm và ủi an mẹ con con. Con thay mặt mẹ con thăm ông. Con mong ông mau khỏi bệnh và sống lâu trăm tuổi để mãi làm cây Tùng che bóng mát cho tụi con... Tụi con cần tình thương và sự hiện diện của ông..."
Thằng Tèo nói nhiều hơn vậy, hay hơn vậy. Nó nói suông sẻ, bài bản, đôi khi nghe có vẻ hơi... "cải lương". Nhưng ai cũng cảm nhận được thằng Tèo nói ra từ tận đáy lòng. Cái nét hiền từ trên khuôn mặt nó, sự nhẹ nhàng trong giọng nói của nó... không có vẻ của một người sống bon chen ngoài đời. Đứng cạnh nó một chốc thôi, nghe nó chuyện trò một chốc thôi, ai cũng có thể xúc động... nhất là khi thấu hiểu tình cảnh gia đình của Tèo.
Từ sau khi mẹ chết, thằng Tèo không thường xuyên gặp ba nó. Ba nó sẽ quát to, "Mày đi chỗ khác đi, tao không muốn nhìn thấy mày." Khi mọi người, kể cả bà nội thằng Tèo, chê bai và lên án ba nó tệ bạc với vợ con, thằng Tèo không hề tỏ ý trách ba nó. Nó chỉ bình thản trả lời, "Dạ không, đó chỉ là cái nghiệp của ba con, của mẹ con, và của chính con. Mỗi người phải sống cho hết cái nghiệp của mình thôi ạ." Cái "nghiệp" mà thằng Tèo nói ở đây có lẽ bao gồm cả cái "nghiệp" của hai cái chân gần như bại liệt của nó... và có lẽ còn một vài nghiệp... "ẩn" khác nữa.
Chuyện trò với ông ngoại tôi xong, Tèo ra phòng ngoài. Nó bị bà ngoại tôi chận lại "hỏi thăm sức khỏe". Bà ngoại tôi là... bắc kỳ 54, có hàm răng đen, nổi tiếng khó tính. Người nào chưa bao giờ được bà... bắt bẻ thì chưa thể gọi là... "hên"... hihi. Để xem "số phận" của thằng Tèo ra sao.
"Bà hỏi con này. Con có đi nhà thờ không""
"Dạ thưa bà thỉnh thoảng con có đến nhà thờ." Tèo bình tĩnh trả lời.
"Vậy rồi con có lên rước lễ không"" Bà ngoại tôi tiếp tục.
"Dạ... không. Con chỉ thỉnh thoảng đến nhà thờ chứ không rước lễ..."
"Con có biết là con đã được rửa tội. Con đã thuộc về Chúa rồi. Làm gì thì làm, con vẫn là người Công giáo"" Bà ngoại tôi hơi lên giọng.
Tôi còn nhớ. Hồi thằng Tèo được vài tuần tuổi, nó có được rửa tội. Mẹ thằng Tèo trước kia không có đạo; nhưng đã theo đạo Thiên Chúa khi trở thành vợ của ba nó. Ba mẹ thằng Tèo có làm lễ hôn phối ở nhà thờ. Thằng Tèo và các em nó khi ra đời đều được rửa tội... Bây giờ thằng Tèo lại đang theo các sư đi tu khổ hạnh. Hỏi... nó có gan không kia chứ"! Chết mày rồi Tèo ơi! Thế nào mày cũng bị bà ngoại chị phán, "rối đạo à"" cho mà coi! - Tôi nghĩ bụng. Trong một lần về Việt Nam, tôi có được bạn tặng một mảnh 14 Điều Răn của Phật với nét viết thư pháp rất đẹp. Khi mang về nhà và chuẩn bị hành lý mang đi... bà ngoại tôi nhìn thấy, đã la: "Tại sao lại có những thứ của đạo Phật" Rối đạo à"" Kỳ này, không biết thằng Tèo sẽ trả lời bà ngoại tôi ra sao. Mày "gặp nguy" hơn chị lần trước rồi Tèo ơi, vì mày không chỉ trưng những thứ của đạo Phật mà còn đi tu luôn.
Coi bà ngoại kìa. Chết tía mày. Thằng Tèo trả lời:
"Bà ơi, con nghĩ là Chúa rất thương con. Chúa tượng con đến khi con trưởng thành thì cho Phật xin. Con cảm ơn và mến yêu cả hai ngài. Nếu Chúa Phật không buồn giận con thì bà đừng buồn giận con nghen bà..."
Trời ơi, mày nghĩ đâu ra câu trả lời nghe cứng... họng vậy Tèo" Chị phục mày. Mày nói như vậy thì dù trái tim bà ngoại chị có khắc nghiệt và sắt đá bao nhiêu, nó cũng phải chảy ra... và "tha" cho mày. Mà thiệt! Chắc bà ngoại tôi... bí nên thằng Tèo không bị tra khảo nữa. Thằng Tèo được giữ lại ăn cơm tối. Nó ngại ngùng, nhưng đã nhận lời. Ăn xong một chén, thằng Tèo xin thôi. Bà ngoại tôi lại bắt nó phải ăn thêm một chén nữa với lý do thấy nó hơi ốm, cần phải ăn nhiều cho mập mạp hơn.
Tèo trả lời, "Bà ơi, con đâu làm gì nặng nhọc mà cần ăn nhiều. Con đi ngoài đường, thấy người ta đói khổ nằm đầy đường. Con muốn ăn ít lại để nhường bớt phần cho họ..."
