Hôm nay,  

Miếng Liếp Cửa

29/09/201000:00:00(Xem: 759914)

Miếng Liếp Cửa

Tác giả: Phan
Bài số 3005-28305-vb4092910
 
Tác giả là một nhà báo tại Dallas. Ông từng phụ trách mục "Chuyện Vỉa Hè" trong Ca Dao Magazine, hiện trong nhóm chủ biên của báo Trẻ. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận Giải Danh Dự  2007. Bài mới của Phan là chuyện về một tính yêu, tình vợ chồng một lòng một dạ dù sinh ly tử biệt.

***

Tư Diệc ở trong đồng, hết bia hết thuốc mới mò về phố chợ. Lần nào anh Tư về cũng gọi mấy người quen đi uống cà phê hay vài chai bia, để được nghe họ nói chuyện trên trời dưới đất cho đỡ buồn ngày tháng dê kêu bò rống … thèm nghe tiếng người, nhất là tiếng Việt. Hôm anh ở lì trong nông trại tới cả năm, về thành râu tóc như người rừng, nói tiếng Việt ngượng ngịu như mắc bệnh cà lăm. Chặp đó anh Tư buồn chuyện chị Tư vắn số qua đời vì bạo bệnh, chưa kịp hưởng thọ đã sớm theo ông bà. Anh Tư thất chí bỏ nghề đi bán xe lunch vì hai vợ chồng rong ruổi với nhau từ ngày qua Mỹ. Bây giờ nói anh đi bán một mình thì không xuể nhưng mướn ai đi cùng, thuê ai cùng đi bán rồi đi chợ mỗi ngày, về nhà cùng nhau chế biến ra những món độc để cạnh tranh nghề nghiệp với những xe lunch khác, cái nghề thấy dễ ụi nhưng vô nghề mới biết khó nuốt vì cứ bán mấy món Mỹ, ngán thấu trời thì chỉ vài tháng là hết khách, thức ăn đổ bỏ tới hết vốn, chào thua.
Nhưng người tính không qua được ông trời, hai vợ chồng mới rảnh tay con cái lớn khôn để tính chuyện chúng mình, để thôi con nhỏ lớn đã có bạn trai, nó làm đám cưới trước ba má thì kỳ chết. Anh chị Tư ăn ở với nhau đã mấy mặt con, mấy chục năm tình cũ, ngày nào chị Tư cũng lên xe lunch, đi bán với anh Tư nhưng cả đời chị Tư chưa mặc áo cưới, chưa lên xe hoa lần nào. Vì hồi hoà bình thì ai không khổ, cực chẳng đã còn bị má ép lấy chồng cho nhà đỡ hao cơm. Cũng đâu phải người không quen biết, gặp nhau mòn mặt mà sao ưa không nổi loại người trốn quân dịch đời ông Thiệu nhưng sang đời ông Hồ thì ra làm cán bộ, có xuồng máy đuôi tôm chạy tạch tạch lấy le thì chị không ưng. Đi ưng anh Tư Diệc bán kẹo kéo ở trường học con nít, có cái xe đạp bể bánh quanh năm, toàn thấy ảnh đẩy xe đi bán kẹo kéo, "Sao anh Tư không khoác cái thùng kẹo kéo thôi ên cho khoẻ, đẩy theo cái xe đạp cho cực"" Ảnh trả lời gọn hơ, "Đẩy theo cái xe bể bánh không có tiền vá cho em thương…" Ai nói không thương, tự người ta không nói ra thôi chớ bộ! Chị Tư cũng bán gánh khoai luộc ở cổng trường học cho có đồng ra đồng vô phụ má, lo em, thì ảnh cứ ghẹo hoài là khoái ăn sang. Hồi biết được nói ngược lại là sáng ăn khoai, chị Tư cười quá chừng!