Trong lúc bà ngoại tôi và thằng Tèo "chuyện trò", để không bị "lạc đạn", tôi lẳng lặng trốn ra phòng khách chứ không dám xớ rớ gần. Bởi tôi là con nhỏ cháu ngoại vừa đi nhà thờ rước lễ, vừa viếng chùa, lạy Phật... Lỡ thằng Tèo làm bà ngoại tôi có hứng, vừa mới bị... cụt hứng, rồi bà mà có hứng mới,... quay sang "phang" tôi về những chuyện cùng chủ đề, thì sẽ tới phiên tôi "hên". "Hên" này, tôi hên hoài...
Tới phiên thằng Tèo trốn bà ngoại tôi. Nó ra phòng khách.
"Chị về thăm ông được lâu không" Em không biết sẽ được gặp chị ở đây. Chắc cũng là cái duyên của em..." Thằng Tèo này luôn vô đề rất có duyên. Khi trò chuyện, nó có nét gì đó mềm mại dễ thương khó tả. Nhìn kỹ, thấy hơi hơi khác lạ. Nó chuyện trò với tôi y như chưa từng có chị gái để được tâm sự. Chỉ có hai chị em trò chuyện với nhau. Để hỏi nó coi.
"Ủa, Tèo, sao em không mặc áo tu""
"Dạ, vì rời nhà ông bà, em sẽ đi Long Hải." 
"Ủa, chứ không phải em sẽ trở về chỗ em tu trên Đà Lạt sao"" Tôi hỏi cho có.
"Dạ... em không hẳn chỉ đi tu đâu chị. Em đi tu để trốn nữa thì đúng hơn... Ở trong Chùa em mới thật sự cảm thấy bình yên."
Trời! Chẳng lẽ cái thằng Tèo này... thất tình nên tìm Chùa đi tu như... nàng Lan giận chàng Điệp ngày xưa" Chuyện này, chỉ nghĩ thôi đã thấy không ổn. Chưa rõ Tèo sẽ nói thêm gì, nhưng tôi linh cảm nó sắp tiết lộ điều gì đó... ghê gớm lắm.
"Hihihi... Em nói chơi hay nói giỡn vậy Tèo" Em trốn cái giống gì ở ngoài đời này mà tìm Chùa đi tu"" Tôi cười, tạo không khí thoải mái để thằng Tèo yên bụng tiếp tục chia sẻ. Nó lại nhỏ nhẹ nói,
"Chị ở nước ngoài về, chị thấy nhiều hiểu rộng, chắc chị dễ thông cảm cho em hơn những người ở đây..."
Tía ơi. Cái gì mà thấy nhiều hiểu rộng. Tôi chờ nghe tiếp.
"Sao chị không hỏi em đi Long Hải làm gì""
" Ờ ờ... chị cũng đang định hỏi. Chị nghe bãi biển ở đó mùa này thơ mộng lắm. Chắc em có hẹn bạn""
"Không. Em không hẹn hò với ai cả. Nhưng em phải ra đó. Ngoài đó sắp có một đại hội..."
"A, em đi dự hội nghị."
Thằng Tèo cười lỏn lẻn, hiền lành.
"Không phải hội nghị, chị. Không có chuyện gì để bàn bạc cả. Họ chỉ về đó để gặp nhau. Đó là đại hội của các bạn "gay" và "lesbien." Đây là lần đầu tiên em thấy em phải đến với họ... Chị biết sao không" Vì em cũng là "gay" như họ."
Trời ơi, má tía ơi! Tin gì mà... giựt gân!
Tôi chưa kịp mở mắt tròn hơn, cũng chưa kịp à uôm gì, thì thằng Tèo đã nhỏ nhẹ kể tiếp, "Dạ... Em là 'gay'. Em về Bến Tre thăm quê ngoại, mấy người bà con dưới đó chửi em quá trời khi họ biết em là 'gay'. Họ đuổi em về và nói từ nay trở đi, họ không muốn thấy em nữa vì em làm gia đình và dòng họ xấu hổ..."
Tội nghiệp chưa, cái giọng kể hiền lành, từ tốn của Tèo.
Nghe đến đây, tôi muốn ôm thằng Tèo thiệt chặt vào lòng mình. Thương quá trời quá đất. Không thể làm vậy, tôi cố ngồi yên và nói nho nhỏ vào tai thằng Tèo.
"Em đâu cần phải nói cho họ biết chuyện đó của em làm chi!"
"Dạ... nhưng đó là sự thật mà chị... Em không thể giấu mãi điều đó trong lòng được. Em không muốn sống giả dối nữa. Em phải nói cho mọi người, nhất là những người thân của em, biết em không hoàn toàn là con trai. Dù biết trước là khó được thông cảm, em vẫn thấy là em phải nói ra."
Trời ơi, tôi sót xa cái thằng Tèo này quá. Hai chân đã tật nguyền, còn bẩm sinh khác người. Cố gắng lết phết đi đâu cũng bị người ta xua đuổi, kể cả ba đẻ của nó. Chắc chỉ có Mẹ thằng Tèo có thể sẽ là người duy nhất thông cảm, thương yêu, và che chở cho thằng Tèo hơn tất cả, nhưng mẹ nó đâu còn...
Thằng Tèo xin phép ra về... Tôi bần thần suy nghĩ. Sao nó không dùng tiếng Việt há" Có phải "gay" nghe... nhẹ nhàng hơn mấy chữ thông dụng "bóng", "bê-đê", "lại cái", "ô-môi", "đa-hệ", "bai" (bisexuality), "xăng pha nhớt"... mà người Việt thường dùng" Hay là đã tới lúc người đồng tính tại Việt Nam nghe được tiếng nói chung của những bạn đồng cảnh gay hay lesbien trên thế giới nên họ mới dùng từ ngữ quốc tế này.
Đưa Tèo ra cửa, tôi nhìn theo những bước đi chân không của nó. Hai cái chân trông rất yếu ớt. Nhưng ngạc nhiên thay, chúng đã có thể rinh cái thân mình của thằng Tèo vụt đi thật nhanh. Tôi chưa kịp vơi đi những cảm xúc đang còn nặng trĩu lòng thì thằng Tèo đã biến mất sau đầu ngõ... Thằng Tèo sẽ đến một nơi mà nó sẽ không cảm thấy lạc lõng. Sẽ có rất đông những người "giống" nó.
Có lẽ thằng Tèo đang bước những bước chân vững vàng và tự tin hơn trước. Có thể sau khi chị em tôi trò truyện nó thấy nhẹ người hơn, nhờ giải tỏa được phần nào cả cái bầu bí mật. Có tiếng bà ngoại gọi trong nhà. Hên cho mày nha Tèo. Bà ngoại chị không nghe chuyện này. Nếu biết mày là "gay", thế nào bà cũng nói mày "không chỉ rối đạo mà còn rối giống."
Tèo ơi, chị mong em may mắn.

2. Thí dụ một ngày kia
"Có xe chỉ chạy xăng, xe chỉ chạy dầu, và xe chạy tuốt luốt tất cả mọi thứ xăng, dầu, nhớt... pha chung." Đúng là tôi từng nghe chuyện này, trong bữa ăn của nhóm bạn quản lý tài chánh công ty tôi làm việc.
Một chị đồng nghiệp khởi sự, "Tao kể để tụi bay "cân nhắc" rằng "chuyện đó" có thể xảy ra với tất cả mọi người." Vài đứa nhìn nhau, ra vẻ nghe mà... ghê! Chuyện kể thế này: Người phụ nữ ấy lập gia đình. Sau khi sống với chồng vài năm và sinh con thì chị "dở chứng" sau khi sinh. Chị không còn thích chuyện... chăn gối với chồng nữa mà "thích" một người bạn gái rất thân trước đó. Chị ấy cứ càng ngày càng "xa cách" chồng nhưng "thân thiết" với người bạn gái. Họ đã có những quan hệ... không giống giữa hai người bạn gái bình thường. Chị ta nói thật với chồng về sự việc và xin ly dị để có thể "chung sống" với người bạn gái. Chị ta chia sẻ rằng, "Vì đồng phái với nhau nên dễ cảm thông hơn và cũng biết rõ hơn những gì sẽ làm cho nhau hạnh phúc... mà không cần phải 'dè chừng', 'xin xỏ', hay 'trả giá' với người kia... Hai người có sự đồng cảm tuyệt vời."
Hai vợ chồng chia tay. Vợ chồng cũ đối với nhau như bạn.
Sau một thời gian "chung sống" với người... tình gái, con chị lớn lên... Chị lại thình lình nhận ra những điểm bất thường trong chính mình và trong đời sống giữa hai người cùng phái. Chị gặp chồng cũ, tâm sự sao đó rồi xin phép chồng được trở lại. Chồng chị chấp nhận. Họ tiếp tục chung sống và chị sinh đứa con thứ hai. Sau lần sinh này, chị không có vẻ "dở chứng" và họ sống hạnh phúc. Đó, bọn bay thấy chuyện hấp dẫn thì thử dở chứng coi. Cô bạn kết luận.
Nghe xong chuyện, nhỏ Mili hồ hởi lên tiếng, "Tao hên quá, hai đứa con tao thuộc loại... bình thường." Vừa dứt câu, nó như tự nhận ra đã buông lời hơi sớm. Mili có một con gái 6 tuổi, một con trai 3 tuổi. Tay nó gõ cộc cộc xuống bàn: "Knock the wood... cầu ơn trên cho các con tao không đổi giống bất tử." Mấy đứa khác vẫn im lặng ... Một chốc sau nhỏ Soe lên tiếng: "Tao không dám nói gì vì... we never know! Nhưng coi bộ người chồng này thương chị ta quá chứ!"
Chủ đề nóng bỏng được tiếp tục. Nhỏ Mili có vẻ lo âu. Nó hỏi: "Tụi mình có thể không 'dở chứng', nhưng thí dụ một ngày kia, con mình về nhà thưa với mình là nó 'dở chứng thì mình sẽ phải làm sao"!"
"Thì... chắc tao sẽ xỉu quá. Tỉnh dậy, tao xỉu tiếp..." Nhỏ Lolo nói. Cả đám cười.
"Trời ơi, chuyện này coi bộ hơi nhức đầu ạ. Bị cái giống gì mà ác ôn..." - Con Maya thêm chút khôi hài. Cả đám lại cười. "Bọn mình phải chuẩn bị tinh thần." Nhỏ Mili là đứa duy nhất trong bọn đã có con. Coi bộ nó xem việc này là quan trọng. Chúng tôi bớt cười phá và bắt đầu chuyện trò nghiêm chỉnh hơn.