Ai dè ưng ảnh chưa kịp nói thì ảnh đi Miên, theo phục quốc chớ hổng thèm bán kẹo kéo nữa. Chị Tư cứ vậy mà buồn tới đổ bệnh tưởng chết vì ảnh đi biệt mấy tháng trời, làng xóm cứ tính là anh Tư đi vượt biên mất xác nên không tin tức. Một mình chị Tư cam chịu đợi chờ, tự hôm ảnh đi có nói: "Anh đi qua Miên với mấy thằng bạn lính, không biết chừng nào về… tụi anh không phục kiểu hoà bình chó đẻ này. Mơi anh đi rồi, em có buồn không"" Nói vậy thôi rồi đi, không cần biết người ta sống như ma bắt. Bán gánh khoai có bao nhiêu tiền mà ngày nào cũng lỗ vốn vì ai đưa nhiêu đưa… khùng tới gánh khoai ra nghĩa địa ngồi khóc mà không đi bán. Từ đó mang tiếng ma nhập tới ế luôn, đổ bệnh tưởng chết… Cán bộ chặp này cũng lơi thăm hỏi, người ta có chức có quyền nhưng không có lòng, người có lòng đâu có ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản. Chị Tư thà chết đợi anh Tư trở về chứ không gả cho Việt cộng nằm vùng…
Ai dè chết điếng khi anh Tư về không báo trước, không biết ảnh hay là ma" Ốm tong như cây sậy, sốt rét xanh lè… hỏi gì cũng không nói, hỏi-cưới thì không tiền. Lầm lũi bỏ đi chăn vịt mướn để canh me vượt biên. Chị Tư lội biết bao nhiêu đồng, băng bao nhiêu ruộng, đi thăm người chăn vịt mắc bệnh câm. Hỏi gì cũng không nói, chỉ biết nghiến răng tới trẹo quai hàm. Chăn vịt đồng gần thì sợ chị Tư đi thăm cực khổ nên chăn vịt đồng xa cho khỏi thăm luôn, ảnh đâu có biết lội rã giò đi thăm ảnh, dù có mớ khoai luộc không đáng gì nhưng nó vui trong bụng. Số chị cực tự thương người không biết thương mình, đi cho đã nư rồi nửa đêm mò về như báo mộng, dắt chị đi vượt biên. Đi hôi còn làm tàng, lên ghe làm ghe trưởng, "ai không nghe lệnh, tui liệng xuống biển đừng trách!" Vậy mà người ta sợ cái tướng tá cù lần của ổng… Chị Tư ngồi cuốn chả giò, nói như không nói, nói với mình hay nói với ai mà lả chả thương thân: gả cho anh Tư không một lá trầu, trái cau dạm ngõ, tới hôm mặc áo cưới thì đã nằm trong quan tài, đi xe tang…