"Những người 'đổi giống' theo 'phong trào', vì "dụng" chứ không phải vì "thể", thì không nói làm gì. Nhưng đổi giống do bị tật thiệt thì đâu phải là lỗi của tụi nhỏ."
"Hồi nhỏ học Sinh học, có một bài học về các cặp giới tử định giống. Nếu là XX thì sẽ là con gái; còn XY thì là cho trai. Có khi nào mấy cái người 'đa hệ' này có dư X hoặc dư Y không ta" Thay vì bình thường người ta chỉ là XX hoặc XY thì mấy người 'đa hệ' này có XXY hoặc YYX" Rồi mấy cái dư này sẽ 'nằm... vùng' đâu đó, đợi một thời gian sau mới bùng lên, làm 'cách mạng', gây rối loạn xà bì""
"Tao còn nhớ bài học này đã giảng rằng chính tinh trùng của người đàn ông mới có khả năng định giống cho bào thai. Phụ nữ chỉ có mấy cái XX. Đàn ông mới có mấy cái YY lợi hại. Nếu ông nào có ít cái Y hoặc có mà... yếu quá, không đủ sức cặp đôi với mấy nàng X trong những cuộc hò hẹn... thì sẽ sinh ra toàn là con gái. Vậy mà thời xưa, hễ mấy nàng dâu nào sinh toàn con gái thì bị nhà chồng ruồng bỏ, chửi bới, có khi còn đi lấy vợ khác cho con trai để sinh con trai. Công nhận thời đó, đàn bà con gái phải chịu nhiều bất công thiệt." Nhỏ Soe người Hoa nói.
Còn ai rành chuyện thời "phong kiến" hơn nó" "Có khi nào vì vậy mà thời này, mấy bà... trả báo không" Hihi." Nhỏ Karmen nãy giờ im ru, bây giờ mới lên tiếng.
"Mấy người đòi hỏi ở mấy nàng dâu này nhiều quá, cứ phải sanh con trai. Bây giờ mấy bả sinh ra một lúc mấy giống luôn. Khi ra lò rồi, tha hồ mà chọn... Ai muốn em bé là giống gì thì nó sẽ là giống đó. Còn không thì mỗi giai đoạn mỗi giống... "
"Công nhận cũng khổ thiệt. Bên nào dứt khoát một bên suốt cả đường đời đi. Loạn lên từng chặng như vậy không biết đường nào mà mò..."

Thằng Marti, anh chàng IT của hãng, vào phòng ăn, nhập bọn chúng tôi. Nó chẳng biết bọn con gái đang nói chuyện gì, chỉ mới nghe "không biết đường nào mò..." thì la lên: "A, tao sẽ biết chỗ mò... hahaha"
"Thôi đi mày, mày biết cái giống gì mà mò..." - Cả bọn cười.
"À, sẵn có nó là đàn ông con trai, lại có 3 con trai. Đàn ông thường đơn giản và rộng lượng hơn đàn bà con gái. Thử hỏi xem phản ứng của nó trong chuyện này ra sao." Cô bạn vừa kể chuyện nói.
"Hey, Martin, nếu một trong những đứa con của mày -chỉ thí dụ thôi nha mày- giữa đường bị gãy... giống, thì mày làm sao"" Nhỏ Maya hỏi.
Thằng Marti hơi nghiêm sắc mặt lại,
"Trời thần! Hóa ra tụi mày nói về chuyện này hả" Sao lại hỏi tao câu hỏi ác ôn" Ai mà biết phải làm sao. Có đời nào tao nghĩ tới chuyện này đâu vì các con tao rất bình thường."
"Mày chuyên về IT, mày rõ hơn ai hết là chương trình chạy trên máy computer nào khi sản xuất cũng đều có 'lỗi', không nhiều thì ít. Thành ra mình cứ cập nhật hết service pack 1 rồi đến service pack 2... để chỉnh sửa lỗi hoặc giúp chương trình hoàn thiện hơn. Con người ta cũng vậy thôi; có điều có thể còn phức tạp hơn nếu không thể sửa 'lỗi sản xuất' mà cứ phải chạy cà-xịch cà-đụi như vậy suốt đời."
Ngập ngừng một hồi, Marti trả lời, "Ok... nếu chuyện đó xảy ra với con tao thì tao sẽ nổi điên lên chứ sao. Tao sẽ chắc chắn không hài lòng đâu."
"Rồi mày làm sao, Marti""
"Thì trước hết tao sẽ nói chuyện với con tao. Tao sẽ tìm hiểu xem nó bắt chước bạn hay là nó thật sự bị rối loạn giống. Nếu chỉ là bắt chước chúng bạn thì tao sẽ phải giúp nó hiểu chuyện này rất quan trọng chứ không đơn giản như thời trang thay đổi theo mùa." 
"Vậy nếu nó bị rối loạn giống bẩm sinh trong quá trình mày... sản xuất nó... thì mày làm sao""
"Sao tụi mày hỏi cắc cớ tao hoài vậy" Thì... tao sẽ tìm cách chấp nhận thôi chứ biết làm sao. Gì thì gì... vì chính mình 'sản xuất' nó với khuyết tật bẩm sinh đó, mà mình không chấp nhận nó và khéo léo tôn trọng nó thì có thể đòi hỏi ai trên đời này phải chấp nhận nó và tôn trọng nó""
Mili gặng hỏi một câu khác: "Vậy còn với những người lưỡng tính khác thì sao" Mày sẽ ra sao"" Marti trả lời không cần suy nghĩ, "Thì tao sẽ không mấy bận tâm. Họ sẽ không hề làm thay đổi cách suy nghĩ và cách sống của tao."
"Vậy mày ích kỷ rồi Marti."
"Vậy chứ tụi mày muốn tao phải làm sao kia chứ""
"Thì mày cố gắng chấp nhận và tôn trọng con mày ra sao thì phải làm vậy với những người này."
"Ok, các bà, các cô... Tao cũng sẽ chấp nhận và tôn trọng họ, miễn họ đừng làm gì phiền đến người khác; đừng quá cực đoan, nhìn ai cũng nghĩ người ta kỳ thị mình." Marti thật sự vào "cuộc chơi". Chỗ tao làm trước kia trong DC, 90% là Gay. Những người này rất trí thức và chuyên nghiệp nhưng không hiểu sao họ lại là Gay. Ban đầu tao cũng hơi dị ứng. Thiếu điều gặp mấy người này tao chỉ chào và đi luôn, không bao giờ ngừng lại nói chuyện. Nhưng dần rồi quen vì tuy họ là Gay nhưng họ rất đàng hoàng. Họ không làm phiền gì ai."
Lovo tiếp lời Marti - kể chuyện tình yêu trái cẳng ngỗng, "Marti kể chuyện này làm tao nhớ nhỏ bạn học. Năm ngoái tao lấy lớp sau giờ làm việc và quen nó. Nó cũng vừa làm, vừa học. Nó kể trong văn phòng nó đàn ông đã ít mà có người còn không 100% đàn ông mới chết dở. Khi mới đến đó làm, nó 'fall in love' với một anh chàng... Khám phá anh ta 'không mấy thích đàn bà'... con nhỏ muốn đập đầu vào gối tự tử quá chừng chừng. Hỏi làm sao mà không tức. Anh chàng ta vừa giỏi, vừa có chức vị, vừa hiền hòa dễ mến, lại có tướng tá và đẹp trai... Con nhỏ này cũng xinh xắn và giỏi, cứ tưởng tìm được bạn đường... Dè đâu lộn... đường thì đúng hơn. Anh ta thấy tội nghiệp con nhỏ khi không thể đáp lại sự rung động của nó nên 'khai thiệt' 'em ơi, anh ta là Gay'. Có chết được không kia chứ!"
Marti tiếp tục,"Một chỗ làm khác nữa của tao thì có chuyện hơi không ổn xảy ra. Chính cái chuyện này làm tao có thành kiến với mấy người loạn giống. Có anh chàng kia cứ mỗi ngày dần trở thành đàn bà. Ngày đầu, khi thấy anh ta ăn mặc và trang điểm như phụ nữ, ai cũng nghĩ anh ta giỡn cho vui cho dịp Halloween. Nhưng sau đó anh ta vẫn tiếp tục làm... đàn bà, rồi còn dùng luôn cả phòng vệ sinh của các bà... Các bà trong hãng nhốn nháo lên. Cứ hễ vào phòng vệ sinh mà thấy anh ta thì ai cũng đi ra. Sau đó có thư gửi ra nhắc nhở mọi người về thái độ kỳ thị trong công sở... Nhưng kể ra thì cũng hơi khó xử cho các bà bởi thời gian trước đó, cái anh chàng này dùng phòng vệ sinh nam; bây giờ chuyển sang dùng phòng vệ sinh nữ... Chẳng lẽ phải đòi anh ta cho xem giấy chứng nhận vừa được giải phẫu đổi giống trước khi 'duyệt' cho anh ta đổi phòng vệ sinh" Còn tốt hơn nữa thì chắc trong tương lai phải có thêm phòng vệ sinh cho những người... ở giữa."
Suốt buổi trò truyện, tôi dường như chỉ ngồi nghe. Không ngờ chủ đề này có nhiều chuyện để nói đến như thế. Maya đánh tan sự im lặng trong tôi.
"Nhỏ Anne sao nãy giờ mày im ru vậy hở Anne, mày nghĩ sao"" 
"Tao chỉ đơn giản nghĩ đơn giản là làm sao mình có thể ngưng yêu thương đứa con do chính mình sinh ra. Bất cần biết chuyện gì xảy ra, nó cần được giúp đỡ hơn là ghét bỏ vì trên đời này có gì là hoàn hảo đâu."
Ngồi gần tôi là nhỏ Jeni. Nó luôn vừa ăn trưa, vừa đọc sách. Nó không thuộc nhóm Quản Lý Tài Chính của chúng tôi mà bên bộ phận Tuyển Chọn Nhân Viên nên nó chỉ thỉnh thoảng ngừng đọc sách, lắng nghe, rồi lại ăn ăn nhai nhai... không hề ý kiến ý cò.

3. Chuyện nhỏ Jeni
Sau khi trở về từ Việt Nam... Một bữa nọ, tôi ăn trưa hơi trễ. Vừa hâm xong thức ăn, đang nghĩ không biết thằng Tèo lúc này ra sao thì nhỏ Jeni vô. Chỉ còn hai đứa trong phòng ăn. Nhỏ Jeni mang phần ăn tới ngồi bên tôi, mở chuyện... "Anne, tao muốn nói mày nghe chuyện này. Nhớ hôm tụi bay nói về chuyện Gay/Lesbian không" Bữa đó, tao nghe rõ từng suy nghĩ và nhận xét của mấy đứa. Tao thấy mày không giống tụi nó. Từ hôm đó... Je pense tout le temp à toi..."