Những hôm lừng khừng mấy chai bia với anh Tư trong cái garage làm thành nhà bếp để nấu nướng ì xèo cho xe lunch đi bán. Chị Tư làm đều tay, miệng luyên thuyên kể chuyện hoà bình, nghe như chuyện cổ tích. Lâu lâu tạt ngang chai bia anh Tư đang uống dở, - "cho giang một ngụm coi ba xấp nhỏ!" Chị uống bia như thằn lằn uống nước cúng, nhưng ưa rủ nhậu, thích làm ốc leng xào dừa cho đỡ nhớ quê hương… vô ba ngụm là bùi ngùi muốn khóc, ước mơ của chị Tư không lớn hơn một lần mặc áo cưới, đi xe hoa, một căn nhà có cửa trước cửa sau vì hồi theo chồng, ở chòi, miếng liếp lá chầm làm cửa, gặp trời giông gió bay bất tử, mắc cỡ muốn chết…
Chuyện chị Tư còn chưa dứt trận cười sao bỏ đi đột ngột, để anh Tư trơ trọi đứng chờ vợ ngoài chợ Việt nam cho đỡ nhớ. Chờ hoài cũng không tin vợ mình đã theo ông bà. Trên dây đèn chim còn có bạn, anh Tư bùi ngùi bỏ chốn xôn xao… đi chăn bò cho nông trại đèo heo hút gió để tìm quên tháng ngày…
Lần nào chia tay anh Tư ở quán bia, quán cà phê, cũng hứa chắc như đinh đóng cột là sẽ đến thăm anh cho biết chỗ anh làm, biết ông bà chủ mà anh luôn nói tốt về họ. Anh đi làm thuê cho nông trại, 5 năm sau đã thành người quản gia tin cẩn, trông coi hết mọi việc trong nông trại mênh mông… Anh Tư không nói quá lời vì ngay người Việt với nhau thì phong cách và tính nết anh Tư đã hơn người. Ở anh, sự lực lưỡng của một người nông dân không làm cho ai sợ. Người nông dân về già càng phúc hậu, dễ mến như một ông già nam bộ chánh tông. Khề khà bên ly rượu, nói chuyện tâm tình, không bao giờ lớn tiếng với ai. Mỗi lần anh về phố chợ như chỉ để ăn tô hủ tíu sau tháng ngày triền miên ăn món Mỹ. Cũng không quan trọng bằng anh về như để hỏi thăm mọi người quen biết có được mạnh giỏi" Nghe ai không xong, anh gác đũa đi thăm, mà những người anh Tư quen thì thường không ai biết nên việc anh đến thăm một người cắt cỏ thuê, làm bồi bàn, deli pizza… trong lúc bệnh hoạn hay không may, làm cho người đó cứ như niềm tin đánh mất vừa tìm lại được. Nói tới anh Tư Diệc, những người quen biết anh thấy tự hào vì anh không thành danh nhưng thành nhân trong hổ lốn tranh hùng…
Mấy hôm trước gọi anh Tư thăm hỏi vì đã lâu không gặp, anh nói qua điện thoại thôi cũng đủ mát lòng, "Anh biết, chú mày không hay nói điện thoại. Vậy mà gọi hỏi thăm anh Tư… anh xin lỗi để chú mày lo."
"Không lo sao được, lần nào anh về mà không gọi em. Tự nhiên nhớ ra đã lâu anh không gọi…"
"Anh thiệt là có bệnh, đi bệnh viện… tự ông bà chủ lo quá thôi! Ở bệnh viện buồn chết anh Tư luôn. Bác sĩ cho về, mừng như sống lại. Nhưng ông bà chủ không cho làm việc nữa, họ bắt anh nghỉ ngơi…"
"Có ăn lương không""
"Sao lúc nào, chú mày cũng coi trọng…"
"Không có lương, lấy gì sống đây anh Tư""
"Cũng phải. Anh xin lỗi…!"
"Rồi, mấy đứa con anh có biết anh bệnh, phải đi bệnh viện không""
"Có. Anh không nói, nhưng bà chủ gọi tụi nó. Bắt tụi nhỏ về thăm anh, bà ấy cho tiền vé máy bay…"
"Anh thiệt là có phước. Không phải ai đi làm mướn cũng được người chủ có lương tâm. Nhưng anh làm gì tới đổ bệnh, dữ vậy""
"Anh cất căn nhà."
"Sao không mua cho khoẻ, anh dư khả năng mà""
"Anh cất căn nhà đúng như ý chị Tư mày muốn. Tiếc là hồi bả còn sống thì anh không làm nổi…"
"Chết là hết rồi anh Tư. Bây giờ anh có cất lâu đài tình ái thì chị Tư cũng biết gì đâu!"
"Vợ anh biết anh sẽ làm, chỉ là số phần bà ấy-trời không cho đợi."
"Vậy bây giờ anh còn làm để làm gì, làm xong rồi đốt cho chị Tư như đốt vàng mã hả"..."
"Khi mình còn trẻ, cày cuốc để lo con… mong ngày tụi nó lớn cho mình bớt cực. Nhưng khi con cái tự sống được mới nhức đầu! Hơn đi cày hai job…"
"Mấy đứa con anh, ngoan mà!..."
"Con cái anh biết má nó mơ một căn nhà-giống làng quê Việt nam chứ không thích nhà Mỹ, bả kể từng bữa cơm, nhưng anh không làm nổi khi bả còn sống. Bây giờ làm cũng chưa muộn. Làm không phải để cho bả mà để cho con cái thấy hết tình cũng còn cái nghĩa. Tình nghĩa muốn trọn vẹn phải có cái tâm. Má tụi nó chết sớm nhưng anh vẫn làm điều bà ấy muốn để tụi nhỏ cân nhắc hơn trong chuyện hôn nhân vì đứa nào cũng giỏi hơn ba, hay hơn má… nhưng nhường nhịn nhau thì tụi nó chỉ biết cãi lộn, chưa cưới đã mở miệng ra là ly dị…"
"Anh Tư lợi hại thiệt! Chừng nào ăn tân gia nhớ kêu nha."
"Đương nhiên rồi,…"
Không cần thấy cũng biết căn nhà có cửa trước cửa sau, trời giông gió bất tử, miếp liếp cửa không bay bất ngờ làm chị Tư mắc cỡ muốn chết nữa…
Cuối cùng anh Tư cũng làm được điều chị Tư muốn, còn mình…
Phan