Jeni thình lình xổ tiếng Tây bằng giọng nghiêm trọng, như mỗi lần tôi và nó muốn nói chuyện gì đặc biệt. Tôi chưa kịp phản ứng, nó tiếp tục: "Qu'est ce que tu pense si j'étais lesbienne""
Chết bà... Cái gì mà "Tao luôn luôn nghĩ đến mày... Mày nghĩ sao nếu tao là... lesbian"" Đang nuốt miếng mì nguội, tôi bỗng thấy nghẹn. Không rõ nhỏ Jeni có nhìn thấy mặt tôi đang dần... hết máu không mà nó vẫn tiếp tục "tấn công".
"Mày biết không, thời buổi này, tuy Gays/Lesbians đã được thoải mái chút chút... nhưng rất khó tìm được người thật sự thông cảm cho họ. Cái vẻ "có vẻ chấp nhận" của người ta phần đông chỉ là giả tạo thôi Anne à. Sẽ không biết mình bị lén quay phim khi nào, sẽ không biết sau lưng mình người ta chế riễu ra sao... Mày có nghe chuyện anh chàng sinh viên ở New Jersey đã nhảy sông Hudson tự tử hồi tháng 9 vừa rồi khi khám phá người bạn cùng phòng đã lén lút phổ biến 'chuyện riêng tư' của nó với một người nam khác trực tiếp qua webcam" Cả Tổng Thống Obama và ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton cũng đã lên tiếng. Tuy người bạn cùng phòng đã bị xử tội thích đáng nhưng cái anh chàng xấu số kia đã chết rồi. Khi bị hạ nhục, con người ta rất dễ hoàn toàn mất tinh thần và sức chịu đựng. Họ có thể làm những chuyện vô cùng nông nổi... Vì vậy biết được một người vô chấp và biết thông cảm như mày không dễ chút nào đâu Anne."
Con nhỏ Jeni này mà thêm một câu gì khác có vẻ... tỏ tình nữa thì tôi sẽ xỉu liền và chắc chắn sẽ không tỉnh dậy để xỉu tiếp như con Lovo đã nói chơi bữa hổm.
Có khi nào nhỏ Jeni thấy tôi chưa bao giờ giới thiệu bạn, tôi cũng không có con, không nuôi chó mèo (như "standard" của người Mỹ không thích lập gia đình)... Chỉ cần có một con bồ gái... thì coi như sẽ... không còn cần gì khác" Má tía ơi, con không có... "ở giữa", con chỉ "một bên" thôi và cái "bên" má tía sanh ra con. Nhỏ Jeni "lộn đối tượng" rồi. Tôi tìm lời để nói với Jeni nhưng tiếng Tây, tiếng U, tiếng Anh, tiếng Em gì đều thụt... đâu mất hết. Tôi nín thở, nhìn Jeni. Cố lắm cũng chỉ biết mỉm cười và hỏi được một câu, "Ồkéee... Mọi chuyện trong cuộc sống mày ổn cả chứ""
"Bây giờ thì đỡ rồi... nhưng ba mẹ tao vẫn chưa nói chuyện lại với tao. Họ vẫn từ tao." Tôi muốn hỏi Jeni "mày đã có bồ gái chưa"" nhưng lại sợ lỡ nó chưa có mà mình hỏi vậy sẽ hiểu lầm mình muốn làm bồ với nó. Tôi nhớ lại và nhớ ra mỗi lần thấy tôi từ xa, nhỏ Jeni luôn cười tươi. Biết đâu nó luôn "thầm" để ý... Tôi cứ ăn ăn, nhai nhai và miên man suy nghĩ đủ cách để "tự vệ". Không biết trong đầu Jeni đang nghĩ gì. Hình như Jeni "nhậy cảm". Nó đọc được suy nghĩ và lo âu của tôi.
"Khi nào có dịp, tao sẽ giới thiệu với mày con nhỏ bồ của tao."
Cục nghẹn trong tôi tụt xuống. Tôi muốn ôm chầm lấy con nhỏ Jeni ác ôn này như muốn ôm thằng Tèo bữa trước, nhưng không phải vì tội nghiệp nó mà là mừng cho mình.
"Mày có hạnh phúc khi được công khai là lesbinne không Jeni""
"Rất có, Anne ạ, và tao đã phải trả giá cho cái hạnh phúc đó khi nói ra sự thật và bị cha mẹ từ..."
"Tao tin sẽ có một ngày cha mẹ mày sẽ hiểu cho mày và nói chuyện lại với mày... "
Thật sự thì tôi không mấy ngạc nhiên về chuyện nhỏ Jeni là...lesbian vì cũng đã "thấy" cái "khác người" giống thằng Tèo trong nó. Cách thức nó có hơi con trai... Chỉ không ngờ nó đã... can đảm... "come out of a closet", đã vậy còn "tự thú" với cái kiểu "chết người". 
Từ sau hôm biết "chuyện bí mật" của Jeni, và nhất là đã biết nó đã có bồ gái, tôi và Jeni thân hơn. Không biết có phải nhờ tôi vừa từ Việt nam trở qua và biết có thằng em trong dòng họ là... Gay... và nghe nó kể bị xua đuổi và phải đi trốn... nên lòng tôi mở rộng ra hơn, cảm thông hơn cho những người ít nhiều không được xã hội chấp nhận này.
Giáng Sinh đến; hãng có tiệc. Jeni mang theo bồ gái. Nó ăn mặc như con trai, bồ gái của nó mặc một áo đầm thiệt đẹp. Thấy tôi từ xa nó đã cười chào. Cái cách nó tìm tôi để giới thiệu bồ gái cứ y như tôi là người rất thân thiết. Tôi nhận ra một điều: Chỉ "chuyện đó" của họ mới "khác thường", nhưng nó thuộc đời sống cá nhân của họ. Mọi chuyện khác hoàn toàn bình thường. Họ nghiêm túc hơn là tôi đã tưởng. Tôi suy nghĩ,... Cũng giống như khi người ta thu thai hai ba thai nhi một lúc... thay vì bình thường chỉ một; chuyện rối giống về thể hay tâm sinh lý có lẽ còn phức tạp hơn nhưng trên căn bản chắc cũng giống nhau: sinh ra đâu đó tới hai giống... thay vì bình thường chỉ một. Nếu nghĩ đó là bất thường thì có phải càng nên thương những người này nhiều hơn"
Tôi cũng tự hỏi mình... Lỡ hôm nào bị... sét đánh, đổi giống bất tử, mọi người có thông cảm và chấp nhận mình không, nếu mình cũng can đảm "tự thú" như thằng Tèo hay nhỏ Jeni này" Nếu bị xua đuổi quá, chắc mình cũng tìm chùa để trốn quá... Chỉ khác thằng Tèo là phải qua... San Francisco, còn không thì phải đi tận Alaska sống với Gấu trắng, chứ không thể về Việt Nam vì thế nào cũng gặp "hên" với bà ngoại. Bà ngoại sẽ la làng lên "muốn đi đâu rối-giống thì đi, đừng về ViệtNam mà rối-giống; chỉ rối-đạo thôi đã nhức cái đầu rồi." Chắc bà ngoại dám làm vậy lắm ta!

4. Nếu một ngày kia anh khám phá.....
Tôi có lần hỏi người bạn nam của mình, "Thí dụ mình yêu nhau, rồi một ngày kia anh khám phá em...'ngoại tình'; đã vậy, người tình ấy còn là người cùng phái với em... thì anh sẽ làm sao""
"Trời, bộ hết chuyện hỏi rồi hay sao mà hỏi chuyện lạ lùng vậy""
"Thời buổi văn minh, tự do, bình đẳng... chuyện này đâu lạ lùng gì mấy đâu. Anh không nghe người ta kể qua Thái Lan giải phẫu đổi giống lia chia đó sao""
"Ok... thì để anh coi. Trong trường hợp như vậy, anh sẽ làm sao" Trước hết cần phải nhớ rằng ở độ tuổi nào và bất cứ giống nào, kể cả lưỡng tính, ai cũng cần tình yêu. Kế đó phải xét xem có 'nội tình' thật sự hay không rồi mới có thể nói người ta 'ngoại tình'. Đâu phải ai kết hôn với nhau, ở chung nhà với nhau, cũng đều có 'nội tình'; và cho dù lúc lấy nhau họ có 'nội tình', cũng đâu phải ai cũng biết nuôi nấng và duy trì 'nội tình'. Không cần nhiều đâu. Đến một ngày nào đó, khi hai 'làn sóng' trong muôn ngàn 'làn sóng' trên thế gian này có cùng một tần số, gặp được nhau, đôi khi sẽ nổ ra sấm sét. Người ta hay giản dị nói đó là sự đồng cảm. Và khi cả hai người đều biết trân quý sự trao tặng và lãnh nhận của nhau thì tình cảm sẽ nảy sinh và nó sẽ không giới hạn chỉ xảy ra giữa hai người khác phái. Trở lại ví dụ của em: Nếu anh thật sự yêu em và biết em cũng thật sự yêu anh... thì anh sẽ lấy tình yêu của anh chiến thắng mọi thứ trên đời này. Nếu anh không ghen với một người đàn ông nào đó đã hoặc đang yêu em thì làm gì có chuyện ghen với một người cùng phái nào đó yêu em! Anh tin, khi thật sự có tình yêu và tình yêu đó mãnh liệt thì sẽ không thể nào xảy ra chuyện ngoại tình, dù với bất cứ phái nào."