Ý kiến bạn đọc
14/09/201723:10:23
Khách
Trời ơiii...! Ngọt mật thương yêu quá đi anh Tư chị Tư ơi...!!
Làm tui đọc qua một lần rồi phải đọc chậm chậm lại thêm lần nữa...!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Bài viết mới của ông là những hồi ức về Huế.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô danh cho tháng Tư 2018
Captovan hay Capvanto là bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết sau đây là câu chuyện thật về người lính trong tấm hình được đề cập trong bài “người yêu trâu điên”.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết sau đây của Ngọc Anh là những lá thư gửi người lính Thủy Quân Lục Chiến, thuộc một đơn vị có biệt anh Trâu Điên. Bài viết từng xuất hiện một lần trên tập san KBC Hải Ngoại mấy năm trước, nay được đăng lại với phần bổ túc trong kỳ tới bằng một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là nhà giáo làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Bài mới, viết cho Tháng Tư Đen năm nay kể lại cuộc chuyện trò giữa tác giả Orchid Thanh Lê và hai nhà hoạt động cộng đồng tích cực tại hải ngoại: Nhà văn Chu Tất Tiến và Nhạc sĩ Lê Xuân Điềm.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng một hồi ức Mậu Thân. Ông sinh năm 1942 tại Huế. Qua Mỹ diện HO 21 định cư tại Thành Phố Tucson Arizona, hiện nghỉ hưu. Mong ông sẽ tiếp tục viết.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Bài viết về nước Mỹ thứ tư của ông là một hồi ức sống động về khu xóm bên cầu Bạch Hổ tại Huế Tết Mậu Thân, kể về người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống, chỉ chừa đầu cổ trên mặt đất để hành hình
Thay lời giới thiệu. Điện thư tác giả Captovan gửi Việt Báo Viết Về Nước Mỹ: Bài viết "Huế, Tôi, Mậu Thân" là của anh cựu Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ8/TQLC Nguyễn Văn Phán, anh gửi cho Ban Biên Tập Đặc San Sóng Thần TQLC, nhưng thấy quý báo đang kêu gọi viết về Hồi Ức Mậu Thân nên chúng tôi xin phép anh để gửi đến quý báo đăng trước, BBT/ST chúng tôi sẽ đăng sau, coi như một lời chào của anh gửi đến đồng bào gốc Huế trong lúc anh đang chiến đấu... như 50 năm về trước anh chiến đấu với "thần chết VC" và anh đã chiến thắng và anh sẽ chiến thắng. Kính chào.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo và vẫn tiếp tục góp bài viết. Sau đây là bài mới của cô. Hình ảnh tại Hội Tết Mậu Tuất, San Jose, California.
Nhạc sĩ Cung Tiến