"Ối trời, chỉ hỏi một câu hỏi ngắn mà anh giảng cho cả một bài phân tích tâm lý dài thòng... nhưng nghe cũng có lý. Vậy, bất cần biết là... yêu giống nào, mình cần nhớ phải gìn giữ và nuôi nấng 'nội tình'... hihi "
*
5. Nhân loại không hoàn hảo
Tôi đã từng nghe người ta "cai thuốc lá", "cai xì-ke",... Có ai và có tổ chức cai nghiện nào giúp cai... "loạn giống", "loạn tâm sinh lý" không ta" 
Thỉnh thoảng, và nhất là những tháng gần đây, tôi cứ nghe trên radio bàn về "Gay and lesbian marriage". Hiện nay ở Mỹ, những người đồng tính nam hoặc nữ đã có thể chính thức kết hôn ở những tiểu bang New Hampshire, Massachusetts, Connecticut, Iowa, và Vermont... Ở nơi khác, những tiểu bang New York, California, Rhode Island, New Mexico và Washington, DC. thừa nhận hôn nhân của những người cùng phái kết hôn ở những nơi khác. Tôi không rõ Quốc hội hoặc các nhà chức trách bàn tán và lo ngại gì nếu họ cho ra quốc luật những người cùng phái có thể kết hôn với nhau. Chuyện "rối giống... theo phong trào" sẽ xảy ra nhiều hơn chăng" Người ta sẽ sống trụy lạc, buông thả hơn chăng" Hay đó sẽ là cơ hội được thật sự sống của những người cứ phải "sống giả" với người thân, gia đình, và xã hội vì họ sợ sẽ bị chống đối"
Ông cậu của một người đồng nghiệp của tôi đã sống với người "bạn... đường-cùng-phái" của ông hơn 25 năm qua và họ vẫn sống rất hạnh phúc bên nhau. Ông bà ngoại của chị đã có thời gian vô cùng chống đối sự việc này và đã từ cậu của chị. Nhưng với thời gian, khi nhìn nhận đôi "trai...trai" này thật sự hạnh phúc và "hôn nhân" của họ bền hơn cả những đứa con không-kết-hôn- với-người-cùng-phái, ông bà ngoại chị đã chấp nhận cậu và "vợ" (cùng phái) của cậu. Họ không "rối giống" theo phong trào mà thật sự chỉ vì cái nghiệp nào đó đã khiến họ "đầu thai"... lộn cơ thể. 
Có bao nhiêu đạo trên trái đất này"
Chỉ kể sơ sơ đã thấy nào đạo Phật, đạo Ấn, đạo Thiên Chúa, đạo Hồi, đạo Cao Đài, đạo Khổng, đạo Lão... Có cả vô đạo hoặc vô thần. Và có lẽ cũng có không ít những người "lưỡng đạo" như tôi. Má và ông bà ngoại tôi đạo Thiên Chúa. Tía và ông bà nội tôi đạo thờ cúng ông bà và đi chùa lạy Phật. Khi ra đời, tôi được má cho rửa tội. Khi lớn lên, tôi học đủ các giáo lý và được lãnh đủ các phép Rước Lễ Lần Đầu, phép Thêm Sức...
Tôi đi lễ với má và ông bà ngoại cho những lễ trọng như lễ Lá, Phục Sinh, Giáng Sinh...
Tôi cũng thắp nhang lạy ông bà tổ tiên cho những ngày Giỗ và đi chùa với nội những lễ Vu Lan, Cô-Hồn, Phật Đản,... Đạo của cả hai bên ngoại và nội tôi đều dạy những điều tốt. Tôi mến yêu cả hai đấng như mến yêu ông bà tổ tiên cả hai bên nội ngoại... Như vậy, trong tín ngưỡng, có phải tôi cũng... "lưỡng tín (h)".
Những người bẩm sinh lưỡng tính kia cũng là con người. Họ không nhất thiết Nam, không nhất thiết Nữ. Họ không hẳn bên nào. Họ ở giữa. Họ cũng là một phần của nhân loại,... Và nhân loại đa dạng. Nhân loại không hoàn hảo. Nhưng hoàn hảo rồi thì biết làm gì nữa"
Có phải chính nhờ chưa hoàn hảo mà còn có tiến hoá, để ngày càng khôn hơn, giỏi hơn, đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Hiểu được vậy có thể bao dung hơn.
Quan trọng là mình sống ra sao, sống thế nào để có ích cho người thân, gia đình và xã hội!

Anne Khánh Vân

Ý kiến bạn đọc
01/01/202108:51:02
Khách
Trời ơi, bài viết 10 năm về trước mà hay quá . Quan niệm, ý tưởng thật đáng để cho nhân loại nói chung và người Việt nói riêng ngẫm nghĩ. Tôi thích tính dí dỏm hài hước, cùng nhiều đoạn văn như.. thế giới này có gì là hoàn hảo,
Nhân loại đá dạng... Ước gì có bản dịch ra tiếng Anh cho nhiều người ko đọc được tiếng Việt. Fan của tác giả Khánh Vân.
06/02/202001:31:46
Khách
Chuyện bình thường vậy mà có nhiều nhóm người ra mặt kỳ thị họ kể cả những người lẽ ra phải "know better!" (đảng phái chính trị,đại diện tôn giáo tôn giáo). Ước chi mọi người đều "nghe" đuoc lời nói thật trung thực của Đức Giáo Hoàng Francis "Who am I to judge thêm?"

Thật là vô lý khi người ta không làm gì hại tới mình mà lại kỳ thị họ vì họ khác mình!
Tôi mừng có những tiểu bang, hay những xứ sở đã có nổ lực công nhận nhân quyền của họ, một điều dĩ nhiên nhưng họ phải tranh đấu mới có được. Thật là vô lý! Shame on them!
09/07/201114:37:22
Khách
Tui gửi bài cho mấy người bạn đọc. Họ khen quá trời và xin được hân hạnh làm "fan" của cô Khánh Vân.
Cảm ơn cô Khánh Vân
19/01/201120:23:08
Khách
De tai kho viet ma viet hay nhu vay la qua hay roi. cam on chi Khanh Van
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,259,102
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến